Khóa luận tốt nghiệp: Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu tư tưởng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nói riêng cũng như có cái nhìn toàn diện về thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nói chung qua Ngọc Đường thi văn tập; góp phần hiểu thêm về tầng lớp sĩ phu chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX và thơ văn của họ; làm phong phú thêm vốn tri thức về thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX và văn học chống ngoại xâm của dân tộc, góp phần tích cực cho giảng dạy văn học sau này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Tinh thần yêu nước trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -----------o0o------------ CHU THỊ LAN ANH TINH THẦN YÊU NƢỚC TRONG NGỌC ĐƯỜNG THI VĂN TẬP CỦA NGUYỄN XUÂN ÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. AN THỊ THÚY HÀ NỘI, 2017
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn của giảng viên - ThS. An Thị Thúy đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ văn học Việt Nam - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng. Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của ngƣời viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận Chu Thị Lan Anh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của giảng viên - Thạc sĩ An Thị Thúy Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã đƣợc hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự trùng lặp với các công trình khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận Chu Thị Lan Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 7 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và tƣ tƣởng thời đại............................................ 7 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội ......................................................................... 7 1.1.2. Tƣ tƣởng thời đại..................................................................................... 9 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng .......................................................... 11 1.2.1. Cuộc đời ................................................................................................ 11 1.2.2. Sự nghiệp văn chƣơng........................................................................... 14 1.3. Vị trí của Nguyễn Xuân Ôn trong dòng văn học yêu nƣớc nửa cuối thế kỉ XIX .................................................................................................................. 15 CHƢƠNG 2. NGỌC ĐƯỜNG THI VĂN TẬP - KHÚC CA THẤM ĐƢỢM TINH THẦN YÊU NƢỚC ............................................................................. 19 2.1. Biểu hiện của tinh thần yêu nƣớc trong Ngọc Đường thi văn tập ........... 19 2.1.1. Ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với đất nƣớc ................................ 19 2.1.2. Nỗi căm giận với kẻ thù ........................................................................ 26 2.1.3. Ý chí và hành động quyết tâm cứu nƣớc .............................................. 39 2.1.4. Tình yêu thiên nhiên đất nƣớc............................................................... 43 2.2. Một số bút pháp nghệ thuật thể hiện cảm hứng yêu nƣớc trong Ngọc Đường thi văn tập .................................................................................. 47
- 2.2.1. Bút pháp hiện thực ................................................................................ 48 2.2.2. Bút pháp châm biếm, trào phúng .......................................................... 50 2.2.3. Bút pháp trữ tình ................................................................................... 54 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử của đất nƣớc Việt Nam là lịch sử của bốn ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Truyền thống dân tộc kiên cƣờng, bất khuất ấy đã làm nên cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng mà cố thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã nói “Một thời khổ nhục nhƣng vĩ đại”. Ngƣợc dòng thời gian trở về với những biến cố lịch sử, chúng ta thấy khí thế quật cƣờng của cha ông vƣợt qua bao khó khăn gian khổ từ buổi đầu chống Pháp đến khi toàn thắng. Triều đình Huế lúc bấy giờ hèn nhát đã quỳ gối đầu hàng giặc. Nhân dân yêu nƣớc không can tâm chịu mất nƣớc mà đứng lên khởi nghĩa. Phong trào diễn ra mạnh nhƣ vũ bão, tuy chƣa đủ sức “nhấn chìm bọn bán nƣớc và cƣớp nƣớc” (Hồ Chí Minh) nhƣng đó chính là tiếng súng báo hiệu một thời kì bão táp cách mạng sẽ diễn ra sôi nổi Trong cuộc đấu tranh ấy, không thể không kể đến các phong trào của các sĩ phu yêu nƣớc. Nếu ở Nam Kì nổi bật vai trò lãnh đạo của Nguyễn Hữu Huân, ở Bắc Kì là Nguyễn Quang Bích thì ở Trung Kì phong trào gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Xuân Ôn - một nhà nho, một văn thân chống Pháp tiêu biểu nửa cuối thế kỉ XIX Việt Nam là đất nƣớc của những anh hùng vừa làm thơ, vừa đánh giặc. Do vậy, ngoài vai trò một lãnh tụ kháng chiến, Nguyễn Xuân Ôn còn là một nhà thơ. Số lƣợng sáng tác tuy không nhiều nhƣng ông đã có đóng góp lớn cho nên văn học dân tộc với tập thơ văn giàu giá trị đó là Ngọc Đường thi văn tập. Tác phẩm là chân dung con ngƣời cá nhân Nguyễn Xuân Ôn - một nhà nho yêu nƣớc nhiệt thành và một trái tim thi sĩ giàu rung cảm yêu thƣơng. Khi tìm hiểu về Nguyễn Xuân Ôn, giới nghiên cứu lịch sử tập trung vào các phƣơng diện: một nhà nho yêu nƣớc, một sĩ phu chống Pháp… Bên cạnh đó, giới nghiên cứu còn khẳng định “An Tĩnh Hiệp thống quân vụ đại 1
- thần” là một nghệ sĩ tài hoa. Phƣơng diện này, ông đã kí thác trong Ngọc Đường thi văn tập Nhữ Bá Sĩ đã từng nói “Ôi! Văn chƣơng là cái hiện trạng một thời làm nên nó” và thơ ca còn là sự rung cảm kì diệu của tâm hồn ngƣời nghệ sĩ. Bởi vậy, thơ ca chính là nơi gửi gắm tâm sự, nỗi lòng, cảm xúc của thi nhân. Những nỗi niềm sâu kín, những băn khoăn trăn trở đều là nguyên nhân bên trong khiến ngƣời nghệ sĩ tìm đến với thơ văn. Chúng ta từng cảm nhận đƣợc nỗi buồn trong thơ Ức Trai, Nguyễn Du, Tú Xƣơng, Nguyễn Khuyến hay nỗi niềm chua xót thân phận trong thơ Hồ Xuân Hƣơng… Theo đó, văn chƣơng là mảnh đất màu mỡ nuôi dƣỡng tâm hồn ngƣời nghệ sĩ và phản ánh chân dung tâm hồn của chính họ. Vì vậy tìm hiểu thơ văn Nguyễn Xuân Ôn chúng ta sẽ thấy rõ hơn, đúng đắn hơn con ngƣời cũng nhƣ tấm lòng yêu nƣớc của ông. Hơn nữa, tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Xuân Ôn cũng giúp chúng ta hiểu thêm về tâm trạng lớp nhà nho chống Pháp cuối thế kỉ XIX và sáng tác của lớp sĩ phu cùng thời nhƣ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Quang Bích… Nghiên cứu đề tài “Tinh thần yêu nƣớc trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn” góp phần tái hiện chân dung và tài năng nghệ thuật của nhà thơ. Đó chính là lí do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Xuân Ôn là một trong những tác giả tiêu biểu, một nhà thơ, nhà văn, một trí thức Nho học có tên tuổi trong khuynh hƣớng văn học yêu nƣớc chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX. Chúng tôi có thể điểm qua một số cuốn sách và công trình nghiên cứu viết về ông nhƣ sau: Đầu tiên phải kể đến công trình của Nhiều tác giả, “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam”, (1965), đã có sự nghiên cứu kĩ lƣỡng về con ngƣời, nhân 2
- cách Nguyễn Xuân Ôn để rồi đi tới khẳng định: “Nguyễn Xuân Ôn cũng khăng khăng một “Lòng son giết giặc chết không phai” (Thuật hoài) và khi tên khâm sứ tra gạn thì ném ngay vào mặt nó câu nói khí phách “Tôi muốn giết chết hết cả lũ xâm lƣợc nhà ông” (tiểu sử Nguyễn Xuân Ôn)” [37;6]. Thứ hai, là Nguyễn Lộc trong “Giáo trình văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX)”, (1976) ông nhận xét: “Nét quán xuyến trong toàn bộ thơ văn Nguyễn Xuân Ôn là tinh thần yêu nƣớc thiết tha, là ý chí bất khuất, không gì lay chuyển đƣợc. Từ những sáng tác đầu tiên của ông trong thời gian trƣớc khi thi đậu và làm quan, những nhân tố của tƣ tƣởng tích cực ấy đã biểu hiện rất rõ” [684;7]. Thứ ba, là Trần Quang Diệm, ngƣời đã bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cứu về cuộc đời cũng nhƣ con ngƣời của Nguyễn Xuân Ôn, trong Lời bạt “Ngọc Đường thi văn tập” (1977) viết: “… Ngoài ra các bài bày trận lợi hại trù tính sự nghi, thích yếu và cƣơng trực, có phong cách của các bài tâu bàn của Lục Tuyên Công ngày xƣa. Đến nhƣ những ý niệm thƣơng đời ghét tục, gõ mái chèo, thề dẹp giặc thi lƣu lệ trên giấy mực, không bài nào là không có. Bởi vì khí phách cƣơng trực lớn lao, bẩm thụ tự ở trời sinh, vì thế thốt ra lời nói, có thể làm khuôn phép cho đời sau, chẳng những xƣng hùng trong thi đàn mà thôi… Ngàn năm sau ngƣời ta thƣởng thức văn chƣơng của tiên sinh, còn nhƣ thấy tiên sinh…” [74;3]. Đây đƣợc coi là công trình nghiên cứu và tổng hợp lại đƣợc những sáng tác của Nguyễn Xuân Ôn có giá trị vô cùng to lớn. Thứ tƣ, ta không thể bỏ qua nhà nghiên cứu Đinh Xuân Lâm khi viết “Lời giới thiệu thơ văn Nguyễn Xuân Ôn”, (1977) đã khái quát về giá trị to lớn của các tập thơ văn, ông cho rằng: “Thơ văn Ngọc Đƣờng đến với chúng ta ngày nay nhƣ một bài học lớn giàu tính thời sự về tinh thần yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm, chống thỏa hiệp đầu hàng, nhƣ một bài ca hùng tráng về 3
- những tình cảm cao đẹp đã đƣợc hình thành và phát triển trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc oai hùng của dân tộc” [74;5]. Tiếp theo có thể kể đến tác giả Hà Minh Đức trong cuốn “Thơ ca hiện đại Việt Nam”, (1998) ông khẳng định: “Nhà thơ yêu nƣớc Nguyễn Xuân Ôn vừa là nhà thơ yêu nƣớc, vừa là ngƣời chiến sĩ với tấm lòng sắt đá kiên trung một lòng giữ nƣớc diệt thù: Vinh nhục thân này đâu dám kể Lòng son giết giặc chết không phai Có thể thấy đó là lời nhận xét vô cùng xác đáng về tài năng và nhân cách Nguyễn Xuân Ôn. Khi đi sâu vào phân tích thơ văn Nguyễn Xuân Ôn ta mới thấy hết điều đó. Ngoài ra, các tác giả cuốn “Giáo trình tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”, (2003) đã viết: “Từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp rầm rộ…Nguyễn Xuân Ôn mang tƣ tƣởng yêu nƣớc nhiệt thành và chí căm thù giặc sục sôi” [23;2]. Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phần nào nhìn nhận ở góc độ này hay góc độ khác con ngƣời Nguyễn Xuân Ôn và Ngọc Đường thi văn tập của ông. Tuy nhiên các tác giả chƣa có sự nhìn nhận một cách tổng thể hệ thống về con ngƣời và thơ văn Nguyễn Xuân Ôn. Điều đó cũng là dễ hiểu, bởi đó là những công trình luận bàn về lịch sử của cả một giai đoạn hoặc bàn về một khuynh hƣớng văn học. Kế thừa những khám phá tìm tòi của những ngƣời đi trƣớc, coi đó là định hƣớng quan trọng, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về con ngƣời và giá trị thơ văn Nguyễn Xuân Ôn”. Với tấm lòng yêu kính các bậc tiền nhân và yêu quý thơ văn của họ, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra những kiến giải của mình, hi vọng góp đƣợc một tiếng nói nhằm hiểu sâu sắc hơn Nguyễn Xuân Ôn và sáng tác thơ văn của ông. 4
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, khóa luận hƣớng tới ba nhiệm vụ sau: - Thấy đƣợc tƣ tƣởng yêu nƣớc trong thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nói riêng cũng nhƣ có cái nhìn toàn diện về thơ văn Nguyễn Xuân Ôn nói chung qua Ngọc Đường thi văn tập - Góp phần hiểu thêm về tầng lớp sĩ phu chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX và thơ văn của họ - Làm phong phú thêm vốn tri thức về thơ văn yêu nƣớc chống Pháp cuối thế kỉ XIX và văn học chống ngoại xâm củadân tộc, góp phần tích cực cho giảng dạy văn học sau này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Khóa luận tập trung vào tập Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn. Chúng tôi sử dụng và trích dẫn thơ văn Nguyễn Xuân Ôn chủ yếu lấy từ cuốn “Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn” do Đinh Xuân Lâm giới thiệu, Nxb. Văn học, Hà Nội, (1977). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Tinh thần yêu nƣớc trong Ngọc Đường thi văn tập của Nguyễn Xuân Ôn 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng kết hợp một số phƣơng pháp chính sau: - Phƣơng pháp thống kê, phân loại - Phƣơng pháp phân tích, so sánh - Phƣơng pháp tổng hợp 6. Cấu trúc khóa luận Khóa luận đƣợc triển khai theo 2 chƣơng Chƣơng 1. Những vấn đề chung 5
- Chƣơng 2. Ngọc Đường thi văn tập - khúc ca thấm đƣợm tinh thần yêu nƣớc 6
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và tƣ tƣởng thời đại 1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Dân tộc Việt Nam từ xƣa vốn đã có truyền thống lịch sử của bốn ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Và khi nói về Việt Nam bạn bè quốc tế từng đánh giá: “Việt Nam là một dân tộc làm thơ và đánh giặc. Tổ quốc Việt Nam nhỏ bé nhƣng đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh xâm lƣợc anh hùng mà hào hùng. Chính những năm tháng lịch sử đầy biến động ấy ngƣời Việt Nam càng trở nên đẹp hơn bao giờ hết”. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng chấm dứt thời kì nghìn năm Bắc thuộc. Tiếp sau đó, cha ông ta đã đánh thắng giặc phƣơng Bắc với những chiến công hiển hách. Đến giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây phát triển lên chủ nghĩa thực dân, mở rộng phạm vi thuộc địa sang các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự kiện đó. Ngày 31/8/1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng mở màn cho cuộc chiến tranh phi nghĩa và báo hiệu hàng loạt những thay đổi lớn trong đời sống dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp trở thành một sự kiện nổi bật trong lịch sử dân tộc. Kế thừa những truyền thống yêu nƣớc bất khuất từ ngàn năm, con ngƣời Việt Nam đứng lên đấu tranh với tƣ cách một ngƣời dân mất nƣớc quyết chiến với kẻ thù để giữ gìn độc lập dân tộc. Trong khí thế đấu tranh sôi nổi của nhân dân thì triều đình Huế phản động và mục nát đến tận xƣơng tủy. Chúng hoàn toàn không dựa vào sức của nhân dân để chống giặc nên chỉ kháng cự một cách yếu ớt rồi quay lại làm tay sai cho giặc. Vua tôi nhà Nguyễn thỏa hiệp bán nƣớc cầu vinh. Chúng đẩy nhân dân vào cuộc sống khốn khó, lầm than để đổi lấy hƣ danh. 7
- Một lần nữa, nhân dân ta lại phải cầm gƣơm giáo đứng lên chống lũ xâm lăng. Cuộc kháng chiến chống Pháp trong thời đại mới không những đấu tranh chống thực dân cƣớp nƣớc mà còn chống cả triều đình phong kiến mục ruỗng không còn đủ sức lãnh đạo và cầm quyền. Lúc này ngƣời dân chính thức lại bƣớc lên vũ đài chính trị. Mặc dù vẫn “chƣa phải nhân dân nắm quyền lãnh đạo tất cả các cuộc kháng Pháp nhƣng tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bền bỉ gan dạ, tinh thần anh dũng bất khuất, tinh thần chịu thƣơng chịu khó của dân tộc thì đúng là nhân dân lao động Việt Nam”. Nếu thời xa xƣa, tầng lớp ngƣời nông dân có Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, sau đó có anh hùng áo vải Lê Lợi, Nguyễn Huệ sẵn sàng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm thì đến hôm nay, trƣớc nguy cơ mất nƣớc họ đã đứng lên kháng chiến kháng Pháp cùng những sĩ phu yêu nƣớc - bộ phận ƣu tú nhất của giai cấp phong kiến trong quá trình phân hóa. Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đánh vào Đà Nẵng, trong khi triều đình còn đang lúng túng chƣa biết xử trí ra sao thì lòng dân đã sôi sục nhƣ dầu trong chảo nóng, nhất là nhân dân Nam bộ. Bằng chứng là hàng loạt các cuộc nổi dậy nổi lên nhƣ nấm mọc sau mƣa. Thực dân Pháp đánh ra ngoài Bắc và miền Trung thì phong trào chống giặc ở Trung và Bắc cũng không kém gì Nam bộ. Cả nƣớc hừng hực khí thế kháng Pháp. Từ Bắc chí Nam, các sĩ phu yêu nƣớc lãnh đạo nhân dân đứng lên nổi dậy khởi nghĩa. Ngoài Bắc có đốc học Phạm Văn Nghị chiêu mộ quân sĩ trợ chiến cho Quảng Nam, Sơn Tây có phong trào của Lãnh Cồ, Lê Quán Chí, Bắc Ninh có phong trào của Dƣơng Khải…Trong Nam ở Gia Định, Gò Công, Tân An có cuộc nổi dậy của Trƣơng Định, Đồng Tháp Mƣời có Thiên Lộ Dƣơng, Bến Tre, Sa Đéc, Trà Vinh… Phong trào chống thực dân Pháp sôi nổi rầm rộ khắp nƣớc khi kinh thành Huế thất thủ. Vua Hàm Nghi ra sơn phòng xuống chiếu Cần Vƣơng. 8
