intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn mới tại Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn mới tại Phòng NN & PTNT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ phụ trách Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao kiến thức thực tiễn của sinh viên trước khi ra trường

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn mới tại Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG THỊ TRANG Tên đề tài: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ LƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG THỊ TRANG Tên đề tài: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI PHÒNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ LƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Lương Xinh Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Nguyễn Minh Khôi Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT, UBND huyện Phú Lương, phòng Nông nghiệp và PTNT; em thực hiện đề tài:“ Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn mới tại Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương”. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các thầy cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Lương Xinh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em để em có thể hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp cho em những thông tin số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập để em có cơ sở hoàn thành đề tài. Cuối cùng, em xin gửi tới các thầy cô trong Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT cũng như Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Nông nghiệp lời chúc sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trương Thị Trang
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tăng trưởng giá trị sản xuất qua giai đoạn 2015-2017 .................. 21 Bảng 3.2: Dân số phân theo giới tính và thành thị, nông thôn ....................... 23 Bảng 3.3: Bảng đánh giá tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2018 ... 30 Bảng 3.4: Kết quả huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ........................................................................................ 31 Bảng 3.5: Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới Phú Lương giai đoạn 2016 – 2018 .................................................. 34 Bảng 3.6: Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................... 36 Bảng 3.7: Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2018 ..................................................................... 37 Bảng 3.8. Danh sách cán bộ văn phòng điều phối NTM huyện Phú Lương .. 40 Bảng 3.9: Một số công việc của cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương giai đoạn 2016 - 2018 .................................................. 49 Bảng 3.10: Các hoạt động tham gia và những công việc được giao khi thực tập tại phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương ................ 60
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức văn phòng điều phối NTM huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 29
  6. iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo Đ/C Đồng chí HĐND Hội đồng nhân dân MTQG Mục tiêu quốc gia NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn THCS Trung học cơ sở TTTN Thực tập tốt nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XDNTM Xây dựng nông thôn mới KT - XH Kinh tế - xã hội CSHT Cơ sở hạ tầng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NVH Nhà văn hóa HTX Hợp tác xã THPT Trung học phổ thông CNH - HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa BVTV Bảo vệ thực vật
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VẾT TẮT......................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu ................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.2.3. Yêu cầu.................................................................................................... 3 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4 1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4 1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 5 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6 1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ................................................. 6 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 7 2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7 2.1.1. Một số khái niệm liên quan tới nội dung thực tập .................................. 7 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan tới nội dung thực tập.............................. 8 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10 2.2.1. Bài học trong nước về xây dựng nông thôn mới................................... 10 2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Lương ............................... 17 Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 19 3.1. Khái quát về cơ sở học tập ....................................................................... 19 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lương ............................................ 19
  8. vi 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21 3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ................ 25 3.2. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 26 3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của phòng Nông nghiệp và PTNT ................ 26 3.3. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của cán bộ xây dựng nông thôn mới Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương ........................................... 40 3.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ điều phối xây dựng nông thôn mới . 41 3.3.2. Vai trò của cán bộ phụ trách Chương trình MTQG XDNTM .............. 50 3.3.3. Hoạt động của cán bộ điều phối Chương trình MTQG XDNTM........ 52 3.3.4. Mặt hạn chế trong công tác XDNTM tại địa phương ........................... 57 3.3.5. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 58 3.4. Nội dung thực tập ..................................................................................... 59 3.4.1. Những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ............................................ 59 3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn ................................................................ 61 3.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 63 Phần 4. KẾT LUẬN ...................................................................................... 65 4.1. Kết luận .................................................................................................... 65 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66 4.2.1. Kiến nghị đối với huyện Phú Lương ..................................................... 66 4.2.2. Kiến nghị đối với cấp xã ....................................................................... 66 4.2.3. Đối với cán bộ phụ trách Chương trình MTQG XDNTM .................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc. Phú Lương có diện tích là 352,3km và tổng cộng dân số là 105,233 người. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên nông nghiệp và lâm nghiệp là những lĩnh vực sản xuất chủ yếu của người dân, điều kiện kinh tế vật chất và đời sống tinh thần của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đứng trước những khó khăn đó đã đặt ra những yêu cầu làm thế nào để điều kiện kinh tế vật chất và đời sống tinh thần của người dân được nâng lên. Xác định được XDNTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhiệm kỳ qua, huyện Phú Lương đã chú trọng XDNTM. Trong đó, để chủ trương chung đến gần với người dân, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhờ đó nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đóng góp XDNTM ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó, huyện cũng tranh thủ các nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, huy động các nguồn vốn đầu tư. Cùng với toàn tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM huyện Phú Lương đã thay đổi được diện mạo nhiều vùng nông thôn, đời sống của người dân được cải thiện, giảm nghèo, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết mới đáp ứng nhu cầu đặt ra như: Kiến thức về XDNTM của đội ngũ cán bộ còn có những hạn chế (nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở rất yếu về kiến thức và phương pháp tổ chức
  10. 2 XDNTM trên địa bàn xã). Đây đang là trở ngại lớn nhất cho thực hiện chương trình. Công tác tuyên truyền cho nhân dân, nhất là cư dân nông thôn còn chưa đạt hiệu quả cao. Công tác quy hoạch, xây dựng Đề án (Kế hoạch) NTM của xã theo 19 tiêu chí được coi là điều kiện tiên quyết của chương trình. Tuy nhiên đến nay, công tác này triển khai còn chậm và chưa đồng bộ. Phát triển sản xuất, tăng thu nhập được coi là gốc của XDNTM nhưng đang là vấn đề khó nhất trong thực hiện tiêu chí này của chương trình. Để tiếp tục thực hiện tốt việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM theo hướng đồng bộ thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực và công tác xã hội hóa để Nhà nước và nhân dân cùng tham gia xây dựng NTM. Từ đó đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển. Chú trọng tập trung đầu tư cho các địa phương còn thiếu, tuân thủ theo tiêu chí NTM giai đoạn 2016 - 2020. Có thể thấy rằng, vai trò của đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương. Vậy đội ngũ cán bộ nông nghiệp ở cơ sở họ đang hoạt động như thế nào, đã phát huy được hết vai trò, năng lực của mình hay chưa, có giải pháp gì giúp họ nâng cao năng lực của mình hay không? Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên để thực hiện đề tài “Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn mới tại Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ xây dựng nông thôn mới tại Phòng NN & PTNT huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ phụ
  11. 3 trách Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao kiến thức thực tiễn của sinh viên trước khi ra trường. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn huyện Phú Lương. Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới tại Phòng NN & PTNT huyện Phú Lương. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác của cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới tại Phòng NN & PTNT huyện Phú Lương. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới tại Phòng NN & PTNT huyện Phú Lương. 1.2.3. Yêu cầu  Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ: Biết xác định những thông tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin đúng hướng và chính xác. Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, xử lý, tổng hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được. Kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tin tìm kiếm được phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu. Khả năng xử lý số liệu, tổng hợp, tổng quan các nguồn lực thông tin tìm kiếm được. Sử dụng thông tin có hiệu quả, biết cách vận dụng thông tin tìm được và giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.  Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm: Hoàn thành tốt công việc được giao. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của Phòng NN & PTNT.
  12. 4  Yêu cầu về kỷ luật: Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các quy định của nơi thực tập. Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công việc. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập. Luôn trung thực trong lời nói và hành động.  Yêu cầu về tác phong ứng xử Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngoài trường không chỉ để học tập chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế. Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập. Hòa nhã với các nhân viên tại nơi thực tập. Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự. Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.  Yêu cầu về kết quả đạt được Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường. Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích lũy được kinh nghiệm. Không được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập. Không được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.  Yêu cầu khác Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương. Tìm hiểu bộ máy quản lý, chức năng, vai trò, nhiệm vụ và môi trường làm việc tại Phòng NN & PTNT huyện Phú Lương.
  13. 5 Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ phụ trách Chương trình MTQG xây dựng NTM. Hoàn thiện báo cáo thu hoạch và báo cáo thực tập. 1.3.2. Phương pháp thực hiện 1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin a. Thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện; niên giám thống kê tỉnh và huyện; các báo cáo chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã được công bố và các thông tin, tài liệu do các cơ quan của huyện Phú Lương và tỉnh Thái Nguyên cung cấp. Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động của cán bộ phụ trách Chương trình MTQG xây dựng NTM. b. Thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua các hình thức như: Phỏng vấn: Sử dụng những câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu một số thông tin như: Họ tên, tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, công việc cụ thể, chức năng, nhiệm vụ...của cán bộ. Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lý công việc của các cán bộ. Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này rất quan trọng và đặc biệt hữu ích trong việc nắm bắt các thông tin tổng quát cũng như cụ thể của địa bàn nghiên cứu. 1.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân loại và xử lý thông qua phần mềm Microsoft Excel, Word.
  14. 6 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập Thời gian: Từ ngày 06/08/2018 đến ngày 23/12/2018. Địa điểm thực tập: tại phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lương. 1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. Làm việc như một nhân viên của Phòng Nông nghiệp và PTNT, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập. Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập. Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. Quan sát, học tập và học hỏi kinh nghiệm làm việc của cán bộ phụ trách Chương trình MTQG xây dựng NTM để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.
  15. 7 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Về cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm liên quan tới nội dung thực tập 2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản [13]. 2.1.1.2. Khái niệm xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới: Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp; giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh [14]. Chương trình MTQG XDNTM là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là chương trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của 16 chương trình mục tiêu quốc gia và 14 chương trình hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả nước. Xây dựng nông thôn mới thực chất là chương trình do nhân dân lựa chọn, đóng góp công sức
  16. 8 thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Chương trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số cả nước), thông qua đó, chương trình sẽ điều hòa lợi ích, thành quả công cuộc đổi mới cho người dân khu vực nông thôn [16]. 2.1.1.3. Khái niệm nông thôn, nông thôn mới Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác; phân biệt với đô thị, là địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân [15]. Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn thôn mới [12]. 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan tới nội dung thực tập Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương: Quyết định số 34/2007/QĐ-TT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành; Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 1013/QĐ-TT ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
  17. 9 Quyết định số1920/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020; Các văn bản, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh Thái Nguyên: Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 03/2/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2016 về việc ban hành Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định 1164/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Bộ tiêu chí và Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu và hộ gia đình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên,giai đoạn 2017 – 2020. Quyết định số 87/QĐ- BCĐ ngày 03 tháng 07 năm 2017 về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của huyện Phú Lương gồm có các loại văn bản như kế hoạch, chương trình, quyết định, nghị quyết, công văn và một số loại văn bản khác.
  18. 10 Bên cạnh đó còn có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của từng xã, từng thị trấn. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Bài học trong nước về xây dựng nông thôn mới a. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Phong trào XDNTM đã có bước phát triển mới, đã trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về XDNTM và chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28/10/2008. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ - TTg “Phê duyệt công trình, rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, Quyết định số 800/QĐ - TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”. Đặc biệt ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. b. Xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh bắt tay xây dựng nông thôn mới, cũng từ đó nông thôn mới từng bước, từng bước ăn sâu vào trong mỗi người dân tỉnh nhà. Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, một chương trình hợp lòng dân, tạo sự đồng thuận cao từ cán bộ, đảng viên đến các tầng lớp nhân dân. Từ khi thực hiện XDNTM, diện mạo nông thôn Hà Tĩnh đã đổi thay, các vùng nông thôn trong tỉnh khoác lên mình chiếc áo mới. Với đặc thù là một tỉnh nghèo còn nhiều khó khăn, qua hơn 7 năm xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh đã vượt lên trở thành điểm sáng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước. Các cấp ủy đảng ở đây đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc
  19. 11 đồng bộ, tổ chức thực hiện quyết liệt với những giải pháp, cách làm bài bản, sáng tạo. Đây chính là yếu tố quan trọng, quyết định dẫn đến thành công của Hà Tĩnh. Khi bước vào xây dựng nông thôn mới, Hà Tĩnh bình quân mới đạt 3,5 tiêu chí và có đến 52% số xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó có 20 xã không đạt tiêu chí nào, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 23,91%… Sau hơn 7 năm, với sự hỗ trợ của Trung ương, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân, đến nay Hà Tĩnh đã không còn xã dưới 10 tiêu chí, trung bình các xã đạt trên 14 tiêu chí, toàn tỉnh có 113/230 xã đạt chuẩn nông thôn mới và phấn đấu huyện Nghi Xuân là huyện đầu tiên của tỉnh đạt huyện NTM. Cách làm ở đây là xây dựng những địa bàn, đơn vị trọng tâm, trọng điểm, chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước, lấy nông dân là hạt nhân thực hiện; tập trung huy động nguồn lực tại chỗ, đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng NTM; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Một trong những thành công lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới đó là công tác cán bộ. Hà Tĩnh đã được triển khai luân chuyển, biệt phái cán bộ về giữ vị trí đứng đầu các địa phương, cơ sở thực hiện xây dựng NTM, đồng thời huy động tối đa lực lượng cán bộ huyện bám sát địa bàn, cùng các xã thực hiện từng tiêu chí cụ thể. Hà Tĩnh đã phát huy cao sự tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát, cụ thể của đội ngũ cán bộ trong xây dựng NTM, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu. Khi thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, lực lượng cán bộ được tăng cường đều bàn bạc và thống nhất với dân, khi đa số người dân đồng thuận thì mới triển khai, nhờ vậy nhiều hộ dân đã không ngần ngại chặt cây ăn quả lâu năm để hiến đất, góp sức, vật liệu làm đường nông thôn, tu sửa kênh mương, nội đồng… Cán bộ phụ trách luôn tạo được sự thống nhất trong hành động, họ thường xuyên định kỳ xuống họp giao ban với xã; chỉ đạo các xã phải thường
  20. 12 xuyên xuống họp giao ban với thôn để rút kinh nghiệm, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, học tập cách làm hay giữa các địa phương. Luôn năng động, chủ động, thường xuyên xuống cơ sở thực hiện “3 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng lao động” với người dân để kịp thời giải quyết những công việc phát sinh. Đi tuyên truyền, vận động tới toàn thể bà con các làng, xóm, xã tích cực tham gia ủng hộ và thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Họ luôn gương mẫu, chấp hành và tiên phong thực hiện bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để bà con thực hiện theo. Kêu gọi mọi người dân chung sức, đồng lòng xây dựng NTM nói và làm cho dân hiểu xây dựng NTM chính là phục vụ cho dân, dân là người được hưởng lợi. Cán bộ huyện thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách ở các địa phương một cách nghiêm túc và chất lượng từ đó phân công công việc, trách nhiệm cụ thể cho các đồng chí phụ trách từng tiêu chí, từng thôn cụ thể và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cán bộ phụ trách cấp xã, xóm để lập kế hoạch đi tuyên truyền vân động các đoàn viên, hội viên, người dân cùng tham gia xây dựng NTM. Sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống cán bộ các cấp, sự đồng tâm, chung sức của cả cộng đồng nhân dân trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi. Năm 2017, tỉnh Hà Tĩnh có thêm 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng số xã đạt chuẩn lên 114 xã (bằng 50% tổng số xã), các xã còn lại không có xã nào đạt dưới 10 tiêu chí. Không dừng lại ở kết quả đạt được, tỉnh Hà Tĩnh đang tiếp tục khơi dậy sức dân, đưa phong trào xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững. Năm 2018, Hà Tĩnh có thêm 45 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 158 xã, (chiếm 68,99% tổng số xã trên toàn tỉnh Hà Tĩnh), số tiêu chí bình quân trên xã đạt 17,7 tiêu chí (chiếm 93,16%). Về đích trước thời hạn 2 năm so với chỉ tiêu của Trung ương và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII. Nghi Xuân đạt chuẩn huyện NTM trước thời hạn 2 năm. Nhiều huyện trên địa bàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2