intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kháng thuốc kháng sinh trong y tế cộng đồng

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện trên thế giới đã có tới 52 triệu người có trong cơ thể tụ cầu khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh. Đối mặt với tai họa này, các phòng thí nghiệm đều được huy động. Tuy nhiên, giải pháp không hoàn toàn là y học. Tháng 7/2006, trên thị trường Mỹ xuất hiện thuốc kháng sinh tygacil thuộc một loại có hoạt phổ rộng (có thể diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau). Thế giới hoan nghênh nhưng không hết lo lắng vì cộng đồng khoa học và y tế không chờ đợi điều thần diệu. Nguyên nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kháng thuốc kháng sinh trong y tế cộng đồng

  1. Kháng thuốc kháng sinh trong y tế cộng đồng Hiện trên thế giới đã có tới 52 triệu người có trong cơ thể tụ cầu khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh. Đối mặt với tai họa này, các phòng thí nghiệm đều được huy động. Tuy nhiên, giải pháp không hoàn toàn là y học. Tháng 7/2006, trên thị trường Mỹ xuất hiện thuốc kháng sinh tygacil thuộc một loại có hoạt phổ rộng (có thể diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau). Thế giới hoan nghênh nhưng không hết lo lắng vì cộng đồng khoa học và y tế không chờ đợi điều thần diệu. Nguyên nhân của tình trạng kháng thuốc kháng sinh lại chính là do việc tiêu thụ quá mức kháng sinh trong suốt thời gian qua.
  2. Nhìn lại lịch sử Ngày 3/9/1928, Alexander Fleming, thầy thuốc xứ Ecốt phát hiện ra kháng sinh penicillin từ nấm Penicillium notatum. Năm 1941, kháng sinh này xuất hiện trên thị trường Mỹ nhưng chỉ ít lâu sau, y giới đã quan sát thấy các ca đầu tiên vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Năm 1943, nhà khoa học Mỹ gốc Nga S.Waksman, tìm ra streptomycin, một loại kháng sinh mới. Đáng buồn là đến 1944, chính Fleming đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng kháng thuốc kháng sinh. Năm 1997, ở Pháp đã có mạng lưới chính thức giám sát thuốc kháng sinh bị kháng. Ngày 12/6/2000, một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính: trong vòng 20 năm, bệnh lao có thể trở lại bệnh nan y do thuốc kháng sinh không còn hiệu lực. Cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân hiện nay không còn ai giữ được niềm phấn khởi như Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ tuyên bố năm 1969 là nhân loại đã đi gần tới việc “đóng lại cuốn sách về các bệnh nhiễm khuẩn”.
  3. Đã 20 năm nay, các hiệp hội thầy thuốc tổ chức mạng lưới phát hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, hầu hết các nước châu Âu có mạng lưới này ở cấp quốc gia. Từ 1999, Ủy ban châu Âu tài trợ cơ quan thu nhận thông tin của 400 phòng thí nghiệm ở 28 nước. Sau đây là các chìa khóa cho phép ta đi vào cơ sở của vấn đề khẩn cấp này. Kháng sinh là gì? Đó là một phân tử nguồn gốc vi sinh vật (chất đường, protein...), có thể tiêu diệt hay ngăn sự phát triển của các vi sinh vật khác. Kháng sinh (antibiotic) đi từ tiếng Hy Lạp anti và blotikos có nghĩa là “chống lại cuộc sống”. Kháng sinh chỉ tấn công vào các vi khuẩn sống mà không gây độc tính vào các tế bào khác (của cơ thể người chẳng hạn). Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh theo cách nào? Vi khuẩn có gen kháng thuốc: Có gen phá hủy phân tử thuốc, có gen đẩy lùi phân tử kháng sinh làm chúng trở thành vô hại.
  4. Vi khuẩn trao đổi gen với các vi khuẩn khác và vi khuẩn trở nên đa kháng. Các loại vi khuẩn dễ kháng kháng sinh nhất Phế cầu khuẩn (pneumococcus): Nguồn gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, gây hơn một triệu trẻ em tử vong trên thế giới. Ở Pháp 50% phế cầu khuẩn đa kháng. Lậu cầu (gonococcus): Gây một số bệnh truyền theo đ ường tình dục (như bệnh lậu). Ở Pháp 30,2% lậu cầu đã kháng thuốc kháng sinh chính là ciprofloxacin. Tụ cầu khuẩn (staphylococcus): Gây ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn phổi và ngoài da, cả nhiễm khuẩn huyết. Ở Pháp 30% tụ cầu khuẩn đa kháng. Vi khuẩn lao: Ở Mỹ 30% bệnh nhân lao có vi khuẩn đa kháng. Trên thế giới mỗi năm vẫn có 2 triệu bệnh nhân lao bị chết vì thuốc bị kháng, không có tác dụng nữa. Các biện pháp hạn chế nguy cơ kháng thuốc kháng sinh
  5. Giảm mức tiêu thụ kháng sinh. Theo nhà khoa học Vincent Farlier, phụ trách Cơ quan quốc gia giám sát vi khuẩn đa kháng ở các bệnh viện ở Pháp, cho đến 1990, nhiều nhà khoa học nghĩ có thể tăng tốc, phát hiện và sản xuất nhiều kháng sinh mới. Thật ra cho đến năm 1950, chỉ có 2 loại kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau, ít hy vọng tìm kháng sinh mới. Các hãng thuốc cũng ít quan tâm đến vấn đề này vì đưa ra thị trường một thuốc kháng sinh mới tốn thời gian, tiền của và ít khả năng sinh lợi. Theo Vincent Farlier: “Nên giảm sự tiêu thụ kháng sinh để hạn chế sự xuất hiện hiện tượng kháng thuốc mới”. Biện pháp của WHO Theo WHO, hiện có ít nhất 30% đơn kê chữa bệnh do siêu khuẩn, không thuộc cách điều trị bằng kháng sinh. Từ tháng 10/2002, đã có test chẩn đoán nhanh bệnh viêm họng (3/4 trường hợp là do siêu khuẩn (virut)). Vậy mà ở Pháp mỗi năm 90% của 10 triệu bệnh nhân viêm họng vẫn có đơn dùng kháng sinh (do bệnh nhân đòi hỏi thầy thuốc kê đơn như vậy). Đã có những cuộc vận động trong y giới: “Kháng sinh không phải là tất yếu”. WHO từ 10 năm nay còn tìm cách giảm việc sử dụng kháng sinh dùng làm yếu tố tăng trưởng ở gia súc. Theo WHO, nếu không có biện pháp hiệu
  6. quả thì chỉ trong vòng 20 năm tới, các bệnh có thể chữa khỏi hiện nay như viêm họng, viêm tai, lao sẽ lại trở thành không chữa được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2