Khoá luận: đường thi trong SGK PT ở Việt Nam
lượt xem 22
download
“Lịch sử văn học Việt Nam phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh đặc thù dân tộc đồng thời luôn có quan hệ mật thiết với các nền văn hoá, văn học ngoài biên giới của đất nước. Đó là mối quan hệ có tính vĩ mô trên dòng thời gian lịch sử từ cổ chí kim và không gian từ khu vực đến toàn thế giới” (Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Đặng Thanh Lê, tạp chí văn học số 1 năm 1992 , trang 1)....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận: đường thi trong SGK PT ở Việt Nam
- z Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Khoá luận: đường thi trong SGK PT ở Việt Nam 1
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Mục lục 1. Lý do lựa chọn đề tài:............................................................................. 3 2. Mục đích nghiên cứu:............................................................................. 6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:......................................................7 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:.........................................................7 5. Đóng góp của đề tài:.............................................................................. 8 6. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................8 7. Cấu trúc đề tài:....................................................................................... 9 Chương một: QUÁ TRÌNH ĐƯỜNG THI ĐƯỢC ĐƯA VÀO GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM...............................9 Ngữ văn và văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông ...........9 Văn học Trung Quốc và mối quan hệ với Văn học Việt Nam .............10 Đường thi được đưa vào nội dung giảng dạy ở Ngữ văn Phổ thông ..11 1.4. Mô tả phần nội dung Đường thi được đưa vào chương trình SGK phổ thông ở Việt Nam: ..........................................................................15 Chương hai: HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY ĐƯỜNG THI TRONG SGK PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM...................................................................... 53 2.2. Một số nguyên nhân chi phối nội dung giảng dạy Đường thi......69 2.2.1. Bối cảnh văn hoá xã hội............................................................69 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 81 2
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: “Lịch sử văn học Việt Nam phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh đặc thù dân tộc đồng thời luôn có quan hệ mật thiết với các n ền văn hoá, văn học ngoài biên giới của đất nước. Đó là mối quan hệ có tính vĩ mô trên dòng thời gian lịch sử từ cổ chí kim và không gian từ khu vực đến toàn th ế giới” (Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực , Đặng Thanh Lê, tạp chí văn học số 1 năm 1992 , trang 1). Nằm trong văn hoá vùng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, văn chương nước ta từ khi ra đ ời văn học viết đã thể hiện sự hấp thụ sáng tạo những tinh hoa của đất nước thi ca này. “Giai đoạn từ thế kỉ X trở về trước là giai đoạn th ịnh đ ạt c ủa văn chương bác học theo thể chế, khuôn thước thơ Đường, Tống gồm thơ, phú và rất ít cổ văn” (Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - Cách tân - Sáng t ạo , Bùi Duy Tân, Tạp chí văn học, số 1 năm 1992, trang11 ). Kể cả sau này, khi nền văn học Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại hoá, chúng ta vẫn lưu giữ những nét tinh hoa hấp thụ từ thi ca Trung Quốc. Nói khác đi, dấu vết ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa trong th ơ văn n ước nhà vẫn không mất hẳn. Nó đã chuyển thành một mạch ngầm văn hoá nuôi dưỡng hồn dân tộc ta. Việc nghiên cứu để khẳng định vai trò, ý nghĩa của nh ững tác đ ộng tích cực từ thơ văn Trung Quốc đã được chú ý từ thời giai đoạn văn h ọc vi ết dân tộc hình thành không được bao lâu. Trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung, lí luận phê bình nói riêng, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và văn học nước ngoài nói riêng được thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trước đến nay, chúng ta ch ỉ mới quan tâm đến việc xem xét những yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng của văn tàu đối 3
