Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH TIMOLOL MALEATE 0,5% <br />
DÙNG TẠI CHỖ TRÊN TRẺ NHŨ NHI BỊ U MÁU VÙNG DA ĐẦU <br />
Phan Ngọc Quỳnh Anh*, Hoàng Văn Minh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mở đầu: U máu nhũ nhi là dạng lành tính thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, phát triển trong một năm đầu, <br />
sau đó thoái triển tự nhiên trong khoảng 2‐7 năm sau. Tuy nhiên, u máu thường không thoái triển hoàn toàn, trẻ <br />
có thể còn lại di chứng của u máu như mô sợi, sẹo, và/hoặc giãn mạch. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u <br />
máu, gần đây nhất là dùng dung dịch timolol thoa tại chỗ. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tác dụng <br />
của timolol 0,5% dùng tại chỗ trên bệnh nhi bị u máu vùng da đầu”. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhi dưới 9 <br />
tháng tuổi có u máu vùng đầu đến khám lần đầu tiên tại Trung tâm U máu – Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ <br />
sở 3. Trẻ được cho thoa dung dịch nhỏ mắt timolol maleate 0,5% hai lần/ngày trong ít nhất 6 tháng. Kết quả <br />
được đánh giá dựa trên thang điểm Investigator’s global assessment, bảng điểm tổng quan của phụ huynh và <br />
100‐mm visual analog scale (VAS). Mỗi trẻ được đo mạch, huyết áp, chiều cao và cân nặng vào lần đầu tiên và <br />
sau mỗi 4 tuần tái khám. Kết thúc quá trình điều trị, Cha Me/Người giám hộ trẻ sẽ được yêu cầu đánh giá về <br />
kích thước u máu, tăng và giảm sắc tố, khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ mức độ tin tưởng điều trị, các <br />
tác dụng phụ nếu có, khả năng mọc tóc vùng được thoa thuốc. <br />
Kết quả: Tổng cộng 14 trẻ được điều trị với timolol thoa tại chỗ. Sau 6 tháng, tỉ lệ u máu đáp ứng rất tốt là <br />
21,4% (3/14), đáp ứng tốt là 28,7% (4/14), đáp ứng trung bình là 21,4% (3/14), đáp ứng ít là 14,3% (2/14), đáp <br />
ứng rất ít là 1/14 (7,1%) chỉ 1 trường hợp u máu không giảm mà còn tăng kích thước, trường hợp này chiếm tỉ <br />
lệ 1/14 (7,1%). Không có tác dụng ngoại ý nào đáng kể ảnh hưởng đến trẻ. <br />
Kết luận: U máu nhũ nhi vùng da đầu được điều trị bằng phương pháp thoa timolol maleate 0,5% đạt kết <br />
quả khả quan và an toàn sau sáu tháng điều trị. Cần những nghiên cứu với quy mô lớn hơn để đánh giá và đưa <br />
ra khuyến cáo chung. <br />
Từ khóa: u máu nhũ nhi, da đầu, timolol maleate <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EVALUATE THE EFFECTS OF TOPICAL TIMOLOL MALEATE 0.5% <br />
FOR INFANTILE HEMANGIOMA ON THE SCALP <br />
Anh Quynh Ngoc Phan, Minh Van Hoang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 479 ‐ 484 <br />
Background: Infantile hemangioma (IH) is the most common tumor in infants. The lesions normally <br />
proliferate during the first year of life, after that the involutions naturally happen between 2‐7 years of age. IH, <br />
however, often does not completely resolve following involution. Children may be left with fibrofatty tissue, <br />
damaged skin, and/or telangiectasias. IH are managed with many different methods, recently the use of topical <br />
treatment with timolol. We report a series of 14 children treated IH on the scalp with topical application of timolol <br />
maleate 0.5% ophthalmic solution. <br />
Subjects and Method: prospective study, case series report. Under nine month‐old children were treated <br />
* Trung tâm U máu – Trường Đại học Y Dược TP.HCM <br />
Tác giả liên lạc: BS. Phan Ngọc Quỳnh Anh ĐT: 0903335041 <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Email: famy_bo@yahoo.com <br />
<br />
479<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
with the drops of timolol maleate 0.5% ophthalmic solution twice daily on the lesions at least during 6 months. <br />
Therapeutic effects were evaluated by an investigator’s global assessment, a patient/parent global score and the <br />
100‐mm visual analog scale (VAS) as well as heart rate, blood pressure, height and weight of the patients were <br />
also measured at first and every 4 week intervals. At the end of the study, parent/guardian was advised to assess <br />
about the cosmetically acceptable outcome, functional improvement, adverse reactions, alopecia… <br />
