intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Thế Anh, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Thế Anh, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG NHẬT LINH Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN NGUYỄN THẾ ANH, XÃ TỀ LỄ HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 CNTY NO2 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở, nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản khoá luận này, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Chăn nuôi Thú y, và trại chăn nuôi lợn Nguyễn Thế Anh, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Văn Thăng đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ, công nhân tại trại lợn Nguyễn Thế Anh, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Hoàng Nhật Linh
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tiêu chuẩn ăn cho lợn nái sinh sản ................................................. 27 Bảng 3.2. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ ........................................ 29 Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại .................................................... 30 Bảng 3.4. Lịch sát trùng áp dụng tại trại ......................................................... 31 Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại năm 2018 và năm 2019 ............................ 35 Bảng 4.2. Kết quả áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn ............. 36 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện một số thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con ......... 38 Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng ............ 39 Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại .......................... 41 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản ..................................... 42 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ ..................................... 43
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT: Thể trọng CP: Cổ phần Cs.: Cộng sự Nxb: Nhà xuất bản AD: Vắc xin giả dại CS.F: Vắc xin dịch tả FMD: Vắc xin lở mồm long móng PRRS: Vắc xin tai xanh Pavo: Vắc xin chống khô thai PRRS (1): Tiêm nhắc lại vắc xin tai xanh Pavo (1): Tiêm nhắc lại vắc xin chống khô thai SVF1: Tiêm vắc xin dịch tả lợn con Myco: Tiêm vắc xin phòng viêm phổi Circo: Tiêm vắc xin phòng virus Circo
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2 1.2.1. Mục đích của chuyên đề .......................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ............................................................................ 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở nơi thực tập............................................... 3 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của trại lợn Nguyễn Thế Anh ............ 4 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 7 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước...... 8 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản ............................................ 8 2.2.1.1. Bệnh viêm tử cung ............................................................................... 8 2.2.1.2. Bệnh viêm vú ..................................................................................... 11 2.2.1.3. Hiện tượng đẻ khó .............................................................................. 15 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ .......................................... 17 2.2.2.1. Bệnh tiêu chảy ở lợn con .................................................................... 17 2.2.2.2. Bệnh viêm phổi .................................................................................. 18 2.2.2.3. Bệnh viêm khớp ................................................................................. 19 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước .................................. 19 2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ...................................................... 19
  6. v 2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................... 22 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 25 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26 3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 26 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành ...................................... 26 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 26 3.4.2. Phương pháp tiến hành .......................................................................... 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 34 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 35 4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi của trại lợn Nguyễn Thế Anh ...... 35 4.2. Kết quả áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái sinh sản tại trại .................................................................................................................... 36 4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại................... 39 4.4. Kết quả thực hiện điều trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại ......................... 42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44 5.1. Kết luận .................................................................................................... 44 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 45 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ .................................. 49
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như nước ta, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Với vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân, nền chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và hướng đến phát triển bền vững. Bên cạnh đó là việc áp dụng phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô chăn nuôi lớn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, chế biến thức ăn với chất lượng cao, các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mục đích của việc chăn nuôi lợn nái và lợn con giai đoạn theo mẹ là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để đàn lợn con sau khi sinh ra đạt tỷ lệ cao, khỏe mạnh là cơ sở để tạo giống tốt và giúp chúng ta nâng cao được sức sống của đàn con. Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt là trên đàn lợn con theo mẹ ở rất nhiều trang trại với quy mô lớn. Dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng đàn lợn và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là phải áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh hợp lý và hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Xuất phát từ thực tế nêu trên, em đã tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh
  8. 2 cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Nguyễn Thế Anh, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đồng thời học tập bổ sung những kiến thức mới từ thực tiễn sản xuất. - Ứng dụng các biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ vào thực tiễn chăn nuôi lợn tại trang trại của Công ty.