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam với văn ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy Th ơ văn Trung Quốc được tiến hành như thế nào lại chưa chiếm một sự quan tâm xứng đáng. Đây có thể nói là một sự thiếu sót cần phải được bổ khuyết để việc nghiên cứu lịch sử tiếp nhận văn chương nước ngoài ở nước ta có một cái nhìn toàn vẹn. Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi ch ỉ có th ể đi vào một mảng nhỏ trong công việc giảng dạy, qua đó phần nào thấy đ ược đời sống của văn chương Trung Quốc trong chương trình dạy học của nhà trường Việt Nam. Đó là : Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam. Công việc này không thể tiến hành tách biệt và cô lập v ới sự xem xét mục tiêu, chính sách và chương trình giáo dục phổ thông của nền giáo d ục nước nhà. Lịch sử vấn đề: Trong chương trình môn Ngữ văn PTCS và PTTH, Đường thi là m ột trong số những nội dung văn học nước ngoài được chọn đưa vào giảng dạy. Có một vấn đề đặt ra: Đường thi có giá trị như th ế nào trong vai trò định hướng và giáo dục nhân cách cho học sinh? Liệu việc đưa Đường thi vào chương trình giáo khoa giảng dạy có phải chỉ đơn thuần cho phong phú nội dung văn học thế giới để giới thiệu cho Học sinh? Thực tế lịch sử đất nước Trung Hoa nói riêng, lịch sử nhân loại nói chung đã minh chứng cho sức sống của Đường thi - một tinh hoa c ủa văn h ọc nhân loại, vì thế việc giảng dạy nhằm mục đích giúp HS hiểu và trân trọng một giá trị văn hoá tinh thần đẹp. Từ đó giáo dục các em biết suy nghĩ, diễn đạt ý vị, tinh tế, kiệm lời. Tuy nhiên, đây là một nội dung khó vì gặp trở ngại c ủa ngôn ngữ. Ch ữ Hán là thứ ngôn ngữ tượng hình, thể hiện tư duy cổ của người Trung Hoa, xa lạ đối với HS. Việc giảng dạy nội dung này hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của người biên soạn, như tâm nguyện của người thầy. 4
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc giảng dạy Đ ường thi có thể xét đến là: chưa một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể để thấy vai trò của Đường thi trong chương trình NGữ văn và ý nghĩa của việc giới thiệu những tác giả, tác phẩm đưa vào chương trình SGK. Trong quá trình làm việc, chúng tôi lác đác bắt gặp những bài tiểu luận, những ý kiến đả động tới công việc giảng dạy Đường thi trong nhà trường phổ thông nước ta. Ví dụ: Giảng văn học Châu átrong trường phổ thông ( T.S Nguyễn Thị Bích Hải ), Văn học Trung Quốc với nhà trường - tập tiểu luận ( PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp ) trong đó có một bài duy nh ất tr ực ti ếp bàn t ới v ấn đ ề thơ Đường trong chương trình phổ thông là: Cái vỏ hình thức thơ Đường trong sách giáo khoa văn học (Trang 248), Bình giảng thơ Đường (T.S Nguyễn Thị Bích Hải), trong đó có phần Vị trí của thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông… Các bài viết đã có công đề cập tới một lĩnh vực quan trọng trong gi ảng dạy cho HSPT, nhiều bài viết đã có những nhận xét xác đáng về mặt ưu điểm và hạn chế của công tác giảng dạy Đường thi.Tuy nhiên các bài viết đó chủ yếu xem xét vấn đề theo quan điểm của Lí luận ph ương pháp d ạy h ọc b ộ môn Ngữ văn. Chưa có một tác phẩm nào tìm hiểu lịch sử việc đưa nội dung văn học đặc sắc này vào sách giáo khoa để qua đó thấy được côi nguồn sâu xa chi phối công tác biên soạn sách, một cơ s ở để ti ến hành đ ổi m ới ph ương pháp dạy học. Một trong các nhân tố hàng đầu quy đinh chính là các quan điểm mới về lí luận văn học. N. S. Sécnưsepski đã nhận định một cách đúng đắn là: Không có lịch sử của đối tượng thì cũng sẽ không có lí luận về nó. Do đó kì vọng của chúng tôi là đưa ra một cái nhìn có tính l ịch s ử đ ối v ới S ố phận Đường thi trong đời sống của nó ở Việt Nam, được giói hạn lại trong khuôn khổ giáo dục phổ thông. Tính cấp thiết của vấn đề: Một trong những biểu hiện cho việc cải cách giáo dục chính là n ỗ l ực đổi mới chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học. Cải tiến SGK 5
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam nhằm giải quyết một vấn đề trung tâm của cải cách giáo dục. Môn Ngữ văn không nằm ngoại lệ. Việc tìm hiểu nội dung biên soạn và nh ững bi ến đ ổi của nội dung này qua một quãng thời gian dài là công việc cần thiết giúp người nghiên cứu thấy sự biến đổi của phương pháp dạy học tương ứng. Dạy học Ngữ văn trong nhà trường cũng là m ột trong nh ững hình th ức tiếp nhận văn học, hơn thế còn là con đường tiếp nhận chính thống, có định hướng và chịu ảnh hưởng của tưởng chính trị. Và nghiên cứu Đường thi trong toàn bộ chương trình SGK phổ thông là một trong những công việc có ý nghĩa to lớn cần tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay góp phần giúp giáo viên vững vàng