Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nền kinh tế Việt Nam trong thời kì hội nhập, tất cả các doanh nghiệp đều chịu sự<br />
cạnh tranh gay gắt của thị trường. Thực tế hiện nay, ngành dệt may ở nước ta đang<br />
phát triển mạnh. Cụ thể đến đầu năm 2014 cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp dệt<br />
may thu hút hơn 2,5 triệu lao động. Điều này dẫn đến mỗi doanh nghiệp sản xuất nói<br />
chung và doanh nghiệp kinh doanh ngành dệt may nói riêng phải có kế hoạch hoạt<br />
động và công tác kiểm soát hoạt động của mình chặt chẽ để đứng vững, không bị đào<br />
thải ra khỏi vòng cạnh tranh ấy.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là những yếu<br />
tố quan trọng cấu thành nên hình thái vật chất sản phẩm, giá trị chiếm 60% đến 70%<br />
trong giá thành sản phẩm. Việc đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ<br />
đúng về chất lượng, phẩm chất, quy cách, đủ số lượng, kịp về thời gian là yêu cầu vô<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
cùng quan trọng và đó cũng là điều bắt buộc mà nếu không thực hiện được thì quá<br />
trình sản xuất sẽ ngừng hoạt động. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi công tác kế<br />
toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải chặt chẽ, khoa học. Đó là điều kiện để<br />
doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đạt lợi nhuận tối đa.<br />
Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế là công ty lớn chuyên sản xuất các<br />
sản phẩm về may mặc nên số lượng, chủng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ<br />
<br />
Đ<br />
<br />
nhiều. Vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty là hết sức<br />
cần thiết. Qua thời gian thực tập tại Công ty, nhận thấy tầm quan trọng của công tác<br />
này đối với Công ty, tôi đã chọn đề tài “Công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ<br />
dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế” cho luận văn tốt nghiệp<br />
của mình.<br />
Kết cấu luận văn gồm 3 phần:<br />
Phần I: Đặt vấn đề<br />
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong<br />
doanh nghiệp<br />
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại<br />
Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế<br />
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu,<br />
công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế<br />
Phần III: Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Đề tài thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau:<br />
- Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề chung liên quan đến kế toán nguyên vật<br />
liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất.<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng<br />
cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.<br />
<br />
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu,<br />
công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
- Đề tài tập trung phản ánh thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty<br />
Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
- Phạm vi về không gian: tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế.<br />
- Phạm vi về thời gian:<br />
<br />
Số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 và năm 2014.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Số liệu về kế toán NVL, CCDC tháng 12 năm 2014.<br />
<br />
5. Các phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trước khi thực hiện đề tài này, tôi tiến hành<br />
nghiên cứu tài liệu về kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp sản xuất để có định<br />
hướng và thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế toán NVL, CCDC tại Công ty.<br />
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng để quan sát trực tiếp<br />
quá trình mua hàng, nhập kho, xuất hàng, thực hiện nhập liệu thông tin vào phần mềm<br />
kế toán của các kế toán viên trong Công ty.<br />
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ kế toán trong<br />
Công ty về công tác kế toán NVL, CCDC của Công ty. Phương pháp này chủ yếu<br />
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng<br />
<br />
được sử dụng để thực hiện chương 2 của đề tài.<br />
- Thu thập số liệu: Thu thập số liệu tình hình tài chính, lao động và số liệu phản<br />
ánh thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC của Công ty.<br />
- Xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập được, tôi tiến hành đối chiếu, tính toán làm<br />
căn cứ đưa ra những nhận xét về tình hình kinh tế, kế toán của Công ty.<br />
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được tôi sử dụng để thực hiện các công<br />
việc là: so sánh tình hình kinh tế năm 2014 so với năm 2013; so sánh thực trạng công<br />
tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty với cơ sở lý luận về kế toán NVL, CCDC…<br />
