Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
KẾT QUẢ TẠO HÌNH BÀNG QUANG-HỒI TRÀNG Ở PHỤ NỮ<br />
KINH NGHIỆM LÂM SÀNG NHÂN 6 TRƯỜNG HỢP<br />
Vũ Văn Ty*, Nguyễn Đạo Thuấn*, Lê Văn Hiếu Nhân*, Nguyễn Văn Truyện**, Trần Trọng Lễ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Tạo hình bàng quang bằng hồi tràng thay thế và trực vị sau khi cắt bỏ bàng quang thường không<br />
được áp dụng ở bệnh nhân nữ như ở nam giới vì sợ rằng vấn đề tiểu không kiểm soát. Nay chúng tôi bắt đầu áp<br />
dụng phẫu thuật này cho bệnh nhân nữ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi xin trình bày kinh nghiệm lâm sàng trong loạt 06<br />
bệnh nhân đầu tiên. Tất cả bệnh nhân được cắt bỏ bàng quang vì ung thư và tạo hình bàng quang bằng hồi tràng<br />
theo phương pháp Hautmann hoặc Hautmann-Studer. Bàng quang tân tạo được nối xuống mỏm niệu đạo.<br />
Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình là 29,34 tháng (từ 7-60 tháng). Kết quả có 05 bệnh nhân tiểu được<br />
bình thường qua niệu đạo, nước tiểu tồn lưu thay đổi từ 50-100ml. 01 bệnh nhân hoàn toàn tiểu không kiểm<br />
soát. Không có biến chứng tử vong, xuất huyết hay dò bàng quang âm đạo.<br />
Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy khả năng tạo hình bàng quang bằng ruột trực vị ở phụ nữ có thể áp<br />
dụng được.<br />
Từ khóa: Bướu bàng quang, tạo hình bàng quang, bàng quang ruột non, bàng quang hồi tràng, bàng quang<br />
trực vị, bàng quang thay thế.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ILEAL ORTHOTOPIC NEOBLADDER IN THE WOMAN. INITIAL CLINICAL EXPERIENCES OF 6<br />
PATIENTS<br />
Vu Van Ty, Nguyen Dao Thuan, Le Van Hieu Nhan, Nguyen Van Truyen, Tran Trong Le<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 120 - 123<br />
Objectives: Ileal orthotopic neobladder after cystectomy has not been performed in female patients as in male<br />
patients for fear of urinary incontinence. We began to perform this kind of urinary diversion for female.<br />
Materials and Methods: We present the clinical experience of our first 6 cases. All 6 patients had bladder<br />
carcinoma, they underwent radical cystectomy and reconstruction by means of an ileal neobladder according to<br />
Hautmann or Hautmann-Studer. The ileal neobladder was anastomosed with the preserved urethral stump.<br />
Results: The mean follow-up is 29.34 months (from 7-60 months). Of these patients 5 were continent day<br />
and night, the postvoid residual urine was about 50 to 100 ml. 1 patient was totally incontinent. No patient had<br />
the complication of mortality, hemorrhage or vesico-vaginal fistula.<br />
Conclusions: The first results are encouraging and open further possibilities for bladder reconstruction in<br />
the female.<br />
Key words: bladder carcinoma, ileal orthotopic neobladder, orthotopic bladder, ileal neobladder, bladder<br />
substitution<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Bình Dân<br />
<br />
***<br />
<br />
**<br />
<br />
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thống Nhất Đồng Nai<br />
<br />
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Vũ Văn Ty<br />
<br />
120<br />
<br />
ĐT: 0908100251<br />
<br />
Email: vuvanty@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tạo hình bàng quang bằng ruột cho bệnh<br />
nhân sau khi cắt bỏ bàng quang ngày càng<br />
chứng minh là phương án điều trị tối ưu để<br />
giúp cho người bệnh trở lại cuộc sống gần như<br />
bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống cho<br />
họ. Trước năm 1990, phương pháp này chỉ được<br />