kiến thức chuyên môn, làm tiền đề cho việc phát huy hi ệu qu ả phương pháp dạy học mới. Dựa trên cơ sở tiếp thu những lí thuyết được giới thiệu gần đây ở Vi ệt Nam, quan trọng nhất là lí thuyết về thi pháp h ọc hiện đ ại, trong đó m ới nh ất là lí luận về mỹ học tiếp nhận, chúng tôi hy vọng tái hi ện và mô t ả đ ược phần nào diện mạo quá trình tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam, cụ thể trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó cung cấp thêm ít nhiều tư liệu giúp cho việc lí giải đời sống văn học dân tộc. Bản thân là một Sinh viên sư phạm ngành Ngữ văn, th ấy đ ược ý nghĩa của việc nghiên cứu chương trình SGK bộ môn có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tìm phương pháp dạy học hiệu quả. Đối với nội dung Đường thi, đ ể m ột giờ dạy hiệu quả đòi hỏi nỗ lực lớn của giáo viên để tìm hiểu v ề bài h ọc và những vấn đề văn hoá, văn học cổ Trung Quốc và nhất là nội dung Đường thi. 2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc Tìm hiểu Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam qua những giai đoạn những năm 1990 đến nay, chúng tôi muốn đưa ra nh ững 6
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam đánh giá và tổng kết về sự lựa chọn cũng như sự thay đổi của nội dung Đường thi trong bối cảnh đổi mới chương trình và SGK hiện thời. Giảng dạy Ngữ văn là công việc tiếp nhận văn học và đ ịnh h ướng ti ếp nhận văn học cho HSPT. Chương trình SGK sẽ là căn cứ rõ nh ất đ ể nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận văn học theo h ướng chính th ống trong nhà trường được triển khai như thế nào. Sự biến đổi của nội dung chương trình phản ánh mức độ thích ứng giữa thực tế giảng đạy với lí luận mới về ti ếp nhận văn học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Chương trình SGK môn Ngữ văn THCS và PTTH phần văn học cổ Trung Quốc: Thơ Đường - Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Đường thi trong SGK Ngữ văn và nội dung Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Nhiệm vụ: - Mô tả nội dung Đường thi đưa vào giảng dạy ở PT từ nh ững năm 1980. - Mô tả và phân tích nội dung phần Hướng dẫn học bài trong SGK qua từng năm. - Lý giải sự thay đổi của nội dung ch ương trình theo các ph ương di ện: Văn hoá xã hội, ý thức chính trị, sự thay đổi của lí luận tiếp nhận văn học… 4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu: Mục đích ban đầu của chúng tôi là có một cái nhìn toàn diện và h ệ thông svề nội dung Đường thi từ những năm đầu tiên được đưa vào gi ảng dạy ở chương trình môn văn trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên do nhi ều 7
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam hạn chế về vấn đề tư liệu, phạm vi khảo sát của chúng tôi sẽ là SGK: khoảng thời gian từ 1989 đến nay. Chúng tôi chia Phạm vi này thành 3 hệ: - SGK trước 1990 - SGK từ 1990 - 2000 - SGK thí điểm và bộ mới (hiện hành) 5. Đóng góp của đề tài: 5.1. Đề tài là một sự cố gắng của người viết bằng cái nhìn lịch sử và hệ thống nhằm chỉ ra đặc điểm và những nét mới trong cách lựa chọn, trình bày và Hướng dẫn tìm hiểu Đường thi trong SGK văn . Đồng thời, việc giải quyết đề tài trên cơ sở xem xét chương trình Ngữ văn trong mối quan h ệ v ới sự phát triển của lí luận văn học hiện đại, chúng tôi mong mu ốn làm m ột công việc thiết thực đối với nghề nghiệp của mình là nắm được bản ch ất của thực tế thay đổi chương trình và SGK nói chung để phát huy hiệu qu ả phương pháp dạy học mới. 5.2. Với những kết quả thu được, đề tài không chỉ cho chúng ta một cái nhìn hệ thống về câu chuyện Đường thi được giảng dạy ở Việt Nam như thế nào. Hơn thế, đây sẽ là một gợi ý để những công trình sau này của giới nghiên cứu có thể vận dụng làm sáng rõ vấn đề tiếp nhận Đường thi nói riêng và Văn học nước ngoài nói chung trong nhà trường phổ thông Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Mô tả. - Thống kê - Phân tích - Lí giải 8
