intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế

Chia sẻ: Thangnamvoiva29 Thangnamvoiva29 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

101
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá tổng quát thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình lúa - cá trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp để nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế

GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> PHẦN I<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> 1.1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> <br /> uế<br /> <br /> Trong những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu ngày càng thất<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> thường cùng với những biến động to lớn của nền kinh tế trong nước nói chung và<br /> nền nông nghiệp nước ta nói riêng, đã gây tác động to lớn cho nền kinh tế nông<br /> nghiệp nước nhà. Đất đai trong nông nghiệp đang bị suy thoái nghiêm trọng do tác<br /> động của việc canh tác theo phong trào và chạy đua theo những lợi nhuận trước<br /> <br /> h<br /> <br /> mắt, thiên tai bão lụt. Ở nhiều địa phương ven biển, nông dân đua nhau xả nước<br /> <br /> in<br /> <br /> mặn vào vùng ngọt để nuôi tôm làm cho nhiều diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn,<br /> <br /> cK<br /> <br /> gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quy hoạch phát triển nông nghiệp của các địa<br /> phương này nói riêng và cả nước nói chung.<br /> <br /> Để khắc phục tình trạng trên, thì việc chuyển đổi các mô hình sản xuất mới,<br /> <br /> họ<br /> <br /> phù hợp với từng địa phương, nâng cao thu nhập của người nông dân là một việc<br /> làm hết sức cần thiết. Là một trong những địa phương như thế, tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> đã và đang có nhiều biện pháp để quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng đa<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> dạng hóa cây trồng vật nuôi, nhiều mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng lúa và các<br /> loại cây trồng vật nuôi khác đang được áp dụng. Một trong những điển hình cho chủ<br /> trương này là các mô hình sản xuất kết hợp ở thị xã Hương Thủy.<br /> <br /> ng<br /> <br /> Trong quy hoạch phát triển vùng ngọt ổn định đến năm 2010, thị xã Hương<br /> <br /> Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trương xây dựng nhiều mô hình kết hợp giữa<br /> <br /> ườ<br /> <br /> trồng lúa với các loại cây trồng, vật nuôi khác như: lúa-cá, lúa-màu, lúa- tôm, lúacua. Là một thị xã nằm ở phía nam thành phố Huế, có diện tích đất tự nhiên 45.817<br /> <br /> Tr<br /> <br /> ha, trong đó đất nông nghiệp 5.517 ha, phần lớn các thửa đất đều manh mún, nhỏ lẻ.<br /> Thị xã còn nhiều diện tích đất chiêm trũng chưa được khai thác đúng tiềm năng, nếu<br /> chỉ trồng lúa trên diện tích đó thì hiệu quả mang lại cho nông dân rất thấp. Chính vì<br /> thế, trong những năm gần đây, thị xã đã nhanh chóng vận động chuyển đổi đất đai và<br /> chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để nông dân có cơ hội đầu tư và áp dụng các<br /> <br /> SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN<br /> <br /> 1<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> mô hình sản xuất mới, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Một trong những<br /> mô hình đang được đông đảo nông dân trên địa bàn áp dụng là mô hình lúa – cá.<br /> Phường Thủy Dương là một trong những phường điển hình của công cuộc<br /> chuyển đổi đó. Với diện tích đất nông nghiệp là 782,54 ha, trong đó có 282,91 ha<br /> <br /> uế<br /> <br /> đất trồng thuần lúa, đa số là ở các vùng trũng chưa được khai thác hết tiềm năng.<br /> Hòa theo sự phát triển chung của toàn thị xã, chính quyền và những người dân ở<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> đây cũng đã bước đầu thực hiện việc “dồn điền đổi thửa” và chuyển đổi cơ cấu cây<br /> trồng vật nuôi, bước đầu thực hiện các mô hình lúa – cá, lúa – cá – vịt… Và khi nói<br /> đến hiệu quả kinh tế của các mô hình này, chúng ta phải kể đến mô hình xen canh<br /> lúa – cá đã và đang được các hộ nông dân nơi đây thực hiện khá nhiều. Với lợi thế<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> về nguồn nước khá lớn, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thủy Dương còn có<br /> một lực lượng lao động dồi dào cho nên trong những năm qua mô hình lúa – cá<br /> <br /> cK<br /> <br /> đang ngày càng được nghiều người dân áp dụng. Đây là một mô hình không quá<br /> phức tạp nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ rệt, góp phần nâng cao trách<br /> nhiệm của người dân với môi trường và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội.<br /> <br /> họ<br /> <br /> Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mô hình, nhiều người dân vẫn còn gặp<br /> không ít khó khăn như đất đai chỉ được chuyển đổi một số thửa còn đa số vẫn còn<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> nhỏ lẻ, nhiều thửa ruộng xa nhà, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, giá cả đầu vào, đầu ra<br /> luôn biến động… đã làm cho nhiều hộ nông dân không mấy yên tâm khi thực hiện<br /> mô hình này.<br /> <br /> ng<br /> <br /> Trước những thuận lợi và khó khăn trên, chúng ta cần giải quyết những mặt<br /> tồn tại nhằm hướng tới phát triển mô hình lúa – cá một cách bền vững lâu dài, giúp<br /> <br /> ườ<br /> <br /> người dân yên tâm sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường.<br /> Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô<br /> <br /> Tr<br /> <br /> hình lúa – cá của các nông hộ trên địa bàn phường Thủy Dương, thị xã Hương<br /> Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình.<br /> 1.2 Mục tiêu nghiên cứu<br /> 1.2.1 Mục tiêu tổng quát<br /> Đánh giá tổng quát thực trạng, hiệu quả sản xuất của mô hình lúa - cá trên<br /> địa bàn phường Thủy Dương , thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề<br /> SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN<br /> <br /> 2<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> xuất một số giải pháp thích hợp để nhân rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản<br /> xuất trong sản xuất nông nghiệp.<br /> 1.2.2 Mục tiêu cụ thể<br /> - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình hợp canh lúa – cá.<br /> <br /> uế<br /> <br /> - Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế của mô<br /> hình hợp canh lúa - cá Đông Xuân của các hộ nông dân trên địa bàn phường.<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> - So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình hợp canh lúa – cá vụ Đông Xuân với<br /> mô hình độc canh cây lúa vụ Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng.<br /> <br /> - Đánh giá tiềm năng cũng như thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện mô<br /> hình lúa – cá.<br /> <br /> in<br /> <br /> h<br /> <br /> - Đề ra một số giải pháp chủ yếu để góp phần giải quyết những khó khăn<br /> <br /> và nhân rộng mô hình.<br /> 1.3 Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> cK<br /> <br /> hiện nay ở các hộ nuôi cũng như một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế<br /> <br /> Các nông hộ thực hiện mô hình lúa – cá trên địa bàn phường Thủy Dương ,<br /> <br /> họ<br /> <br /> thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> 1.4 Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn phường Thủy Dương , thị xã<br /> Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br /> - Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2009 – 2011.<br /> <br /> ng<br /> <br /> - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hình<br /> lúa – cá vụ Đông Xuân với mô hình cá Đông Xuân trên cùng một chân ruộng trũng<br /> <br /> ườ<br /> <br /> và so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình sản xuất đó.<br /> 1.5 Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Tr<br /> <br /> Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp<br /> <br /> nghiên cứu sau:<br /> 1.5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br /> Là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm<br /> nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tê xã hội. Nó yêu cầu các hiện<br /> tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau<br /> SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN<br /> <br /> 3<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> một cách khoa học, khách quan và lôgic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là<br /> trong sự phát triển không ngừng.<br /> 1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu<br /> - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông<br /> <br /> uế<br /> <br /> qua điều tra phỏng vấn 60 hộ thực hiện mô hình lúa - cá trên địa bàn phường năm<br /> 2011 bằng phương pháp điều tra với nội dung điều tra: điều tra các thông tin liên<br /> <br /> dựng sẵn để điều tra các hộ thực hiện mô hình lúa – cá.<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu được phản ánh qua phiếu điều tra đã được xây<br /> <br /> - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu điều tra của hợp tác<br /> xã Thủy Dương, số liệu của phòng kinh tế thị xã Hương Thủy. Các tạp chí, các sách<br /> <br /> h<br /> <br /> báo có liên quan, qua các trang web trên internet…<br /> <br /> in<br /> <br /> 1.5.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu<br /> của sản xuất nông nghiệp.<br /> 1.5.4 Phương pháp so sánh<br /> <br /> cK<br /> <br /> - Sử dụng các bảng biểu: Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản<br /> <br /> họ<br /> <br /> - So sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua các năm từ năm 2009 – 2011 ở<br /> thị xã Hương Thủy và phường Thủy Dương.<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> - So sánh chênh lệch của các chỉ tiêu giữa hai mô hình lúa Đông Xuân và lúa<br /> - cá Đông Xuân trên địa bàn phường.<br /> - So sánh tính bền vững của 2 mô hình nhằm phát hiện ra những ưu điểm và<br /> <br /> ng<br /> <br /> nhược điểm, thuận lợi và khó khăn để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao<br /> hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa<br /> <br /> ườ<br /> <br /> - cá nói riêng.<br /> <br /> 1.5.5 Phương pháp chuyên gia<br /> <br /> Tr<br /> <br /> Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã chủ động tham khảo ý kiến của thầy<br /> <br /> cô giáo, cán bộ lãnh đạo và người nuôi cá ở địa phương – những người có liên quan<br /> và am hiểu sâu sắc các vấn đề nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện cho bài viết của<br /> mình, đồng thời kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.<br /> <br /> SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN<br /> <br /> 4<br /> <br /> GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân<br /> <br /> Khóa luận tốt nghiệp<br /> <br /> PHẦN II<br /> NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> uế<br /> <br /> CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1 Cơ sở lý luận<br /> <br /> tế<br /> H<br /> <br /> 1.1.1 Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế<br /> <br /> Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì<br /> yêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế, kinh tế phát triển phải kéo<br /> theo xã hội phát triển, môi trường được đảm bảo. Vì vậy, hiệu quả kinh tế không chỉ<br /> <br /> in<br /> <br /> quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.<br /> <br /> h<br /> <br /> là mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp ma còn là mối<br /> <br /> cK<br /> <br /> Có rất nhiều khái niệm hiệu quả kinh tế khác nhau, trong phạm vi doanh<br /> nghiệp thì hiệu quả kinh tế có thể được khái quát như sau:<br /> Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì hiệu quả kinh tế biểu hiện mối quan hệ<br /> <br /> họ<br /> <br /> so sánh kết quả kinh tế xã hội đạt được so với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.<br /> Như vậy, muốn có hiệu quả kinh tế tối ưu thì phải tối đa hóa được kết quả và làm<br /> <br /> Đ<br /> ại<br /> <br /> thế nào để tối thiểu mức chi phí bỏ ra. Người sản xuất muốn đạt được một kết quả<br /> nào đó trong sản xuất kinh doanh thì bắt buộc phải bỏ ra chi phí nhất định để đạt<br /> được kết quả đó.<br /> <br /> Hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh giữa đơn vị kết quả đạt được với chi<br /> <br /> ng<br /> <br /> phí bỏ ra, nó biểu hiện bằng các chỉ tiêu như: Tổng giá trị sản xuất (GO), thu nhập<br /> <br /> ườ<br /> <br /> tính trên một đơn vị chi phí bỏ ra.<br /> Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh tương đối (chỉ tiêu<br /> <br /> Tr<br /> <br /> hiệu quả tính được là chỉ tiêu tương đối) và tuyệt đối (chỉ tiêu hiệu quả tính được là<br /> chỉ tiêu tuyệt đối). Chỉ tiêu hiệu quả sinh ra từ các loại so sánh trên có tác dụng<br /> khác nhau trong đánh giá và phân tích kinh tế.<br /> Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện trình độ tổ<br /> chức quản lý, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để tạo<br /> ra kết quả lớn nhất.<br /> <br /> SVTH: Lê Thị Thanh Trang - K42BKTNN<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2