- Phương pháp kế toán: Trong chương 2 bài khóa luận tốt nghiệp, tôi sử dụng các<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
phương pháp sau: phương pháp chứng từ kế toán để thông tin và kiểm tra sự hình<br />
thành của các nghiệp vụ kinh tế; phương pháp tính giá sử dụng thước đo tiền tệ để xác<br />
định được giá trị thực tế NVL, CCDC nhập kho, xuất kho của Công ty.<br />
<br />
6. Khái quát các nghiên cứu trước<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
Đề tài về kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp đã được thực hiện rất nhiều<br />
trong các bài khóa luận và chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán –<br />
kiểm toán. Các nghiên cứu trước đã nêu lên được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán<br />
NVL, CCDC trong doanh nghiệp, thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại doanh<br />
nghiệp và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC.<br />
Đối với khóa luận tốt nghiệp đề tài “Công tác kế toán nguyên vật liêu, công cụ<br />
dụng cụ tại Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An – Huế”, tôi cũng thực hiện các nội<br />
<br />
Đ<br />
<br />
dung cơ bản như các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, đề tài của tôi bổ sung thêm một số<br />
nội dung liên quan đến công tác kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp sản xuất như<br />
một số điểm lưu ý trong kế toán NVL, CCDC; những quy định mới của Bộ Tài chính<br />
trong Thông tư 200/2014/TT – BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp liên<br />
quan đến công tác kế toán NVL, CCDC. Ngày 22/12/2014, Bộ Tài chính ban hành<br />
Thông tư 200/2014/TT – BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp. Theo điều<br />
128 thì Thông tư này có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho<br />
năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. Những quy định trái với Thông tư này<br />
đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo<br />
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và<br />
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng<br />
<br />
Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. Những nội dung<br />
tại các Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam không trái với Thông tư này<br />
vẫn còn hiệu lực. Như vậy, chính sách kế toán của Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa<br />
An áp dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC đều phải thay đổi theo Thông tư<br />
<br />
Đ<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
200/2014/TT – BTC.<br />
<br />
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: ThS. Lê Ngọc Mỹ Hằng<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,<br />
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP<br />
1.1. Tổng quan về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp<br />
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ<br />
1.1.1.1. Khái niệm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ<br />
<br />
- Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua<br />
ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 1<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
Nguyên liệu là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng lao động chưa qua chế biến.<br />
Vật liệu là thuật ngữ để chỉ các đối tượng lao động đã qua khâu sơ chế hoặc chế biến.<br />
- Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không thỏa mãn định nghĩa và tiêu<br />
chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. 2<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
1.1.1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ<br />
<br />
a. Đặc điểm nguyên vật liệu<br />
<br />
- Nguyên vật liệu cùng với các yếu tố vốn, lao động, công nghệ là các yếu tố đầu<br />
vào cần thiết để tạo ra sản phẩm vật chất.<br />
<br />
- Giá trị NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới được<br />
tạo ra.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
- Khi tham gia vào quá trình kinh doanh chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi<br />
hình thái vật chất ban đầu để tạo thành hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm.<br />
- Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị nguyên vật liệu thuộc vốn lưu<br />
động dự trữ và thường chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong giá<br />
thành sản xuất.<br />
b. Đặc điểm công cụ dụng cụ<br />
- Tham gia vào một hay nhiều chu trình sản xuất mà vẫn giữa được hình thái vật<br />
<br />
PGS.TS Nguyễn Văn Công (2007), Kế toán doanh nghiệp lý thuyết – bài tập mẫu & bài giải, NXB Đại học<br />
Kinh tế quốc dân Hà Nội, trang 71.<br />
2<br />
PGS.TS Nguyễn Văn Công (2007), Kế toán doanh nghiệp lý thuyết – bài tập mẫu & bài giải, NXB Đại học<br />
Kinh tế quốc dân Hà Nội, trang 71.<br />
1<br />
<br />
SVTH: Phạm Thị Thanh Thảo – Lớp K45C KTKT<br />
<br />
5<br />
<br />