Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TĂNG HUYẾT ÁP VỚI BMI,<br />
VÒNG EO, TỈ SỐ EO MÔNG Ở NGƯỜI DÂN PHƯỜNG HÒA THẠNH<br />
QUẬN TÂN PHÚ<br />
Lê Thanh Chiến*, Lý Huy Khanh*, Đỗ Công Tâm*, Nguyễn Thị Thu Vân*,<br />
Đôn Thị Thanh Thủy*, Hà Thanh Yến Trang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Béo phì, biểu hiện qua đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI) là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết<br />
áp, góp phần làm biến cố tim mạch nặng hơn. Ngày nay, ngoài chỉ số khối cơ thể, vòng eo, tỉ số eo mông biểu<br />
hiện cho béo phì trung tâm được quan tâm trong bệnh lý tim mạch.<br />
Mục tiêu Khảo sát tỉ lệ béo phì, béo phì bụng, tỉ số eo mông ở bệnh nhân tăng huyết áp. Khảo sát mối<br />
tương quan giữa tăng huyết áp và béo phì, béo phì bụng, tỉ số eo mông.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu Bệnh _ Chứng.<br />
Kết quả: -Béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập với<br />
tăng huyết áp. Với BMI=21,7 thì độ nhạy là 76% và độ đặc hiệu là 63%. Ở nữ, với BMI=21,7 thì độ nhạy là<br />
78% và độ đặc hiệu là 66%. Ở nam, với BMI=24,36 thì độ nhạy là 40% và độ đặc hiệu là 88%. -Béo phì theo<br />
vòng eo làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 4,32 lần. Vòng eo là yếu tố nguy cơ độc lập với tăng huyết áp tâm<br />
thu. Với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là 79% và độ đặc hiệu là 54%. Ở nữ, với vòng eo =75,5 thì độ nhạy là<br />
79,6% và độ đặc hiệu là 57,5%. Ở nam, với vòng eo =87,5 thì độ nhạy là 39,7% và độ đặc hiệu là 84,5%. Béo phì theo tỉ số eo mông làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 3,2 lần. Tỉ số eo mông không phải là yếu tố nguy<br />
cơ độc lập với tăng huyết áp. Với WHR =0,82 thì độ nhạy là 77% và độ đặc hiệu là 48,8%. Ở nữ, với WHR<br />
=0,82 thì độ nhạy là 77,9% và độ đặc hiệu là 53,6%. Ở nam, với WHR =0,88 thì độ nhạy là 55,2% và độ đặc<br />
hiệu là 58,6%. -BMI, Vòng eo, tỉ số eo mông cao có khả năng ảnh hưởng đến tăng huyết áp. Trong đó BMI<br />
và vòng eo có độ chính xác khá tốt, còn tỉ số eo mông có độ chính xác trung bình. Trong 3 yếu tố, BMI là yếu<br />
tố nguy cơ độc lập, có mối tương quan và là yếu tố dự đoán cao nhất của tăng huyết áp so với vòng eo và tỉ<br />
số eo mông.<br />
Kết luận: Béo phì là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, chỉ số khối cơ thể là yếu tố đánh giá nguy cơ<br />
tăng huyết áp tốt nhất.<br />
Từ khóa: Tăng huyết áp, béo phì, chỉ số khối cơ thể, BMI, vòng eo, chỉ số eo mông.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEYING THE CORRELATION BETWEEN HYPERTENSION AND BODY MASS INDEX,<br />
WAIST CIRCUMFERENCE AND WAIST HIP RATIO OF PEOPLE IN HOA THANH WARD, TAN<br />
PHU DISTRIST<br />
Le Thanh Chien, Ly Huy Khanh, Do Cong Tam, Nguyen Thi Thu Van, Don Thi Thanh Thuy,<br />
Ha Thanh Yen Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 24 - 32<br />
Background: Obesity, as indicated by assessing body mass index (BMI) is a risk factor of hypertension,<br />
contributing to more severe cardiovascular events. Today, in addition to body mass index, waist<br />
circumference, waist hip ratio expression for central obesity are interested in cardiovascular disease.<br />
* Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương<br />
Tác giả liên lạc: BS.CKI. Lý Huy Khanh ĐT: 0913149483 Email: noskhanh31@hotmail.com<br />
<br />
24<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Objectives - Survey rates of obesity, abdominal obesity, waist hip ratio in patients with hypertension. Survey the relationship between hypertension and obesity, abdominal obesity, waist hip ratio.<br />
Method: Case-control study.<br />
Results: - Obesity by BMI increases the risk of hypertension was 5.9, BMI is an independent risk factor<br />
for hypertension. With BMI = 21.7, sensitivity: 76% and specificity: 63%. In women with BMI = 21.7,<br />
sensitivity: 78% and specificity: 66%. In men with BMI = 24.36, sensitivity: 40% and specificity: 88%. Obesity in waist increases the risk of hypertension was 4.32. Waist is an independent risk factor for systolic<br />
hypertension. With waist = 75.5, sensitivity: 79% and specificity: 54%. In women, the waist = 75.5,<br />
sensitivity: 79.6% and specificity: 57.5%. In men, the waist = 87.5, sensitivity: 39.7% and specificity:<br />
84.5%. - Obesity in waist hip ratio increase the risk of hypertension 3.2 times. Waist hip ratio is not an<br />
independent risk factor for hypertension. With WHR = 0.82, sensitivity: 77% and specificity: 48.8%. In<br />
women, the WHR = 0.82, sensitivity: 77.9% and specificity: 53.6%. In men with WHR = 0.88, sensitivity:<br />
55.2% and specificity: 58.6%. - BMI, waist, waist hip ratio highly likely affect hypertension. In that, BMI<br />
and waist have pretty good accuracy, and waist hip ratio has average precision. In the three factors, BMI was<br />
an independent risk factor, correlation and is the highest predictor of hypertension compared with waist<br />
circumference and waist hip ratio.<br />
Conclusion: Obesity is a risk factor of hypertension, body mass index is the element of risk assessment best<br />
hypertension.<br />
Key words: hypertension, obesity, body mass index, BMI, waist circumference, waist hip ratio.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề thời<br />
sự, là gánh nặng y tế. THA gây nhiều hậu quả<br />
nghiêm trọng: tai biến mạch máu não, thiếu<br />
máu cơ tim, suy tim, suy thận, tổn thương<br />
võng mạc,… Theo một số nghiên cứu gần đây,<br />
<br />
Mục tiêu<br />
- Khảo sát tỉ lệ béo phì, béo phì bụng, tỉ số<br />
eo mông ở bệnh nhân tăng huyết áp.<br />
- Khảo sát mối tương quan giữa tăng huyết<br />
áp và béo phì, béo phì bụng, tỉ số eo mông.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
tỉ lệ THA ở Việt Nam đang gia tăng, và các<br />
<br />
Đối tượng<br />
<br />
biến chứng của THA ngày một tăng.<br />
<br />
Người dân ≥25 tuổi sống ở phường Hòa<br />
Thạnh – Tân phú.<br />
<br />
Béo phì, biểu hiện qua chỉ số khối cơ thể<br />
(BMI) là một yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp,<br />
góp phần làm biến cố tim mạch nặng hơn.<br />
Ngày nay, ngoài BMI, vòng eo, chỉ số eo mông<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu Bệnh _ Chứng.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
<br />
biểu hiện cho béo phì trung tâm được quan<br />
<br />
Người dân được tầm soát tăng huyết áp<br />
<br />
tâm trong bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, chưa<br />
<br />
- Nhóm bệnh<br />
Người dân được chẩn đoán, hoặc đã được<br />
điều trị tăng huyết áp. Lấy đủ số lượng.<br />
<br />
có nhiều nghiên cứu nhiều về mối tương quan<br />
giữa các chỉ số nhân trắc này với tăng huyết áp<br />
ở Việt Nam.<br />
Béo phì chiếm tỉ lệ như thế nào và có mối<br />
tương quan với tăng huyết áp không. Trên cơ<br />
sở nghiên cứu này, xác định một số các yếu tố<br />
nguy cơ, làm cơ sở để tác động hạn chế THA.<br />
<br />
- Nhóm chứng<br />
Người dân đến tầm soát nhưng không bị<br />
tăng huyết áp. Bắt cập theo giới, tuổi, hút<br />
thuốc lá, hoạt động thể lực, ăn mặn, tiền sử có<br />
bệnh đái tháo đường, tiền sử có rối loạn<br />
chuyển hóa mỡ.<br />
<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương<br />
<br />
25<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
* Xác định tăng huyết áp: bệnh nhân được<br />
đo huyết áp ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 5<br />
phút có trị số huyết áp ≥140/90mmHg. Nếu có<br />
sự chênh lệch giữa 2 lần đo >5mmHg thì lấy<br />
<br />
C là một hằng số, liên quan đến sai sót loại<br />
I và II. Chọn α=0.05 và β=0.05.Tra bảng, C=13<br />
<br />
huyết áp trung bình của 2 lần đo. Hoặc bệnh<br />
<br />
OR: Giả thuyết rằng, tỉ số nguy cơ tăng<br />
huyết áp ở người béo phì bụng là 2.<br />
<br />
đang được điều trị.<br />
<br />
p: Tỉ lệ tăng huyết áp lưu hành p=0.20.<br />
N=676 người (338 người tăng huyết áp, 338<br />
người không tăng huyết áp).<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Người dân ≥25 tuổi, được đo huyết áp, hỏi<br />
tiền sử tăng huyết áp và quá trình điều trị, nếu<br />
đã điều trị ghi nhận trị số huyết áp cao nhất,<br />
giới, tuổi, hút thuốc lá, hoạt động thể lực, ăn<br />
mặn, tiền sử có bệnh đái tháo đường, tiền sử<br />
có rối loạn chuyển hóa mỡ.<br />
Phân 2 nhóm: có tăng huyết áp – không<br />
tăng huyết áp. Bắt cập theo giới, tuổi, hút<br />
thuốc lá, hoạt động thể lực, ăn mặn, tiền sử có<br />
bệnh đái tháo đường, tiền sử có rối loạn<br />
chuyển hóa mỡ. Người dân được cân nặng, đo<br />
chiều cao, vòng eo, vòng mông. Tính BMI, Tỉ<br />
số eo mông.<br />
Kỹ thuật đo<br />
<br />
* Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI)<br />
được tính bằng công thức: cân nặng chia<br />
cho chiều cao bình phương (Kg/m2). Phân loại<br />
BMI theo WHO 1997, có điều chỉnh cho người<br />
Việt Nam: Gầy (BMI