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở nơi thực tập 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tề Lễ là xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm huyện 17 km, có vị trí địa lý tiếp giáp với nhiều xã trong và ngoài huyện. + Phía Đông giáp xã Thọ Văn, huyện Tam Nông + Phía Tây giáp xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập + Phía Nam giáp xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn + Phía Bắc giáp xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Xã Tề Lễ có diện tích tự nhiên là 1735,15 ha, trong đó đất nông nghiệp là 756,8 ha; đất lâm nghiệp là 697,9 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 40,5 ha, còn lại là các loại đất khác. Điều kiện địa hình, đất đai của xã mang đặc trưng của vùng trung du với nhiều đồi xen lẫn giữa những cánh đồng bằng phẳng. Đất đai tương đối phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây lúa, cây hoa màu và cây lâm nghiệp cũng như phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu và thời tiết Xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, một năm có 4 màu xuân, hạ, thu và đông. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC và lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung, khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng và vật nuôi.
  10. 4 2.1.1.4. Điều kiện giao thông Huyện Tam Nông là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường huyết mạch chạy qua huyện là QL32, QL 32A, QL 32C; có các con sông lớn bao bọc là sông Đà, sông Hồng và sông Bứa. Như vậy, xã Tề Lễ có hệ thống giao thông cả đường bộ và đường thủy hết sức thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán hàng hóa với các địa phương khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của trại lợn Nguyễn Thế Anh 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của trại lợn Trại lợn Nguyễn Thế Anh là trại lợn tư nhân, sử dụng thức ăn của công ty TNHH Deheus. Trại lợn do ông Nguyễn Thế Anh là chủ trại và kĩ thuật của công ty chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động trong khu vực chăn nuôi của trại. Cơ cấu tổ chức: gồm 3 nhóm + Nhóm quản lý: 01 chủ trại và là người quản lý trại. + Nhóm cán bộ kỹ thuật, tài chính: 1 kỹ sư + Nhóm nhân viên: 5 công nhân, 2 sinh viên thực tập. 2.1.2.2. Cơ sở vật chất của trang trại Trang trại nằm trên khu vực xã Tề Lễ, đường giao thông đã được nâng cấp bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Trại lợn cách xa khu dân cư khoảng hơn 7 km. Trại có diện tích đất rộng 6 ha trong đó có: - Đất trồng cây ăn quả: 2,5 ha - Ao, hồ chứa nước và nuôi cá: 0,7 ha - Đất xây dựng hệ thống xử lí nước thải: 0,5 ha - Đất xây dựng khu nhà điều hành, khu nhà ở cho công nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại: 1ha - Đất xây dựng khu chăn nuôi:1,3 ha