Result: There were 14 children treated with timolol application. After six months being treated with timolol <br />
maleate 0.5% ophthalmic solution, the ratio of lesions which had complete improvement was 21.4% (3/14), <br />
substantial change in 28.7% (4/14), moderate change in 21.4% (3/14), fair change in 14.3% (2/14), and 7.1% <br />
(1/14) remains in which their lesions had the minimal change, only one (7.1% ‐ 1/14) case did not change and the <br />
lesion was to be increasing in size. There were no adverse effects observed. <br />
Conclusion: Timolol maleate 0.5% ophthalmic solution had clinical efficacy and safety for the treatment <br />
of infantile hemangiomas locate on the scalp after 6 months. Larger studies on long‐ term treatment are <br />
needed to confirm these results. <br />
Keywords: infantile hemangiomas, scalp, timolol maleate <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
U máu nhũ nhi (IH – Infantile <br />
Hemangioma) là dạng u máu lành tính thường <br />
gặp nhất ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ 2 ‐ 3% ở trẻ mới <br />
sinh(7,10) và lên đến 10% ở trẻ dưới một tuổi, <br />
đặc biệt là vùng đầu cổ(1). Hiện nay, có nhiều <br />
phương pháp điều trị u máu nhũ nhi như <br />
dùng corticosteroids, pulse dye laser (PDL), <br />
uống β‐blocker… và mới đây nhất là việc sử <br />
dụng dung dịch timolol maleate 0,5%. Vì vậy, <br />
chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tác dụng <br />
của timolol 0,5% dùng tại chỗ trên bệnh nhi bị <br />
u máu vùng da đầu” với mục tiêu đánh giá <br />
hiệu quả của timolol 0,5% trên u máu vùng da <br />
đầu và khảo sát tác dụng ngoại ý của thuốc. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Báo cáo hàng loạt ca tiến cứu <br />
<br />
Tiêu chuẩn nhận bệnh <br />
Bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi, có u máu vùng <br />
đầu và đến khám lần đầu tiên tại Trung tâm U <br />
máu – Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 3; <br />
được sự chấp thuận và có chữ ký đồng thuận <br />
của Cha Mẹ/ Người bảo trợ để tham gia <br />
nghiên cứu; tuân thủ nguyên tắc điều trị trong <br />
suốt quá trình theo dõi. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
<br />
480<br />
<br />
Trẻ đã được điều trị u máu trước đó với các <br />
phương pháp khác; có bệnh lý hoặc các vấn đề <br />
sức khỏe mãn tính; u máu loét; u máu lớn hơn <br />
100cm2; sẹo vùng u máu; u máu đang nhiễm <br />
trùng; trẻ nhạy cảm với bất kì thành phần nào <br />
của Timolol; trẻ đang sử dụng thuốc beta‐<br />
blocker hoặc các thuốc ức chế men chuyển; Cha <br />
Mẹ/Người bảo trợ không đồng ý tham gia <br />
nghiên cứu hoặc không tuân thủ điều trị trong <br />
quá trình theo dõi. <br />
Sau khi giải thích và được sự chấp thuận của <br />
Cha Mẹ của bệnh nhi, họ sẽ được hướng dẫn <br />
thoa dung dịch timolol 0.5% hai lần mỗi ngày <br />
cho u máu vùng da đầu. Chụp hình kỹ thuật số <br />
để theo dõi diễn tiến u máu sẽ được thực hiện <br />
ngay lúc đầu và mỗi lần tái khám. Việc đánh giá <br />
kết quả sẽ dựa trên màu sắc, kích thước và độ <br />
dày u máu và theo bảng phân loại 100‐mm <br />
visual analog scale (VAS)(13) thang điểm ‐5 đến <br />
+5) cho người đánh giá độc lập dựa theo hình <br />
chụp kỹ thuật số ban đầu. Đánh giá diễn tiến u <br />
máu về sẹo, teo, tăng và giảm sắc tố dựa trên <br />
quan sát trực tiếp và thang điểm Investigator’s <br />
global assessment ((0) = không có, (1) = nhẹ, (2) = <br />
trung bình, (3) = nhiều), và tác dụng ngoại ý có <br />
thể xảy ra (ảnh hưởng tim mạch, hô hấp, hoạt <br />
động của trẻ); Kết thúc quá trình điều trị, <br />
Cha/Mẹ trẻ sẽ được yêu cầu đánh giá về kích <br />
thước u máu, tăng và giảm sắc tố, khả năng ảnh <br />
hưởng đến hoạt động của trẻ, các tác dụng phụ <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
nếu có và mức độ tin tưởng điều trị ((0) = không, <br />
(1) = nhẹ, (2) = trung bình, (3) = nhiều). <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Tổng số bệnh nhi có u máu vùng đỉnh đầu <br />
được tiến hành cho thoa dung dịch timolol <br />
0,5% là 14 trẻ, có độ tuổi từ 2 đến 6 tháng tuổi <br />
và thời gian theo dõi từ 6 đến 12 tháng. Trong <br />
đó tỉ số nam/nữ là 3/14 (21,4%). Có 2 bệnh nhi <br />
cân nặng lúc sinh