intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học bài glucozơ

Chia sẻ: Dương Thị Thu Trinh Trinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

123
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của sáng kiến kinh nghiệm này là: Nghiên cứu về cơ sở lý luận của mô hình dạy học dự án, nghiên cứu cấu trúc nội dung về glucozơ và fructozơ và vận dụng mô hình dạy học dự án vào thiết kế tiến trình dạy học cho bài glucozơ và fructozơ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học bài glucozơ

  1. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂL TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BUÔN HỒ ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO  DẠY HỌC BÀI GLUCOZƠ ”_ HÓA HỌC 12  CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Đơn vị: Trường THPT Buôn Hồ Tổ: Hóa học Giáo viên thực hiện: Dương Thị Thu Trinh Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   Năm học: 2016­2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Danh mục chữ viết tắt. 1 Phần I: Lý do chọn đề tài.  2 Phần II: Giải quyết vấn đề. 3 Chương 1: Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo dự án. 3 1.1 Dạy học dự án (DHDA). 3 1.2 Mục tiêu, đặc điểm của dạy học dự án. 4 1.3 Các loại dự án học tập. 5 1.4 Các giai đoạn của tiến trình dạy học dự án. 5 1.5 Các bước chuẩn bị  của giáo viên và học sinh cho một dự  án  học tập  6 1.6 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án 10 1.7 Ưu nhược điểm của dạy học dự án 11 Chương 2: Vận dụng mô hình dạy học dự  án vào dạy học bài   glucozơ_Hóa học lớp 12 chương trình chuẩn. 12 2.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi học sinh tiếp cận bài  12 học thông qua dự án. 2.2 Thiết kế chuẩn kiến thức cơ bản.  13 2.3 Thiết kế mục tiêu của dự án.  13 2.4 Thiết kế bộ câu hỏi định hướng. 14 2.5 Thiết kế tài liệu hỗ trợ học sinh. 15 2.6 Thiết kế bài tập dự án cho học sinh. 15 2.7 Thiết kế các tiêu chí đánh giá. 16 2.8 Thiết kế cách tính điểm cho học sinh. 18 2.9 Tổ chức hoạt động dạy và học. 19 Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   2.10 Một số hình ảnh minh họa cho dự án. 22 2.11 Kiểm nghiệm, đối chứng bằng thực nghiệm giảng dạy. 31 Phần III: Kết luận 32 Tài liệu tham khảo 33 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt DHDA Dạy học dự án CHKQ Câu hỏi khái quát CHBH Câu hỏi bài học CHND Câu hỏi nội dung Gv Giáo viên Hs Học sinh Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hóa học là bộ môn khoa học thực hành. Các kiến thức có ứng dụng rộng  rãi trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất. Học sinh có thể  nghiên cứu lý  thuyết kết hợp với thực hành làm ra sản phẩm cho mình.  Do sự tiến bộ của khoa học kỉ thuật, công nghệ thông tin, sự ra đời của   những chiếc điện thoại thông minh truy cập internet,máy tính bảng,... học sinh  có thể chủ động, tích cực trong nghiên cứu và tìm hiểu thông tin. Học sinh chúng ta hiện nay rất ham học hỏi, nghiên cứu. Các em đến với   các hội thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ  thông để  nghiên cứu,  tập nghiên cứu và công bố sản phẩm.   Từ   thực  tiễn   đó  thôi  thúc  tôi  tạo  điều  kiện  cho  các   em  được  thực   nghiệm được nghiên cứu, được tự  tay làm ra sản phẩm cho mình. Tôi đã lựa  chọn một hình thức dạy học tích cực đó là dạy học dự  án. Phương pháp dạy  học dự án đã khắc phục được nhược điểm của dạy học truyền thống, trong đó  người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp có sự  kết hợp giữa lý thuyết và  thực tiễn. Tuy nhiên không phải nội dung kiến thức hóa học nào cũng có thể  áp dụng thành công mô hình dạy học dự án. Chủ đề về glucozơ và fructozơ có  liên quan đến thực tế cuộc sống ( sinh hoạt ăn uống và sản xuất) nếu được tổ  chức dạy học theo phương pháp dự án sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo  của học sinh. Xuất phát từ  những lý do trên, tôi tiến hành đề  tài: “ Vận dụng mô hình dạy   học dự án vào dạy học bài glucozơ ”­ Hóa học lớp 12 chương trình chuẩn. Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   Với đề tài này tôi đã tiến hành : ­Nghiên cứu về cơ sở lý luận của mô hình dạy học dự án. ­ Nghiên cứu cấu trúc nội dung về glucozơ và fructozơ. ­Vận dụng mô hình dạy học dự  án vào thiết kế  tiến trình dạy học cho bài   glucozơ và fructozơ. ­ Kiểm nghiệm, đối chứng với các lớp có áp dụng và không áp dụng mô hình   dạy học dự án. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: CƠ  SỞ  LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ  ÁN  1.1 Dạy học dự án (DHDA):  ­Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp dạy học dự án ( phương   pháp Project) Phương pháp Project­ phương pháp dự án là một sản phẩm của phong trào giáo  dục tiến bộ Mỹ. Ý tưởng ban đầu được giới thiệu trong năm 1908 như  một phương pháp dạy  học mới trong nông nghiệp, nhưng nhà giáo dục William H. Kilpatrick đã xây  dựng các khái niệm và phổ  biến rộng rãi trên toàn thế  giới trong bài viết nổi   tiếng của ông: ” Phương pháp dự án”(1918).  Gần đây nhất, Michael Knoll đã bắt nguồn từ  phương pháp dự  án giáo dục   kiến trúc thế  kỷ  mười sáu của Ý và kĩ  thuật giáo dục  ở  Pháp thế  kỷ  mười  tám... Dẫn đến kết luận, việc học của sinh viên cần vừa có sự trau dồi k ĩ năng  và kết hợp với thực hành kĩ năng và đánh giá học tập thông qua sản phẩm cụ  thể. ­ Khái niệm  dạy học dự  án:  Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác  nhau về dạy học dự án. Dạy học dự án được nhiều tác giả coi là một mô hình  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   dạy học vì khi thực hiện một dự  án, có nhiều phương pháp dạy học cụ  thể  được sử dụng.  Vậy, DHDA là một mô hình dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung   tâm. Kiểu dạy học này phát triển kiến thức và kĩ năng của học sinh thông qua  quá trình học sinh giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng   những kiến thức theo nội dung môn học – được gọi là dự  án. Dự  án đặt học   sinh vào vai trò tích cực như: người giải quyết vấn đề, người ra quyết định,  điều tra viên hay người viết báo cáo. Thường thì học sinh sẽ  làm việc theo  nhóm và hợp tác với các chuyên gia bên ngoài và cộng đồng để trả lời các câu  hỏi và hiểu sâu hơn nội dung, ý nghĩa của bài học. Học theo dự án đòi hỏi học  sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản   phẩm lẫn phương thức thực hiện.  ­ Các đặc trưng của DHDA:  + Người học là trung tâm của quá trình dạy học.  + Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn.  + Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên. + Dự án có tính liên hệ với thực tế.  + Người học thể hiện sự hiểu biết thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện. + Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học.  + Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp DHDA.  1.2 Mục tiêu, đặc điểm của DHDA  Mục tiêu của DHDA  ­ Hướng tới phát triển kĩ  năng tư  duy bậc cao (phân tích – tổng hợp,  đánh giá và sáng tạo).       Học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập cùng một lúc với việc  tìm kiếm thông tin là quá trình xử  lí thông tin, lập ra một tổng thể  kiến thức   mới khác với nội dung bài học, phê phán, đánh giá, lựa chọn công cụ,… để  thực hiện nhiệm vụ học tập.  ­ Hướng tới phát triển kĩ năng sống  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   Hợp tác, giao tiếp, quản lí, tổ  chức, điều hành, ra quyết định, tích hợp   công nghệ thông tin vào giải quyết công việc và thực hiện các sản phẩm… là  mục tiêu mà các phương pháp dạy học tích cực hướng tới. Học sinh trong quá   trình thực hiện dự  án toàn quyền quyết định phương tiện và cách thức hoạt   động phải hợp tác tích cực với các thành viên trong nhóm, phải biết tranh luận   và lắng nghe, tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh hoạt động, tận dụng tối đa   khả năng tích hợp công nghệ vào sản phẩm của nhóm…  Đặc điểm của DHDA:  ­ Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học tập với cuộc sống ngoài học  đường, hướng tới các vấn đề của thực tiễn sinh động đang diễn ra  ­ Phát triển những kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn.  ­ Tạo cơ hội cho người học tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình  ­ Phát triển những kĩ năng sống: giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra   quyết định,…  ­ Phát triển kĩ năng tư duy bậc cao (tổng hợp, đánh giá)  ­ Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau, tạo   môi trường cho sự  hỗ  trợ, thúc đẩy lẫn nhau của người học vì sự  phát triển   toàn diện.  ­ Làm cho nhiệm vụ học tập tới tất cả mọi người học.  ­ Kết quả  thực hiện dự  án phải là những sản phẩm có thể  trưng bày,  trình bày được, đó là kết quả  của việc giải quyết các vấn đề  thực tiễn trong  cuộc sống.  1.3 Các loại dự án học tập  Dạy học dự án có thể phân loại theo nhiều phương diện khác nhau. Sau  đây là một số cách phân loại dạy học dự án. ­ Phân loại theo chuyên môn: + Dự  án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn  học.  + Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   + Dự án ngoài chuyên môn: là các dự  án không phụ  thuộc trực tiếp vào  môn học.  ­ Phân loại theo sự tham gia của người học:  + Dự án cho nhóm học sinh. + Dự án cho cá nhân.  ­ Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: + Dự án dưới sự hướng dẫn của một giáo viên.  + Dự án dưới sự hướng dẫn của nhiều giáo viên. ­ Phân loại theo quỹ thời gian:  + Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2 đến 6 giờ.  + Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày.  + Dự án lớn: thực hiện với quỹ thời gian lớn tối thiểu là một tuần và có   thể kéo dài trong nhiều tuần.  ­ Phân loại theo nhiệm vụ:  + Dự án tìm hiểu: khảo sát thực trạng đối tượng.  + Dự  án nghiên cứu: giải quyết các vấn đề, giải thích hiện tượng, quá  trình.  + Dự án thực hành: kiến tạo sản phẩm để trưng bày, trang trí…  + Dự án hỗn hợp: kết hợp các dự án trên.  1.4 Các giai đoạn của tiến trình DHDA  Có thể  chia cấu trúc của dạy học dự  án làm nhiều giai đoạn khác nhau  tùy theo quan điểm của tác giả. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai   đoạn của dạy học theo dự án theo 5 giai đoạn như sau:        Giai đoạn 1: xây dựng ý tưởng dự án. Quyết định chủ đề .        Giáo viên tạo điều kiện để  học sinh đề  xuất ý tưởng dự án, quyết định  chủ  đề, xác định mục tiêu dự  án. Việc lựa chọn chủ   đề dự  án phụ  thuộc vào  sự  hứng thú, quan tâm của học sinh và kinh nghiệm các em đã có. Chủ  đề  dự  án có thể  hấp dẫn với một nhóm học sinh, với cả  lớp hay với một học sinh   nhất định.  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                          Giai đoạn 2: xây dựng kế  hoạch thực hiện dự án. Trong giai đoạn này,  học sinh với sự  hướng dẫn của giáo viên xây dựng đề  cương cũng như  kế  hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế  hoạch cần xác định  những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp   tiến hành và phân công công việc trong nhóm.  Giai đoạn 3: thực hiện dự  án. Các thành viên thực hiện công việc theo  kế  hoạch đã đề  ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này học sinh thực  hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động  này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau.  Giai đoạn 4: giới thiệu sản phẩm dự án  Kết quả thực hiện dự án có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch,  báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint. Sản phẩm của dự án cũng có  thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch,   việc tổ  chức một buổi tuyên truyền nhằm tạo ra các tác động xã hội, phòng  triển lãm trưng bày tranh ảnh…  Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh trong   một lớp, có thể được giới thiệu trước toàn trường, hay toàn xã hội.  Giai đoạn 5: đánh giá dự án  Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả  cũng như  kinh nghiệm đạt được. Có những phương pháp đánh giá khác nhau như: trao  đổi bằng thư, đánh giá toàn lớp, tự đánh giá, học sinh nêu câu hỏi, đánh giá các  nhóm…  1.5 Các bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho một dự án học tập  ­ Triển khai bài học thành dự  án, xác định các chuẩn kiến thức và  thiết lập mục tiêu học tập   Xuất phát từ  nội dung bài học, giáo viên phải xác định nội dung kiến  thức và kĩ năng người học cần đạt được, phải có ý đồ  tổ  chức bài học thành  dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án.  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   + Giáo viên luôn cần phải nhìn thấy, phải tìm thấy những vấn đề  thực  tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài  học.  + Giáo viên phải nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối   mặt, ví dụ: khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai như  bão  lụt, động đất, sóng thần, nóng lên của khí hậu…  + Biết từ  bỏ  những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các  phương pháp truyền thống.  + Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa cho phù hợp với mục   tiêu của dự án.  ­ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài dạy  Sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài dạy nhằm khuyến khích người học   vận dụng các kĩ năng tư  duy bậc cao, giúp họ  hiểu rõ, hiểu bản chất vấn đề  và hình thành được hệ  thống kiến thức. Những câu hỏi này còn đảm bảo các  dự  án của người học có tính hấp dẫn và thuyết phục, chú trọng đến các yêu  cầu hơn là chỉ  đơn giản trình bày lại các sự  kiện. Bộ  câu hỏi định hướng bài  dạy bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung.   Câu hỏi khái quát (CHKQ). Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn   và những khái niệm mang tính bền vững. Câu hỏi khái quát thường mang tính   liên môn và giúp học sinh thấy được sự liên quan giữa các môn học hoặc môn  học và bài học với nhau. Đó là những câu hỏi không thể trả lời thỏa đáng bằng  một mệnh đề.  Câu hỏi khái quát có những đặc điểm:  ­Là yếu tố  trọng tâm của DHDA: những câu hỏi khái quát có thể  tìm  thấy trong rất nhiều vấn đề còn đang tranh cãi ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu.  ­Lặp lại một cách tự nhiên thông qua người học và lịch sử của môn học:   những câu hỏi quan trọng giống nhau được hỏi đi hỏi lại. Các câu trả lời của   Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   chúng ta có thể  ngày càng trở  nên phức tạp hơn và phản ánh nhiều sắc thái  mới nhưng chúng ta vẫn còn và sẽ còn quay lại những câu hỏi đó.   ­Dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác: những câu hỏi đó sẽ mở rộng   vấn đề, mở  rộng tính phức tạp và phong phú của chủ  đề, gợi mở  hướng   nghiên cứu chứ không dẫn đến những kết luận sớm hay những câu trả lời mơ  hồ.  Ví dụ: hóa học hữu cơ có vai trò như  thế  nào đối với sự  phát triển của   nhân loại?  Câu hỏi này có phạm vi rất rộng, không thể trả lời chỉ bằng một mệnh  đề, có thể  sử  dụng được trong các môn khoa học tự  nhiên, khoa học xã hội,  hóa học hữu cơ có ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, …  Thủ thuật xây dựng CHKQ  ­ Giáo viên suy nghĩ về  môn học mình dạy một cách tổng thể. Tại sao   học sinh phải học môn này? Tại sao môn học lại quan trọng? Tại sao học sinh   phải quan tâm đến môn học này? Việc học môn này có giá trị như thế nào?  ­ Khái niệm quan trọng nào mà ta hướng tới? Học sinh của ta phải ghi   nhớ điều gì trong vòng 3 năm tới?  ­ Làm thế  nào để  cho nội dung bài học trở  nên có ý nghĩa hơn đối với   học sinh? Nội dung môn học ảnh hưởng đến cuộc sống thực của các em như  thế nào? Tại sao các em lại phải quan tâm đến những điều đó?  ­ Xem xét việc viết các câu hỏi bằng ngôn ngữ  của “người lớn” trước   để  bao hàm những kiến thức thiết yếu, rồi sau đó hãy viết lại chúng bằng  ngôn ngữ phù hợp với học sinh.  ­ Đừng bận tâm vào câu chữ, chỉ nên tập trung vào suy nghĩ. Tránh xa các  câu hỏi yêu cầu định nghĩa hoặc kiến thức về một quá trình đơn giản.   Câu hỏi bài học (CHBH).  CHBH là những câu hỏi có liên quan trực tiếp đến dự  án, hỗ  trợ  việc  nghiên cứu câu hỏi khái quát.  CHBH có các đặc điểm:  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   ­ Đưa ra các chỉ dẫn liên quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với các  CHKQ: các CHBH định hướng các bài học cụ thể, chúng được thiết kế để chỉ  ra và khai thác những CHKQ thông qua chủ đề.  ­ Không có câu trả lời đúng duy nhất: Các CHBH thường mở ra và gợi ý  những hướng nghiên cứu, bàn luận. Chúng khai thác các phương tiện, tính  phức tạp phong phú của vấn đề. Chúng được dùng để  khởi đầu cho một sự  tranh luận, hợp tác chứ chưa phải dẫn đến một câu trả lời rõ ràng mà giáo viên  mong muốn.  ­ Được thiết kế  nhằm khuyến khích và duy trì hứng thú của học sinh:  các CHBH sẽ có hiệu quả cao hơn nếu như chúng được thiết kế với mục đích  khuyến khích người học. Những câu hỏi như  thế  thường khuyến khích sự  tranh luận và làm phương tiện để duy trì sự khám phá của người học.  VD: Từ CHKQ ở trên ta sẽ có một số CHBH như:  ­ Trong công nghiệp, hóa học hữu cơ có vai trò như thế nào?  ­ Trong nghiên cứu khoa học, hóa học hữu cơ có vai trò như thế nào?  Thủ thuật xây dựng CHBH  ­ Tại sao nội dung của bài học này lại quan trọng? Tại sao học sinh lại   quan tâm đến nó? Việc học bài này có giá trị như thế nào?  ­ Ta muốn học sinh cần ghi nhớ điều gì trong bài học này? Khái niệm  lớn nhất mà học sinh cần phải khám phá là gì? Điều gì là trọng tâm tri thức   của bài này?  ­ Câu hỏi mở nào mà học sinh các khóa trước đã đặt ra và thắc mắc sau   khi trải qua bài học này?  ­ Mong muốn học sinh phát triển nội dung mới này như  thế  nào? Làm  thế nào để các em liên kết, mở rộng và tổng kết được những gì đang học?   Câu hỏi nội dung (CHND). Là những câu hỏi cụ thể  mang tính sự  kiện với một số  lượng giới hạn  các câu trả lời đúng. Thường thì CHND liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết   Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   và gợi nhớ  thông tin mang tính tổng quát tương tự  như  câu hỏi thường thấy  trong các bài kiểm tra. CHND hỗ trợ quan trọng cho CHKQ và CHBH.  Thủ thuật xây dựng CHND  ­ Có những câu hỏi ngắn gọn nào mà ta mong muốn học sinh trả  lời   được sau khi học xong bài học này?  ­ Xem lại chuẩn kiến thức.  ­ Bảo đảm rằng câu hỏi nội dung không quá lớn, chỉ nên có một câu trả  lời đơn giản hoặc một nhóm nhỏ các câu trả lời đúng không thể tranh cãi, hãy  xem xét việc hình thành các câu hỏi mang tính định nghĩa hoặc quá trình.  ­ Thiết kế dự án  Trước một nội dung dự  định thực hiện một dự  án, giáo viên cần phải  nghiêm túc trả lời các câu hỏi:  + Trong thực tế những ai cần những kiến thức này (người học đóng vai   là các nhà tư vấn để tư vấn về các vấn đề thực tế)  + Chọn ra một đối tượng cụ thể (lựa chọn nội dung kiến thức cần vận   dụng hoặc cần xây dựng)  + Đưa ra dự án (người học đóng vai là các nhà lập dự án) gồm: mục tiêu   của dự  án, giải pháp thực hiện dự  án, công việc chính cần thực hiện (thực   hiện giải pháp), địa điểm thực hiện dự án, kết quả dự án thu được.  1.6 Vai trò của giáo viên và học sinh trong DHDA  Phương pháp dạy học dự  án là một trong những phương pháp dạy học  tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Điều này được thể  hiện rõ nét nhất qua   vai trò của học sinh và giáo viên.   Vai trò của học sinh:  ­ Phải tham gia tích cực, chủ  động  ở  cả  3 giai đoạn học tập: nhập dữ  liệu, xử  lí dữ  liệu và xuất dữ  liệu. Giai đoạn thứ  3 là giai đoạn hoạt động  quan trọng, thể hiện kết quả của 2 giai đoạn trước và là giai đoạn người học   được phát huy khả năng sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của mình.  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 13
  14. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   ­ Người học đóng vai trò là những chuyên gia thuộc những ngành nghề  khác nhau trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa trên những kiến thức  và kĩ năng nhất định.  ­ Người học được giao những nhiệm vụ cụ thể, có thật trong cuộc sống   bằng những kiến thức theo sát chương trình học, có phạm vi liên môn và bằng  những kĩ năng sống của người lớn, thông qua đó người học được rèn luyện kĩ  năng sống như: kĩ năng hợp tác làm việc, kĩ năng đưa ra những quyết định chín  chắn, kĩ năng lập kế hoạch và đưa ra nhiệm vụ, chủ động giải quyết các vấn  đề phức tạp,…  ­ Người học tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động.  ­ Người học phải hoàn thành dự  án và trình bày qua các sản phẩm, cụ  thể như: bài trình diễn đa phương tiện, ấn phẩm, trang web,…   Vai trò của giáo viên:  ­ Tạo vai trò tự chủ của người học và làm sao để gắn sự chủ động của   người học trong việc giải quyết nội dung bài học.  ­ Hướng dẫn, tham vấn chứ không phải cầm tay chỉ việc  ­ Không phải dạy kiến thức mà tạo sự hỗ trợ cần thiết. Vì vậy, năng lực  vai trò của giáo viên thể hiện ở các hỗ  trợ người học (không chỉ  bằng các chỉ  dẫn mà bằng các sản phẩm mẫu, các tài liệu, các nguồn thông tin, các chuyển  giao công việc, các phiếu đánh giá,…)  1.7 Ưu nhược điểm của DHDA  Ưu điểm:  các đặc điểm của DHDA đã thể  hiện những  ưu điểm của  phương pháp dạy học này. Có thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây:  ­ Gắn lý thuyết với thực hành, tư  duy và hành động, nhà trường và xã  hội ­ Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học  ­ Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm  ­ Phát triển khả năng sáng tạo  ­ Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp  ­ Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn  Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 14
  15. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   ­ Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc  ­ Phát triển năng lực đánh giá.  Nhược điểm:  ­ DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ  tri thức lý thuyết mang  tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản.   ­ DHDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế  cho  phương pháp thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần   thiết cho các phương pháp truyền thống.  ­ DHDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.  Kết luận chương 1:  Tóm lại phương pháp DHDA là một phương pháp dạy học tích cực.  Trong quá trình học tập học sinh sẽ  phải tự lực tìm kiếm thông tin, sử  dụng  các kiến thức thu được để thực hiện dự án. Qua đó tạo cơ hội cho học sinh tự  khẳng định mình phát triển kĩ năng sống hướng tới kĩ năng tư duy bậc cao và   đạt được các mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới với chất lượng và hiệu   quả cao. Phương pháp dạy học này là sự cố gắng tăng cường sự liên môn, sự  tích hợp kiến thức đã học vào những ứng dụng trong đời sống hằng ngày CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC  BÀI “GLUCOZƠ ” _HÓA HỌC LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN.  1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi học sinh tiếp cận bài học   thông qua dự án: 1.1. Thuận lợi: ­ Sự quen thuộc và có sự lặp lại  kiến thức lý thuyết của bài học glucozơ +  Ở   lớp   9,   môn   hóa   học   các   em   đã   được   học   về   một   số   hợp   chất   của   cacbohidrat   như   :   glucozơ,   saccarozơ,   tinh   bột,   xelulozơ.   Ngoài   ra,   trong  chương trình môn sinh học lớp 10 cũng có nội dung về  cacbohidrat.  Như  vậy  kiến thức về  glucozơ  có sự  trùng lặp tạo sự  thuận lợi cho học sinh khi tiếp   cận bài học theo dự án. Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 15
  16. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   + Trong thành phần của glucozo, fructozo có các nhóm chức ­OH, ­CHO, tính  chất đặc trưng của các nhóm chức này các em đã được tìm hiểu trong các bài  học về ancol, andehit,… ­ Các hợp chất glucozơ, fructozơ rất quen thuộc và gần gũi trong đời sống sinh  hoạt và sản xuất gắn liền với các thực phẩm hằng ngày của chúng ta, như  rau,  hoa, quả   chín, các  loại  thực   vật….Các   loại  thực  phẩm chứa   glucozơ,  fructozơ rẻ tiền, dễ tìm, dễ thu thập. ­  Từ  những  thực phẩm chứa glucozơ, fructozơ  có thể  chế  tạo ra các thực  phẩm hoặc các chất khác như  sản xuất rượu nho, rượu chuối (rượu trái cây),  rượu gạo, tráng ruột phích …   Từ  những thuận lợi trên  cho  thấy việc áp dụng phương pháp dạy học  dự án sẽ đem lại hiệu quả hơn các phương pháp dạy học khác. 1.2. Khó khăn:   Theo phân phối chương trình thì thời lượng dành cho bài học này quá ít.   Tuy nhiên trong quá trình đổi mới phương  pháp dạy học giáo viên có thể linh  động thời gian và cân đối số tiết mỗi bài học trong một chương sao cho hợp lí. 2 . Thiết kế chuẩn kiến thức cơ bản: 2.1. Kiến thức :  ­ Khái niệm, phân loại cacbohidrat. ­ Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí( trạng thái, màu sắc, mùi,  nhiệt độ nóng chảy, độ tan) và ứng dụng của glucozơ. ­ Tính chất hóa học của glucozơ  : Tính chất của ancol đa chức, anđehit đơn  chức; phản ứng lên men rượu. 2.2. Kĩ năng: ­ Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ và fructozơ. ­ Dự đoán được tính chất hóa học của glucozơ và fructozơ. ­  Viết   được  các  phương   trình  hóa  học  chứng  minh  tính  chất hóa  học của  glucozơ. ­ Rèn kĩ năng quan sát, phân tích các kết quả thí nghiệm. Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 16
  17. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   ­ Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng. 3. Thiết kế mục tiêu của dự án Sau khi hoàn thành dự án, học sinh sẽ đạt được các mục tiêu sau: 3.1. Kiến thức: ­ Trình bày được các khái niệm, phân loại cacbohidrat. ­Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí và ứng dụng của  glucozơ. ­ Trình bày được tính chất hóa học của glucozơ  dựa vào tính chất của các   nhóm chức đã học ( nhóm –OH, nhóm –CHO ). Các tính chất riêng như  phản   ứng lên men rượu. Sự  chuyển đổi cấu trúc của nhóm >C=O sang nhóm CHO   trong môi trường kiềm ở phân tử fructozơ. ­ Viết phương trình hóa học minh họa cho tính chất của glucozơ. 3.2. Về kĩ năng ­ Tính toán, xác định khối lượng glucozơ  trong các phản  ứng tráng bạc, phản   ứng lên men. ­ Thu thập và xử lí thông tin. ­ Tìm kiếm thông tin trên mạng. ­ Ứng dụng công nghệ thông tin  trong học tập. ­ Làm việc theo nhóm. ­ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông. ­ Học tập tích cực, chủ động sáng tạo. ­ Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3.3. Thái độ: ­ Hứng thú trong quá trình làm dự án. ­ Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm. ­ Yêu thích quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm. ­ Hòa nhập cộng đồng. 4. Thiết kế bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi khái quát Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 17
  18. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   Trong tự nhiên, hợp chất cacbohidrat có vai trò như thế nào? Câu hỏi bài học Sự giống nhau và khác nhau giữa glucozơ và fructozơ? Câu hỏi nội dung  +Glucozơ Câu 1: Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của glucozơ? Câu 2: Cấu tạo phân tử glucozơ? ­ Những thí nghiệm xác định công thức phân tử glucozơ? ­ Những thí nghiệm xác định cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ? ­ Cách đánh số mạch cacbon trên cấu tạo mạch hở đó ? Câu 3: Tính chất hóa học của glucozơ? ­ Tính chất của nhiều nhóm –OH ( poliancol)? ­ Tính chất của nhóm –CHO ( anđehit)? ­ Những tính chất khác của glucozơ? Câu 4:  ­  Điều chế và ứng dụng của glucozơ? ­ Tác hại của việc thừa đường và thiếu đường glucozơ  đối với cơ  thể người? +Fructozơ Câu 1:  ­ Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của fructozơ? ­  Điểm giống nhau và khác nhau về  tính chất vật lí của fructozơ  và  glucozơ? Câu 2:  ­ Cấu tạo của phân tử fructozơ? ­  Điểm giống nhau và khác nhau trong cấu tạo phân tử của fructozơ  và glucozơ? Câu 3:  ­ Tính chất hóa học của fructozơ? Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 18
  19. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   ­ Có sự  thay đổi gì đặc biệt về  cấu tạo phân tử   khi fructozơ  khi  ở  trong môi trường kiềm hoặc đun nóng? Câu 4: Phân biệt glucozơ và fructozơ? Câu 5: Cơ thể người dùng loại đường nào là tốt hơn? 5. Thiết kế tài liệu hỗ trợ học sinh? ­ Các nguồn tài liệu tham khảo như  sách giáo khoa, sách báo tham   khảo khác. ­ Một số  sản phẩm minh họa như  bài powerpoint mẫu, thí nghiệm   mẫu. Website để cung cấp thông tin cho những học sinh muốn tìm hiểu sâu  hơn. 6. Thiết kế bài tập dự án cho học sinh Tên dự án: “ Sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại đường đơn glucozơ  và fructozơ” Để thực hiện dự án này trước tiên, học sinh phải tìm hiểu về khái niệm  đường đơn ( monosaccarit), trạng thái tự  nhiên, tính chất vật lí,cấu trúc phân  tử, tính chất hóa học của hai loại đường này. Để  thực hiện được dự  án học sinh cần xây dựng cơ  sở  lý thuyết thông  qua bộ câu hỏi định hướng mà giáo viên đưa ra. Giải pháp thực hiện dự án: ­ Tổ  chức học tập: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ  ( mỗi nhóm cử  một nhóm   trưởng và một thư kí). Nhóm 1:  Tìm hiểu về  trạng thái tự  nhiên, cấu tạo phân   tử  và phản  ứng  ở  nhóm –OH của glucozơ . Nhóm  2:  Tìm     hiểu  về   cấu  tạo  phân  tử  và   phản   ứng   ở   nhóm  –CHO  của  glucozơ. Nhóm   3:   Những   tính   chất   khác   của   glucozơ,   điều   chế   và   ứng   dụng   của  glucozơ. Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 19
  20. Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa Học năm học 2017                                   Nhóm   4:  Tìm   hiểu   về   fructozơ,   sự   giống   và   khác   nhau   giữa   fructozơ   và  glucozơ, cách phân biệt fructozơ và glucozơ. Phân công thực hiện (căn cứ vào yêu cầu, nội dung dự án, nhóm trưởng   nghiên cứu, phân công công việc cho các thành viên. Thư  kí có nhiệm vụ  cập  nhật (nhật kí làm việc) và tổng hợp kết quả theo kế hoạch. ­ Địa điểm thực hiện dự án: ở nhà; trong lớp học; phòng thực hành hóa. Với dự án này, giáo viên yêu cầu học sinh phải thiết kế: ­ Một bài thuyết trình powerpoint. ­ Một video thí nghiệm ( đối với các nhóm có thí nghiệm). 7. Thiết kế tiêu chí đánh giá Phiếu 1: phiếu đánh giá bài trình diễn ( điểm tối đa 100, sau khi tính   điểm chung mới quy đổi ra thang điểm 10) TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM  ĐIỂM CỦA  ĐIỂM CỦA  TỐI ĐA GIÁO VIÊN HỌC SINH Về nội dung 60 Hoàn thành  tất cả các nhiệm vụ  10 của  nhóm. Trình bày chính xác nội dung  20 khoa học  mà nhóm  nghiên cứu Nội dung trình bày đã trả lời  10 đúng và đầy đủ bộ câu hỏi định  hướng. Có video làm thí nghiệm thực  20 hành hoặc các hình ảnh minh  họa cho hoạt động của nhóm. Về hình thức 15 Trang trí cho powerpoint phù hợp  5 với nội dung . Có hình ảnh minh họa cho nội  10 dung nghiên cứu Báo cáo, trình bày trước tập  25 Dương Thị Thu Trinh – Trường THPT Buôn Hồ - Tỉnh Đăklăk Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2