  11. 5 Khu chăn nuôi xung quanh có hàng rào bao bọc và có cổng vào. Chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn. Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho 160 nái cơ bản bao gồm: 1 chuồng đẻ (chuồng có 46 ô), 1 chuồng nái chửa (chuồng có 132 ô), 2 chuồng lợn thịt, 1 chuồng cách li nhập hậu bị và một số công trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: kho thức ăn, phòng sát trùng, phòng pha tinh, kho thuốc, kho cám... Trại gồm 4 khu chính: khu nhà ăn, ở cho công nhân, khu nhà để cám và kho thuốc, khu để dụng cụ chăn nuôi, khu chăn nuôi còn lại là vườn và ao hồ bao quanh trại. Trại có quy mô đàn là trên 158 đầu nái, 2 lợn đực và 30 lợn hậu bị để thay thế đàn và được phân ra thành các khu khác nhau cho mỗi loại lợn khác nhau, trang trại được xây dựng với 2 khu chuồng tách biệt nhau. Khu chuồng nái chửa và nái đẻ cùng 1 khu trong đó chuồng nái chửa là nơi chăm sóc nuôi dưỡng những lợn nái đang mang thai. Chuồng đẻ là nơi chứa lợn sắp đẻ từ chuồng nái chửa chuyển xuống, nơi lợn nái thực hiện quá trình đẻ. Khu còn lại là khu vực chuồng dành cho lợn hậu bị mới nhập về và lợn nái loại thải. Khu chuồng nái chửa gồm 2 dãy dành cho lợn nái mang thai và là chuồng có diện tích lớn nhất, cách sắp xếp lợn trong chuồng đối với những lợn nái mang thai ở các giai đoạn khác nhau được xếp vào những dãy khác nhau, lợn đực phục vụ việc lấy tinh phối giống được xếp ở đầu các dãy ô nái, gần khu vực lấy tinh. Lợn nái cai sữa được đưa về nơi chờ phối trong chuồng lợn nái có chửa nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và lên giống. Một góc chuồng nái chửa là khu kiểm tra lợn động dục, khu phối, khu lấy tinh, cạnh khu lấy tinh có phòng nhỏ để kiểm tra tinh được gọi là phòng tinh. Phòng tinh được trang bị khá đầy đủ: kính hiển vi, tủ lạnh, nồi hấp dụng cụ, máy ép túi tinh, nhiệt kế,…
  12. 6 Chuồng được xây dựng đạt tiêu chuẩn của một chuồng kín với kết cấu tất cả sàn chuồng đều được làm bằng bê tông, sàn cao hơn hẳn nền chuồng giúp công việc vệ sinh, khử trùng được thuận tiện. Đầu chuồng nái chửa có hệ thống giàn mát, cuối chuồng có hệ thống quạt thông gió với 3 quạt hoạt động nhằm tạo sự thông thoáng cho chuồng. Ngoài ra,bên trong chuồng còn được trang bị đầy đủ hệ thống vòi nước tự động, máng ăn cho từng ô lợn nái nhằm đảm bảo việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai đạt hiệu quả nhất. Chuồng đẻ gồm: Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng có 3 quạt thông gió, chuồng có 2 dãy và có 1 công nhân và 1 sinh viên phụ trách. Trong chuồng đẻ sàn chuồng lợn mẹ làm bằng bê tông còn sàn chuồng dành cho lợn con làm bằng nhựa cứng. Mỗi một ô chuồng đẻ đều có vòi nước tự động dành cho lợn mẹ và dành cho lợn con. Phần chuồng cho lợn con khá rộng rãi, một góc để lồng úm, lồng úm được làm bằng khung gỗ và đan bao tải cám đã được ngâm sát trùng. Mỗi lồng úm được trang bị một bóng đèn sưởi ấm, trong mỗi ô chuồng để một máng ăn nhỏ cho lợn con tập ăn. Tại khu chuồng đẻ mỗi lần xuất lợn con và đuổi lợn mẹ về khu vực chờ phối thì chuồng được cọ rửa và phun vôi để trống chuồng 5-7 ngày trước khi đuổi lợn bầu sắp đẻ lên. Khu chuồng cách ly là khu chuồng nuôi lợn hậu bị mới nhập về để thay thế đàn và lợn nái loại thải. Vị trí chuồng nằm gần cổng và nằm cách xa khu chuồng nuôi nhằm xử lí cách li khi nhập lợn mới. Khu chuồng cách ly được xây dựng với bên trong là các ô nuôi lợn tập trung gồm 2 ô lớn được trang bị đầy đủ với hệ thống nước uống và máng ăn tự động bên trong các ô, bên trên đầu chuồng là hệ thống giàn mát và cuối chuồng có 2 quạt thông gió nhằm tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi. Mỗi chuồng đều được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại hằng ngày, cuối chuồng mỗi ô đều có hệ thống thoát phân và nước thải.
  13. 7 Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ: Tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc cho trại, xe chở cám từ nhà kho xuống chuồng, xe chở phân, xe chở tấm đan, máy nén khí phun sát trùng di động khu vực trong và ngoài chuồng nuôi. Nhìn chung, cơ sở vật chất của trại là khá hoàn chỉnh và đạt yêu cầu so với một chuồng nuôi kín hiện nay. Tuy nhiên, việc cho ăn trong các chuồng lại hoàn toàn làm theo phương thức thủ công với mỗi chuồng đều có hệ thống máng ăn, mỗi con có một máng ăn riêng và khi cho ăn thì công nhân phụ trách chuồng phải đổ cám vào từng máng ăn đó lật cho lợn nái ăn theo khung giờ quy định hằng ngày. Nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi tại trại được lọc qua bể lọc và dẫn trực tiếp đến từng ô chuồng bằng vòi uống tự động, trước khi được đưa đến các vòi tự động nước được xử lý qua clorin. Trang trại lợn nái Nguyễn Thế Anh là một trại quy mô công nghiệp nên hàng ngày sử dụng một khối lượng nước rất lớn để phục vụ chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, đặc biệt về mùa nóng cần một lượng nước rất lớn để vận hành hoạt động của giàn mát. Nước dùng cho chăn nuôi được bơm từ lòng đất qua hệ thống bể lọc, đưa lên các bồn chứa nước ở độ cao, áp lực đủ mạnh tới các vòi nước tự động ở từng ô chuồng. Bên cạnh đó, hệ thống bạt che, giàn mát, quạt thông gió được trang bị rất đầy đủ. Nguồn nước thải được thải ra các ao quanh trại, phân trong các khu chuồng thì được công nhân hót vào bao cuối mỗi buổi sáng và chiều trong ngày đổ ra khu nhà chứa phân để bán và một phần nhỏ để vun trồng vào các gốc cây. Trước cửa vào mỗi chuồng đều có một chậu nước sát trùng để nhúng ủng của công nhân trước khi đi vào chuồng làm việc. 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của trại - Thuận lợi Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân xã Tề Lễ đã tạo điều kiện cho sự phát triển của trại.
  14. 8 Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong sản xuất. Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại. - Khó khăn Trại được xây dựng trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh sản của lợn. Số lượng lợn nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại còn nhiều khó khăn. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 2.2.1.1. Bệnh viêm tử cung Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ xảy ra. Viêm tử cung thường xuất hiện trên nái sau khi sinh từ 2 - 3 ngày. Trong quá trình đẻ dịch và các chất trong tử cung chảy ra, cổ tử cung mở, niêm mạc tử cung sây sát, vi khuẩn xâm nhập gây viêm tử cung (Đặng Thanh Tùng, 1999) [27].
  15. 9 a. Nguyên nhân Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển không bình thường... Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Theo Nguyễn Hữu Phước (1982) [20] lợn nái sinh ra đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh, chỉ khi cổ tử cung mở chất tiết chảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao...thường gây ra các bệnh viêm tử cung. Theo Đặng Thanh Tùng (1999) [27] mầm bệnh có mặt trong một tuyến qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, nguyên nhân chính là sự kém nhu động của ruột nhất là táo bón. Vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào do vi khuẩn hiện diện trong phân và nước tiểu. Kết quả của Nguyễn Hữu Phước (1982) [20] tỷ lệ các loại vi khuẩn gây viêm tử cung ở lợn như sau: E. coli chiếm 27%; Proteus valgaris chiếm 16%; Klebsielle chiếm 10,2%; Steptococcus chiếm 34,5%; Staphylococcus chiếm 11,2%; Còn lại các loài vi khuẩn khác chiếm 2 - 7%. Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như Bilken (1996) [2] và Nguyễn Như Pho (2002) [16] cho biết: Viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm khuẩn E. coli dung huyết, Staphylococcus spp và Staphylococcus aureus. Đó là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản. Trong quá trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh
  16. 10 dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng xâm nhập cũng gây viêm. Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn. Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh sang lợn nái. Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài. b. Triệu chứng Triệu chứng viêm tử cung thể hiện qua 3 thể viêm: Viêm nội mạc: lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có màu trắng hoặc xám và có mùi tanh. Con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung giảm nhẹ. Viêm cơ: lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có màu hồng hoặc nâu đỏ và có mùi tanh thối. Con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử cung yếu ớt. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [15] viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. Viêm tương mạc: lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có màu nâu gỉ sắt và có mùi thối khắm. Con vật rất đau kèm theo triệu chứng viêm phúc mạc, phản ứng co bóp tử cung mất hẳn. c. Hậu quả Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh viêm tử cung là rất phổ biến, nó gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái, khả năng sinh trưởng, phát dục của lợn con. Lợn nái bị viêm tử cung dễ dẫn đến loại thải.
