intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi tài sản bảo đảm… không đảm bảo

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

123
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách thức nước Mỹ xử lý nợ xấu trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008, về nguyên lý, có phần nào giống những gì chúng ta đang muốn làm: mua lại các tài sản có vấn đề, bán lại hoặc nắm giữ tùy thuộc từng loại tài sản để giúp cho thị trường không rớt giá tiếp và khi thị trường phục hồi sẽ bán ra để thu hồi vốn. Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam có thể áp dụng cách thức trên hay không có liên quan đến thực trạng các tài sản có vấn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi tài sản bảo đảm… không đảm bảo

  1. Khi tài sản bảo đảm… không đảm bảo Cách thức nước Mỹ xử lý nợ xấu trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008, về nguyên lý, có phần nào giống những gì chúng ta đang muốn làm: mua lại các tài sản có vấn đề, bán lại hoặc nắm giữ tùy thuộc từng loại tài sản để giúp cho thị trường không rớt giá tiếp và khi thị trường phục hồi sẽ bán ra để thu hồi vốn. Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam có thể áp dụng cách thức trên hay không có liên quan đến thực trạng các tài sản có vấn đề, các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, mà đến nay vẫn chưa được làm rõ. Nợ quá hạn của ngân hàng sẽ trở thành nợ xấu và đặc biệt trở thành nợ có khả năng mất vốn khi các tài sản bảo đảm có vấn đề. Một phần nguyên nhân của vấn đề này là cơ chế xử lý tài sản bảo đảm còn bất cập. Hệ thống ngân hàng cần sự hỗ trợ từ các cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý đúng thời gian, công bằng và đúng bản chất giao dịch. Tuy nhiên, tình trạng không xử lý được tài sản bảo đảm còn xuất phát từ chính các tài sản này, như có tranh chấp về sở hữu, bị bán cho bên thứ 3 hoặc được thế chấp nhiều lần... Trong số 80% nợ xấu được bảo đảm bằng bất động sản, chưa rõ tình trạng ra sao, như tỷ lệ nhà đất có thể xử lý được, có giấy tờ giả, vướng mắc về sở hữu, không đăng ký giao dịch bảo đảm, không lập hợp đồng thế chấp… là bao nhiêu. Từng có rất nhiều trường hợp, khi có nợ quá hạn, ngân hàng đi kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm mới phát hiện tại địa chỉ nhà đất thế chấp không có nhà và cũng không có giấy tờ đất nào như trong hồ sơ vay vốn. Cũng có những vụ ngân hàng không lập hợp đồng thế chấp có công chứng,
  2. dẫn đến khách hàng nại ra rằng hợp đồng thế chấp vô hiệu. Thậm chí, trong một vụ việc tranh chấp đang trong quá trình giải quyết, ngân hàng sau khi nhận tài sản thế chấp là nhà đất thì không rõ vì lý do gì đã cởi bỏ thế chấp, dẫn đến tình trạng khách hàng không chịu trả nợ, ngân hàng không có gì để xử lý. Có trường hợp DN thế chấp nhà xưởng và không trả được nợ, ngân hàng không có cách nào để phát mại được nhà xưởng đó. Bán một dây chuyền sản xuất không dễ như bán các tài sản khác… Muôn vàn tình huống trong thực tế khiến ngân hàng không thể xử lý tài sản bảo đảm là nhà đất, nguyên nhân có thể là chủ quan, từ cả phía ngân hàng và doanh nghiệp, hoặc do khách quan. Gần đây, xảy ra việc một nhóm các ngân hàng “tranh” nhau kho hàng của một DN ngành thép. Các ngân hàng nhận tài sản thế chấp là kho hàng mà không hề biết rằng DN đã cầm cố rất nhiều lần kho hàng này để vay vốn. Đây là tình huống thường xuyên gặp phải khi các ngân hàng cho DN vay và nhận tài sản bảo đảm là kho hàng. Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, nếu lỡ “cầm nhầm” giấy tờ giả, ngân hàng sẽ chịu thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng do các giao dịch này tuy không nhiều song đều có giá trị lớn. Vụ Huỳnh Thị Huyền Như là điển hình cho dạng này, các đối tượng đã làm giả hợp đồng tiết kiệm, giấy tờ xác nhận số dư tại một ngân hàng rồi đem đi thế chấp tại các ngân hàng khác. Một tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam là tài sản của nhiều người được một người đứng tên hoặc đứng tên hộ, dẫn đến tài sản bảo đảm có tranh chấp về sở hữu và ngân hàng không thể xử lý. Trong các trường hợp này, chỉ Tòa án mới có thể đưa ra phán quyết về chủ sở hữu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2