intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tiến hành với mong muốn tiếp tục làm rõ những đóng góp của nữ nhà văn trong thể loại truyện ngắn. Từ đó, khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò, những đóng góp của nhà văn với nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN PHÍ THỊ LUYẾN CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN PHÍ THỊ LUYẾN CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH s HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, giảng viên khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong suốt quá trình học tập và công tác sau này. Để hoàn thành khóa luận này, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, những người thân là điểm tựa vững chắc để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phí Thị Luyến
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn tin khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự sai lệch nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phí Thị Luyến
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................................1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................3 4. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................4 6. Đóng góp của khóa luận .................................................................................................4 7. Bố cục của khóa luận ......................................................................................................4 NỘI DUNG .........................................................................................................................5 Chương 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI ..5 1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ......................................................................................5 1.2. Chất thơ trong văn xuôi ...............................................................................................8 1.3. Tác giả Trần Thùy Mai và thể loại truyện ngắn ......................................................13 1.3.1. Đôi nét về tác giả .....................................................................................................13 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác...................................................................................................13 1.3.3. Truyện ngắn Trần Thùy Mai trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại....15 CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THÙY MAI .......................................................................18 2.1. Đề tài tình yêu và hạnh phúc .....................................................................................18 2.2. Nhan đề giàu chất thơ.................................................................................................22 2.3. Cốt truyện tâm lí .........................................................................................................24 2.4. Nhân vật với đời sống nội tâm ..................................................................................28 2.5. Không gian nghệ thuật khơi gợi cảm xúc ................................................................32 2.6. Thời gian kí ức ............................................................................................................36 2.7. Ngôn ngữ giàu chất thơ..............................................................................................39 2.8. Giọng điệu đậm chất trữ tình.....................................................................................43 KẾT LUẬN.......................................................................................................................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Truyện ngắn Việt Nam đương đại có sự xuất hiện của nhiều cây bút mới như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Lý Lan, Nguyễn Minh Ngọc… Trong đó, phải kể đến cái tên Trần Thùy Mai. Dù chưa phải là một “hiện tượng” như Nguyễn Huy Thiệp, không thu hút bạn đọc với cốt truyện lạ, Trần Thùy Mai viết như là để giãi bày. Có những truyện nhà văn như để mặc cho ngòi bút trôi chảy theo cảm xúc, cảm giác: nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng. Truyện của chị nửa như là truyện cổ tích, nửa lại như truyện thế sự đời thường. Đọc truyện ngắn của nữ nhà văn người Huế này luôn đầy ắp dư vị của của tuổi 20 đầy sức sống, của những rung cảm sâu nặng, rất giàu chất thơ. Trần Thùy Mai là một cây bút truyện ngắn thu hút sự quan tâm của bạn đọc, nhất là khi một số truyện ngắn của chị được chuyển thể thành phim truyền hình như: Thập tự hoa (2005), Hãy khóc đi em (2005), Trăng nơi đáy giếng (2009), Gió thiên đường (2009)… Với mong muốn có một cái nhìn tương đối toàn diện về chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. 2. Lịch sử vấn đề Gần 40 năm cầm bút với 10 tập truyện ngắn, Trần Thùy Mai đã miệt mài, cần mẫn tạo dựng một chỗ đứng trên văn đàn. Chị đã đạt được nhiều Giải thưởng danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội văn học cố đô Huế. Bùi Việt Thắng đã dùng hai chữ “hiện tượng” để minh chứng cho sự hiện diện vững vàng của Trần Thùy Mai trong đội ngũ sáng tác truyện ngắn đương đại: “Miệt mài với nghiệp văn và trở thành cây bút có sức bền với thể loại truyện ngắn, truyện ngắn của chị vượt ra ngoài giới hạn của mảnh đất cố đô để đến với bạn đọc cả nước” [11]. 1
  7. Đánh giá về truyện ngắn Trần Thùy Mai, Lê Mỹ Ý đã viết: “Đọc những trang văn của chị, đã lắm lúc nao lòng mà thốt lên câu thơ “cảm mượn” của nữ thi sĩ Nga Onga Bergon: Dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi… Đó cũng là cảm nhận của nhiều bạn đọc đối với tác phẩm của nữ nhà văn Trần Thùy Mai. “Văn chương của chị, như một trái cây chín muộn, càng có thời gian, vị càng ngọt, hương càng nồng, màu sắc càng hấp dẫn, càng mang đến một dư vị riêng mà những cây bút cùng thời với chị không có được” [20]. Tác giả Hoàng Nguyên Vũ lí giải truyện của Trần Thùy Mai có sức sống mãnh liệt chính là vì chất “đời” trong đó, “Càng về sau văn chị viết càng đời, càng đầy đủ mặn ngọt đắng cay của những phận đời trong đó… Dù những cái kết được báo trước nhưng người đọc vẫn muốn nếm hết những vị đắng cay, điệu man mác cho đến những dòng cuối cùng”. “Những trang viết của Trần Thùy Mai chứa đựng những cuộc đời nhỏ nhỏ, có cuộc đời thoáng qua, có cuộc đời gặp một lần rồi hun hút, có cuộc đời về trong những giấc mơ miên viễn. Nhưng vấn đề không phải ở nói ai, hay viết về ai, thấp thoáng cuộc đời của ai mà cái quan trọng là thông điệp đằng sau đó là gì.” Hoàng Nguyên Vũ khẳng định: “Tình yêu ngập tràn các trang viết. Dù buồn hay vui, cô đơn hay hạnh phúc thì với Trần Thùy Mai phải có tình yêu mới khiến ngòi bút của chị chắp cánh (…), tình yêu là động lực của bút lực. Tình yêu thúc đẩy cuộc sống đẹp hơn và làm được nhiều việc có ích” [12]. Nguyễn Vinh Sơn, đạo diễn bộ phim Trăng nơi đáy giếng, một đồng hương xứ Huế với nữ nhà văn đã nhận xét: “Cảm nhận của Trần Thùy Mai đầy Huế. Chất thơ là thuộc tính của người Huế từ cung cách đi đứng, nói năng đến lối sống thâm trầm, sâu sắc, tinh tế…” [16]. Tác giả Vọng Thảo nhận xét: “Qủy trong trăng chính là tạo lập một thế giới mà ở đó phận người vẫn còn những khắc khoải cô đơn”. “Giọng văn nhẹ nhàng, thì thầm như những dòng mưa từ từ thấm sâu vào lòng người đọc siêu 2
  8. thoát khỏi giới hạn chữ nghĩa bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên và những chi tiết nhỏ nhặt đời thường” [18]. Nguyễn Thanh Bình cho rằng: “Trần Thùy Mai đã nhìn ra quanh mình và viết lại chuyện đời của những người phụ nữ sống xung quanh” [19]. Trên đây là một số nhận xét, đánh giá về truyện ngắn Trần Thùy Mai ở phương diện nội dung và hình thức thể hiện. Ngoài ra, còn một số tiểu luận, luận văn tốt nghiệp Đại học, luận văn Thạc sĩ lấy truyện ngắn của Trần Thùy Mai làm đề tài nghiên cứu như: Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thùy Mai (Nguyễn Thị Hồng Lê), Phong cách truyện ngắn Trần Thùy Mai (Phùng Thu Phương), Nhân vật trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Hồng Sinh), Nhân vật nữ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai (Nguyễn Thị Trang Nhung)… Nhìn chung, những công trình ở trên đã ít nhiều đề cập đến các phương diện của truyện ngắn Trần Thùy Mai. Song đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Đó là khoảng trống để chúng tôi thực hiện đề tài khóa luận của mình. Hơn nữa, các ý kiến nhận xét, đánh giá của những người nghiên cứu đi trước là gợi mở để chúng tôi đi sâu tìm hiểu đề tài, Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các phương diện biểu hiện chất thơ trong hai tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai: Trăng nơi đáy giếng và Onkel yêu dấu. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là hai tập truyện ngắn của Trần Thùy Mai: Trăng nơi đáy giếng do NXB Thanh niên xuất bản năm 2009 và Onkel yêu dấu do NXB Văn nghệ phát hành năm 2010. 4. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: “Chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai” chúng tôi muốn tiếp tục làm rõ những đóng góp của nữ nhà văn trong thể loại truyện 3
  9. ngắn. Từ đó, khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò, những đóng góp của nhà văn với nền văn xuôi Việt Nam đương đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống Phương pháp khảo sát thống kê Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp nghiên cứu liên ngành 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận tiếp tục ghi nhận đóng góp trong tư duy nghệ thuật của nhà văn Trần Thùy Mai ở phương diện về chất thơ trong truyện ngắn của chị. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai theo hai chương: Chương 1: Quan niệm về thơ và chất thơ trong văn xuôi. Chương 2: Các phương diện biểu hiện chất thơ trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. 4
  10. NỘI DUNG Chương 1: QUAN NIỆM VỀ THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI 1.1. Quan niệm về thơ và chất thơ Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [3, 309]. Bàn về thơ, Sóng Hồng cho rằng: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là một tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường” [3, 309 - 310]. Theo quan niệm của Sóng Hồng thì thơ là thiên về biểu hiện cảm xúc. Cảm xúc ấy được thể hiện một cách hàm súc, có nhịp điệu trong tác phẩm. Đây cũng chính là những đặc trưng cơ bản của thơ. Trên cơ sở này mà khái niệm chất thơ xuất hiện để chỉ những sáng tác văn học bằng văn xuôi hoặc văn vần giàu cảm xúc, ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu. Chất thơ được coi là điều kiện cơ bản của thơ, vì thế thơ chỉ hay khi có chất thơ. Thơ là một trong những hình thức thể loại đầu tiên của văn học. Tùy vào mục đích, yêu cầu nghiên cứu, có thể phân loại thơ theo những tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào phương thức phản ánh có thể chia thành: “thơ tự sự” và “thơ trữ tình”. Căn cứ vào thể luật có thể chia thơ thành: “thơ cách luật” và “thơ tự do”. Xét về cách gieo vần thơ được chia thành: “thơ có vần” và “thơ không vần”. Cũng có khi người ta dựa vào thời đại để chia thơ ra thành thơ Đường, thơ Tống, thơ Lí - Trần. Ngoài ra, nếu như dựa vào nội dung thơ thì người ta cũng có thể chia thơ ra thành thơ chính trị, thơ tình yêu, thơ đời thường… 5
  11. “Chất thơ là khái niệm rộng hơn thơ. Chất thơ của văn xuôi tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi bất ngờ, chất triết lí thâm thúy, thơ mộng” [3, 319]. Chất thơ chính là chất trữ tình, thi vị gợi lên từ hình ảnh, ngôn từ trong sáng tác của người nghệ sĩ. Nó có sức lan tỏa rất lớn tới tâm hồn người đọc tạo nên những xúc cảm, khoái cảm kì lạ. Không chỉ vậy, nói đến chất thơ là nhắc đến tính cảm xúc và cái đẹp. Mà cái đẹp lại có sức cảm hóa con người. Chất thơ gắn với tính trữ tình lãng mạng, bay bổng. Chất thơ là ý toại ngôn ngoại, nghĩa là ý nghĩa nằm ở ngoài lời, nằm ở những “khoảng lặng” của ngôn từ. Vì thế, nó mang tính chất mơ hồ buộc người đọc muốn hiểu thấu, phải cảm nhận bằng cả tâm hồn, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng của mình. “Tìm hiểu về chất thơ không chỉ nhắc đến biểu hiện mà còn phải nhắc đến các nhân tố tạo nên chất thơ. Chất thơ là một đặc tính tổng hợp được tạo nên từ rất nhiều nhân tố. Những nhân tố đó cũng có thể có trong nội dung của các thể loại khác, nhưng ở thơ biểu hiện, thường xuyên và rõ rệt hơn. Chất thơ gắn liền với những rung động và xúc cảm trực tiếp, thơ là ở tấm lòng, nhưng cũng chính là cuộc sống, thơ gắn liền với trí tưởng tượng và cái đẹp”. Chất thơ trong một bài thơ nằm ở một cái đích vừa mơ hồ, vừa cụ thể. Mơ hồ ở chỗ nó hòa trộn, ẩn hiện trong từng câu thơ, nó chảy “bàng bạc” trong từng tác phẩm, cụ thể ở chỗ nó tụ lại ở một “điểm ngời sáng nào đó” làm cho cái “bàng bạc” trải rộng kia sáng lên. Điểm sáng đó là nơi giao hòa, nơi hội tụ của tất cả các vần thơ, ý thơ, là nơi “ngã ba, ngã bảy” lan tỏa đi các câu thơ. Nói đến “gặp gỡ” là nói đến cảm xúc của người sáng tác, còn nói đến “tỏa đi” là nói đến cảm xúc của người đọc, người cảm thơ. Người sáng tác mà không bắt nối các cảm xúc tinh tế và trải rộng đi nhiều hướng, thì người đọc thơ nghiễm nhiên bị đẩy vào một trạng thái chờ đợi không có hi vọng, phải chịu một bước “hẫng” trong thi ca. Như vậy, xét ở góc độ mĩ học, chất thơ được coi là cái đẹp của tâm hồn, cái đẹp của cuộc sống và hơn thế là cái đẹp của cuộc đời có lí tưởng cao 6
  12. đẹp. Xét trên phương diện cảm hứng, chất thơ gắn liền với cảm hứng bay bổng, lãng mạn. Xét ở phương diện ngôn ngữ, chất thơ lại gắn liền với tính nhạc của từng lời văn, câu chữ. Nhà phê bình văn học Diệp Tiếp đời Thanh Trung Quốc có viết trong sách Nguyên thi: “Cái lí có thể nói, ai cũng nói được, đâu cần nhà thơ kể lại. Phải có những cái lí không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì chỉ có thể kể qua hình dáng có ý nghĩa mà lí và việc cũng đã tường như thế” [2]. Đúng vậy, có những sự kiện, diễn biến đâu cần nhà văn, nhà thơ kể lại một cách tường minh, bởi ai cũng có thể biết, có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận. Nhưng ngược lại cũng có những sự việc mà ta biết đấy nhưng không thể nói, không thể kể một cách tường minh, rõ ràng mà chỉ cần một vài nét chấm phá, một vài hình ảnh có sức gợi thì người tiếp nhận cũng có thể hiểu ra vấn đề. Và đó chính là sức mạnh, sức hấp dẫn của chất thơ. Cũng giống như Trần Thùy Mai quan niệm về nghề viết: “Viết để được tồn tại trong những cảnh đời khác, được sống những gì mơ ước, được nói những điều không nói giữa đời thường, là một cách thoát ra khỏi sự hữu hạn của đời người” [13]. Rõ ràng, thơ không diễn tả tường tận “chất muối mặn” của đời sống ra sao, không diễn giải tình người như thế nào? Vậy mà người đọc vẫn có thể hiểu tất cả nhờ vào sự gợi dẫn của hình ảnh, ngôn từ trong thơ mà từ đó liên tưởng, tưởng tượng. Từ đó thấy được cái hay, cái đẹp của lời văn, tìm ra được ý nghĩa thông điệp cuộc sống mà người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm. Rõ ràng, cảnh vật nên thơ không phải do người nghệ sĩ sắp đặt, mời gọi bạn đọc thưởng ngoạn mà chủ yếu là sự tương hợp giữa hình ảnh thơ và sự cảm nhận của người thưởng thức. Nói một cách đơn giản, chất thơ hiện hữu là do sức gợi của ý nghĩa ngôn từ và hình ảnh thơ kết hợp với sự cảm nhận của độc giả. Vì thế, chất thơ cũng chính là những rung động, tình cảm thẩm mĩ bật lên từ chính cảm nhận của người đọc. 7
  13. Có thể nói, chất thơ khởi phát từ lời nói, hình ảnh thơ mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Ngay bản thân chất thơ đã có sức gợi, sức lan tỏa mang đến những rung động trong tâm hồn, những cảm xúc thẩm mĩ từ phía người tiếp nhận. Vì vậy, chất thơ được biểu hiện ở cả nội dung và hình thức trong tác phẩm. Chất thơ hướng con người ta tới cái đẹp, an ủi những tâm hồn bị tổn thương, nuôi dưỡng niềm tin, hi vọng vào tương lai tươi đẹp. Chất thơ tránh được sự khô cằn, chai sạn, nghèo trí tưởng tượng, thay vào đó, nó giúp trí tưởng tượng của con người trở nên phong phú hơn. Vì thế, có thể khẳng định, “chất thơ chân chính ở mỗi thời đại gắn liền với lí tưởng và khát vọng của đông đảo quần chúng nhân dân” [1]. Chất thơ là một phạm trù của văn học, một nhân tố cốt yếu làm nên phong cách văn chương của một tác giả. Không chỉ vậy, nó còn phản ánh một khuynh hướng, hay một thời đại văn học của dân tộc. Nó cho thấy một trào lưu, một tiêu chuẩn, một xu hướng về cái đẹp, thái độ đối với cái đẹp và nó có sự xê dịch, biến đổi cùng với sự chảy trôi của thời gian. Dựa vào những biểu hiện của chất thơ có thể thấy được quan niệm, thái độ, suy nghĩ, tình cảm của người sáng tác văn học. Rộng hơn là có thể thấy được thị hiếu thẩm mĩ của cả một thời đại, một dân tộc ở một thời điểm nhất định. 1.2. Chất thơ trong văn xuôi Xét ở một phương diện nào đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi đồng nghĩa với việc ta đang thừa nhận hiện tượng giao thoa thể loại. Bởi nếu như đã có nghiên cứu chất văn xuôi trong thơ, thì ngược lại ta cũng có thể đi sâu nghiên cứu chất thơ trong văn xuôi, chính là đi tìm những đặc điểm vốn làm nên đặc trưng của thể loại thơ được văn xuôi tiếp nhận khiến cho sự biểu đạt của văn xuôi trở nên giàu có, đa dạng, phong phú hơn. Ta có thể nói đến cái gọi là “chất thơ” khi ta bắt gặp trong tác phẩm văn xuôi một sự ưu ái cho việc biểu hiện tâm tư, tình cảm chủ quan của nghệ sĩ, một chiều 8
  14. hướng miêu tả thiên về nắm bắt những nét tinh lọc của thế giới tâm hồn, một sự thích thú “gọt đẽo” câu văn theo hướng đề cao sức gợi, ám chỉ và sự hài hòa của các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Chủ đề tư tưởng, cốt truyện trong một tác phẩm văn xuôi luôn là những yếu tố quan trọng, thu hút sự chú ý của người đọc. Thế nhưng, những yếu tố ấy nhiều khi chỉ là “cái khung”, “cái sườn” để tạo nên tác phẩm mà thôi. Khi tiếp nhận tác phẩm, người đọc không khó để nhận ra chúng. Tuy nhiên, song song với chúng lại có một yếu tố khác chiếm một vị trí khá quan trọng trong tác phẩm, đó chính là cái hồn của tác phẩm được ẩn náu trong trong từng câu, từng chữ. Để tìm ra cái hồn ấy, người đọc phải thực sự để tâm, chú ý vào từng chi tiết thì mới có thể thấy được sự hấp dẫn, thú vị ở một số đoạn văn. Những đoạn văn ấy khiến cho tâm hồn người đọc rung lên những cung bậc cảm xúc kì lạ và để lại dư âm rất lớn trong lòng độc giả. Và cái hồn đó được gọi là “chất thơ”. Xưa nay, người ta vẫn thường nghĩ thơ và văn xuôi là hai thể loại độc lập, trái ngược nhau được phân chia dựa trên tiêu chí: Thơ là phương thức trữ tình, là tái hiện lại cuộc sống thực tại thông qua con mắt chủ quan của người nghệ sĩ. Thế nhưng, việc phân chia thể loại ở bất kì một lĩnh vực nào cũng chỉ là tương đối, và ở đây cũng vậy. Bởi đặc trưng của thể loại này, không có nghĩa là hoàn toàn đối lập với thể loại khác, mà nó chỉ tập hợp ở nét tập trung nổi bật. Đôi khi, ranh giới giữa các thể loại trong một tác phẩm văn học lại không rõ ràng, nó bị “nhòe” đi bởi hiện tượng giao thoa, giống như việc giao thoa giữa văn xuôi và thơ. Sự rung động, xúc cảm thực sự trong tâm hồn người sáng tác là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên chất thơ. Tác phẩm văn học sẽ chỉ là những trang viết vô hồn nếu như người nghệ sĩ không viết bằng cảm xúc, sự rung động trong tâm hồn thi sĩ. Tâm hồn của người nghệ sĩ thường rất nhạy cảm trước mọi vấn đề của cuộc sống, kể từ những sự việc, sự vật nhỏ nhặt 9
  15. nhất. Người nghệ sĩ khi sáng tác sẽ thổi cái lãng mạn trữ tình khiến cho những sự vật tưởng như vô tri, vô giác trở nên có hồn. Dường như, tâm hồn của người nghệ sĩ luôn tràn đầy nhựa sống, nó luôn là cái gì đó say sưa, rạo rực, tha thiết tin yêu, in dấu lên mọi cảnh vật, màu sắc, âm thanh hay chính là đối tượng mà người nghệ sĩ muốn miêu tả. Và chính ngọn lửa trong tâm hồn ấy là nhân tố làm nên chất thơ, chất trữ tình đằm thắm. Nguồn gốc của ngọn lửa ấy nhiều khi là do tác giả đã ấp ủ, nuôi dưỡng từ lâu, nhưng cũng có khi nó là cảm xúc bộc phát. Hay nói khác đi đó là những rung động xuất hiện một cách bất ngờ, không có sự sắp đặt trước. Và những lúc cảm xúc khởi phát như vậy sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nhà văn cầm bút để trải lòng, để giãi bày. “Chất thơ là chìa khóa để mở ra một cái gì đó trước đây vẫn còn bị phong kín” [7, 505]. Chất thơ của đời vô cùng phong phú và đa dạng nó luôn luôn dành một vị trí ưu ái cho con người, chỉ có điều con người không phải ai cũng thấy được, nắm bắt được, có thể cảm nhận được và diễn đạt được nó. Những nhà văn có tâm huyết thường đi sâu vào khai thác và chiếm lĩnh một cách tối đa nhất chất thơ của cuộc đời để trả lại cho đời. Nhờ vậy, con người mới được chiêm ngưỡng và cảm nhận những điều tuyệt diệu trong cuộc sống. Có thể nói, thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời. Hình tượng chất thơ là hình tượng được gây dựng từ cảm xúc. Vì thế cảm xúc, chi phối, mang tính chất quyết định đến giá trị của hình tượng thơ. Trong chất thơ, suy nghĩ và cảm xúc luôn kết hợp, chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển của hình tượng. Nếu như cảm xúc là cội nguồn đầu tiên, thì suy nghĩ là “thao tác” tiếp theo tạo nên tầng khái quát cho hình tượng. Sự chân thực trong tình cảm, cảm xúc là điều thiết yếu đối với người sáng tác bởi chất thơ trong văn xuôi là sự phản ánh trực tiếp những cảm xúc, tâm tư, tình cảm, trạng thái cá nhân. Khi người đọc tiếp nhận những tác phẩm khác nhau của những tác giả khác nhau, người ta có thể nhận ra tình cảm của họ được giãi bày trên những trang viết là khác nhau. Vì lẽ đó, ta có 10
  16. thể căn cứ vào chất thơ và sự biểu hiện của chất thơ để nắm bắt được tình cảm, cảm xúc của nhà văn. Mỗi người có cách biểu lộ cảm xúc khác nhau, có người thì bộc lộ một cách âm thầm, lặng lẽ, kín đáo, có người lại bộc lộ nó một cách sôi nổi, cuồng nhiệt, táo bạo. Tình cảm, cảm xúc của các nhà văn là muôn hình, muôn vẻ. Có khi là sự lạnh lùng không chút cảm xúc như Nguyễn Huy Thiệp, nhưng cũng có khi là sự nhẹ nhàng, sâu lắng, sự cảm thông thấu hiểu cho những câu chuyện cuộc đời mà ta thường thấy trong truyện ngắn Trần Thùy Mai. Các nhà văn dù tình cảm có thể không giống nhau, nhưng đều gặp gỡ nhau ở một điểm chung là biểu lộ một cách sâu kín nhất những diễn biến tâm trạng, cảm xúc đang diễn ra trong tâm hồn. Chỉ có như vậy, trong tác phẩm của họ mới có cái gọi là chất thơ. Có thể khẳng định, chất thơ luôn phụ thuộc vào những rung cảm trong tâm hồn người nghệ sĩ. Khi cảm xúc được đẩy đến cao độ thì chất thơ xuất hiện. Nếu xem thơ ca là cái đẹp, thì chất thơ là sự tinh túy của cái đẹp. Giống như Etgapo từng nói: “Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca”, cái đẹp luôn là trung tâm, là cái mà rất nhiều nhà văn hướg tới. Người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp và thể hiện nó trên trang giấy của mình. Đó là cả một quá trình kiếm tìm cái đẹp của nhà văn. Qúa trình đi từ cảm xúc đến mô tả cái đẹp. Cái đẹp sẽ thực sự tỏa sáng khi người nghệ sĩ dành trọn trái tim cho cái đẹp. Điều đó tạo nên cái đẹp trong các sáng tác bằng văn xuôi. Cái đẹp được tiếp nhận trên phương diện là một sắc thái thẩm mĩ tạo nên âm hưởng chủ đạo cho các tác phẩm văn xuôi có chất thơ. Chất thơ có sức, lay động cảm hóa con người. Nhờ chất thơ, độc giả có thể cảm nhận được những tình cảm, những cảm xúc mà nhà văn từng trải qua, từ đó có sự đồng cảm. Hay nói một cách khác, tiếng nói trong lòng tác giả thông qua chất thơ mà chạm đến trái tim của độc giả. Người đọc thấy mình trong những sáng tác của người nghệ sĩ. 11
  17. Thi nhân xưa quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”, nghĩa là lấy thơ văn để tỏ chí, hay dùng thơ ca để nói lên những suy nghĩ và ý chí của mình. Theo quan điểm này, thì thơ ca là phương tiện để bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên ngoài việc là phương tiện giãi bày tình cảm, thơ ca còn là công cụ để giáo hóa nhân tâm, di dưỡng tâm hồn con người. Ngày nay, chất thơ có trong những sáng tác văn xuôi vẫn mang những giá trị ấy. Nhưng các nhà văn hiện nay không dùng chất thơ như một thứ “công cụ” nữa mà họ diễn tả những gì mình thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy một cách khách quan. Từ đó, người đọc sẽ tự mình đọc, tự mình khám phá, tìm hiểu, cảm nhận và rút ra những giá trị bổ ích từ tác phẩm văn học. Không chỉ có khả năng giao cảm, chất thơ còn mang đến giá trị nhân văn cho tác phẩm văn học. Giá trị nhân văn ấy có thể hướng con người tới sự hoàn thiện trong nhân cách. Trong cuộc đời mỗi con người không phải lúc nào cũng bình yên, mà có những lúc gặp khó khăn, trắc trở. Khi ấy sẽ có người rơi vào tuyệt vọng, yếu đuối thậm chí là bị cuốn vào những cám dỗ trong cuộc sống. Nếu như vào thời điểm đó họ được tiếp xúc với chất thơ là vẻ đẹp tình người, là vẻ đẹp lãng mạn trong những tác phẩm văn học thì họ sẽ như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi cám dỗ, không sa chân vào cạm bẫy của cuộc đời. Lúc đó, chất thơ thực sự đã đem đến cho tâm hồn người đọc những giây phút thư thái, bình yên, nhẹ nhõm. Nó có thể giúp con người quên đi những nỗi đau mà mình đang phải chịu đựng trong cuộc đời. Chất thơ còn giúp cho con người thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Như vậy, “chất thơ không chỉ có trong thơ mà còn có trong văn xuôi” [8, 225]. Chất thơ là nghệ thuật của sự sáng tạo cả về nội dung và hình thức. Có thể khẳng định, chất thơ chính là sự kết tinh của cái đẹp, là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, là khát vọng của con người vươn tới cái đẹp. Chất thơ góp phần không nhỏ trong việc di dưỡng đời sống tinh thần cho con người. Nó 12
  18. giúp con người hoàn thiện nhân cách và sống có lí tưởng, có ý nghĩa hơn trong cuộc đời. 1.3. Tác giả Trần Thùy Mai và thể loại truyện ngắn 1.3.1. Đôi nét về tác giả Trần Thùy Mai tên khai sinh là Trần Thị Thùy Mai, sinh ngày 8 tháng 9 năm 1954, là nhà văn nữ Việt Nam hiện đang sinh sống tại Huế. Trần Thùy Mai sinh ra tại mảnh đất Hội An, Quảng Nam. Làng An Ninh Thượng, xã Hương Long, huyện Hương Trà, nay là phường Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, là nguyên quán của chị. Trần Thùy Mai học ở trường Đồng Khánh những năm trước giải phóng. Tốt nghiệp tú tài 2 từ năm 1972, chị thi đậu thủ khoa môn Văn trường Đại học Sư phạm Huế. “Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, Trần Thùy Mai được giữ lại trường làm công tác giảng dạy và nghiên cứu môn văn học dân gian. Năm 1987, chị quyết định chuyển sang làm biên tập viên ở nhà xuất bản Thuận Hóa. Với lối rẽ này, Trần Thùy Mai đã chọn nghiệp viết làm con đường đi cho riêng mình” [17]. 1.3.2. Sự nghiệp sáng tác Ngay từ những năm trước giải phóng, khi còn học ở trường Đồng Khánh, Trần Thùy Mai đã được các bạn trẻ yêu thích văn chương ở Huế biết đến. “Chị trưởng thành cùng thế hệ Lý Lan, Nguyễn Thị Minh Ngọc ở Sài Gòn, những người cầm bút đầu tiên sau chiến tranh, có thể nói, đây chính là thế hệ mở đường đi tìm những đề tài hậu chiến” [14]. Tính từ truyện ngắn đầu tay Một chút màu xanh in trên Tạp chí sông Hương đến nay, Trần Thùy Mai đã có trên 30 năm cầm bút với hàng trăm truyện ngắn được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến. Hàng loạt tập truyện ngắn của chị đã lần lượt được xuất bản và được đông đảo độc giả đón nhận. Cụ thể: “Tập truyện ngắn đầu tay Cỏ hát in chung với Lý Lan, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội - 1983. Tập truyện ngắn Bài 13
  19. thơ về biển khơi, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 1983. Thị trấn hoa quỳ vàng, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội - 1994. Tập truyện ngắn Trò chơi cấm, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh - 1998. Người khổng lồ núi Bạc, truyện thiếu nhi, Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh - 2002. Hai tập truyện ngắn Đêm tái sinh, Thập tự hoa, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2003. Biển đời người, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội - 2003. Tập truyện ngắn chọn lọc Thương nhớ Hoàng Lan, Nhà xuất bản Văn Mới, California, USA - 2003. Mưa đời sau, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2005. Tập truyện ngắn Mưa ở Trasbourg, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội - 2007. Lửa hoàng cung, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2008, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội -2010. Một mình ở Tokyo, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh - 2008. Tập truyện ngắn chọn lọc, Trăng nơi đáy giếng, Nhà xuất bản Thanh niên – 2009. Onkel yêu dấu, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh – 2010” [17]. Bên cạnh việc sáng tác truyện ngắn, Trần Thùy Mai còn nghiên cứu và dịch thuật. Về nghiên cứu, chị có một số công trình như: “Truyện kể dân gian Bình Trị Thiên, Sưu tầm - biên khảo, soạn chung với Trần Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Sở văn hóa Thông tin Bình Trị Thiên xuất bản 1986; Ca dao, dân ca Bình Trị Thiên, Sưu tầm - biên khảo, soạn chung với Trần Hoàng, Phạm Bá Thịnh, Đinh Thị Hựu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 1989 ; Dân ca Thừa Thiên Huế, Sưu tầm - biên khảo, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2004. Về dịch thuật có Bên trong, tập truyện ngắn của các tác giả nữ Nhật Bản, dịch từ tiếng Anh, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế - 2010” [17]. Với những đóng góp trên, Trần Thùy Mai xứng đáng được nhận một số giải thưởng danh giá do Hội văn học Việt Nam và Hội văn học Cố đô Huế trao tặng như: “Giải B, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ hai, (1998) cho tập truyện ngắn Thị trấn hoa quỳ vàng ; giải C, giải thưởng Văn 14
  20. học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước” của nhà xuất bản Trẻ (2002) cho truyện dài thiếu nhi Người khổng lồ núi Bạc. Chị xuất sắc đạt giải B, Hội nhà văn Việt Nam (2002, không có giải A) và giải A, giải thưởng Văn học Cố đô lần thứ ba (2005), cho tập truyện ngắn Qủy trong trăng; giải thưởng Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2003) và giải A, giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ 4 (2008) cho tập truyện ngắn Thập tự hoa. Bên cạnh đó, vào năm 2008, Giải thưởng của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, cho tập truyện ngắn Một mình ở Tokyo được trao cho chị. Ngoài ra, chị còn được Uỷ ban kết nghĩa thành phố San Francisco - TP. Hồ Chí Minh trao tặng giải cống hiến vì cộng đồng năm 2011” [17]. 1.3.3. Truyện ngắn Trần Thùy Mai trong đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại Trần Thùy Mai là một trong những nhà văn nữ viết “khỏe” và viết khá đều tay hiện nay. Những truyện ngắn của chị đa dạng, phảng phất không khí đất trời xứ Huế, chị quan tâm đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là lớp người trẻ và dành cho họ một một cái nhìn đầy yêu thương và hi vọng. “Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Trần Thùy Mai viết nhiều về những đề tài và nhân vật lịch sử, đặc biệt là những nhân vật nữ in bóng trong lịch sử triều Nguyễn, gắn liền với kinh thành Huế” [17]. Trần Thùy Mai từng tâm sự: “Với tôi, viết là một nghề. Nó giống như mọi nghề khác ở chỗ phải có kĩ năng và lương tâm. Chẳng hạn, người thợ mộc đóng một cái ghế thì không phải chỉ cần tay nghề mà còn phải có tấm lòng, làm sao cho ghế được bền đẹp, không làm cho người dùng thất vọng. Viết văn cũng vậy. Đã đành là sống bằng nhuận bút nhưng cũng phải gắng công làm ra thành phẩm của mình với tất cả tâm tư. Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có nhiều lúc buồn nản nhưng chưa bao giờ thấy chán viết, chưa bao giờ muốn bỏ bút” [15]. “Là một người phụ nữ xứ Huế nhẹ nhàng, tinh tế và sâu sắc, Trần Thùy Mai thấm thía nỗi đau, sự tổn thương và mất mát trong tình 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2