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam 7. Cấu trúc đề tài: Ngoài Phần mở đầu và phần kết luận, nội dung có 2 chương Chương I: Quá trình Đường thi được đưa vào giảng dạy trong ch ương trình Ngữ văn PT ở Việt Nam. Chương II: Hướng dẫn Giảng dạy Đường thi trong SGK Ngữ văn ph ổ thông ở Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG Chương một: QUÁ TRÌNH ĐƯỜNG THI ĐƯỢC ĐƯA VÀO GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM Ngữ văn và văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông Trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn là một môn học có v ị trí đặc biệt, có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức về tiếng Vi ệt và văn học, hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Qua đây, các em còn được trang bị những hiểu biết về văn hoá, xã hội, lịch sử, đời sống tinh thần và tình cảm của mỗi con người.Thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt văn hoá và các tác phẩm văn học, môn học có khả năng làm giàu xúc cảm th ẩm mĩ, đ ịnh h ướng thị hiếu lành mạnh và phát triển cá tính cho học sinh. Nh ưng trước hết, khi học xong chương trình Ngữ văn phổ thông, các em đã có được cái nhìn mới mẻ và ngợi ca nền văn học trong nước và có những hiểu biết nhất định về văn học trên thế giới. Những tác phẩm văn học nước ngoài đưa vào chương trình được lựa chọn kĩ lưỡng do đó đều là những đỉnh cao của văn h ọc các n ước. Các tác 9
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam phẩm đó không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về mặt tư tưởng và phẩm chất nghệ thuật mà còn có khả năng minh hoạ cho quá trình phát triển của lịch sử văn học thế giới qua các thời đại. Mặc dù chúng dường như tòn tại độc lập với nhau, trải rộng theo phạm vi không gian và kéo dài theo th ời gian nh ưng trong SGK đã được sắp xếp theo trật tự nhất định: Trật tự th ời gian và do đó ph ần nào tương ứng với các hiện tượng của văn học Việt Nam được xếp theo ti ến trình lịch sử. Văn học cổ Trung Quốc là phần nội dung trọng yếu được giới thi ệu trong chương trình bao quát ở các thể loại: Thơ, truyện ngắn, ti ểu thuy ết. Việc dạy và học văn học Trung Quốc trong trường ph ổ thông sẽ giúp h ọc sinh hiểu thêm về đặc trưng văn học nước mình. Văn học Trung Quốc và mối quan hệ với Văn học Việt Nam “Sự hân thưởng văn chương nước ngoài có 2 điều kiện : một là sự quen biết giữa hai dân tộc, hai là sự tương tự về ngôn ngữ của hai quốc gia” (Nguyễn Tuyết Hạnh - Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam ). Việt Nam hội tụ đủ 2 điều kiện đó nên sự ảnh hưởng, giao lưu và tiếp nhận với văn h ọc Trung Hoa rất hợp quy luật. “Giao lưu và tiếp nhận ảnh hưởng cấp vùng là một th ực t ế hi ển nhiên của văn hoá và văn học Việt Nam thời trung đại, hiển nhiên đến nỗi sự mô tả nền văn hoá trung đại mà không chú ý đến thực tế đó sẽ d ẫn đ ến c ự hi ểu biết một cách hời hợt nông cạn nền văn học dân tộc” (Trần Nho Thìn: Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá , Tr. 19). Tính từ thời điểm nền văn học viết ra đời, sự ảnh hưởng đó th ể hiện trong vi ệc ch ữ Hán đ ược xem là chữ viết của nhà nước. Suốt 10 thế kỉ phong kiến, bộ ph ận văn học chữ Hán là bộ phận không thể tách rời với nền Quốc văn.Văn h ọc Vi ệt Nam đã kế thừa các các thể loại truyền thông của văn học Trung Qu ốc: Phú, H ịch, 10
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Cáo, Chiếu, Biểu, Tiểu thuyết chương hồi…và ảnh hưởng sâu sắc nh ất là thơ ca. Thơ Việt Nam bất kể là thơ chữ Hán hay chữ Nôm đều sáng tác theo những thể: thơ cổ phong, thơ Đường luật, ngũ ngôn, thất ngôn. Về phương diện đề tài, thi nhân ta vẫn chủ yếu khai thác các long mạch: tình yêu thiên nhiên, tình cảm bạn bè, tình yêu con ngưòi, tình yêu đất n ước. Các nhà th ơ c ổ điển của ta cũng chịu ảnh hưởng các quan niệm vũ trụ nhân sinh từ Phật giáo, Lão giáo. Trong khi kế thừa và tiếp thu tinh hoa của văn học Trung Quốc, Việt Nam có cách ứng xử riêng nên văn thơ nước nhà vẫn thấm nhuần tinh thần dân tộc. Khi nền văn học nước nhà bước vào thời kì hiện đại hoá dưới ảnh hưởng của sự du nhập văn hoá phương Tây, ảnh hưởng của thơ văn Trung Quốc, đặc biệt là thơ ca vẫn không hề giảm sút. Nhứng yếu tố ảnh hưởng đó đã tạo nên nguồn mạch ẩn ngầm làm nên sức mạnh nội tại cho thi ca Vi ệt Nam. Đường thi được đưa vào nội dung giảng dạy ở Ngữ văn Phổ thông 1.1.1. Vị trí của Đường thi trong nền thơ ca Trung Quốc nói riêng và thơ ca nhân loại nói chung Người ta thường nói: “Thịnh Đường, Long Tống” để chỉ hai đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ Đường là một bước phát triển cao về mặt hình thức thơ ca với nhiều trường phái và phong cách khác nhau: Lí B ạch sở trường ở thể cổ phong, Đỗ Phủ thành công với Luật thi, Bạch Cư Dị lại kết hợp được cả hai thể loại… Với 2300 thi sĩ và gần 5 v ạn bài th ơ, Th ơ Đường là đỉnh cao nghệ thuật thơ ca, đỉnh cao của sự phát triến hình th ức th ơ ca Trung Quốc trên cơ sở kế thừa thể thơ truyền thống và các hình thức th ơ ca của các thời đại trước (nhất là Kinh thi, Sở từ và Nh ạc ph ủ). Có thể nói, 11
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam chính thành tựu 15 thế kỉ thơ ca đã chuẩn bị cho sự h ưng th ịnh c ủa th ơ đ ời Đường. Thơ Đường không chỉ trở thành mực thước cho lớp thi nhân đời sau của Trung Quốc học tập mà tinh hoa ấy còn lan toả khắp các quốc gia lân cận. Đó là những đất nước nằm trong vùng ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa (đặc biệt là Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam). Từ xưa đến nay, chưa có n ền th ơ ngo ại quốc nào lại có ảnh hưởng sâu rộng và được ngợi ca, nghiên cứu nhiều như Thơ Đường. Càng nghiên cứu càng phát hiện nhiều vẻ đẹp trong tâm h ồn, trong tư duy Trung Hoa- đại diện tiêu biểu cho tư duy phương Đông, và rõ nhất là nhân sinh quan của con người Á Đông. Có th ể khẳng đ ịnh: Th ơ Đường chính là tinh hoa văn hoá của toàn nhân loại G.S Lương Duy Thứ trong cuốn Thi Pháp Thơ Đường đã khẳng định: Văn hoá đời Đường là đỉnh cao văn hoá nhân loại ở thế kỉ VII - X (Will Durrant) và thơ Đường là đỉnh cao văn hoá đời Đường (bên cạnh h ội hoạ, kiến trúc, điêu khắc…). 1.3.2. Vị trí của Đường thi trong chương trình Ngữ văn PT ở Việt Nam Bên cạnh tiểu thuyết chương hồi (Tam quốc diễn nghĩa), truyện ngắn hiện đại (Thuốc, Cố hương của Lỗ Tấn). Đường thi là một trong những nội dung của Văn học Trung Quốc được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông Việt Nam. Do đó, triển khai đề tài không thể không điểm qua vấn đề giảng dạy Văn học Trung Quốc nói chung. Cách đây gần 60 năm, Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa môn văn học Trung Quốc vào chương trình nhà trường Phổ thông trung học. Ông là tác giả của cuốn sách giáo khoa văn học dùng trong nhà trường trước cách mạng tháng Tám. Ngay chương mở đầu cuốn Việt Nam văn học sử yếu ông viết: “ Riêng về đường văn học, dân ta học chữ Nho, theo đạo Nho, thâu th ập dần tư tưởng và học thuật của người Tàu. Bởi thế ta ph ải xét đến cái ảnh hưởng ấy là những nguyên do khiến cho văn học Tàu truyền sang nước ta”. 12
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Trong cuốn sách giáo khoa dạy ở bậc phổ thông trung học nhà trường Việt Nam dưới thời thực dân Pháp, Tác giả đã dành h ẳn 6 ch ương đ ể d ạy văn h ọc Trung Quốc từ dân gian, cổ điển đến hiện đại. Đó là nh ận thức và ch ủ trương sáng suốt. Trong chương trình năm thứ 2 (lớp nhất trong các trường Trung học Pháp ) với 5 thiên, 20 chương thì D ương Quảng Hàm dành 3 chương cho Văn học Trung Quốc. Trong thiên thứ 1 nhan đề “ Các văn sĩ và thi sĩ Tàu có ảnh hưởng lớn nhất đến văn ch ương Việt Nam: Khuất Nguyên, Đào Tiềm, Lí Bạch”, Dương Quảng Hàm đã giới thiệu tiểu sử và phần trích giảng tác phẩm của nhà thơ lớn đời Đường: Lí Bạch với tác phẩm Tương tiến tửu (Vô danh dịch). Sang chương 3, tác giả giới thiệu thêm nhà văn Hàn Dũ cũng đời Đường. Nhìn tổng thể, Dương Quảng Hàm đã giới thiệu 7 tác giả thuộc văn học cổ điển và hiện đại Trung Quốc. Riêng th ời Đường, tác giả không chọn tức giả và tác phẩm của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Đó là một hạn chế của ông. Tuy vậy, phải công nhận đóng góp lớn của tác giả là đã cho ra đời một “cuốn lịch sử văn học Việt Nam phổ thông đ ầu tiên đ ược biên soạn bằng chữ quốc ngữ” (Trần Hữu Tá). Dương Quảng Hàm là người đặt nền móng cho việc giảng dạy và học tập văn học Trung Quốc ở nước ta nói chung và thơ Đường nói riêng. Tóm lại: Thơ Đường được du nhập vào nước ta từ rất sớm và việc tiếp nhận Đường thi dã diễn ra ngay từ buổi sơ khai của nền văn học viết của dân tộc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường trong chương trình phổ thông chỉ thực sự diễn ra vào thế kỉ XX và càng về sau, khi các chính sách về kinh tế, nggoại giao của nhà nước cởi mở hơn, ý thức về vai trò của Đường thi đối với nền thơ ca dân tộc được nhìn nh ận thẳng th ắn và công bằng thì việc tìm hiểu Đường thi một cách chính th ống trông nhà tr ường m ới thực sự được chú trọng. Vậy Đường thi chính thức được đưa vào chương trình Ngữ văn ph ổ thông từ bao giờ? 13
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Theo một số tài liệu chúng tôi thu thập được, giai đoạn t ừ 1956 đ ến 1979, kể cả sau đợt chỉnh lí SGK năm 1979, SGK môn văn vốn không gi ới thiệu thơ Đường trong chương trình phổ thông. Tác giả cuốn sách cung cấp thông tin: Trong chương trình thực hiện từ năm 1956, được ch ỉnh lí từ năm 1979, phần văn học nước ngoài được giới thiệu là tác phẩm của 8 tác giả của 4 nước châu Âu (Hi Lạp, Anh, Pháp Nga) và 1 nước Châu á(Trung Qu ốc). Tác giả duy nhất của văn học Trung Quốc được giới thiệu tác phẩm là Lỗ Tấn. Từ năm 1989 đến 1990 bắt đầu tiến hành đợt cải cách chương trình THPT với quy mô rộng, trong đó có môn văn học nói chung và bộ ph ận văn học nước ngoài nói riêng. Trên cơ sở chương trình thống nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai song song hai bộ SGK văn do hai tập th ể các nhà khoa học của trường Đại học sư phạm Hà Nội và Hội nghiên cứu văn học Thành phố Hồ chí Minh biên soạn. Trong khuôn khổ các tác giả, tác phẩm do chương trình ấn định, Bộ cho phép hai bộ sách có th ể chọn nh ững đoạn trích giảng khác nhau. Đến năm 2000, sau khi rút kinh nghiệm ưu, nhược điểm của bộ sách thí điểm, SGK môn văn ở THPT được tổ chức lại thành một bộ duy nhất (SGK chỉnh lí hợp nhất) dùng trong cả nước. Lúc đó, bộ phận văn học nước ngoài được giới thiệu trong cả 3 lớp là 21 tác gi ả c ủa 2 nước Châu á(Trung Quốc, Ấn Độ), 5 nước châu Âu (Hi L ạp, Anh, Pháp, Nga, Đức), 1 nước châu Mĩ (Hoa Kì). Nh ư vậy, mảng văn h ọc n ước ngoài có quy mô phát triển đột biến. Số lượng các nhà văn tăng gấp đôi. Ngoài m ột vài nền văn học quen thuộc từ trước, HS được tiếp xúc với nh ững nn ền văn h ọc khác. Riêng phần tác giả Trung Quốc, SGK giới thiệu 6 tác gi ả: Lí B ạch, Đ ỗ Phủ, Thôi Hiệu (thế kỉ thứ VIII), Bạch Cư Dị (th ế kỉ thứ IX), La Quán Trung (Thế kỉ thứ XIV) và Lỗ Tấn (thế kỉ XX). Như vậy có thể khẳng định, Đường thi chính thức được đưa vào SGK văn bậc THPT từ những năm 1989 - 1990. 14
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Khảo sát chương trình Ngữ văn bậc THCS, trong quá triình tìm ki ếm t ư liệu, chúng tôi bắt gặp cuốn “ Các tác phẩm căn chương cổ và văn chương nước ngoài dạy ở lớp 8 và lớp 9 cải cách giáo dục”. Trong ph ần L ời nói đ ầu có đoạn viết “Trong tập tài liệu này chúng tôi ch ỉ l ựa ch ọn các tác ph ẩm m ới đưa vào SGK văn 8 và 9 và là nh ững tác ph ẩm khó, ít tài li ệu tham kh ảo” (Trang 3). Xem nội dung cuốn sách, chúng tôi thấy có phần bài viết về các bài thơ Đường: Kẻ lại ở Thạch Hào (Thạch Hào lại), Bài hát gió thu tốc nhà (Mao ốc vị thu phong sở phá ca), Đường đi khó (Hành l ộ nan). Đi ều đó ch ứng tỏ rằng nội dung Đường thi chính thức được đưa vào SGK văn b ậc THCS ch ỉ từ năm 1989 - 1990. Các tác giả Lí Bạch, Đỗ Ph ủ được giới thi ệu nh ững bài trữ tình, đơn giản về bút pháp thì sang cấp THPT giới thi ệu nh ững bài th ơ khác của hai tác giả đó, cùng với một số tên tuổi: Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị. SGK Ngữ văn sau chỉnh lí 1995 ở cấp THCS gồm 26 bài văn h ọc n ước ngoài (có 5 tác giả Trung Quốc). Sau năm 2000, chương trình Ngữ văn cấp THCS có giói thiệu 18 tác giả của 2 nước châu Á, 7 nước châu Âu, 1 nước châu Mĩ. Chương trình Ngữ văn THCS năm 2006: 25 văn bản (trích tác phẩm hoặc toàn bộ) của 9 nước, trong đó, thơ Đường chiém 5 tác giả. Chương trình chuẩn Ngữ văn THPT năm 2006: 19 bài của 7 nước. Trong đó thơ Đường chiếm 5 tác giả. 1.4. Mô tả phần nội dung Đường thi được đưa vào chương trình SGK phổ thông ở Việt Nam: 1.4.1. Đường thi trong mối tương quan với các nội dung văn học khác cùng chương trình Văn học nước ngoài. Văn chương là chuyện của muôn người và của muôn đời. Những tác phẩm có giá trị nhân văn cao đẹp không ch ỉ là tài s ản c ủa m ột dân t ộc mà còn là thứ của cải tinh thần vô giá của nhân loại. Bởi vì giá trị thanh l ọc và b ồi 15
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam dưỡng tâm hồn người đọc của một áng văn đích th ực không bị ràng bu ộc b ởi vấn đề biên giới quốc gia. Việc tìm hiểu, học h ỏi và cao h ơn là ti ếp thu tinh hoa của kho tàng văn học thế giói là một công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giảng dạy văn học trong nhà trường, như đã phân tích trên, không dừng lại ở mục tiêu truyền đạt kiến thức cho HS mà còn có tác dụng định hướng những mô hình nhân cách cho các em. Chất lượng môn học cũng góp một phần lớn quyết địch vào chất lượng của sản phẩm giáo dục nước nhà. Học văn trước hết là học lấy những cái hay caí đẹp của tiếng nói dân tộc. Nhưng cao hơn, đó là rèn tập cho HS những phẩm ch ất, lối s ống lành mạnh, mang đậm tính nhân văn. Do đó bên cạnh nền văn h ọc n ước nhà, vi ệc học văn chương nước ngoài cũng chiếm vai trò to lớn. Cho dù khác màu da, ngôn ngữ, tiếng nói nhưng tiến nói tâm hồn, những quy luật tâm lí, tình cảm của con người vẫn vậy: Thay đổi và biểu hiện đều mang tính quy luật chung. Qua tìm hiểu văn chương nước ngoài, giải quyết khâu đa dạng và phong phú hoá nội dung tri thức văn chương nhân loại, trên cơ sở đó, giúp các em kh ắc sâu các luồng chính về nội dung tư tưởng của văn ch ương nhân loại. Đời sống tâm hồn con người là một ẩn số, và cũng là th ử thách cho nh ững con người làm công việc sáng tác văn bản nghệ thuật. h ọc văn không ph ải là h ọc xem giảng dạy những vấn đề xã hội như thê nào? Chính vì không chỉ Đường thi mà các áng văn nước ngoài khác đều có mục đích chung như vậy. Trước khi xem cụ thể Đường thi trong chương trình phôr thông có sự quan tâm, và được phân chia lượng thời gian nh ư th ế nào, chúng ta hãy nhìn lại Nó trong tương quan với các n ội dung khác, cũng ở trong SGK. Thuộc chương trình chúng tôi lọc ra để chon t ư li ệu ph ục v ụ cho việc triển khai đề tài. ** Số trang viết của nội dung giảng dạy các tác phẩm văn học nước ngoaì (chỉ khảo sát qua các cuốn SGK văn có chứa nội dung thơ Đường): Chương trình văn THCS: 16
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Bảng tương quan về dung lượng trang viết: Thơ Tên sách VHNN Tỉ lệ Đường Văn 9, tập hai (năm 1989) 87 11 12,7% Văn học 9, tập hai (năm 1995) 31 21 67,7% Ngữ văn 7, tập một (năm 2001) 17 17 100% Bảng tương quan về số lượng tiết dạy: Văn học Thơ Tên sách Tỉ lệ nước ngoài Đường Văn 9, tập hai (Năm 1989) 11 4 36,4% Văn học 9, tập hai (năm 1995) 10 7 70% Ngữ văn 7, tập một (năm 2001) 4 4 100% Chương trình văn THPT: Bảng tương quan về dung lượng trang viết: Văn học Thơ Tên sách nước Tỉ lệ Đường ngoài Văn học 10, tập hai, (năm 1990) 108 16 14,8% Văn học 10, tập hai, Ban KHTN, 1993 68 16 23,5% Văn học 10, tập hai, Ban KHXH, 1993 119 33 27,7% Văn học 10, tập hai, 1995 87 18 20,7% Văn học 10, tập hai, Ban KHTN, 1997 69 17 24,6% Văn học 10, tập hai, Ban KHXH, 1997 110 33 30% Văn học 10, tập hai, 2000 101 25 24,8% Ngữ văn 10, Bộ 1, 2003. Ban KHTN 41 11 26,8% Sách thí điểm Ban KHXH 67 20 29,85% Ngữ văn 10, Bộ 2, 2003 Ban KHTN 43 14 32,6% Ban KHXH 76 21 27,6% Sách thí điểm Ngữ văn 10, chương Cơ bản 37 12 32% Nâng cao 63 20 31% trình chuẩn, 2006. Bảng tương quan về số tiết dạy Tên sách Văn học Thơ Tỉ lệ 17
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam nước ngoài Đường Ngữ văn 10, tập một, Bộ 7 2 28,6% 1 Ban KHTN Ban KHXH 2003. 16 4 25% Sách thí điểm Ban KHTN 7 Ngữ văn 10, tập hai, Bộ Ban KHXH 2 16 Sách thí điểm Số trang viết dành cho thơ Đường trong mối tương quan với chương trình văn học nước ngoài: Nhận xét:. Đường thi là một nội dung trong bộ phận văn h ọc Trung Quốc đưa vào giảng dạy ở phổ thông. Bên cạnh văn học Trung Quốc, chương trình VHNN ở THCS còn giới thiệu thêm văn của các nước khác: Anh (Sêchxpia, Đi-phô), Pháp (A.Đô-đê, Mô-li-e, Mô-pa-xăng), Mĩ (Giắc Lơn-đơn, O.Hen-ri), Nga (I.Êrenbua, M.Gorki), Ấn Độ (Ta-go), Đan Mạch (An-đec-xen), Tây Ban Nha (Xec-van-tec)… và ở chương trình THPT thì giới thiệu thêm sử thi Hi Lạp, Ấn Độ, Kịch phục hưng Anh (Sêchxpia), Thơ văn Pháp (Huy-gô, Ban-dăc), Nga (Sê-khôp, Puskin, Đốt-xtôi-ep-xki), Ấn Độ (Ta-go)… Đường thi được ưu tiên như thế nào? Có thể thấy tỉ lệ về dung lượng trang viết cũng như về tiết dạy được phân công của Đường thi không nhiều. Như vậy, với dung lượng được phép không nhiều, chúng ta buộc lòng phải tinh tuyển vài tác phẩm có giá trị của Đường thi để gi ới thi ệu. Thành công ở đây là đã giới thiệu những tác phẩm có giá trị tiêu biểu và là sáng tác của các tác giả nổi tiếng của đời Đường. Họ là những nét tính cách cũng nh ư phong cách rất đặc trưng không ai giống ai, mỗi người là một gương m ặt làm nên sự đa dạng phong phú của nền thi ca chói lọi này. Đó là: Lí B ạch, Đ ỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu. Gần đây, thêm Vương Duy, Hạ Tri Ch ương, Mạnh Hạo Nhiên… 18
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam 1.4.2. Cấu trúc trình bày nội dung một bài thơ Đường trong SGK các thời điểm: 1.4.2.1. Mô tả chi tiết: * Năm 1989: Văn 9, tập hai: - Bài giảng chính: 5 bài thơ (chỉ in phần dịch th ơ): Kẻ lại ở Thạch Hào, Bài hát gió thu tốc nhà, Đường đi khó, Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố), Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tư) Tên tác phẩm (Bằng tiếng Việt); Bản dịch thơ; I. Chú thích; II. Yêu cầu đọc ; III. Hướng dẫn học bài. - Bài đọc thêm: 4 bài thơ (chỉ in phần dịch thơ): Năm sắp hết, Khúc hát hái sen, Đôi én rời nhau, Lầu Hoàng Hạc : được bố trí xen kẽ và không có phần câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài. Lưu ý : + Trình tự giới thiệu tác giả: Đỗ Phủ, Lí Bạch, Thôi Hiệu. + Bản dịch: Không ghi rõ xuất xứ bản dịch + Kích cỡ chữ: in chữ thường: Riêng tác phẩm được in bằng cỡ ch ữ lớn hơn) * Năm 1990: Bản 1: Văn học 10, tập hai (Nguyễn Lộc, Phan Nhật Chiêu, Trần Xuân Đề, Lê Ngọc Trà, Lương Duy Trung) - Bài khái quát: Thơ Đường: 3 trang giấy khổ 14,5 x 20,5 (Có tranh minh hoạ: Bức tranh thuỷ mặc Trung Quốc thế kỉ XII) 1. Tình hình xã hội thời Đường. 2. Nguyên nhân thơ Đường phát triển. 3. Các thời kì phát triển chính và các tác giả tiêu biểu 4. Thành tựu Thơ Đường về Nghệ thuật. Và câu hỏi hướng dẫn học bài khái quát - Giảng văn: 3 bài thơ: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Đăng cao, Tì bà hành (trích) 19
- Mạnh Thị Minh Khóa luận: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam Tên tác phẩm (bằng chữ Hán); Tiểu dẫn (về tác giả và đặc đi ểm chính trong phong cách); Giới thiệu văn bản (Tên tác ph ẩm: in ch ữ đ ậm, ph ần d ịch văn xuôi và dịch thơ); Chú thích (in chữ nhỏ); Hướng dẫn học t ập (ch ữ thường) - Phần đọc thêm: 2 bài thơ: Tảo phát Bạch Đế thành, Hoàng Hạc lâu: Trình bày thành một phần riêng (sau các bài giảng văn); Phần H ướng d ẫn tìm hiểu bài (Không đặt câu hỏi mà trình bày theo lối bình giảng). Lưu ý: + Trình tự giới thiệu tác giả: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu. + Bản dịch: (Đều in rõ xuất xứ bản dịch) Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Ngô Tất Tố dịch - Thơ Đường, tập hai, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987); Đăng cao (Nam Trân dịch - Thơ Đường, tập hai, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987); Tì bà hành (Phan Huy Thực dịch - Thơ Đường, tập một, Nxb Văn học, Hà Nội, 1987); Tảo phát Bạch Đế thành (Tương Như dịch - Thơ Đường, tập hai, Nxb Văn học, 1987); Hoàng Hạc lâu (Tản Đà dịch - Ngày nay, số 80, 1937). + Kích cỡ chữ: Tên tác phẩm: in chữ đậm; Tiểu dẫn, phần văn bản in chữ nghiêng; Bài khái quát và câu hỏi hướng dẫn học tập in chữ thường; Phần chú thích in chữ nhỏ. Bản 2: Văn 10: Phần văn học nước ngoài và Lí luận văn học: Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Nguyễn Hoàng Tuyên, Lưu Đức Trung, Nguy ễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, Lê Khắc Hoà. - Bài khái quát: Thơ Đường: 5 trang giấy in khổ 14,5 x 20,5 (không có tranh minh hoạ và câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu) I. Nguyên nhân phát triển: II. Một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Đường. 1. Khái quát nội dung 2. Hình thức nghệ thnật 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận: Ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc phân tích thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam
93 p | 528 | 69
-
Khóa luận tốt nghiệp: Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới
96 p | 170 | 34
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rừng keo lai tại xã Dương Hòa – Thị xã Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế
82 p | 126 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đường đi trong mê cung và ứng dụng
26 p | 137 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1980
85 p | 22 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế
76 p | 98 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp: Phân tích, đánh giá hàm lượng sắt trong nước giếng tại thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương
57 p | 41 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp: Bước đầu nghiên cứu vi nhân giống cây Cao su (Hevea brasiliensis) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tại tỉnh Bình Dương
54 p | 26 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Hoá học: Đồ thị trong hóa học, ứng dụng trong bồi dưỡng học sinh giỏi THCS
62 p | 19 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đồ thị trong hóa học, ứng dụng trong bồi dưỡng học sinh giỏi THCS
62 p | 25 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường và NaCl trong qúa trình lên men vang vải thiều (Litchi chinensis sonn)
51 p | 99 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chế tạo và sử dụng buồng sương Wilson trong dạy học bài
88 p | 36 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
72 p | 81 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn
64 p | 37 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đô thị đương đại trong tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy
63 p | 24 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trang trại Hoàng Văn Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Nin
55 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình làng Chí Linh (xã Nhân Huệ, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương)
9 p | 33 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn