Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KHẢO SÁT YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY HẠ ĐƯỜNG HUYẾT <br />
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG <br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TIỀN GIANG <br />
Nguyễn Thị Ngọc Tiến, Tạ Văn Trầm <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Tai biến hạ đường huyết (HĐH) không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tăng chi phí điều trị, <br />
dẫn đến các tác động tiêu cực. <br />
Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây HĐH trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) đang điều trị tại <br />
bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. <br />
Kết quả: 55,2% phối hợp 2 thuốc ĐTĐ, insulin và nhóm Sulfonylurea chiếm tỉ lệ cao (46,1%, 44,7%). <br />
Glimepiride có tỉ lệ HĐH cao nhất (25%). Tỷ lệ tương tác thuốc khá cao là 32,9% theo trang Drugs.com với <br />
91,5% tương tác mức độ trung bình và 11,8% theo phần mềm Facts & Comparisons 4.0, với 100% tương tác <br />
mức độ 2. Cặp thuốc tương tác xuất hiện nhiều và gây nguy cơ HĐH cao là giữa Insulin và Aspirin. Có 8 yếu tố <br />
gây HĐH trong nhóm nghiên cứu là ăn ít, bỏ bữa, lấy sai liều thuốc, tăng liều thuốc, tiêu chảy, chích insulin sai <br />
giờ, uống rượu và do vận động thể lực quá mức. <br />
Kết luận: Có nhiều yếu tố nguy cơ gây HĐH. <br />
Từ khóa: Yếu tố nguy cơ, hạ đường huyết, đái tháo đường. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SURVEY RISK FACTORS OF HYPOGLYCEMIA IN DIABETIC PATIENT IN TIEN GIANG GENERAL <br />
HOSPITAL <br />
Nguyen Thi Ngoc Tien, Ta Van Tram <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 67 ‐ 74 <br />
Background: Hypoglycemia is not only affects health but also increase the cost of treatment, leading to a <br />
negative impact. <br />
Objective: Investigation of risk factors of hypoglycemia in diabetic patients is being treated in Tien Giang <br />
hospital <br />
Methods: Descriptive cross‐sectional study. <br />
Results: 55.2% coordination two diabetes medication, insulin and sulfonylurea groups accounted for a high <br />
proportion (46.1%, 44.7%). Glimepiride has the highest rate of hypoglycemia (25%). The rate of drug‐drug <br />
interactions is quite high with 32.9% to 91.5% according to Drugs.com site interactive medium level and 11.8% <br />
under Facts & Comparisons 4.0 software, with 100% interactive level 2. Pair drug interactions appear more and <br />
higher risk of hypoglycemia is between insulin and aspirin. There are 8 factors of hypoglycemia in the team is <br />
eating less, skipping meals, taking wrong dose, dose increase, diarrhea, insulin wrong time, drinking and physical <br />
activity by excess. <br />
Conclusion: There are many risk factors of hypoglycemia <br />
Keywords: Risk factors, hypoglycemia, diabetes <br />
<br />
* Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Tạ Văn Trầm <br />
<br />
** Sở Y tế Tiền Giang <br />
, ĐT: 0913 771 779 <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
, Email: tavantram@gmail.com <br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Bệnh ĐTĐ là một thách thức lớn đối với y <br />
học cũng như cho cộng đồng do số lượng người <br />
mắc bệnh ngày càng tăng nhanh và những biến <br />
chứng nặng nề kèm theo. Theo Liên đoàn ĐTĐ <br />
Thế giới (IDF: International Diabetes Federation) <br />
năm 2013, thế giới hiện có khoảng 382 triệu <br />
người mắc bệnh ĐTĐ (8,3% dân số), đã tăng gấp <br />
3 lần so với năm 2010 và dự kiến đến năm 2035 <br />
sẽ tăng lên 55% đạt đến số người mắc bệnh ĐTĐ <br />
là 592 triệu người (10,1%). Gánh nặng do bệnh <br />
ĐTĐ gây ra ngày một tăng, đặc biệt là ở các <br />
nước có thu nhập thấp và trung bình, cứ 4 trong <br />
5 người mắc bệnh thì thuộc những quốc gia này <br />
và Việt Nam là một trong những nước đó(4). <br />
Tại Việt Nam, bệnh viện Nội tiết Trung ương <br />
đã công bố tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng gấp 2 lần <br />
trong 10 năm qua (năm 2002 là 2,7% đến 2012 là <br />
5,78%). Đây là con số đáng báo động vì theo xu <br />
hướng chung tỉ lệ này cần phải mất 15 năm mới <br />
tăng gấp đôi(5). ĐTĐ trong giới y học gọi là “kẻ <br />
giết người thầm lặng” do diễn tiến bệnh thường <br />
âm ỉ, chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến <br />
chứng trên thần kinh, tim mạch và thị giác. Y <br />
học ngày nay đã tạo ra được nhiều nhóm thuốc <br />
điều trị mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Tuy <br />
nhiên, vẫn còn một số vấn đề đáng để chúng ta <br />
quan tâm, đặc biệt là tai biến HĐH với các triệu <br />
chứng run tay chân, vã mồ hôi, trầm trọng hơn <br />
là hôn mê hay tử vong. Theo nghiên cứu Accord, <br />
sự xuất hiện HĐH nặng là một trong những yếu <br />
tố dự báo mạnh nhất của tai biến tim mạch. <br />
Như vậy, tai biến HĐH không chỉ ảnh <br />
hưởng sức khỏe mà còn tăng chi phí điều trị, <br />
tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình, tạo <br />
cảm giác căng thẳng. Từ đó dễ dẫn đến các tác <br />
động tiêu cực trong quản lý, điều trị ĐTĐ khiến <br />
bệnh nhân không tuân thủ điều trị và sự miễn <br />
cưỡng tăng cường điều trị ở các nhân viên y tế. <br />
Nhằm mục đích hỗ trợ cho việc điều trị bệnh <br />
ĐTĐ đạt hiệu quả cao, an toàn và hạn chế đến <br />
mức thấp nhất tai biến HĐH mà căn bệnh này có <br />
thể gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với <br />
đề tài: “Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây HĐH trên <br />
<br />
68<br />
<br />
bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa <br />
Tiền Giang”. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
‐ Phân tích tình hình sử dụng thuốc và các <br />
tương tác thuốc làm tăng khả năng xảy ra tình <br />
trạng HĐH. <br />
‐ Xác định tỉ lệ các yếu tố nguy cơ gây <br />
HĐH ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Dân số chọn mẫu <br />
Bệnh nhân ĐTĐ bị HĐH vào khoa Cấp cứu <br />
bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang từ <br />
ngày 20/8/2013 đến ngày 1/7/2014. <br />
<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
‐ Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo các <br />
tiêu chuẩn ADA 2013. <br />
‐ Bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị ngoại trú <br />
bằng thuốc uống đơn thuần hoặc thuốc chích <br />
đơn thuần hay phối hợp cả hai, bị tình trạng <br />
HĐH phải nhập viện. <br />
‐ Xét nghiệm máu với kết quả đường huyết <br />
lúc nhập viện nhỏ hơn 70mg/dl và có hay không <br />
có kèm theo triệu chứng HĐH. <br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Bệnh nhân HĐH nhưng không mắc bệnh <br />
ĐTĐ; bệnh nhân ĐTĐ không dùng thuốc điều <br />
trị; bệnh nhân đang điều trị nội trú bị HĐH. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả. <br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu <br />
Phần mềm SPSS 16.0. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Tình hình sử dụng thuốc <br />
Các loại thuốc điều trị <br />
Bảng 1‐ Tần suất sử dụng các loại thuốc <br />
Số loại thuốc<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Số lượng<br />
3<br />
12<br />
15<br />
26<br />
15<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
3,9<br />
15,8<br />
19,7<br />
34,2<br />
19,7<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
Số loại thuốc<br />
7<br />
8<br />
Tổng<br />
Trung vị [min,max]<br />
<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
4<br />
5,3<br />
1<br />
1,3<br />
76<br />
100<br />
5 [2,8] loại<br />
<br />
Tình hình điều trị bệnh ĐTĐ <br />
Bảng 2‐ Đặc điểm về điều trị ĐTĐ <br />
Đặc điểm<br />
<br />
Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
Không<br />
7<br />
9,2<br />
Điều trị liên tục<br />
Có<br />
69<br />
90,8<br />
Bác sĩ<br />
63<br />
82,9<br />
Thuốc ĐTĐ được chỉ định<br />
Tự ý mua<br />
13<br />
17,1<br />
Không<br />
63<br />
84,8<br />
Dùng thuốc nam<br />
Có<br />
13<br />
15,2<br />
Không<br />
69<br />
90,8<br />
Dùng thuốc cặp ĐTĐ<br />
Có<br />
7<br />
9,2<br />
Bệnh nhân<br />
38<br />
50,0<br />
Phân liều thuốc<br />
Người nhà<br />
33<br />
43,4<br />
NV y tế<br />
5<br />
6,6<br />
<br />
Thuốc điều trị ĐTĐ <br />
Bảng 3‐ Chế độ điều trị ĐTĐ <br />
Chế độ<br />
1 thuốc<br />
Phối hợp 2 thuốc<br />
Phối hợp 3 thuốc<br />
Tổng<br />
Trung vị [Min,Max]<br />
<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ (%)<br />
23<br />
30,2<br />
42<br />
55,2<br />
11<br />
14,6<br />
76<br />
100<br />
2[1,3]<br />
<br />
Bảng 4‐Phối hợp giữa các thuốc HĐH <br />
Thuốc sử dụng<br />
Gliclazid 30mg<br />
Gliclazid 80mg<br />
Glimepiride 4mg<br />
Metformin 500mg<br />
Insulin<br />
Metformin+Insulin<br />
Metformin+Pioglitazone<br />
Metformin+Gliclazid<br />
Metformin+Glimepiride<br />
Metformin+Acarbose<br />
Acarbose+Insulin<br />
Acarbose+Glimepiride<br />
Acarbose+Gliclazid<br />
Gliclazid+Insulin<br />
Gliclazid+Pioglitazone<br />
Insulin+Pioglitazone<br />
Gliclazid+Metformin+ Acarbose<br />
Glimepiride+Metformi+Acarbose<br />
Metformin+Acarbose+ Insulin<br />
Metformin+Pioglitazone +Insulin<br />
<br />
Số lượng<br />
1<br />
1<br />
3<br />
3<br />
15<br />
8<br />
1<br />
4<br />
12<br />
4<br />
4<br />
2<br />
3<br />
2<br />
1<br />
1<br />
4<br />
2<br />
4<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
1,3<br />
1,3<br />
3,9<br />
3,9<br />
19,7<br />
10,5<br />
1,3<br />
5,2<br />
15,7<br />
5,2<br />
5,2<br />
2,6<br />
3,9<br />
2,6<br />
1,3<br />
1,3<br />
5,2<br />
2,6<br />
5,2<br />
1,3<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Thuốc sử dụng<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
76<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
100<br />
<br />
Bảng 5‐ Thuốc ĐTĐ được sử dụng và liều lượng <br />
Nhóm thuốc<br />
<br />
Số lượng Tỉ lệ %<br />
<br />
Insulin<br />
<br />
35<br />
<br />
46,1<br />
<br />
Sulfonylurea<br />
<br />
34<br />
<br />
44,7<br />
<br />
Gliclazid30mg<br />
Gliclazid80mg<br />
Glimepiride4mg<br />
Metformin500mg<br />
Pioglitazone30mg<br />
Acarbose50mg<br />
<br />
10<br />
5<br />
19<br />
41<br />
4<br />
21<br />
<br />
13,1<br />
6,6<br />
25<br />
53,9<br />
5,3<br />
27,6<br />
<br />
Viên, UI/kg/ngày<br />
Trung vị<br />
[min-max]<br />
0,71 ± 0,2<br />
2[1-2]<br />
2[1-2]<br />
1<br />
2[1-3]<br />
1<br />
2[1-3]<br />
<br />
Tương tác thuốc <br />
Số tương tác trên một bệnh nhân <br />
Bảng 6‐ Số lượng tương tác thuốc <br />
Drugs.com<br />
Facts & Comparisons<br />
Số tương<br />
Số tương<br />
Tần số Tỉ lệ (%)<br />
Tần số Tỉ lệ (%)<br />
tác<br />
tác<br />
1<br />
16<br />
64,0<br />
1<br />
8<br />
88,9<br />
2<br />
5<br />
20,0<br />
3<br />
2<br />
8,0<br />
2<br />
1<br />
11,1<br />
4<br />
2<br />
8,0<br />
Tổng<br />
25<br />
100,0<br />
Tổng<br />
9<br />
100,0<br />
<br />
Tương tác thuốc theo từng mức độ <br />
Bảng 7‐ Cặp tương tác làm tăng tác dụng HĐH theo <br />
mức độ tương tác <br />
Drugs.com<br />
Facts & Comparisons<br />
Tỉ lệ Mức tương Tần<br />
Mức tương<br />
Tần số<br />
Tỉ lệ (%)<br />
(%)<br />
tác<br />
tác<br />
số<br />
Nhẹ<br />
3<br />
8,5<br />
Mức 2<br />
10<br />
100%<br />
Trung bình<br />
32<br />
91,5<br />
Tổng số<br />
Tổng số<br />
35<br />
100,0<br />
10<br />
100,0<br />
tương tác<br />
tương tác<br />
<br />
Bảng 8‐ Cặp tương tác thuốc làm tăng tác dụng <br />
HĐH ở mức độ nhẹ (theo Drugs.com) <br />
Phối hợp<br />
Glimepiride+Clopidogrel<br />
Tổng<br />
<br />
Tần số<br />
3<br />
3<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
100<br />
100,0<br />
<br />
Bảng 9‐ Các tương tác thuốc làm tăng tác dụng <br />
HĐH ở mức độ trung bình (theo Drugs.com) <br />
Phối hợp<br />
Insulin+Aspirin<br />
Insulin+Chẹn beta<br />
Insulin+ACEI<br />
Insulin+Fenofibrat<br />
SU+Aspirin<br />
<br />
Số lượng<br />
7<br />
4<br />
3<br />
3<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
21,8<br />
12,1<br />
9,09<br />
9,09<br />
3,03<br />
<br />
69<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
Phối hợp<br />
SU+Chẹn beta<br />
SU+ACEI<br />
SU+Fenofibrat<br />
SU+NSAID<br />
Metformin+Chẹn beta<br />
Metformin+ACEI<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
3<br />
2<br />
3<br />
1<br />
2<br />
3<br />
32<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
9,09<br />
6,25<br />
9,09<br />
3,16<br />
6,06<br />
9,09<br />
100,0<br />
<br />
Bảng 10‐ Các tương tác thuốc làm tăng tác dụng <br />
HĐH ở mức độ 2 (theo Facts & Comparisons) <br />
Phối hợp<br />
Insulin+Aspirin<br />
SU+Aspirin<br />
SU+ACEI<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng<br />
7<br />
1<br />
2<br />
10<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
70<br />
10<br />
20<br />
100,0<br />
<br />
Các yếu tố nguy cơ gây HĐH <br />
Bảng 11‐ Các yếu tố nguy cơ gây HĐH <br />
Yếu tố<br />
Bỏ bữa<br />
Ăn kém<br />
Vận động thể lực nặng trước HĐH<br />
Uống rượu<br />
Tăng liều thuốc<br />
Lấy sai liều<br />
Tiêu chảy<br />
Chích insulin sai giờ<br />
Nguyên nhân khác<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
14<br />
18,4<br />
24<br />
31,5<br />
2<br />
2,6<br />
4<br />
5,3<br />
9<br />
11,8<br />
10<br />
13,2<br />
6<br />
7,8<br />
5<br />
6,6<br />
2<br />
2,8<br />
76<br />
100,0<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Tình hình sử dụng thuốc <br />
Các loại thuốc điều trị <br />
Trung bình mỗi bệnh nhân được chỉ định 5 <br />
loại thuốc, ít nhất là 2 loại và nhiều nhất là 8 loại. <br />
Trường hợp bệnh nhân phải dùng 5 loại thuốc <br />
điều trị mỗi ngày là chiếm tỉ lệ cao nhất với <br />
34,2%. Nguyên nhân bệnh nhân phải dùng <br />
nhiều loại thuốc vì đối tượng phần lớn là người <br />
cao tuổi nên có nhiều bệnh kèm theo. Bởi vậy, <br />
nguy cơ bệnh nhân gặp tương tác thuốc trong <br />
đơn là khá cao. Vấn đề tương tác không những <br />
ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu mà còn có khả <br />
năng gây ra nguy cơ HĐH vì tương tác thuốc <br />
làm tăng tác dụng HĐH của thuốc điều trị ĐTĐ. <br />
Vì thế, trong điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ, nhất là <br />
đối với bệnh nhân có nhiều bệnh đi kèm, thì cần <br />
<br />
70<br />
<br />
lưu ý nguy cơ HĐH do tương tác khi phối hợp <br />
nhiều thuốc. <br />
<br />
Tình hình điều trị ĐTĐ <br />
Sự tuân thủ điều trị: Bệnh nhân trong nghiên <br />
cứu có sự tuân thủ điều trị khá tốt với 90,8% có <br />
tham gia điều trị liên tục. Kết quả sự tuân thủ <br />
điều trị phù hợp với giá trị mức đường huyết lúc <br />
đói trung bình và HbA1c trung bình được đo <br />
gần lúc xảy ra HĐH nhất, lần lượt là 137,6 mg/dl <br />
và 7,1%. <br />
Chỉ định thuốc: Phần lớn các toa thuốc mà <br />
bệnh nhân sử dụng là do được bác sĩ chỉ định <br />
nhưng cũng có 17,1% trường hợp bệnh nhân tự <br />
ý mua theo sự giới thiệu của người quen và <br />
15,2% bệnh nhân tự dùng thêm các loại thuốc <br />
nam. Vì thuốc do bệnh nhân tự mua nên thường <br />
sẽ không đúng với tình trạng bệnh và có khả <br />
năng dùng quá liều do thiếu chỉ dẫn về liều <br />
lượng và cách dùng từ bác sĩ. Vì vậy những đối <br />
tượng này thường có nguy cơ HĐH cao. Điều <br />
này nên được giải thích cho bệnh nhân hiểu để <br />
bệnh nhân có tuân thủ điều trị tốt hơn. Bên cạnh <br />
đó có 9,2% bệnh nhân tự dùng thêm thuốc cặp <br />
tiểu đường của Trung Quốc. Thuốc này có chứa <br />
Glibenclamid và thành phần bị cấm lưu hành là <br />
Phenformin. Việc sử dụng Phenformin kéo dài <br />
làm bệnh nhân có thể bị suy thận và hôn mê do <br />
nhiễm acid lactic. Đối với những bệnh nhân đã <br />
bị suy thận, việc dùng thuốc sẽ làm cho tình <br />
trạng suy thận xảy ra nặng hơn. Ngoài ra do việc <br />
tự ý dùng thêm thuốc cặp cùng với thuốc điều <br />
trị chính nên không tránh khỏi tình trạng đường <br />
huyết hạ quá mức. Điều này sẽ gây nguy hiểm <br />
cho bệnh nhân nên cần thiết có sự cảnh báo để <br />
bệnh nhân phòng tránh. <br />
Phân liều thuốc uống, thuốc tiêm: Trong việc <br />
phân chia liều thuốc mỗi ngày, phần lớn là do <br />
bệnh nhân và người nhà thực hiện với tỉ lệ lần <br />
lượt là 50%, 43,4%. Vì người thực hiện thao tác <br />
phân liều thuốc ngoài đối tượng sử dụng trực <br />
tiếp là bệnh nhân thì người nhà bệnh nhân cũng <br />
có vai trò quyết định trong việc bệnh nhân sử <br />
dụng đúng thuốc và đúng liều nên việc tư vấn <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 <br />
cần thiết áp dụng cho cả đối tượng người nhà <br />
bệnh nhân. <br />
<br />
Các loại thuốc ĐTĐ sử dụng trong nhóm bệnh <br />
nhân <br />
Mỗi ngày bệnh nhân dùng trung bình 2 <br />
thuốc HĐH, ít nhất 1 loại và nhiều nhất là 3 loại. <br />
Trong nhóm bệnh nhân dùng đơn trị, insulin <br />
được sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ là 19,7%. Chế <br />
độ điều trị bệnh ĐTĐ thường gặp nhất là dạng <br />
phối hợp từ 2 thuốc trở lên với 69,8%. Trong đó, <br />
dạng phối hợp 2 thuốc nhiều hơn dạng phối hợp <br />
3 thuốc với tỉ lệ lần lượt là 55,2% và 14,6%. Hai <br />
nhóm thuốc thường được dùng chung là nhóm <br />
Biguanid và nhóm Sulfonylurea với tỉ lệ là <br />
26,1%, trong đó kết hợp nhiều nhất 15,7% là giữa <br />
Metformin và Glimepiride. Tỉ lệ có phối hợp <br />
thuốc thường cao bởi vì đa số bệnh nhân là bệnh <br />
ĐTĐ typ 2 có thời gian mắc bệnh lâu năm nên <br />
cần phải kết hợp thuốc để ổn định đường huyết. <br />
Trong nhóm bệnh nhân bị HĐH, thuốc dạng <br />
uống được sử dụng nhiều nhất là Metformin <br />
53,9%, kế đến là Sulfonylurea 44,7%, Acarbose <br />
27,6% và ít nhất là Pioglitazone 5,3%. Tỉ lệ này <br />
cho thấy chế độ điều trị phù hợp với hướng dẫn <br />
điều trị ĐTĐ của IDF 2013. Ngoài ra khi xem xét <br />
số viên thuốc mỗi loại nhận thấy rằng liều lượng <br />
dùng là tương đối cao vì thường đa số trường <br />
hợp có kết hợp từ 2 thuốc trở lên. Có 44,7% <br />
trường hợp bệnh nhân bị HĐH do dùng <br />
Sulfonylurea, chiếm tỉ lệ cao, là do Sulfonylurea <br />
vẫn kích thích tiết insulin từ tụy dù mức đường <br />
huyết đang hạ thấp, điều này càng làm suy giảm <br />
nặng hơn đáp ứng glucagon(1). Trong nhóm <br />
Sulfonylurea thì Glimepiride là thuốc có tỉ lệ <br />
HĐH cao với 25% trường hợp, nguyên nhân có <br />
thể do thuốc có thời gian tác dụng kéo dài so với <br />
những thuốc khác cùng nhóm nên nguy cơ <br />
HĐH xảy ra cao hơn. <br />
Tỉ lệ insulin trong dạng đơn chất hay phối <br />
hợp là 46,1%. Như vậy cứ 2 bệnh nhân thì sẽ có 1 <br />
người phải sử dụng insulin, vì dạng thuốc tiêm <br />
khó phân liều nên có nguy cơ là nhiều bệnh <br />
nhân sẽ lấy sai liều dẫn đến HĐH. Liều insulin <br />
trung bình 0,71 ± 0,2 UI/kg/ngày, do phần lớn <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trường hợp insulin được dùng chung với thuốc <br />
dạng uống nên liều trung bình của insulin là <br />
tương đối cao. Trong trường hợp bệnh bệnh <br />
nhân có chế độ dinh dưỡng kém thì sẽ dễ xảy ra <br />
tình trạng HĐH hơn. <br />
Kết quả tỉ lệ HĐH cao do insulin tương tự <br />
với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bích <br />
Phượng(8) là 37,5% hay tác giả Miller tiến hành <br />
trên1055 BN người Mỹ da đen bị ĐTĐ typ 2 thì tỉ <br />
lệ là 30%(7). Nguyên nhân HĐH thường gặp ở <br />
bệnh nhân dùng insulin do trong cơ thể bệnh <br />
nhân mất đi cơ chế bảo vệ. Khi tụy giảm tiết <br />
insulin, insulin từ vị trí tiêm sẽ vào máu và nồng <br />
độ trong máu không chịu ảnh hưởng của các <br />
yếu tố điều hòa nội sinh trong cơ thể. Do đó <br />
insulin trong máu sẽ không giảm khi đường <br />
huyết giảm và HĐH sẽ dễ xảy ra hơn. Như vậy, <br />
đối tượng bệnh nhân ĐTĐ typ 1, typ 2 có dùng <br />
insulin nên được chú ý hơn về nguy cơ HĐH. <br />
<br />
Tương tác thuốc <br />
Số tương tác trên một bệnh nhân: Vì phần lớn <br />
bệnh nhân trong nghiên cứu ngoài mắc bệnh <br />
ĐTĐ thì có kèm theo những bệnh khác như cao <br />
huyết áp, rối loạn lipid, bệnh tim mạch… nên có <br />
nhiều nguy cơ xảy ra tương tác giữa các thuốc. <br />
Trong nghiên cứu này chỉ xét đến cặp thuốc <br />
tương tác làm tăng tác dụng HĐH của thuốc <br />
ĐTĐ, số lượng tương tác thuốc trên một bệnh <br />
nhân càng cao thì nguy cơ HĐH trên bệnh nhân <br />
sẽ càng lớn. <br />
Tỉ lệ tương tác thuốc làm tăng tác dụng HĐH: <br />
Theo trang Drugs.com, có 32,9% toa thuốc xảy ra <br />
tương tác. Trong đó tương tác mức độ trung <br />
bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 91,5%. Còn theo <br />
trang Facts & Comparisons 4.0, tỉ lệ toa thuốc có <br />
xảy ra tương tác là 11,8% và 100% trường hợp <br />
xảy ra ở mức 2‐ là mức tương tác làm nặng hơn <br />
tình trạng bệnh nhân. Tỉ lệ tương tác làm tăng <br />
tác dụng của thuốc ĐTĐ trong phần mềm FC 4.0 <br />
xảy ra ít hơn so với kết quả của trang web <br />
Drugs.com. Nguyên nhân số lượng cặp thuốc <br />
giảm đi vì theo FC không xảy ra tương tác giữa <br />
nhóm chẹn Beta với Insulin, SU, Metformin, giữa <br />
nhóm ACEI với Insulin, Metformin, giữa nhóm <br />
<br />
71<br />
<br />