Khóa luận tốt nghiệp: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 8
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương cung cấp cho người đọc các nội dung: Một số vấn đề lý luận chung về văn bản quy phạm pháp luật; thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai; một số giải pháp hoàn thiện hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai - Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 1 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội ra đời, tồn tại và phát triển trong mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong lịch sử có ba hình thức pháp luật được các Nhà nước sử dụng là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Trong đó, VBQPPL là hình thức pháp luật tiến bộ nhất và hiện đại nhất được sử dụng trong tất cả các Nhà nước. “Văn bản quy phạm pháp luật” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trên sách báo pháp lý và các văn bản của Nhà nước. Theo Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 quy định: VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được sửa đổi, bổ sung trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: “VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Mặc dù khái niệm VBQPPL đã được sửa đổi, bổ sung nhưng khái niệm này vẫn còn điểm chưa hợp lý, cụ thể là quy định về chủ thể ban hành. Tại Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, chủ thể ban hành VBQPPL chỉ thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khi đó tại Khoản 3, 5, 7, 9 Điều 2 Luật này lại liệt kê các văn bản do cá nhân có thẩm quyền ban hành như: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 2 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng kiểm toán nhà nước. Quy định này của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có thể làm cho đối tượng thi hành luật hiểu các đối tượng nêu trên cũng là cơ quan nhà nước. Như vậy, khái niệm văn bản quy phạm pháp luật có thể được hiểu đúng là: “VBQPPL là văn bản do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc sử xự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc điểm chủ yếu sau đây: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, hoặc phối hợp ban hành. Như vậy, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết VBQPPL là văn bản đó phải được ban hành bởi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những cá nhân được Nhà nước trao quyền. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành VBQPPL hiện nay bao gồm : Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc giữa những cơ quan nhà nước có thầm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội để ban hành VBQPPL liên tịch. Những cá nhân có thẩm quyền ban hành VBQPPL là Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước và sự phối hợp ban hành văn bản giữa các chủ thể này như phối hợp giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 3 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định. Xuất phát từ vai trò quan trọng của VBQPPL trong hoạt động quản lý nhà nước, từ yêu cầu đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất cho hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL. Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng VBQPPL, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2002 cũng như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đều quy định khá chi tiết, cụ thể và hợp lý về thủ tục ban hành VBQPPL. Theo đó, các VBQPPL được ban hành đều phải thực hiện các hoạt động như: lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định, lấy ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản cho đến thông qua, ký , công bố, tất cả đều phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, một văn bản được coi là VBQPPL phải được ban hành đúng hình thức do pháp luật quy định. “Hình thức VBQPPL là sự thể hiện bên ngoài nội dung của VBQPPL đó”.[1, tr.19] Thông thường, hình thức của VBQPPL chủ yếu được hiểu là tên gọi của văn bản. Theo quy định tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì mỗi cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền được phép ban hành VBQPPL với những tên gọi nhất định. “Việc quy định rõ hình thức VBQPPL trong luật có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Đối với một số loại VBQPPL, nhìn vào hình thức văn bản đối tượng thi hành có thể nhận biết ngay chủ thể ban hành văn bản, sự nhận biết này góp phần thể hiện tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật”. Văn bản quy phạm pháp luật có nội dung là các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần, đối với nhiều đối tượng, có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các quy tắc xử sự là những khuôn mẫu, những chuẩn mực mà mọi cơ quan, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 4 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội được các quy tắc đó điều chỉnh. Với nội dung là các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí Nhà nước, cho nên VBQPPL luôn luôn mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hành chính, kinh tế, và trong trường hợp cần thiết thì áp dụng cả những biện pháp cưỡng chế với những người không tuân thủ các quy tắc xử sự được chứa đựng trong VBQPPL. Tính bắt buộc chung của VBQPPL được hiểu là bắt buộc đối với mọi chủ thể nằm trong những điều kiện, hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật đã dự liệu. Quy phạm pháp luật đặt ra cho nhóm chủ thể được dự kiến trong những tình huống nhất định chứ không phải là cho những chủ thể cụ thể. Đây là điểm khác biệt với văn bản áp dụng pháp luật vì vậy VBQPPL có tính chất được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, còn văn bản áp dụng pháp luật thì chỉ có hiệu lực duy nhất một lần. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong phạm vi cả nước hoặc từng địa phương tùy thuộc vào thẩm quyền của chủ thể ban hành cũng như nội dung mỗi văn bản. Thông thường,VBQPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước, còn VBQPPL do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ địa phương đó. Tuy nhiên, cũng có trường hợp VBQPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành nhưng có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ địa phương xuất phát từ tính đặc thù của địa phương đã quyết định tới nội dung văn bản. Trong phạm vi đề tài em chỉ đề cập tới nhóm VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Nhóm VBQPPL trong lĩnh vực đất đai này cũng mang những đặc điểm của VBQPPL nói chung như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, quan hệ xã hội mà nhóm VBQPPL trong lĩnh vực đất đai điều chỉnh không phải là quan hệ xã hội chung chung mà cụ thể là điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai (quan hệ đất Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 5 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A đai). “Quan hệ đất đai là quan hệ giữa người với nhau trong việc quản lý, khai thác hưởng dụng đất đai, trong đó Nhà nước giữ vị thế người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai”. [3, tr.29] 1.2. Thẩm quyền ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Việc quy định về thẩm quyền ban hành VBQPPL là hết sức cần thiết đối với hoạt động ban hành VBQPPL. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền” ban hành là một yếu tố không thể thiếu, là điều kiện tiên quyết để thừa nhận tính quy phạm pháp luật của văn bản. Việc nhấn mạnh dấu hiệu này của VBQPPL xuất phát từ nguyên tắc cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước. Như đã rõ, thẩm quyền ban hành VBQPPL là một nội dung quan trọng của quản lí nhà nước theo nghĩa rộng của cụm từ này, tương tự như vậy thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai là nội dung đầu tiên, quan trọng trong việc thống nhất quản lý đất đai của Nhà nước, điều này đã được ghi nhận trong Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cụ thể hơn tại Điều 6 Luật Đất Đai năm 2003, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Hoạt động ban hành văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung và có tính bắt buộc thi hành là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước. Vì vậy, thẩm quyền ban hành VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng trước hết là thẩm quyền của các chủ thể thực thi quyền lực Nhà nước. Thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai được quy định trong nhiều văn bản pháp luật gồm: Hiến pháp, cụ thể hơn tại Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác. Thẩm quyền ban hành VBQPPL nói chung được thể hiện tại Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Tuy nhiên, với nhóm VBQPPL trong lĩnh vực quản lý đất đai thì chủ thể có thẩm quyền ban hành ở phạm vi hẹp hơn. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 6 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A Trong quá trình Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong toàn quốc, Nhà nước đã quy định rất cụ thể thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai cho một số cơ quan thường xuyên thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai như: Quốc Hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và các Bộ có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đất đai. Tại địa phương, thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực này được trao cho Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND). Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp. Điều này đã được khẳng định tại Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2007. Vì vậy, Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành Hiến pháp và Luật. Trong lĩnh vực đất đai, Quốc hội ban hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai. Theo đó, Quốc Hội ban hành các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện các chính sách về đất đai của Nhà nước, các quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước cũng như trong quá trình thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh và Nghị quyết để giải quyết những nhiệm vụ mà Quốc hội giao. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nói chung trong đó có cả lĩnh vực đất đai để trên cơ sở đó Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Chính Phủ có thẩm quyền ban hành các Nghị định thi hành và quy định chi tiết Luật Đất đai để thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Chính phủ ban hành các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai khi đưa ra các quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố thuộc trung Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 7 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. Theo quy định của Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 thì Chính phủ có thẩm quyền: - Ban hành các VBQPPL chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. (Điều 16). - Ban hành các VBQPPL tổ chức thực hiện việc lập, xét duyệt, thực hiện, kiểm tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước. (Điều 25). - Ban hành các VBQPPL quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. (Khoản 3 Điều 48). - Ban hành các VBQPPL để kiểm kê đất đai năm năm đồng thời với kế hoạch sử dụng đất năm năm của Nhà nước để báo cáo Quốc Hội. (Điểm d Khoản 2 Điều 53). - Ban hành các VBQPPL quy định việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai. (Khoản 2 Điều 54) - Ban hành các VBQPPL quy định phương pháp xác định khung giá đất; khung giá đất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hợp phải điều chỉnh giá đất và việc xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tính giá trị quyền sử dụng đất cũng như quy định vụ thể việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. (Điều 56, 59, 60) - Ban hành các VBQPPL quy định cụ thể việc giao, khoán, chế độ sử dụng đất đối với từng loại đất. (các Điều 70,85...) Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ban hành các quyết định cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đất đai. Ví dụ như các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đất sử dụng cho khu công nghệ cao (Điều 91), đất sử dụng cho khu kinh tế bao gồm khu kinh tế mở, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác… (Điều 92). Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 8 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ trưởng các Bộ có liên quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL dưới hình thức thông tư trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai trong quá trình thực hiện các công việc chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý Nhà nước về đất đai. Theo quy định của Luật Đất đai 2003, sửa đổi bổ sung 2009 thì Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có thẩm quyền: - Ban hành các VBQPPL quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp, chỉ đạo lập và thực hiện bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước, chỉ đạo việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước. (các Điều 16,17,18,19,20) - Ban hành các VBQPPL quy định về hồ sơ địa chính, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính, biểu mẫu và hướng dẫn phương pháp thống kê, kiểm kê đất đai. Ban hành các VBQPPL để kiểm kê đất đai năm năm đồng thời với kế hoạch sử dụng đất năm năm của Nhà nước để báo cáo Chính Phủ. (Điều 47, 53)… * Các Bộ khác như Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính... cũng ban hành các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến công việc do bộ trực tiếp quản lý hoặc phối hợp cùng nhau và cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư liên tịch để giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực đất đai. Ví dụ: Bộ Nội vụ ban hành VBQPPL quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành các VBQPPL tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích Quốc phòng, An ninh. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp ban hành Thông tư liên tịch hướng Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 9 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì: “Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân được ban hành dưới hình thức Nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành dưới hình thức Quyết định, Chỉ thị”. Hội đồng nhân dân các cấp ban hành các Nghị Quyết trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương.[9, Điều 13, 21, 29]. Tuy nhiên trên thực tế số lượng VBQPPL trong lĩnh vực đất đai do chủ thể này ban hành rất hạn chế, chiếm một số lượng rất ít. Ủy ban nhân dân các cấp ban hành các Quyết định, Chỉ thị trong lĩnh vực đất đai trong quá trình thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai. [9, Điều 83, 98, 112] Theo Luật Đất đai 2003,sửa đổi bổ sung 2009 thì Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền: - Ban hành các VBQPPL để tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương, quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa. (Điều 16, 17) - Ban hành các VBQPPL trong việc kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại địa phương, tổ chức lập, xét duyệt, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khảo sát, đo đạc, lập và quản lý bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. (Điều 18 đến Điều 30) - Ban hành các quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định thu hồi đất, quyết định lập và thực hiện các dự án tái định cư, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ thực hiện thu hồi đất. (Điều 37, 44) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 10 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A - Ban hành các VBQPPL về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, ban hành các VBQPPL liên quan đến giá đất cụ thể tại địa phương, thời hạn sử dụng đất. (Điều 52, 55)… 1.3. Trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Nước ta đang hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, trong Nhà nước đó pháp luật được tuân thủ một cách tuyệt đối và tác động tới mọi quan hệ xã hội, vì vậy nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật đang là nhu cầu cấp thiết được đặt ra. Như chúng ta đã biết, quan hệ đất đai là một trong những quan hệ xã hội rất quan trọng đòi hỏi có sự điều chỉnh của pháp luật. Để hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai không những chúng ta phải hoàn thiện ở khía cạnh ban hành đủ các VBQPPL để điều chỉnh các quan hệ pháp luật đất đai, mà còn phải đảm bảo được chất lượng của từng VBQPPL trong lĩnh vực đất đai được ban hành. Trước đây, do chưa có những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL nên những VBQPPL trong lĩnh vực đất đai ban hành không theo đúng trình tự, thủ tục vẫn khá phổ biến và xảy ra thường xuyên. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành VBQPPL không biết căn cứ vào những cơ sở pháp lí nào để ban hành ra các VBQPPL quản lý trong lĩnh vực đất đai đảm bảo chất lượng văn bản cũng như đảm bảo sự phù hợp về mặt hình thức của văn bản. Chủ thể có thẩm quyền ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai không chỉ có cơ quan quyền lực nhà nước mà còn do cơ quan hành pháp ban hành. Vì vậy, mỗi loại VBQPPL do cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành phải tuân theo những trình tự, thủ tục riêng. Việc không quy định trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL sẽ là một thiếu sót lớn đối với các nhà làm luật, bởi đây không chỉ đơn giản là việc xác định VBQPPL khi ban hành được tuân theo trình tự, thủ tục nào mà còn có ý nghĩa quan trọng là khi nhìn vào trình tự, thủ tục ban hành người ta có thể xác định được đó là VBQPPL do cơ quan nào ban hành và có Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 11 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A hiệu lực pháp lí đến đâu. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành VBQPPL bỏ qua bất kỳ một giai đoạn nào trong trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL thì VBQPPL đó được xem như là không tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục và cũng có thể không áp dụng được do không phù hợp với những quan hệ xã hội phát sinh trên thực tế. Quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL được quy định cụ thể tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 gồm: Lập chương trình xây dựng VBQPPL; soạn thảo; thẩm tra, thẩm định; lấy ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản; xem xét, thông qua, ký; công bố VBQPPL. Đối với việc ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai, các chủ thể có thẩm quyền cũng phải tuân thủ chặt chẽ các bước trên để xây dựng một hệ thống VBQPPL trong lĩnh vực quản lý đất đai hoàn chỉnh và có giá trị áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, tuỳ vào từng loại văn bản do các chủ thể khác nhau ban hành mà quy trình cụ thể có những điểm khác biệt. Chẳng hạn như chỉ có hình thức Nghị định của Chính Phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định thẩm định là một công đoạn bắt buộc. Còn lại, VBQPPL dưới hình thức Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước khi ban hành đều không cần phải có khâu thẩm định.[16, tr.48] Bên cạnh đó, theo quy định tại các Điều 24, 38, 42 Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì thẩm định VBQPPL chỉ đặt ra đối với hai cấp chính quyền (cấp tỉnh, cấp huyện) và được áp dụng đối với các dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện. Riêng đối với cấp xã, thẩm định VBQPPL không được xác định là một khâu trong quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL của HĐND và UBND. [16, tr.49] Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 12 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A Vì vậy, đối với mỗi loại VBQPPL trong lĩnh vực đất đai do các chủ thể khác nhau ban hành thì trình tự, thủ tục ban hành cũng có những điểm khác biệt. 1.4. Hiệu lực của VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Hiệu lực của văn bản pháp luật là sự tác động của văn bản pháp luật đó lên các quan hệ xã hội được hình thành phù hợp với pháp luật hiện hành và điều kiện khách quan của đời sống xã hội. Tương tự như vậy, hiệu lực của VBQPPL trong lĩnh vực đất đai cũng chính là khả năng tác động của chúng lên quan hệ pháp luật đất đai để điều chỉnh các quan hệ đó phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, sự biến đổi mọi mặt ở trong nước và tình hình quốc tế cũng như các quy định khác của pháp luật hiện hành. Một VBQPPL trong lĩnh vực đất đai được ban hành khi có hiệu lực pháp luật sẽ tác động tới các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai. Sự tác động đó được giới hạn trong phạm vi như thế nào, thời gian là bao lâu, tác động lên những đối tượng nào thì cần phải có những quy định cụ thể trong văn bản này. Vấn đề hiệu lực của VBQPPL thường được xác định với 3 nội dung: hiệu lực theo thời gian, không gian và đối tượng thực hiện. Để xác định hiệu lực của VBQPPL trong lĩnh vực đất đai ta cũng xác định dựa trên 3 nội dung này. 1.4.1. Hiệu lực về thời gian Hiệu lực về thời gian là khả năng tác động của văn bản lên các quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian nhất định và được xác định bởi thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL trong lĩnh vực đất đai cũng như VBQPPL nói chung được quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, theo đó: “Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành”. Ví dụ: Nghị định số 105/2009/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ban Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 13 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A hành ngày 11/11/2009. Trong đó thời điểm bắt đầu có hiệu lực thi hành của văn bản này được quy định tại Điều 32: “Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010”. Như vậy, tính từ thời điểm ký ban hành là ngày 11/11/2009 đến thời điểm có hiệu lực ngày 01/01/2010 là hơn bốn mươi lăm ngày. Thời điểm kết thúc hiệu lực: VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng thường không quy định về thời điểm kết thúc hiệu lực. Tuy nhiên, có thể xác định thời điểm hết hiệu lực của VBQPPL theo quy định tại Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Theo đó, VBQPPL đất đai hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp: - Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản. Trường hợp này thông thường chỉ áp dụng đối với các VBQPPL áp dụng thí điểm một, hoặc một số quy phạm pháp luật nào đó. Ví dụ: Tại Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 19/2008/NQ - QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định: “Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 và áp dụng thí điểm trong thời hạn năm năm”. Như vậy thời điểm kết thúc hiệu lực của văn bản này là ngày 01 tháng 01 năm 2014. - Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Ví dụ: Tại Điều 145 Luật Đất đai năm 2003 về hiệu lực thi hành quy định: “ Luật này thay thế Luật Đất đai 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2001”. Như vậy, thời điểm kết thúc hiệu lực của các Luật nói trên là thời điểm văn bản đó bị thay thế quy định tại Luật Đất đai năm 2003. - Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Cũng trong Điều 145 Luật Đất đai năm 2003 về hiệu lực thi hành quy định: “Bãi bỏ Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam năm 1994”. Như vậy, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 14 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A thời điểm kết thúc hiệu lực của Pháp lệnh nói trên là thời điểm văn bản đó bị bãi bỏ quy định tại Luật Đất đai 2003. 1.4.2. Hiệu lực về không gian Hiệu lực về không gian là sự tác động của văn bản pháp luật lên các quan hệ xã hội trong một vùng lãnh thổ nhất định, thông thường là một vùng lãnh thổ tương ứng với các cấp đơn vị hành chính: trung ương, tỉnh, huyện, xã và các đơn vị hành chính tương đương hoặc trong phạm vi lãnh thổ mà cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở. Việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng là rất cần thiết vì thẩm quyền ban hành văn bản của các chủ thể thường gắn với một vùng lãnh thổ nhất định phù hợp với việc phân công quyền lực trong bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, có những nội dung của văn bản pháp luật chỉ phù hợp với địa phương, cơ quan này mà không phù hợp với địa phương, cơ quan khác. Hiệu lực về không gian của VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng cũng được xác định theo hai cách cơ bản : ghi rõ trong văn bản và không ghi rõ trong văn bản. Những văn bản trong đó có điều khoản xác định hiệu lực về không gian, thì chúng sẽ phát huy hiệu lực trong phạm vi đã được xác định đó. Đối với những văn bản không có điều khoản này thì phải dựa vào thẩm quyền và nội dung các quy phạm trong văn bản để xác định hiệu lực. Nhìn chung, những văn bản do các cơ quan nhà nước trung ương ban hành có hiệu lực trong phạm vi cả nước. Ví dụ : Nghị định của Chính phủ số 105/2009/NĐ – CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cũng cần chú ý trường hợp một số VBQPPL do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành nhưng chỉ có hiệu lực đối với một số vùng lãnh thổ nhất định được quy định cụ thể trong văn bản. Ví dụ: Quyết định 23/2011/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 15 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A Đắk Lắk. Đây là văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhưng chỉ có hiệu lực tại tỉnh Đắk Lắk. Các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền của các cơ quan đó. Ví dụ: Nghị quyết số 32/2008/NQ – HĐND ngày 28/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt đề án về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình chỉ có hiệu lực trong phạm vi toàn tỉnh Thái Bình. 1.4.3. Hiệu lực về đối tượng thực hiện Hiệu lực về đối tượng thực hiện được hiểu là việc các cơ quan nhà nước ban hành VBQPPL giao cho một hoặc nhiều chủ thể có trách nhiệm triển khai, tổ chức việc thực hiện văn bản của mình. Để VBQPPL trong lĩnh vực đất đai do các cơ quan nhà nước ban hành được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thực sự đi vào cuộc sống thì vai trò của đối tượng thi hành những văn bản đó rất quan trọng. Hiệu lực về đối tượng thực hiện VBQPPL nói chung cũng như VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng thường quy định ở phần cuối văn bản. Đối tượng thực hiện VBQPPL nói chung cũng như VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng là các cơ quan cấp dưới của cơ quan ban hành văn bản. Thực hiện nhiệm vụ của mình, các chủ thể là đối tượng thực hiện tiến hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một phần hoặc toàn bộ VBQPPL. Ví dụ: Khoản 2 Điều 146 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này”. Cũng có khi các chủ thể là đối tượng thực hiện chỉ tiến hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một điều khoản cụ thể được giao trong VBQPPL đó. Ngoài ra, các chủ thể là đối tượng thi hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai còn thực hiện việc hướng dẫn các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đai. Ví dụ: Điều 186 Nghị định 181/2004/NĐ – CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định: “các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm rà soát các Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 16 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A VBQPPL do mình ban hành với quy định của Luật Đất đai 2003, của Nghị định này và các Nghị định khác thi hành Luật Đất đai 2003 để sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ”. KẾT LUẬN CHƯƠNG I: Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản về văn bản quy phạm pháp luật nói chung và việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Qua đó ta có thể hiểu rõ hơn về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật cũng như thẩm quyền, trình tự thủ tục ban hành và hiệu lực của nhóm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, thực trạng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước như thế nào, những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước ra sao? Vấn đề này sẽ được trình bày tại chương II: Thực trạng ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 17 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 2.1. Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Hoạt động ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ trước đến nay, qua mỗi giai đoạn lịch sử, từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 đến Hiến pháp năm 1992 đã có những quy định khác nhau về vấn đề sở hữu đất đai để từ đó xác lập chế độ quản lý đất và sử dụng đất. Hiến pháp năm 1946 xác lập nhiều hình thức sở hữu về đất đai, ngay sau đó nhiều VBQPPL trong lĩnh vực đất đai đã được ban hành đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong giai đoạn này như: Nghị định ngày 26/10/1945 về miễn giảm thuế điền, Sắc lệnh số 212 ngày 20/11/1948 ấn định thuế biểu, thuế điền thổ 1948, Thông tư số 113 ngày 6/8/1951 giải thích việc sử dụng đất của bọn ngụy quyền… Sau đó Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu Nhà nước và sở hữu của người nông dân; Hiến pháp năm 1959 thiết lập ba hình thức sở hữu về đất đai là: sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai. Sau khi Hiến pháp 1959 ra đời thì hàng loạt các văn bản được ban hành để củng cố cho chế độ sở hữu nêu trên điển hình là Chỉ thị số 1336 ngày 28/12/1965 của Bộ Nông nghiệp về xây dựng đồng ruộng, đồi bãi trong các hợp tác xã nông nghiệp. Đến Hiến pháp năm 1980 và đặc biệt là Hiến pháp năm 1992, chế độ sở hữu đất đai được quy định là: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 17 và Điều 18 Hiến pháp năm 1992). Như vậy, nếu như trước năm 1980 còn nhiều hình thức sở hữu về đất đai tạo nên những đặc trưng trong quản lý và sử dụng đất đai trong thời kỳ quan liêu bao Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 18 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A cấp thì sau Hiến pháp năm 1980 ở Việt Nam chỉ còn một hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai là sở hữu toàn dân, một chế độ sở hữu chuyển từ nền kinh tế tập trung hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường có điều tiết, tạo thành những đặc trưng trong quan hệ đất đai dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường. [3, tr.9]. Việc xác lập hình thức sở hữu về đất đai như vậy tạo nên đặc trưng trong việc xây dựng chế độ quản lý và sử dụng đất, có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình xây dựng các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Quá trình lịch sử xây dựng các văn bản luật đất đai không dễ dàng. Thực tế từ năm 1972, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết giao cho Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng các dự thảo luật đất đai. Mặc dù đã có rất nhiều dự thảo hoàn thành suốt từ năm 1972 đến năm 1980, tuy nhiên, đối chiếu với các yêu cầu thực tiễn đặt ra thì các dự thảo luật chưa đáp ứng được tình hình mới khi cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đó. Vì vậy, đầu thập kỷ thứ 8 của thế kỷ XX chúng ta chuyển sang xây dựng các dự thảo Pháp lệnh về đất đai thay thế cho các ý tưởng ban đầu, song nhiều dự thảo Pháp lệnh được xây dựng nhưng cũng không được thông qua. Trước yêu cầu quản lý đất đai một cách toàn diện bằng pháp luật, Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng các dự thảo Luật Đất đai từ năm 1987. Qua nhiều lần chỉnh lý, sửa đổi, tiếp thu ý kiến từ cuộc trưng cầu dân ý cho dự thảo luật quan trọng này, ngày 29/12/1987 văn bản luật đất đai đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố ngày 08/01/1988. Sau khi Luật Đất đai năm 1987 được ban hành là sự ra đời của các VBQPPL hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 1987 như: Nghị định số 30 - HĐBT ban hành ngày 23/03/1989 của Hội đồng bộ trưởng về thi hành Luật Đất đai 1987; Quyết định số 201/ QĐ- TCTK ngày 14/07/1989 về việc ban hành Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 19 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1987 và các VBQPPL trong lĩnh vực đất đai thời kỳ này vẫn còn mang nặng các dấu ấn của cơ chế cũ và chưa xác định đầy đủ các quan hệ đất đai theo cơ chế mới. Trên thực tế Luật Đất đai năm 1987 và các văn bản hướng dẫn thi hành mới giải quyết mối quan hệ hành chính về đất đai giữa nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền sở hữu đất đai với người được nhà nước giao đất với tư cách là chủ thể của quyền sử dụng đất. Điều đó làm cho quan hệ đất đai không được vận động theo hướng tích cực. Vì vậy, sau khi đánh giá, tổng kết việc thực thi Luật Đất đai sau năm năm thực hiện, Nhà nước ta đã xây dựng văn bản mới thay thế cho Luật Đất đai năm 1987. Luật Đất đai thứ hai được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực chính thức từ ngày 15/10/1993 và các văn bản hướng dẫn thực hiện khác được ban hành sau đó như: Nghị định số 87/1994/NĐ – CP quy định khung giá các loại đất, Nghị định số 88/1994/NĐ – CP về quản lý đất đô thị... Luật Đất đai năm 1993 điều chỉnh các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, xóa bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ sử dụng đất, xác lập các quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội, các quan hệ đất đai không ngừng vận động trong nền kinh tế thị trường đã khiến các quy định được dự liệu trong Luật Đất đai năm 1993 có những vấn đề không còn phù hợp. Vì vậy, từ tháng 11/1996 Nhà nước ta đã có chủ trương sửa đổi một số quy định không phù hợp nhằm thực thi Luật được tốt hơn (Tờ trình của Chính phủ về Dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993 trình Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 4). Cho nên, ngày 02/12/1998 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1993 đã được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 4 thông qua. Luật này được gọi tắt là Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 với nội dung chủ yếu nhằm luật hóa các quyền năng của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất đồng thời xác định rõ các hình thức giao đất và Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
- Khóa luận tốt nghiệp 20 Bùi Thị Thu Hiền – HC32A cho thuê đất để làm căn cứ quy định các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Các bổ sung đó đã góp phần làm rõ trách nhiệm pháp lý của người sử dụng đất trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và thể hiện sự đa dạng trong áp dụng đất có nhiều khả năng lựa chọn hơn khi tham gia vào quan hệ sử dụng đất. Phải nói rằng, Luật Đất đai năm 1993 về cơ bản đã phù hợp với thực tiễn cuộc sống, song việc sửa đổi chưa thể giải quyết hết được những bất cập hiện tại trong quản lý và sử dụng đất, đặc biệt là các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai hầu như không thay đổi, chưa được chú ý đúng mức để sửa đổi. Đáp ứng đòi hỏi này, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X đã thông qua việc sửa đổi lần thứ hai đối với Luật Đất đai năm 1993 và tập trung chủ yếu vào việc hoàn thiện chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, thuê đất, phân công, phân cấp trong quản lý đất đai. Văn bản luật này được gọi tắt là Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2001 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/10/2001. Các văn bản luật đất đai nêu trên đã góp phần to lớn trong việc khai thác quỹ đất, quản lý đất đai đi vào nề nếp tạo sự tăng trưởng ổn định cho nền kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung nhiều lần như vậy đã làm cho hệ thống pháp luật trong thời kỳ này còn mang tính chắp vá, không đồng bộ, nhiều quy định còn lạc hậu so với thực tế và gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Vì vậy, việc xây dựng một Luật Đất đai mới để thay thế Luật Đất đai năm 1993 là rất cần thiết. Trên tinh thần đó, quá trình xây dựng các dự thảo của Luật Đất đai mới rất công phu, qua nhiều lần chỉnh sửa và lấy ý kiến nhân dân trong cả nước từ ngày 01/8/2003 đến 20/9/2003 và ngày 26/11/2003 Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua toàn văn Luật đất đai mới với 7 chương và 146 điều, gọi là Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004, nhằm đáp ứng cho giai Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước. Thực trạng và giải pháp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
113 p | 501 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan của sinh viên nữ trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
125 p | 38 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức - thái độ - thực hành trong điều trị của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
99 p | 19 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thương mại Hạnh Huyên
74 p | 19 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lô Lô Chải, Hà Giang
81 p | 15 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Ninh
82 p | 21 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng phòng tại Flamingo Cát Bà Resort
99 p | 22 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hạnh Huyên
105 p | 14 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
77 p | 17 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải quyết các trường hợp vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành
71 p | 9 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
80 p | 21 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
87 p | 14 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sun – Flamingo Cát Bà Resort
98 p | 21 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Đức Vượng – thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 15 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sao Mai - Hải Đăng Plaza
85 p | 19 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Biện pháp phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng HP Nam Việt
75 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Nhà hàng lẩu nướng Gogi House Lê Hồng Phong
72 p | 16 | 3
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt
114 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn