Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
KẾT QUẢ BAN ĐẦU KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN<br />
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Trương Ngọc Hải*, Nguyễn Thị Thu Lệ*, Dương Thị Mỹ Dung*, Nguyễn Thị Mỹ Linh*,<br />
Lê Thị Hồng Hạnh*, Võ Nguyệt Hinh*, Nguyễn Thị Kim Chung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Dùng bảng câu hỏi để khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân ngày càng được sử dụng nhiều trong<br />
đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát mối liên<br />
quan giữa các đặc điểm của người được phỏng vấn và nhận thức về chất lượng chăm sóc sức khỏe và sự hài lòng<br />
của bệnh nhân điều trị tại khoa Nội Tổng quát (L9B1) - bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Phương pháp: Trong khoảng thời gian từ 01/12/2010 đến 31/01/2011, trước khi hoàn tất thủ tục ra viện,<br />
mỗi bệnh nhân điều trị tại L9B1 sẽ được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi về sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất<br />
lượng chăm sóc sức khỏe. Mỗi câu hỏi, bệnh nhân sẽ đánh giá ở 5 mức (kém – trung bình – tốt – rất tốt – xuất<br />
sắc). Để đánh giá chung về chất lượng điều trị, phục vụ của Khoa, người được phỏng vấn sẽ cho điểm theo thang<br />
điểm 10. Dùng phân tích hồi quy xác định mối liên hệ giữa các đặc điểm của người được phỏng vấn và nhận<br />
thức về chất lượng chăm sóc sức khỏe và sự hài lòng của bệnh nhân điều trị tại khoa.<br />
Kết quả: Có 121 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó 98,04% bệnh nhân hài lòng với chất lượng dịch<br />
vụ chăm sóc sức khỏe của khoa. Trung bình mức điểm hài lòng của bệnh nhân là 9,23/10 điểm (tối thiểu 7/10, tối<br />
đa 10/10 điểm). Phân tích hồi quy đa biến xác định được 05 yếu tố liên quan đến mức điểm hài lòng của bệnh<br />
nhân là: (1) Thời gian điều trị > 7 ngày, (2) Bệnh nhân tự đánh giá sức khỏe của mình sau khi điều trị là tốt hơn<br />
hoặc tương tự với người cùng độ tuổi, (3) Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, (4) Kết quả điều trị: Khỏi bệnh / Có cải thiện<br />
đáng kể và (5) Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước khi vào viện là rất tốt - xuất sắc.<br />
Kết luận: Đây là báo cáo đầu tiên khảo sát về sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại<br />
khoa Nội Tổng quát (L9B1) - bệnh viện Chợ Rẫy. Có 98,04% bệnh nhân hài lòng với chất lượng dịch vụ chăm<br />
sóc sức khỏe của khoa. Trung bình mức điểm hài lòng của bệnh nhân là 9,23/10 điểm. Phân tích hồi quy đa biến<br />
xác định được 05 yếu tố liên quan đến mức điểm hài lòng của bệnh nhân. Tuy còn một số hạn chế nhưng khảo<br />
sát này sẽ làm nền tảng để khoa tiến hành các khảo sát, can thiệp ở mức độ và quy mô cao hơn nhằm nổ lực<br />
không ngừng cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho bệnh nhân.<br />
Từ khóa: Khảo sát, sự hài lòng của bệnh nhân, chất lượng chăm sóc y tế.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PRELIMARY RESULT OF THE SURVEY ON PATIENT SATISFACTION IN THE INTERNAL<br />
MEDICINE DEPARTMENT OF CHO RAY HOSPITAL<br />
Truong Ngoc Hai, Nguyen Thi Thu Le, Duong Thi My Dung, Nguyen Thi My Linh,<br />
Le Thi Hong Hanh, Vo Nguyet Hinh, Nguyen Thi Kim Chung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 424 - 429<br />
Objective. Patient satisfaction questionnaires are increasingly used for assessing quality of care. This<br />
survey is to examine the relation of respondents’ characteristics, and perceived quality dimensions of health care<br />
to overall patient satisfaction in the Internal Medicine Department of Cho Ray hospital.<br />
* Khoa Nội Tổng Quát Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Trương Ngọc Hải<br />
ĐT: 38554137- 811<br />
<br />
424<br />
<br />
Email: ngochai.truong@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Method. From 1st December of 2010 through 31st January of 2011, prior to their discharging period in the<br />
Internal Medicine Department of Cho Ray hospital, patients aged 16 or older responded to a questionnaire<br />
concerning the perceived quality of health care and provided their own ratings of the care. Global patient<br />
satisfaction as the overall rating of the encounter at the department. The relation between respondent<br />
characteristics, quality dimensions and global satisfaction was examined using regression.<br />
Results. Of 121 respondents, 98.04% was satisfied with the quality of health care. The averaged score of<br />
global patient satisfaction was 9.23 of 10 (min 7.0/10 and max 10/10). Multivariable regression analysis showed<br />
the five factors strongly positively associated with global satisfaction were (1) Length of stay > 7 days, (2)<br />
Perceived health status was better or the same compared to people of the same age, (3) Patient ≥ 60 years old age,<br />
(4) Perceived health status was recover or much better compared to admission and (5) Satisfaction of life was<br />
excellent.<br />
Conclusions: This was the first report of the General Internal Medicine department – CRH. 98.04%<br />
patients were satisfied with the quality of health care. The averaged score of global patient satisfaction was 9.23 of<br />
10. Multivariable regression analysis showed the five factors strongly positively associated with global<br />
satisfaction. Although there were some limitations, this survey would be the reference for other surveys,<br />
interventions with larger scale, dimension in order to endeavour incessantly improving the quality of health care.<br />
Key words: questionaire survey, patient satisfaction, quality health care.<br />
mỗi bệnh nhân điều trị trên 02 ngày tại L9B1 sẽ<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi về sự hài<br />
Hài lòng của người bệnh là một yếu tố quan<br />
lòng của bệnh nhân đối với chất lượng chăm sóc<br />
trọng trong chất lượng chăm sóc sức khỏe. Đó là<br />
sức khỏe.<br />
đáp ứng của người bệnh đối với những khía<br />
cạnh nổi bật trong trải nghiệm được cung ứng<br />
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nó bao hàm sự đánh<br />
giá (về nhận thức) và phản ứng (về cảm xúc) đối<br />
với cấu trúc, xử lý và hệ quả của các dịch vụ, cụ<br />
thể là chất lượng của các thông tin y tế và mối<br />
quan hệ với nhân viên y tế hàng ngày(2,7). Khoa<br />
Nội Tổng quát – BV Chợ Rẫy thuộc hệ thống các<br />
khoa nội trú dịch vụ, khám và điều trị bệnh<br />
nhân với tiêu chí chữa mau lành bệnh và làm hài<br />
lòng khách, nhưng hiện khoa vẫn chưa có<br />
nghiên cứu nào về sự hài lòng của bệnh nhân và<br />
các yếu tố tác động.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành<br />
đề tài này nhằm khảo sát mối liên quan giữa các<br />
đặc điểm của người được phỏng vấn và nhận<br />
thức về chất lượng chăm sóc sức khỏe và mức<br />
độ hài lòng của bệnh nhân điều trị tại khoa Nội<br />
Tổng quát (L9B1).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Trong khoảng thời gian từ 01/12/2010 đến<br />
31/01/2011, trước khi hoàn tất thủ tục ra viện,<br />
<br />
Bảng câu hỏi khảo sát 4 phần: phần (I) Giải<br />
thích, tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng bệnh<br />
tật và điều trị. Mức độ cung cấp thông tin có rõ<br />
ràng, hài lòng bệnh nhân?, gồm 8 câu hỏi; phần<br />
(II) Mức độ hài lòng của bệnh nhân về khoa<br />
phòng và nhân viên y tế?, gồm 16 câu hỏi; phần<br />
(III) Mức độ hài lòng của bệnh nhân khi ra viện?,<br />
gồm 7 câu hỏi. Trong đó, mỗi câu hỏi, bệnh<br />
nhân sẽ đánh giá ở 5 mức (kém – trung bình –<br />
tốt – rất tốt – xuất sắc). Để đánh giá chung về<br />
chất lượng phục vụ của Khoa L9B1, người được<br />
phỏng vấn sẽ cho điểm theo thang điểm 10, gọi<br />
là hài lòng nếu cho điểm ≥ 8/10 điểm; và phần<br />
(IV) là các thông tin của bệnh nhân.<br />
Dùng test χ2 (hoặc Fisher) để so sánh các biến<br />
số, phân tích hồi quy để xác định mối liên hệ<br />
giữa các đặc điểm của người được phỏng vấn và<br />
nhận thức về chất lượng chăm sóc sức khỏe và<br />
sự hài lòng của bệnh nhân điều trị tại khoa. Có ý<br />
nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
425<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu<br />
Số BN tham gia nghiên cứu<br />
Tuổi<br />
Giới (Nữ)<br />
Nơi cư trú<br />
Thành phố<br />
Tỉnh<br />
Trình độ học vấn<br />
ĐH và trên ĐH<br />
Cấp III<br />
Cấp II<br />
<br />
121<br />
43,82 ± 15,14 (18 – 80)<br />
62<br />
(51,24%)<br />
45<br />
76<br />
<br />
(37,19%)<br />
(62,81%)<br />
<br />
25<br />
68<br />
21<br />
<br />
(20,66%)<br />
(56,20%)<br />
(17,36%)<br />
<br />
Cấp I<br />
7<br />
(5,78%)<br />
Có Bảo hiểm y tế chi trả viện phí<br />
84<br />
(69,42%)<br />
Thời gian điều trị trung bình<br />
10,59 ± 8,02<br />
(2 – 52)<br />
(ngày)<br />
Kết quả điều trị<br />
Khỏi bệnh<br />
82<br />
(67,77%)<br />
Có thuyên giảm<br />
39<br />
(32,23%)<br />
Điểm trung bình về chất lượng<br />
9,23 ± 0,79<br />
(7,0 –<br />
và sự hài lòng<br />
10,0)<br />
Số Bệnh nhân cho điểm ≥ 8 điểm<br />
100<br />
(98,04%)<br />
<br />
Bảng 2. Phân bố mức độ hài lòng theo câu trả lời của người được phỏng vấn<br />
<br />
426<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Biểu đồ 1. Điểm về mức độ hài lòng phân bố theo đặc tính của người được phỏng vấn<br />
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng trong<br />
phân tích đa biến<br />
Yếu tố liên quan đến sự hài lòng<br />
Hệ số beta Giá trị p<br />
của BN<br />
Thời gian điều trị:<br />
2 – 7 ngày<br />
<br />
0<br />
<br />
> 7 ngày<br />
<br />
0,471<br />
<br />
0,011<br />
<br />
So với người cùng độ tuổi, bệnh<br />
nhân tự đánh giá sức khỏe của<br />
mình sau khi điều trị:<br />
Kém hơn<br />
<br />
0<br />
<br />
Tốt hơn hoặc tương tự<br />
<br />
0,236<br />
<br />
0,008<br />
<br />
Tuổi:<br />
< 60 tuổi<br />
<br />
0<br />
<br />
≥ 60 tuổi<br />
<br />
0,194<br />
<br />
0,029<br />
<br />
Kết quả điều trị:<br />
Có thuyên giảm ít<br />
Khỏi bệnh / Có cải thiện<br />
đáng kể<br />
Chất lượng cuộc sống BN trước khi<br />
vào viện:<br />
Trung bình - tốt<br />
Rất tốt - xuất sắc<br />
<br />
0<br />
0,127<br />
<br />
0,046<br />
<br />
0<br />
0,118<br />
<br />
0,043<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đây là báo cáo đầu tiên khảo sát về sự hài<br />
lòng của bệnh nhân về dịch vụ chăm sóc sức<br />
khỏe tại khoa Nội Tổng quát. Bảng câu hỏi được<br />
đại đa số bệnh nhân trả lời, với thời gian thực<br />
hiện trung bình 10,2 ± 3,7 phút. Trong đó, 97%<br />
bệnh nhân trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi.<br />
Qua khảo sát, đa số bệnh nhân đánh giá chất<br />
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của khoa, theo<br />
từng phần là tốt đến rất tốt (chiếm tỷ lệ 36,3% –<br />
42,0%), với mức điểm chất lượng là 9,23 ± 0,79<br />
trên thang điểm 10. Trong đó 98,04% bệnh nhân<br />
ghi nhận sự hài lòng (cho điểm hài lòng ≥ 8<br />
điểm). Nhưng vẫn còn ý kiến chưa hài lòng về<br />
việc giải thích, tư vấn cho bệnh nhân chưa rõ<br />
ràng về tình trạng bệnh tật và điều trị; chưa có<br />
sự thông cảm, quan tâm của điều dưỡng, đặc<br />
biệt là trong những giờ trực đêm; bệnh nhân<br />
cũng còn than phiền về chất lượng, tiện nghi<br />
trong phòng bệnh và mất nhiều thời gian chờ<br />
hoàn tất các thủ tục thanh toán viện phí ra viện.<br />
(bảng 2).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
427<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Theo một số báo cáo, thời gian chờ đợi kéo<br />
dài, thực sự hoặc do cảm nhận, thường tác động<br />
xấu lên sự hài lòng của người bệnh. Một khía<br />
cạnh khác của chất lượng dịch vụ là cần xem<br />
người bệnh là trung tâm của dịch vụ chăm sóc.<br />
Nhận thức của bệnh nhân về mức độ được tham<br />
gia vào quá trình quyết định chế độ chăm sóc,<br />
điều trị cho mình; về thời gian trao đổi, tiếp xúc<br />
với bác sĩ điều trị; về mức độ rõ ràng của các<br />
thông tin do nhân viên y tế cung cấp có liên<br />
quan mạnh mẽ với mức độ hài lòng (ví dụ, nếu<br />
giải thích không thỏa đáng các vấn đề liên quan<br />
đến bệnh tật hoặc kết quả xét nghiệm sẽ là giảm<br />
mức độ hài lòng của người bệnh). Do đó, khoa<br />
cần cải tiến, chấn chỉnh những thiếu sót, nhằm<br />
cải thiện tốt hơn nữa chất lượng cung ứng dịch<br />
vụ chăm sóc y tế (9).<br />
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, với thời<br />
gian điều trị là 10,59 ± 8,02 ngày, trung bình mức<br />
điểm hài lòng của bệnh nhân là 9,23/10 điểm (tối<br />
thiểu 7/10, tối đa 10/10 điểm). Trong đó, mức<br />
điểm hài lòng của bệnh nhân có thời gian điều<br />
trị ≥ 7 ngày (là 9,38 điểm) cao hơn có ý nghĩa<br />
thống kê so với ở các bệnh nhân có thời gian<br />
điều trị < 7 ngày (là 9,09 điểm). Nguyên do có lẽ<br />
bệnh nhân cần thời gian để hiểu và thông cảm<br />
với điều kiện của khoa phòng và cường độ làm<br />
việc của nhân viên y tế. Phân tích đa biến, chúng<br />
tôi đã xác định yếu tố thời gian điều trị trung<br />
bình có liên quan với mức điểm hài lòng chung<br />
của bệnh nhân (p=0,011).<br />
Tự đánh giá tình trạng sức khỏe sau khi điều<br />
trị của bệnh nhân so với người cùng độ tuổi<br />
cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến<br />
mức điểm hài lòng chung của bệnh nhân. Nói<br />
chung, theo một số nghiên cứu, mức độ hài lòng<br />
của bệnh nhân cao hơn nếu bệnh nhân có sức<br />
khỏe tốt hơn, trừ nhóm bệnh nhân mắc bệnh lý<br />
mạn tính (8,9). Trong khảo sát này, chúng tôi nhận<br />
thấy điểm số hài lòng của nhóm bệnh nhân tự<br />
đánh giá tình trạng sức khỏe bản thân sau khi<br />
điều trị kém hơn người cùng độ tuổi (là 8,67/10<br />
điểm) thấp hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân<br />
tự đánh giá sức khỏe tương tự hoặc tốt hơn (là<br />
<br />
428<br />
<br />
9,39 và 9,09/10 điểm). Phân tích đa biến cho thấy<br />
yếu tố bệnh nhân tự đánh giá tình trạng sức<br />
khỏe tốt hơn hoặc tương tự người cùng độ tuổi<br />
có liên quan với mức điểm hài lòng chung.<br />
Mặt khác, theo Hall, yếu tố “tình trạng sức<br />
khỏe của bệnh nhân so với người cùng độ tuổi”<br />
do bệnh nhân tự đánh giá sẽ liên quan với/ tiên<br />
đoán mức độ hài lòng tốt hơn so với do bác sĩ<br />
đánh giá. Vì vậy, khi lý giải, so sánh các dữ liệu<br />
về mức độ hài lòng cần cân nhắc đánh giá mô<br />
hình bệnh tật của mẫu dân số nghiên cứu (4).<br />
Qua khảo sát, phân tích đa biến, chúng tôi<br />
nhận thấy, bệnh nhân ≥ 60 tuổi có mức điểm hài<br />
lòng cao hơn so với người trẻ. Trong các báo cáo<br />
khác, sự hài lòng của bệnh nhân thường liên<br />
quan mạnh mẽ đến tuổi. Bệnh nhân lớn tuổi có<br />
khuynh hướng dễ hài lòng với chất lượng chăm<br />
sóc hơn so với người trẻ, không phân biệt văn<br />
hóa, trình độ, quốc gia, tổ chức chăm sóc sức<br />
khỏe, ví dụ như ở Na Uy (1), Mỹ (5), Thụy Điển (8,9)<br />
và Saudi Arabia (10).<br />
Về kết quả điều trị, sự cải thiện nhận thức<br />
được về tình trạng sức khỏe khi ra viện sẽ làm<br />
giảm gánh nặng lo lắng và/hoặc đáp ứng kỳ<br />
vọng điều trị bệnh của bệnh nhân, vì vậy sẽ làm<br />
tăng điểm số hài lòng chung của bệnh nhân.<br />
Phân tích đa biến cho thấy yếu tố kết quả điều<br />
trị có liên quan đến điểm số hài lòng chung của<br />
bệnh nhân, dù với phân tích đơn biến cho thấy<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về<br />
điểm số hài lòng ở nhóm bệnh nhân khỏi bệnh<br />
so với nhóm có thuyên giảm ít.<br />
Nói chung, bệnh nhân tự đánh giá có chất<br />
lượng cuộc sống của trước khi vào viện rất tốt sẽ<br />
có mức điểm về sự hài lòng đối với dịch vụ y tế<br />
cao hơn nhóm bệnh nhân còn lại. Trong khảo sát<br />
này, mức điểm về hài lòng của nhóm rất tốt-xuất<br />
sắc là 9,52/10 điểm, cao hơn đáng kể so với<br />
nhóm trung bình-tốt là 9,07/10 điểm (p