áp dụng cho bệnh nhân nam, còn đối với bệnh<br />
nhân nữ, vì sợ vấn đề điều trị ung thư không<br />
triệt để, người ta tin rằng bướu bàng quang ở<br />
phụ nữ thường xâm lấn ra niệu đạo nên phải cắt<br />
bỏ niệu đạo cùng với bàng quang; ngoài ra vấn<br />
đề tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu sau mổ, nên<br />
họ thường được tạo hình bàng quang bằng ruột<br />
theo phương pháp chuyển lưu nước tiểu có<br />
kiểm soát như túi Kock hay túi Indiana, bệnh<br />
nhân sẽ tự đặt thông cách quãng để lấy nước<br />
tiểu ra. Mục tiêu của phẫu thuật tạo hình bàng<br />
quang làm sao loại bỏ được chuyển lưu nước<br />
tiểu ra da hoặc tự thông tiểu sạch cách quãng,<br />
duy trì được vấn đề đi tiểu tự nhiên qua niệu<br />
đạo còn nguyên vẹn để giúp cho người bệnh trở<br />
lại cuộc sống gần như bình thường với các sinh<br />
hoạt thường ngày(8). Chúng tôi xin trình bày 6<br />
trường hợp bệnh nhân nữ được tạo hình bàng<br />
quang bằng hồi tràng thay thế, trực vị sau khi<br />
cắt bỏ bàng quang tận gốc do ung thư.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 10/2005 đến tháng 11/2010 tại Khoa<br />
Niệu A Bệnh viện Bình Dân, chúng tôi đã thực<br />
hiện phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc và tạo<br />
hình bàng quang bằng hồi tràng thay thế cho 6<br />
bệnh nhân nữ.<br />
Tuổi trung bình 52,67 (từ 38-72 tuổi). Tất cả<br />
bệnh nhân đều bị ung thư bàng quang. Những<br />
bệnh nhân có bướu xâm lấn ra cổ bàng quang<br />
không được áp dụng phẫu thuật này vì nguy cơ<br />
tái phát ở niệu đạo rất cao (12). Sau khi cắt bàng<br />
quang tận gốc (có kèm theo cắt tử cung và một<br />
phần thành trước âm đạo). Một đoạn hồi tràng<br />
45-50cm được lấy, mở ra và may thành túi tròn<br />
theo phương pháp Hautmann hoặc Hautmann–<br />
Studer. Niệu quản được cắm vào bàng quang<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hồi tràng theo phương pháp chống trào ngược<br />
Le Duc trong 3 bệnh nhân đầu tiên hoặc phương<br />
pháp trực tiếp ở 3 bệnh nhân sau(9). Bàng quang<br />
hồi tràng được nối trực tiếp xuống mỏm niệu<br />
đạo bằng 6 mũi chỉ monosyn 3-0. Ống thông<br />
tiểu được rút ra sau mổ 3 tuần, bệnh nhân được<br />
hướng dẫn đi tiểu với sự hỗ trợ của cơ thành<br />
bụng. Lượng máu mất trung bình 550 ml (thay<br />
đổi 500-700ml). Thời gian mổ trung bình 350,83<br />
phút (thay đổi 320-410 phút). Ngày nằm viện<br />
trung bình của bệnh nhân 11,6 ngày (thay đổi 814 ngày).<br />
Bệnh nhân được tái khám sau mổ 1, 3, 6<br />
tháng và hàng năm. Bệnh nhân được xét<br />
nghiệm máu chức năng thận, siêu âm hệ niệu,<br />
chụp X.quang hệ niệu có cản quang (UIV)<br />
hoặc niệu đạo-bàng quang lúc rặn tiểu<br />
(VCUG). Thời gian theo dõi trung bình 29,34<br />
tháng (thay đổi từ 7 đến 60 tháng). Hai bệnh<br />
nhân VTL. Và PTH. tử vong do ung thư di căn<br />
vào thời điểm 36 và 42 tháng.<br />
Bảng 1: Kết quả giải phẫu bệnh<br />
Số hồ sơ<br />
<br />
Tên BN<br />
<br />
Năm<br />
sinh<br />
<br />
205/12910 Vũ Thị L. 1933<br />
Phan Thị<br />
1963<br />
H.<br />
Võ Tuyết<br />
206/17302<br />
1968<br />
P.<br />
206/00759<br />
<br />
208/06160 Cao Thị H. 1937<br />
210/19427 Mai Thị C. 1958<br />
210/19586<br />
<br />
Nguyễn<br />
Thị P.<br />
<br />
1970<br />
<br />
Giải phẫu bệnh<br />
Leiomyosarcoma biệt hóa<br />
cao<br />
Carcinoma tế bào chuyển<br />
tiếp, Grad 1<br />
Carcinoma tế bào chuyển<br />
tiếp, Grad 2<br />
Carcinoma tế bào chuyển<br />
tiếp, Grad 3<br />
Carcinoma tế bào chuyển<br />
tiếp chuyển sản gai<br />
Carcinoma tế bào chuyển<br />
tiếp biệt hóa kém<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Không có biến chứng sau mổ đáng kể nào<br />
được ghi nhận như tử vong, chảy máu, dò bàng<br />
quang ra da hoặc dò bàng quang âm đạo.Không<br />
trường hợp nào phải mổ lại.<br />
Kết quả có 5/6 bệnh nhân kiểm soát được<br />
nước tiểu cả ngày lẫn đêm, 1/6 bệnh nhân nước<br />
tiểu không kiểm soát hoàn toàn, bệnh nhân phải<br />
mang tã. Nước tiểu tồn lưu của các bệnh nhân<br />
không đáng kể, thay đổi từ 50-100ml.<br />
<br />
121<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Bảng 2: Kết quả thời gian phẫu thuật, lượng máu<br />
mất và thời gian nằm viện<br />
Số hồ sơ<br />
205/12910<br />
206/00759<br />
206/17302<br />
208/06160<br />
210/19427<br />
210/19586<br />
<br />
Thời gian Lượng máu Thời gian nằm<br />
mổ (phút)<br />
mất (ml)<br />
viện (ngày)<br />
340<br />
500<br />
11<br />
320<br />
500<br />
12<br />
320<br />
700<br />
12<br />
330<br />
500<br />
14<br />
385<br />
500<br />
13<br />
410<br />
600<br />
8<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong phạm vi loạt nghiên cứu này chúng<br />
tôi chỉ bàn luận về kết quả chức năng của bàng<br />
quang hồi tràng mà không bàn về kết quả điều<br />
trị ung thư của phẫu thuật.<br />
Theo kết quả ghi nhận được, 5/6 bệnh nhân<br />
kiểm soát được nước tiểu tương đối khích lệ để<br />
chúng tôi chọn lựa bệnh nhân và tiếp tục thực<br />
hiện phẫu thuật này. Vấn đề chọn lựa bệnh<br />
nhân nữ để thực hiện phẫu thuật này khá chặt<br />
chẽ, trước hết ung thư không được xâm lấn ra cổ<br />
bàng quang vì khi cổ bàng quang bị bướu xâm<br />
lấn thường kết hợp với bướu xâm lấn ra niệu<br />
đạo(12). Ngoài ra vấn đề kỹ thuật giải phẫu sao<br />
cho bảo tồn được niệu đạo, hệ thống thần kinh<br />
xung quanh để đạt kết quả tối ưu, bảo tồn gân<br />
mạc nội chậu (endopelvic fascia), dây chằng<br />
mu-niệu đạo (pubo-urethral ligament) giúp cho<br />
vấn đề tránh tiểu không kiểm soát hoặc bí tiểu<br />
(overcontinence) phải tự thông cách quãng(4).<br />
Những nguyên tắc phải tôn trọng trong phẫu<br />
thuật tạo hình bàng quang bằng ruột ở phụ nữ<br />
là bảo tồn cơ thắt vân (external rhabdosphincter)<br />
cùng hệ thống thần kinh liên hệ để giúp kiểm<br />
soát được nước tiểu, như vậy đi tiểu qua niệu<br />
đạo bình thường và bảo đảm không có ung thư<br />
ở niệu đạo hoặc chỗ nối niệu đạo-bàng quang(8).<br />
Trong 18 bệnh nhân nữ được Hautmann và cs.<br />
phẫu thuật, có 8 bệnh nhân kiểm soát được nước<br />
tiểu bình thường, 5 bệnh nhân bí tiểu<br />
(hypercontinence) phải tự thông tiểu sạch cách<br />
quãng, 4 bệnh nhân tự thông do nước tiểu tồn<br />
lưu nhiều(6). Cancrini mổ tạo hình bàng quang<br />
cho 8 nữ bệnh nhân, tỷ lệ tiểu bình thường đạt<br />
được 100%, trong đó 75% kiểm soát được nước<br />
<br />
122<br />
<br />
tiểu ban đêm(3). Một số tác giả đã chủ động kết<br />
hợp thêm treo cổ bàng quang theo phương pháp<br />
Marshall-Marchetti trong lúc mổ, Schettini và cs.<br />
phẫu thuật tái tạo vùng sàn chậu cùng lúc tạo<br />
hình bàng quang để phòng ngừa tiểu không<br />
kiểm soát(2,10). Tỷ lệ bướu tái phát ở niệu đạo<br />
cũng tương ứng như ở phái nam, trong 46 bệnh<br />
nhân nữ được mổ cắt bàng quang và tạo hình<br />
bàng quang bằng hồi tràng trực vị, Akkad và cs.<br />
thấy có 2 trường hợp tái phát ở niệu đạo sau 36<br />
tháng theo dõi đạt tỷ lệ 4,3% (so sánh tỷ lệ tái<br />
phát ở niệu đạo nam giới 2-6%)(1). Vấn đề cắm<br />
niệu quản vào bàng quang hồi tràng, 3 bệnh<br />
nhân VTL, PTH, VTP chúng tôi áp dụng<br />
phương pháp Le Duc chống trào ngược niệu<br />
quản, 2 bệnh nhân có biểu hiện hẹp nhẹ vị trí<br />
nối, siêu âm cho thấy thận chướng nước độ 1. 3<br />
bệnh nhân CTH, MTC và NTP chúng tôi cắm<br />
niệu quản trực tiếp vào bàng quang, kết quả cho<br />
thấy có trào ngược niệu quản ở 1 bệnh nhân<br />
nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Theo y văn,<br />
4-29% đơn vị thận bị hẹp chỗ nối nếu dùng<br />
phương pháp chống trào ngược, trong khi tỷ lệ<br />
hẹp là 1,4-5% nếu cắm niệu quản trực tiếp tậnbên vào bàng quang hồi tràng(5,7,11).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Kinh nghiệm ban đầu với số ít bệnh nhân<br />
chúng tôi đạt được kết quả tương đối khả quan<br />
cho thấy vấn đề tạo hình bàng quang bằng ruột<br />
non trực vị ở bệnh nhân nữ có thể chấp nhận<br />
được với điều kiện chọn lọc bệnh nhân đúng chỉ<br />
định, áp dụng kỹ thuật giải phẫu chính xác sẽ<br />
đưa đến kết quả tốt hơn. Hy vọng trong tương<br />
lai chúng ta có thể áp dụng phẫu thuật này cho<br />
những bệnh nhân nữ có chỉ định giúp bệnh<br />
nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn với sinh<br />
hoạt hàng ngày gần như bình thường.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Akkad, T., Gozzi, C., Deibl, M., Müller, T., Pelzer, A. E.,<br />
Pinggera, G. M., et al. (2006). Tumor recurrence in the remnant<br />
urothelium of females undergoing radical cystectomy for<br />
transitional cell carcinoma of the bladder: long-term results from<br />
a single center. J Urol, 175(4), 1268-1271; discussion 1271.<br />
Becht, E., Alloussi, S. & Ziegler, M. (1995). (Orthotopic urinary<br />
bladder replacement in the woman. Initial clinical experiences).<br />
Urologe A, 34(3), 243-247.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Cancrini, A. & De Carli, P. (1997). (Orthotopic replacement of<br />
the bladder in the female). Chir Ital, 49(7), 47-50.<br />
Chiang, P. H., Huang, Y. S., Wu, W. J. & Chiang, C. P. (2000).<br />
Orthotopic bladder substitution in women using the ileal<br />
neobladder. J Formos Med Assoc, 99(4), 348-351.<br />
Gschwend JE, Volkmer BG, Liske P, Kleinschmidt K & RE., H.<br />
(2005). Type of ureteral anastomosis in orthotopic ileal neobladders. Impact on the rate of hydronephrosis and renal<br />
function. J Urol(13 (Suppl.)), 132.<br />
Hautmann, R. E., Paiss, T. & de Petriconi, R. (1996). The ileal<br />
neobladder in women: 9 years of experience with 18 patients. J<br />
Urol, 155(1), 76-81.<br />
Hautmann S, Chun KHF, Currlin E, Braun P, Huland H & KP., J.<br />
(2006). Refluxing chimney versus non refluxing Le Duc ureteroileal anastomosis for orthotopic ileal neobladder: a comparative<br />
analysis for patients with bladder cancer. J Urol(175), 1389-1394.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
8.<br />
<br />
Stein JP, Ginberg DA. & Skinner DG. (2002). Indications and<br />
technique of the orthotopic neobladder in women. Urol Clin N<br />
Am(29), 725-734.<br />
9.<br />
Ramesh TCBF et al (2008). The orthotopic neobladder. BJUI<br />
International(102), 1307-1313.<br />
10. Schettini, M. (2010). Orthotopic neo- bladder in women. Arch Ital<br />
Urol Androl, 82(4), 170-172.<br />
11. Shaaban AA, Gaballah MA, El-Diasty TA & MA., G. (1992).<br />
Urethral controlled bladder substitution. A comparision between<br />
the intussuscepted nipple valve and the technique of Le Duc as<br />
anti-reflux procedures. J Urol(148), 1156-1161.<br />
12. Stein JP & Cote RJ, F. J., et al. (1995). Indications for lower<br />
urinary tract reconstruction in women after cystectomy for<br />
bladder cancer: a pathological review of female cystectomy<br />
specimens. J Urol(154), 1329-1333.<br />
<br />
123<br />
<br />