Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
KẾT QUẢ CỦA CẮT ĐẠI TRÀNG CHƯƠNG TRÌNH <br />
CÓ SO VỚI KHÔNG CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG TRƯỚC MỔ <br />
Nguyễn Văn Hải*, Võ Thị Mỹ Ngọc*, Lâm Thành Quốc* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá xem cắt đại tràng chương trình mà không chuẩn bị đại tràng (CBĐT) trước mổ có an <br />
toàn không. <br />
Phương pháp: Các bệnh nhân ung thư đại tràng được điều trị bằng cắt đại tràng chương trình tại bệnh <br />
viện NDGĐ từ 12/2009 đến 6/2013 được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: CBĐT và không CBĐT (KCBĐT). <br />
Kết quả sớm sau mổ của 2 nhóm được so sánh. Kết cục chính của nghiên cứu là tỉ lệ xì miệng nối, nhiễm khuẩn <br />
vết mổ và áp xe trong ổ bụng. Bệnh nhân được theo dõi đến 30 ngày sau mổ. <br />
Kết quả: Có 87 bệnh nhân trong nghiên cứu, 50 ở nhóm CBĐT và 37 ở nhóm KCBĐT. Các đặc điểm bệnh <br />
nhân, ngả mổ và phương pháp cắt đại tràng không khác giữa 2 nhóm. Không có khác biệt về tỉ lệ biến chứng <br />
chung sau mổ (12% so với 10,8%, p = 0,863). Tỉ lệ xì miệng nối, nhiễm khuẩn vết mổ, áp xe trong ổ bụng lần <br />
lượt là 4%, 6%, 0% cho nhóm CBĐT và 0%, 8,1%, 2,7% cho nhóm KCBĐT. Có 1 t.h (2%) tắc ruột sớm sau mổ <br />
ở nhóm CBĐT. Nhóm CBĐT có 2 t.h phải mổ lại, 1 vì xì miệng nối và 1 vì tắc ruột. <br />
Kết luận: Không CBĐT không làm tăng biến chứng sau mổ cắt đại tràng chương trình.. <br />
Từ khóa: Cắt đại tràng, Chuẩn bị đại tràng, Xì miệng nối. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
RESULTS OF ELECTIVE COLECTOMY WITH VS WITHOUT MECHANICAL BOWEL <br />
PREPARATION <br />
Nguyen Van Hai, Vo Thi My Ngoc, Lam Thanh Quoc <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 150 ‐ 156 <br />
Aims: To assess whether elective colectomy can be safely performed without preoperative mechanical bowel <br />
preparation (MBP). <br />
Methods: Patients with colon cancer undergoing elective colectomy at Gia đinh’s People hospital beween <br />
12/ 2009 and 6/2013 were prospectively randomized into two groups: MBP and Non‐MBP. Early results in the <br />
postoperative period of two groups were compared. The main outcomes of study were rates of anastomotic leak, <br />
wound infection and intra‐abdominal abscess. Patients were followed up for 30 days after operation. <br />
Results: Eighty seven patients were included in the study, 50 in group MBP and 37 in group Non‐MBP. <br />
Demographic characteristics, approach and type of surgical procedure did not significantly differ beween the two <br />
groups. There was no difference in the overall rate of postoperative complications (12% vs 10.8%, p = 0.863). The <br />
rate of anastomotic leak, wound infection, and intra‐abdominal abscess were respectively 4%, 6%, 0% for group <br />
MBP, and 0%, 8.1%, 2.7% for group Non‐MBP. There was 1 (2%) early postoperative adhesive small bowel <br />
obstruction (SBO) in group MBP. Reoperation was necessary for 2 patients (4%) in group MBP, 1 for <br />
anastomotic leak and 1 for SBO. <br />
Conclusion: Non‐MBP didn’t increase the rate of postoperative complications of elective colectomy. <br />
Keyword: Colectomy, Mechanical bowel preparation, Anastomotic leak. <br />
* Khoa Ngoại Tiêu hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Văn Hải ĐT : 0903.602.989 <br />
<br />
150<br />
<br />
Email : bsvanhai@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Chuẩn bị đại tràng (CBĐT) trước mổ vốn là <br />
một công việc không thể thiếu cho mọi cuộc mổ <br />
cắt nối đại tràng chương trình. Tuy có tốn kém, <br />
có gây khó chịu và một số tác dụng phụ, nhưng <br />
về lý thuyết, đại tràng (ĐT) được làm sạch trước <br />
mổ hy vọng sẽ giúp giảm thiểu biến chứng <br />
nhiễm khuẩn vùng mổ và nhất là xì, rò miệng <br />
nối. Thế nhưng, trên thực tế, không có nhiều <br />
chứng cứ trên Y văn xác nhận lợi ích đó của <br />
CBĐT. Ngược lại, nhiều nghiên cứu gần đây lại <br />
chứng minh rằng, CBĐT trong phẫu thuật ĐT <br />
thực ra là không cần thiết và nên bỏ vì không <br />
giúp giảm tử vong và biến chứng(3,4,5,12,14,15). <br />
Từ bỏ thói quen CBĐT trước mổ cắt nối ĐT <br />
chương trình trong một sớm một chiều, ngay ở <br />
các nước có nền y khoa tiên tiến, cũng là điều <br />
không dễ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu ngẫu <br />
nhiên, có đối chứng để có thêm bằng cứ thuyết <br />
phục. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu <br />
này với giả định là tử vong và biến chứng của <br />
cắt nối đại tràng chương trình không CBĐT <br />
(KCBĐT) không cao hơn so với có CBĐT trước <br />
mổ. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có <br />
đối chứng ngẫu nhiên, thực hiện tại Bệnh viện <br />
Nhân Dân Gia Định, từ tháng 12/2009 đến <br />
tháng 6/2013. <br />
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các trường <br />
hợp (t.h) ung thư ĐT còn chỉ định cắt nối ĐT <br />
chương trình để điều trị. Đánh giá có chỉ định <br />
này hay không là do hội chẩn duyệt mổ ở khoa <br />
Ngoại Tiêu hóa dựa trên lâm sàng, hình ảnh và <br />
xét nghiệm cận lâm sàng trước mổ. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
‐ Bệnh nhân được phẫu thuật cắt nối ở trực <br />
tràng. <br />
‐ Bệnh nhân được cắt nối ĐT chương trình <br />
có mở thông hồi tràng hay ĐT bảo vệ. <br />
‐ Suy giảm miễn dịch, xơ gan, ASA > 3. <br />
‐ Cần nội soi ĐT đánh dấu tổn thương ngay <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
trước hay trong mổ. <br />
‐ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên <br />
cứu. <br />
‐ Bệnh nhân không được thực hiện đúng <br />
phác đồ CBĐT hay KCBĐT. <br />
Sau khi đã có chỉ định mổ, bệnh nhân được <br />
bóc thăm chia thành 2 nhóm: CBĐT và <br />
KCBĐT. Chuẩn bị trước mổ ở 2 nhóm như <br />
nhau trừ phần CBĐT. <br />
Nhóm KCBĐT: bệnh nhân được hướng dẫn <br />
ăn chế độ ít bã cho đến bữa ăn chót vào chiều <br />
hôm trước mổ. Không dùng thuốc xổ, thuốc <br />
nhuận trường, hay ngược lại, thuốc gây bón. <br />
Nhóm CBĐT: bệnh nhân cũng được hướng <br />
dẫn chế độ ăn ít bã, sáng và trưa ngày trước mổ <br />
chỉ uống sữa, chiều tối ngày trước mổ chỉ uống <br />
nước đường. Về chuẩn bị ruột: <br />
‐ Nếu nguyên nhân đã gây hẹp lòng ruột <br />
nhiều (ống soi không qua được) thì thụt tháo 2 <br />
lần/ngày (sáng và tối) trong 3 ngày trước mổ và <br />
sáng sớm ngày mổ. <br />
‐ Nếu nguyên nhân chưa gây hẹp đáng kể <br />
lòng ruột (ống soi qua được) thì cho uống hoặc <br />
là PEG (Fortrans) 4 gói, mỗi gói pha 1 lít nước; <br />
hoặc là 90ml (2 hộp) phosphosoda (Fleet) kèm <br />
khoảng 2 lít nước vào đêm trước mổ (12‐16 giờ <br />
trước mổ). Sau khi uống, dặn bệnh nhân đi cầu <br />
cho đến khi hết còn cảm giác mắc đi cầu. <br />
Tất cả các t.h đều được mổ nội soi hay mổ <br />
mở để cắt nối ĐT. Các bước chính của phẫu <br />
thuật gồm: <br />
‐ Che phủ vết mổ kỹ lưỡng, thám sát đánh <br />
giá tình trạng ổ bụng và thương tổn. <br />
‐ Giải phóng đoạn ĐT và mạc treo ĐT <br />
định cắt. <br />
‐ Cắt 2 đầu ĐT, lau lòng hai đầu ĐT với gạc <br />
tẩm Betadine. <br />
‐ Nối ĐT tận‐tận 2 lớp. Lớp trong bằng chỉ <br />
tan Vicryl hay Monosyn 3‐0, mũi liên tục; lớp <br />
ngoài bằng chỉ Silk 3‐0, mũi rời. <br />
Kháng sinh dùng ngay trước mổ và kéo dài <br />
đến 24 giờ cho mọi bệnh nhân. Tiếp tục kháng <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
151<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
sinh sau mổ hay không và bao lâu là do phẫu <br />
thuật viên quyết định tùy theo diễn biến trong <br />
và sau mổ. <br />
Số liệu được thu thập theo một biểu mẫu <br />
thống nhất để đánh giá. Kết cục chính của <br />
nghiên cứu là tử vong và biến chứng liên quan <br />
đến miệng nối (xì miệng nối, rò miệng nối, áp <br />
xe quanh miệng nối), nhiễm khuẩn vùng mổ <br />
(nhiễm khuẩn vết mổ, áp xe trong ổ bụng <br />
không liên quan đến miệng nối). Tử vong <br />
được tính trong 30 ngày sau mổ. Riêng về các <br />
biến chứng sớm sau mổ, chúng tôi sử dụng các <br />
định nghĩa sau: <br />
‐ Nhiễm khuẩn vết mổ là t.h vết mổ có thoát <br />
dịch bẩn hay mủ, cấy dịch xác định có vi khuẩn. <br />
‐ Xì miệng nối được chia làm 2 mức độ. Xì <br />
lớn (major leakage) là t.h miệng nối bị bục 1 <br />
phần hay toàn bộ gây viêm phúc mạc toàn thể <br />
hay khu trú. Xì nhỏ (minor leakage) hay rò <br />
miệng nối là t.h có dịch phân thoát ra ngoài qua <br />
ống dẫn lưu, chân ống dẫn lưu hay vết mổ <br />
nhưng không có dấu hiệu viêm phúc mạc toàn <br />
thể hay khu trú. <br />
‐ Áp xe hay tụ dịch ổ bụng được xác định khi <br />
chụp CT bụng kiểm tra có tụ dịch; kết hợp với <br />
sốt, tăng bạch cầu và cần phải điều trị bằng <br />
kháng sinh, chọc hút hay mổ lại. <br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các <br />
phép kiểm thống kê: X2, Fisher, t tùy biến số cần <br />
kiểm định. Khác biệt gọi là có ý nghĩa thống kê <br />
khi p