- Phong trào Cần Vƣơng nổ ra mạnh mẽ với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhƣ: khởi nghĩa của Mai Xuân Thƣởng, Bùi Điền ở Bình Định; Trần Văn Dự, Nguyễn Huy Hiệu ở Quảng Nam; Phan Đình Phùng, Lê Ninh ở Hà Tĩnh; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa và ở Nghệ An có Lên Doãn Nhạ, Nguyễn Xuân Ôn… Nhân dân ta chiến đấu anh dũng, quật cƣờng nhƣng thế nƣớc không cứu vãn nổi khi thực dân Pháp thực hiện chiến dịch tằm ăn dâu. Dù cuộc chiến tranh của nhân dân ta là chính nghĩa nhƣng do nhiều nguyên nhân cuối cùng đều dẫn đến thất bại. Đặc biệt triều đình nhà Nguyễn lại liên tục nhún nhƣờng khi kí với Pháp hàng loạt các hiệp ƣớc, thƣơng ƣớc xác lập sự có mặt hợp pháp của chúng trên đất nƣớc ta. Tiêu biểu phải kể đến hai hiệp ƣớc năm 1883 và 1884 chính thức công nhận nền đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Sau đó, thực dân Pháp tiến hành củng cố bộ máy chính quyền, tiến hành chƣơng trình khai thác thuộc địa. Hệ quả tất yếu là một xã hội thực dân nửa phong kiến hình thành thay thế cho hình thái xã hội phong kiến. 1.1.2. Tư tưởng thời đại Giai đoạn cuối thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử đất nƣớc Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Thực dân Pháp xâm lƣợc, biến nƣớc ta thành một nƣớc xã hội thực dân nửa phong kiến nửa thuộc địa. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tƣ tƣởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trƣớc yêu cầu của công cuộc chống giặc ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc Lúc này, ở Việt Nam diễn ra sự va chạm giữa hai nền văn minh Á - Âu, giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Kitô giáo, giữa tƣ tƣởng Nho giáo với các triết thuyết và khoa học phƣơng Tây. Trƣớc sự va chạm đó, đời sống tƣ tƣởng của Việt Nam nhiều đặc trƣng riêng so với tƣ tƣởng của các giai đoạn trƣớc đó, đồng thời nó tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Triều đại nhà Nguyễn lên ngôi đã đƣa Nho giáo lên vị trí là hệ tƣ tƣởng thống trị độc tôn trong đời sống tinh thần dân tộc. Triều Nguyễn đã xác lập 9
- nền tảng tƣ tƣởng quan trọng nhất cho triều đại mình. Cùng với sự triển khai, củng cố hệ tƣ tƣởng Nho giáo và mọi thiết chế chính trị, xã hội, các giá trị Nho học đƣợc củng cố trở lại thành rƣờng cột đạo đức xã hội và đời sống xã hội đƣợc sắp đặt theo trật tự Nho giáo ngày càng vững chắc. Nho giáo đƣợc củng cố mạnh mẽ trong xã hội, Phật giáo, Đạo giáo ngày càng suy giảm và đi vào đời sống dân chúng trên phƣơng diện tôn giáo. Điều đó khiến cho đời sống tƣ tƣởng chính thống có phần nghèo nàn hơn so với thế kỉ trƣớc. Và đến cuối thế kỉ XIX, cuộc xâm chiếm bành trƣớng của thực dân Pháp vào Việt Nam đã khiến cho bức tƣờng thành ý thức hệ Nho giáo bị lung lay tận gốc rễ. Nho giáo tỏ ra bất lực trong vai trò là đƣờng lối dẫn dắt dân tộc bảo vệ đất nƣớc trƣớc một kẻ thù hoàn toàn mới về ý thức hệ và nền văn hóa Do tác động của bối cảnh lịch sử, những vấn đề đƣợc đặt ra là vấn đề về chính trị tôn giáo với xã hội mới, giữa đƣờng lối bảo thủ với canh tân… Đặc biệt, cuối thế kỉ XIX, hệ tƣ tƣởng Nho học suy vi cực độ. Biểu hiện qua những chủ trƣơng chính sách phản động của triều đình nhà Nguyễn mục nát không thể cứu vãn nổi. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ hệ tƣ tƣởng Nho giáo chính thống có sự rạn nứt nghiêm trọng. Một bên là tƣ tƣởng đầu hàng, một bên là tƣ tƣởng chiến đấu giữ nƣớc. Phong kiến Việt Nam đã yếu đuối lại không dám dựa vào sức dân nên đã thất bại thảm hại. Khuynh hƣớng tích cực cũng lại chƣa thoát khỏi hệ tƣ tƣởng phong kiến nên cuối cùng cũng thất bại. Nhƣ vậy, rõ ràng biến cố lịch sử trong nửa cuối thế kỉ XIX đã làm phân hóa hệ tƣ tƣởng phong kiến Việt Nam. Điều này đã tác động không nhỏ đến quan điểm sáng tác cũng nhƣ nội dung phản ánh trong các tác phẩm văn học nghệ thuật. Và Nguyễn Xuân Ôn tất nhiên cũng không tránh khỏi những ảnh hƣởng của tƣ tƣởng thời đại ấy. 10
- 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng 1.2.1. Cuộc đời Nguyễn Xuân Ôn sinh ngày 23 tháng 3 năm Ất Dậu (10 tháng 5 năm 1825) tại làng Quần Phƣơng, xã Lƣơng Điền, tổng Thái Xá, huyện Đông Thành, (nay thuộc xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) Từ nhỏ, vốn thông minh, ham học, ngay từ hồi còn thanh niên ông đã nổi tiếng hay chữ, học rộng nhớ nhiều, nhƣng vì ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, cha là học trò không đỗ đạt gì, mẹ mất sớm, phải đến ở với bà nội, mãi đến khi tuổi đã lớn mới có điều kiện đi học. Năm Giáp Thìn (1844), ông đỗ tú tài lúc 18 tuổi, nhƣng rồi lận đận mãi đến năm 42 tuổi, ông mới đỗ Cử nhân khoa Đinh Mão (1867), và bốn năm sau ông mới đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi (1871) cùng khoa với Nguyễn Khuyến và Phó bảng Lê Doãn Nhã, ngƣời bạn đồng hƣơng sau này cộng tác đắc lực với ông trong cuộc khởi nghĩa. Cuộc đời Nguyễn Xuân Ôn có thể chia làm 3 giai đoạn : Thứ nhất, đó là giai đoạn ra làm quan cho nhà Nguyễn. Bƣớc chân vào quan lộ lúc tuổi đã luống, những tƣởng đƣờng mây từ nay rộng mở, ông hăm hở có dịp đƣợc đem những điều sở đắc của mình ra giúp nƣớc cứu dân trong cơn nƣớc nhà đang nguy ngập trƣớc sức tấn công ngày càng hung bạo của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Nhƣng ngay từ đầu ông đã thất vọng. Với bản tính cƣơng trực không chịu cúi mình chiều chuộng bọn quan trên, ông bị chúng bắt kéo dài thời gian tập sự ba năm tại kinh đô Huế (nay là thành phố Huế) rồi mới đƣợc bổ đi làm tri phủ Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình (nay là huyện Quảng Ninh, tỉnh Bình - Trị - Thiên), ở đấy, biết có lệ bắt dân phải nạp gạo củi hàng tháng, ông liền gửi sớ về kinh hạch tội khiến các viên quan cai trị địa phƣơng phải vội vàng bỏ lệ đó và xin ông thôi gửi sớ về triều. Sau đó, một lần vì bắt tội một giáo sĩ ngƣời Pháp (ông này dùng lọng vàng, màu chỉ dành riêng cho vua, trong lúc đi giảng đạo, ông bị vua Tự Đức khi ấy đang có chủ trƣơng hòa 11
- nghị với thực dân Pháp nên đã đổi ông vào làm đốc học tỉnh Bình Định (nay thuộc tỉnh Nghĩa Bình). Ở Bình Định một thời gian, ông vào Huế giữ chức ngự sử. Chứng kiến cảnh bọn quan lại bất tài ở kinh, chỉ lo chuyện tham nhũng, lo tranh giành quyền vị vào lúc vận mệnh Tổ quốc đang nhƣ “trứng để đầu đẳng”, thực dân Pháp sau khi đã nuốt trôi sáu tỉnh Nam Kì đang ráo riết xúc tiến âm mƣu đánh chiếm miền Bắc nƣớc ta, ông lại lên tiếng kịch liệt phê phán, chỉ trích khiến bọn chúng đem lòng thù ghét, cuối cùng chúng đã tìm cách đẩy ông vào làm án sát ở tỉnh Bình Thuận (nay thuộc tỉnh Thuận Hải) cực nam Trung kì hồi đó là nơi tiếp giáp với đất Nam kì, khi ấy đã bị thực dân Pháp chiếm đóng nên có nhiều khó khăn trong việc giao thiệp với bọn thực dân Pháp đang ngày đêm cố tình khiêu khích kiếm chuyện. Vào đến đây, sau khi điều tra nắm rõ tình hình, Nguyễn Xuân Ôn đã nhiều lần báo cáo về triều đình âm mƣu của Pháp và liên tục vạch mặt lên án chúng. Nhƣng đƣờng lối của triều đình lúc bấy giờ với Pháp chủ yếu là thƣơng thuyết cầu hòa nên để tránh chuyện lôi thôi xảy ra, triều đình vội điều ông ra Quảng Bình. Năm Kỷ Mão (1879), Nguyễn Xuân Ôn lại gửi tấu sớ về kinh trình bày mọi điều lợi hại bấy giờ (nhấn mạnh việc nên chọn những ngƣời có dũng lƣợc để làm rƣờng cột). Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức thứ 35 (1882), ông lại gửi tấu sớ xin đƣợc đi kinh kí miền thƣợng du, để chọn nơi lập đồn điền và sơn phòng. Năm 1882, nghe tin thành Hà Nội thất thủ lần thứ 2, khi này Nguyễn Xuân Ôn đã đổi về làm Án sát Quảng Bình, liền bài tâu xin đƣợc về quê để tập hợp tráng đinh chống Pháp và động viên tinh thần của nhân dân… Nhìn chung, đa phần các tấu sớ của ông đều phản đối chủ trƣơng hòa nghị và trình bày những phƣơng cách nhƣ: lựa chọn ngƣời hiền tài giao phó việc chấn chỉnh võ bị, lập đồn điền và sơn phòng, khuyến khích việc cày cấy, bớt tiêu dùng sa sỉ… Buồn vì các tấu sớ của mình bị triều đình làm ngơ, bản thân lại bị cách chức (1883) nên khi về đến quê nhà, Nguyễn Xuân Ôn liền tự mình tổ chức việc kháng Pháp. 12
- Thứ hai, giai đoạn về quê kháng Pháp. Tháng Năm năm Ất Dậu (Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885), kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi hạ dụ Cần Vƣơng, ông đƣợc phụ chính Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua) cử làm An Tĩnh hiệp thống quân vụ đại thần có nhiệm vụ thống lĩnh nghĩa quân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh giúp vua cứu nƣớc. Ông cùng Nguyễn Nguyên Thành, Lê Doãn Nhạ, Đinh Nhật Tân lập chiến khu ở xã Đông Thành thuộc huyện Yên Thành (Nghệ An). Ở vùng núi đó, Nguyễn Xuân Ôn chọn một thung lũng làm nơi xây dựng Đại đồn Đồng Thông. Đại đồn rộng khoảng 30 ha chung quanh có núi non bao bọc. Từ đây có thể đi ngƣợc lên phía Tây vào sâu đến núi Trọc cao gần 500m, hoặc có thể vƣợt qua dốc Lội đi về phía Tây Bắc vào vùng Động Đình, Nhà Đũa, nơi mà chủ soái Lê Lợi và tƣớng Đinh Lễ ém quân vào cuối năm 1424 để tám tháng sau kéo về xuôi đánh thắng Thành Trài và bị quân Minh chiếm đóng vào tháng 6 năm 1425, giải phóng Nghệ An. Buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân lên đến khoảng hai ngàn ngƣời, hầu hết là nông dân trai tráng, có nhiều ngƣời chỉ huy quân giỏi nhƣ Đề Kiều, Đề Mậu, Đề Nhục, Lãnh Tƣ, Đốc Nhạn… Ở đây, nghĩa quân ngày đêm luyện tập võ nghệ, rèn vũ khí và sản xuất lƣơng thực. Kể từ đó, căn cứ Đông Thông đã góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ. Trong chiến đấu, Nguyễn Xuân Ôn mặc dù tuổi cao sức yếu song ông vẫn nêu cao gƣơng dũng cảm, luôn luôn xung phong đi trƣớc làm cho khí thế nghĩa quân vô cùng phấn chấn. Ông đã nhiều lần bị thƣơng nặng nhƣng vẫn giữ vững quyết tâm chiến đấu đến cùng. Kết hợp vào đó, ông lại nhiều lần cƣơng quyết cự tuyệt sự dụ dỗ mua chuộc của Pháp và tay sai. Những việc đó khiến ngƣời đƣơng thời rất cảm mến ông, uy tín của ông trong văn thân sĩ phu cũng nhƣ trong nhân dân ngày càng lớn. Cũng chính bởi lí do ấy mà thực dân Pháp đã đày ông đi thật xa, hoàn toàn cách li với những bạn chiến đấu cũ, hoàn toàn cách biệt ra khỏi môi trƣờng hoạt động cách mạng. Nhƣng không lâu sau ngày 20 tháng 5 năm Mậu Tí (1888) ông bị bắt giải về kinh thành Huế. 13
- Giai đoạn thứ ba, là thời gian ông bị bắt giam và mất. Sau khi Nguyễn Xuân Ôn bị bắt giam, giặc Pháp và tay sai đẩy mạnh khủng bố, quê hƣơng ông bị đốt phá tan tành, gia đình ông tan nát, mỗi ngƣời chốn chánh một nơi. Ngày 2 tháng 4 năm Đinh Hợi (25 tháng 7 năm 1887), nhờ chỉ điểm, quân Pháp bất ngờ tập kích Đồng Nhân (nay là thôn Đông Đức, xã Mã Thành, huyện Yên Thành) nơi ông đang nằm dƣỡng thƣơng sau trận Xóm Hổ. Bị đột kích bất ngờ, không kịp tự sát, ông bị đối phƣơng bắt đƣợc rồi lần lƣợt trải qua các nhà lao ở Diễn Châu (Nghệ An), Vinh, Hải Dƣơng, Huế. Dù đã bắt đƣợc ông, các chỉ huy Pháp vẫn xua quân đi bắt bớ các nghĩa quân nhằm dập tắt cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo. Trong thời gian bị cầm cố khổ sở, năm Mậu Tí (1888) thời vua Đồng Khánh, ông có gửi Lời Trình về Bộ kêu oan về việc ông tuân theo dụ Cần Vƣơng của vua Hàm Nghi, mà bị kết án là đã tham gia “đảng ngụy”, đồng thời gửi thƣ cho các bạn đồng liêu của ông ở kinh nhờ có lời bênh vực cho mình. Tuy vậy, đến khi vua Thành Thái lên thay (1889), Nguyễn Xuân Ôn mới đƣợc ân xá nhƣng không cho về quê vì sợ ông lại tổ chức kháng Pháp. Bị quản thúc ở Huế, chẳng bao lâu sau năm 1889 ông lâm bệnh nặng rồi mất, thọ 64 tuổi. 1.2.2. Sự nghiệp văn chương Sáng tác trong suốt thời gian dài từ khi còn là một anh học trò nghèo, trải qua một thời gian làm quan đầy biến cố, tiếp theo là một thời kì oanh liệt giƣơng cao cờ chống Pháp và cuối cùng là tới những ngày thất bại bị giam giữ trong nhà tù của đế quốc phong kiến và tay sai. Sự nghiệp thơ văn của ông để lại cho chúng ta ngày bao gồm các sáng tác bằng chữ Hán: - Ngọc Đƣờng thi tập, gồm 311 bài thơ. - Ngọc Đƣờng văn tập, gồm 22 bài văn xuôi cùng một số câu đối. Ngoài ra còn có một số ít bài thơ Nôm không có trong hai tập trên, nhƣng từ trƣớc đến nay vẫn đƣợc nhân dân yêu thích truyền tụng 14
- Thơ Nguyễn Xuân Ôn, lúc ông còn đèn sách thƣờng thể hiện ý chí, hoài bão của một ngƣời đầy tráng khí muốn đƣợc giúp nƣớc, cứu đời. Tiêu biểu là bài Bột hứng (Cảm hứng bột phát), Trung dạ khởi tư (Nửa đêm nảy ra ý nghĩ),Tiểu hữu nhân (Trách bạn), Độc Trang Chu dưỡng sinh thiên cảm hoài (Cảm hoài khi đọc Thiên Dưỡng sinh của Trang Tử)… Đến khi ra làm quan, dù là chức quan nhỏ, ông vẫn “nguyện giá trƣờng phong phá hải đào” (nguyện cƣỡi gió lớn phá tam sóng biển). Tiêu biểu là bài: Đắc chỉ bổ Quảng Ninh tri phủ, hậu bản độ đường quan hồi tác (Làm lúc đượcchỉ vua bố cức Tri Phủ Quảng Ninh), Thuật hoài (Thuật ý nghĩ của mình)… Gặp buổi thực dân Pháp xâm lƣợc, ông dùng ngòi bút của mình để châm biếm, đả kích những tiêu cựu, nói lên nỗi phẫn uất của mình vì đất nƣớc cứ mất dần vào tay ngoại bang, ca ngợi khí phách dũng cảm và hi sinh của quân dân, khẳng định chỗ yếu mạnh của cả hai bên, tỏ rõ một tinh thần quyết đánh và tin tƣởng vào chiến thắng. Tiêu biểu là bài: Nhân duyệt quán đoàn dũng ở xã Mỹ Lộc, giản Bang biện cử nhân Võ Bá Liêm, Trường An hoài cổ (Nhớ cảnh cũ Trường An), Cảm thuật (Cảm khái thuật ra)… Nhìn chung, thơ văn ông thƣờng theo sát những vấn đề thời sự, chính trị, biểu hiện rõ tình cảm, ý chí của ông. Đó là tiếng nói chân thành, là tấm lòng thiết tha của một con ngƣời yêu nƣớc, suốt đời gắn bó với vận mệnh Tổ quốc và độc lập của dân tộc. Về mặt nghệ thuật, thơ văn ông đều mộc mạc, chân chất không chạm trổ hay đẽo gọt mĩ miều. 1.3. Vị trí của Nguyễn Xuân Ôn trong dòng văn học yêu nƣớc nửa cuối thế kỉ XIX Nhân dân ta nói chung và nhân dân Nam Bộ nói riêng luôn có truyền thống yêu nƣớc, đƣợc tôi luyện qua nhiều cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm suốt hàng nghìn năm lịch sử nên rất nhạy bén về cảm quan yêu nƣớc, 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex
101 p | 446 | 99
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu nghệ thuật cải lương và giải pháp phát triển để phục vụ du lịch ở Cần Thơ
74 p | 633 | 87
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò âm nhạc Trịnh Công Sơn trong đời sống tinh thần giới trẻ hiện nay
8 p | 136 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng nhân đạo của Nam Cao trong những sáng tác về người nông dân
59 p | 30 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
96 p | 18 | 13
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hội hát Soonghao với vấn đề bảo tồn và phát huy dân ca của người Nùng Phàn Slình tại xã Quế Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
10 p | 87 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Giá trị nội dung và nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine
80 p | 40 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 23 | 11
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của thầy cúng trong tang ma người thái ở bản Mệt, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
13 p | 131 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty than Khe Chàm TKV
75 p | 26 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình yêu trong thơ Victor Hugo
82 p | 22 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa tinh thần trong ca dao Nam bộ
79 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 16 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của già làng - trưởng họ trong đời sống cộng đồng người Dao Quần Chẹt (khảo sát tại thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây)
13 p | 109 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Di tích đình làng Ngọc Than xã Ngọc Mỹ- huyện Quốc Oai- tỉnh Hà Tây
8 p | 89 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu giá trị văn hoá nghệ thuật đền Gin (Xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định)
8 p | 110 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt
114 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn