SÁNG KIIẾN KIINH NGHIIỆM<br />
SÁNG K ẾN K NH NGH ỆM<br />
<br />
NĂM HỌC 2011 -- 2012<br />
NĂM HỌC 2011 2012<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
TRƢỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH<br />
Mã số: ................................<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
“VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ<br />
HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở BẬC THPT”<br />
<br />
Người thực hiện : HÀ CÔNG CHÍNH<br />
Lĩnh vực nghiên cứu:<br />
Quản lý giáo dục : …………………………………………<br />
Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục công dân<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp giáo dục : …………………………………..<br />
Lĩnh vực khác: ........................................................ ..........<br />
<br />
Sản phẩm đính kèm:<br />
Mô hình<br />
<br />
Phần mềm<br />
<br />
Phim ảnh<br />
<br />
Hiện vật khác<br />
<br />
Năm học 2011 - 2012<br />
<br />
Giáo viên: Hà Công Chính<br />
<br />
1<br />
<br />
SÁNG KIIẾN KIINH NGHIIỆM<br />
SÁNG K ẾN K NH NGH ỆM<br />
<br />
NĂM HỌC 2011 -- 2012<br />
NĂM HỌC 2011 2012<br />
<br />
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC<br />
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN<br />
Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
Định hướng đổi mới phương pháp Dạy - Học đã được xác định trong Nghị<br />
quyết TW 4 Khóa VII (Tháng 1/1993) chỉ ra yêu cầu đổi mới phương pháp, quan<br />
điểm này được nhấn mạnh trong Nghị quyết TW 2 Khóa VIII (Tháng 12–1996)<br />
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một<br />
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”, được thể chế hóa trong<br />
Luật Giáo dục (2005); được cụ thể hóa trong các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo.<br />
Luật Giáo dục; Điều 28.2 năm 2005 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ<br />
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp<br />
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học , khả năng<br />
làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động<br />
đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.<br />
Đổi mới giáo dục phổ thông nước ta hiện nay hơn bao giờ hết là đổi mới toàn<br />
diện trong đó đổi mới phương pháp giữ vai trò chủ yếu: “Đổi mới phương pháp dạy<br />
học theo hướng dạy học tích cực, giúp học sinh biết cách tự học và hợp tác trong học<br />
tập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm<br />
lĩnh tri thức mới, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập<br />
thụ động”.<br />
Theo một nghĩa chung nhất thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH theo<br />
cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy<br />
học. Nói một cách cụ thể thì: Đổi mới PPDH là sử dụng các PPDH một cách tích<br />
cực và hiệu quả, phát huy được tính tich cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp<br />
với đặc điểm HS và đặc điểm của từng lớp học, môn học.<br />
II. VỀ THỰC TIỄN<br />
Xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin, khoa<br />
học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, đòi hỏi giáo viên cần sử dụng linh<br />
hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho đạt hiệu quả cao<br />
nhất. Vì vậy, dạy học chỉ bằng phương pháp thông báo những kiến thức có sẵn và<br />
học theo kiểu thụ động không còn phù hợp nữa mà phải dạy để học sinh hình thành<br />
năng lực tự thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin để giải quyết tình huống đa dạng trong<br />
cuộc sống. Dạy cho học sinh biết cách tìm ra chân lí.<br />
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nền kinh tế<br />
nhiều thành phần định hường XHCN. Để thích ứng với cơ chế thị trường, chuẩn bị<br />
cho cuộc sống và có việc làm ngày càng tốt hơn, đòi hỏi học sinh phải có sự chuyển<br />
Giáo viên: Hà Công Chính<br />
<br />
2<br />
<br />
SÁNG KIIẾN KIINH NGHIIỆM<br />
NĂM HỌC 2011 -- 2012<br />
SÁNG K ẾN K NH NGH ỆM<br />
NĂM HỌC 2011 2012<br />
biến mạnh mẽ về mục đích, động cơ, thái độ học tập. Xã hội phát triển nhanh đòi hỏi<br />
con người phải thích ứng với những yêu cầu:<br />
- Khả năng thu nhận và xử lý thông tin.<br />
- Tự học suốt đời.<br />
- Năng động sáng tạo.<br />
- Tự lực giải quyết những vấn đề của cuộc sống.<br />
Đặc thù bộ môn GDCD trong chương trình THPT được xây dựng dựa trên các<br />
môn khoa học cơ bản như: Triết học, Đạo đức học, Pháp luật, Kinh tế chính trị... và<br />
các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước Việt Nam trong giai<br />
đoạn hiện nay. Bên cạnh đó còn có thể tích hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần<br />
thiết cho các công dân trẻ tuổi như: giáo dục quyền trẻ em, giáo dục kỹ năng sống,<br />
văn hóa, môi trường, giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên... Vì vậy, quá trình<br />
dạy – học môn GDCD là quá trình khai thác tiềm năng và phát triển trí lực, tính tích<br />
cực hoạt động nhận thức và năng lực tự hoàn thiện của học sinh. Cho nên quá trình<br />
dạy học một bài GDCD phải là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động<br />
học tập do giáo viên thiết kế, tổ chức và hướng dẫn, qua đó các em có thể tự khám<br />
phá và chiếm lĩnh nội dung bài học. Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu và ghi nhớ<br />
những gì các em nắm được qua hoạt động chủ động, tích cực của chính mình.<br />
Thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông cũng như yêu cầu chuyên<br />
môn về tổ chức triển khai, phát huy các kinh nghiệm Dạy – Học theo theo hướng<br />
tích cực, từ sự tích lũy kinh nghiệm của mình trong những năm qua, tôi đã cố gắng<br />
nghiên cứu, vận dụng và thực hiện cải tiến, đổi mới trong dạy học tích cực nhằm<br />
giúp học sinh có thể chủ động, sáng tạo, phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng<br />
hợp tác để cùng giải quyết một vấn đề đưa ra và từ đó đã đem lại sự ham thích, hứng<br />
thú học tập cho các em. Một số phương pháp mà tôi thường sử dụng đã đạt được<br />
hiệu quả nhất định trong quá trình giảng dạy đó là:<br />
1. Phương pháp nêu vấn đề.<br />
2. Phương pháp thảo luận nhóm.<br />
3. Phương pháp tình huống (nghiên cứu trường hợp điển hình).<br />
4. Phương pháp đóng vai.<br />
5. Phương pháp động não.<br />
6. Phương pháp dự án.<br />
Xin được trao đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp.<br />
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI VẬN DỤNG PHƢƠNG<br />
PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC<br />
Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nước ta hiện nay là cuộc đổi mới<br />
toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục,<br />
kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục... Trong đó đổi mới phương pháp là nhiệm vụ<br />
Giáo viên: Hà Công Chính<br />
<br />
3<br />
<br />
SÁNG KIIẾN KIINH NGHIIỆM<br />
NĂM HỌC 2011 -- 2012<br />
SÁNG K ẾN K NH NGH ỆM<br />
NĂM HỌC 2011 2012<br />
hàng đầu và bắt đầu từ người thầy. Phương pháp dạy học tích cực làm cho học sinh<br />
được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng<br />
là được suy nghĩ nhiều hơn trong giờ học, tiến tới rèn luyện cho học sinh thói quen<br />
tự học, tự nghiên cứu, tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng. Trong thực tế vận dụng các<br />
hoạt động theo tổ, nhóm hoặc cá nhân trên lớp học và tự nghiên cứu đặt kế hoạch là<br />
việc làm còn tương đối mới. Do vậy trong quá trình thực hiện sẽ gặp những thuận<br />
lợi và không ít khó khăn như sau:<br />
1. Thuận lợi<br />
- Đã có các Chỉ thị, Nghị quyết về đổi mới nội dung chương trình, phương pháp<br />
và Sách giáo khoa đã và đang được tiến hành đồng bộ, thực hiện chương trình phân<br />
ban trên cả nước đòi hỏi mỗi giáo viên cải tiến, vận dụng các phương pháp dạy học<br />
(phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học truyền thống) một cách hài<br />
hòa nhằm đạt hiệu quả cao nhất để giúp học sinh nắm vững tri thức là yêu cầu cấp<br />
bách trong tình hình hiện nay.<br />
- Nhà nước cùng các Bộ, ban, ngành luôn quan tâm và đầu tư nguồn kinh phí<br />
lớn cho việc trang bị các phương tiện, thiết bị dạy và học giúp học sinh tăng cường<br />
thực hành, vận dụng kỹ năng... Hàng năm giáo viên lại được tập huấn bồi dưỡng<br />
thường xuyên nâng cao kiến thức chuyên môn và vận dụng phương pháp mới trong<br />
dạy và học. Từ đó thôi thúc người dạy phải linh hoạt hơn, thích ứng hơn trong việc<br />
giảng dạy.<br />
- Học sinh được chia sẻ các băn khoăn mà nếu chỉ riêng mình thì khó giải quyết<br />
được vấn đề do giáo viên đặt ra. Từ đó hình thành ở học sinh khả năng giao tiếp đặc<br />
biệt là dùng ngôn ngữ diễn đạt, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng cùng khả<br />
năng độc lập suy nghĩ, làm cho học sinh cảm thấy tự tin và không còn ỷ lại hoàn<br />
toàn vào thầy cô.<br />
- Phát huy được tính tích cực của học sinh, sự thi đua giữa các cá nhân và trong<br />
các tổ nhóm sẽ tạo cho học sinh phát huy hết khả năng tư duy và kỹ năng ứng xử của<br />
mình bởi có khi giáo viên sẽ chấm điểm, động viên cho cá nhân hoặc nhóm nào có<br />
kết quả hay nhất, chính xác nhất, nhanh nhất.<br />
2. Khó khăn:<br />
- Điều kiện cơ sở vật chất hiện nay chưa đáp ứng được hết các yêu cầu để có<br />
thể thực hiện được một số phương pháp dạy học tích cực như đồ dùng dạy học, thiết<br />
bị đèn chiếu, băng hình ... còn thiếu với số lượng được cấp còn hạn chế , sĩ số học<br />
sinh trong lớp nhiều (40 – 45 học sinh trong một lớp học).<br />
- Nhiều giáo viên và nhất là học sinh còn chưa thích ứng với một số phương<br />
pháp mới nên còn ngại trong việc thể hiện và phát biểu thảo luận. Đối với giáo viên,<br />
để tổ chức tốt giờ học cần phải có sự chuẩn bị đầu tư và thiết kế bài soạn với một<br />
hướng mở. Bởi vì đối tượng học sinh có khả năng nhận thức khác nhau và cách biểu<br />
đạt khác nhau, khí chất và tính cách của mỗi người là khác nhau... Chính vì điều đó<br />
mà rất nhiều tình huống có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện các phương pháp<br />
tích cực. Do vậy giáo viên cần phải có những dự đoán về phương án mà học sinh có<br />
Giáo viên: Hà Công Chính<br />
<br />
4<br />
<br />
SÁNG KIIẾN KIINH NGHIIỆM<br />
NĂM HỌC 2011 -- 2012<br />
SÁNG K ẾN K NH NGH ỆM<br />
NĂM HỌC 2011 2012<br />
thể trả lời để hướng giờ học, bài học vào chủ đề chính của bài, tránh không bị sa đà<br />
không kiểm soát được bài dạy.<br />
- Tâm lý học sinh nói chung chỉ chú trọng đến các môn học mà các em sẽ phải<br />
thi tốt nghiệp và thi đại học nên sự đầu tư, chuẩn bị cho bài học ở nhà trước khi đến<br />
lớp của học sinh còn sơ sài, không được chú trọng và đầu tư thích hợp cho môn học<br />
này.<br />
- Để có một giờ dạy, bài dạy nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của học<br />
sinh và cuốn hút học sinh vào các hoạt động do giáo viên thiết kế, đòi hỏi người giáo<br />
viên phải có sự đầu tư cho bài dạy. Do đó thời gian tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các<br />
tình huống và sử dụng phương pháp nào cho phù hợp cũng là một khó khăn mà giáo<br />
viên có thể ngại vì tốn nhiều thời gian.<br />
- Một số phương pháp khi thực hiện yêu cầu học sinh cần phải có thời gian và<br />
kinh phí nhất định, cho nên đối với những nơi và những gia đình học sinh có hoàn<br />
cảnh còn khó khăn cũng bị hạn chế khi vận dụng những phương pháp này.<br />
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐ PPDH TÍCH CỰC<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong giảng dạy cũng như trong thực tế, không có một phương pháp dạy học<br />
độc tôn (chỉ một phương pháp được tôn sùng) trong giờ dạy nhất định. Với ý nghĩa<br />
phương pháp dạy học là con đường, là cách thức để đạt được mục tiêu dạy học, mà<br />
quá trình tổ chức một bài dạy, một giờ dạy là một hệ thống các việc làm, các thao<br />
tác, một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần cho nên việc giáo viên lựa<br />
chọn, sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp là đòi hỏi có tính tất yếu.<br />
Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiên quyết<br />
loại bỏ kiểu dạy học đọc chép, áp đặt, truyền thụ kiến thức một chiều bởi vì phương<br />
pháp dạy học đó tạo cho người học cách học tập thụ động, hạn chế việc phát triển<br />
các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy và khả năng ứng dụng những<br />
kiến thức cũng như kỹ năng thực hành vào thực tiễn. Do vậy lựa chọn phương pháp<br />
dạy học nhằm khơi gợi sự suy nghĩ độc lập của người học nhằm đem lại niềm vui,<br />
hứng thú và trách nhiệm cho học sinh đòi hỏi người dạy phải có sự lựa chọn phương<br />
pháp dạy tích cực phù hợp.<br />
2. Cơ sở thực tiễn<br />
Trong quá trình thực hiện có những yêu cầu đối với cả giáo viên và học sinh<br />
để mục tiêu của bài học đạt được sau khi kết thúc bài. Do vậy có một số yêu cầu sau:<br />
a) Đối với giáo viên:<br />
- Giáo viên thiết kế, tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học<br />
tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài<br />
học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường, địa<br />
phương.<br />
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia<br />
một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức<br />
Giáo viên: Hà Công Chính<br />
<br />
5<br />
<br />