  17. 11 Bệnh gây tổn thương cơ quan sinh dục. Quá trình viêm tạo độc tố có hại cho tinh trùng như: Spermiclysin (độc tố tiêu diệt vi trùng). Hoặc niêm mạc tử cung bị tổn thương sẽ cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Nếu có thụ thai được cũng dễ bị chết con, khi bệnh nặng dẫn đến sẩy thai, tiêu thai, vô sinh (Lê Văn Năm, 1997) [14]. Viêm xảy ra trong thời gian có chửa thì do biến đổi trong cấu trúc niêm mạc như: Teo niêm mạc, sẹo trên niêm mạc, thoái hóa niêm mạc...dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ thai. Qua chỗ tổn thương, vi khuẩn cũng như các độc tố do chúng tiết ra làm bào thai phát triển không bình thường. Nếu không phát hiện và điều trị triệt để sẽ làm tổn thất kinh tế cho người chăn nuôi. 2.2.1.2. Bệnh viêm vú a. Nguyên nhân Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm vú là các hệ vi khuẩn gây bệnh như: trực khuẩn đường ruột, liên cầu khuẩn dung huyết và các loại trực khuẩn gây thối khác... Chúng xâm nhập vào tuyến vú qua vết thương, vết sây sát trên bầu vú hoặc qua lỗ núm vú. Theo Muirhead and Alexander (2010) [40] nguyên nhân gây viêm một hay nhiều vú ở lợn do nhiều loại vi khuẩn hoặc có thể do kế phát từ bệnh khác, xảy ra lác đác ở từng cá thể hoặc cả đàn. Bệnh thường xuất hiện tập trung từ khi lợn đẻ đến 12 giờ sau đó, vi khuẩn xâm nhập vào một hay nhiều bầu vú thông qua núm vú do trầy xước (do răng của lợn con hay nền chuồng cứng). Nhóm vi khuẩn gây viêm vú gồm: Coliform, Klebsiella, Staphylococcus, Streptococcus, Miscellaneous. Trong đó vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus chỉ gây viêm từng tuyến vú, Klebsiella spp gây viêm vú cấp tính và nhóm vi khuẩn E. coli với nhiều type khác nhau đã được phân lập ở hầu hết các trường hợp viêm vú, độc tố của E. coli sinh ra là nguyên nhân gây viêm vú, mất sữa. Theo White (2013) [42] nguyên nhân chủ yếu gây viêm vú cấp tính do
  18. 12 các loại vi khuẩn: E. coli, Klebsiella, đôi khi Pseudomonas nhiễm qua núm vú từ phân và nền chuồng. Vì vậy, việc vệ sinh chuồng trại và núm vú đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh. Theo Phạm Tiến Dân (1998) [5] nghiên cứu xác định vi khuẩn gây viêm vú ở lợn nái sinh sản gồm: E. coli chiếm 18,2%; Staphylococcus chiếm19%; Streptococcus chiếm 27,18%; Klebsiella chiếm 14,7%. Theo Christensen và cs (2007) [29] khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là Staphylococcus spp và Arcanobacterium pyogenes. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [15] cho rằng vi khuẩn gây bệnh viêm vú thường là liên cầu trùng chiếm 86%; tụ cầu trùng chiếm 5,4%; trực trùng sinh mủ chiếm 2,7%; E. coli chiếm 1,2%; và các loại vi khuẩn khác chiếm 3,7%. Loại gây bệnh phổ biến nhất là liên cầu trùng Agalactiac. Do kế phát từ một số bệnh: sót nhau, viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ, viêm bàng quang, viêm thận... Khi lợn nái bị bệnh này vi khuẩn theo máu về tuyến vú, cư trú tại đây và gây bệnh. Lợn nái tốt sữa, lợn con bú sữa không hết hoặc lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa, lợn con bú làm sây sát bầu vú hoặc lợn con bị bệnh không bú, sữa xuống nhiều, bầu vú căng dễ dẫn đến viêm vú (Trương Lăng, 2000) [9]. Do quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng kém, chất độn chuồng và ổ đẻ bẩn. Sau khi đẻ bầu vú không được vệ sinh sạch, hàng ngày không vệ sinh bầu vú. Thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn tới viêm vú. b. Triệu chứng Viêm vú chia thành các thể như sau:
  19. 13 - Viêm vú thể thanh dịch: Tuyến vú bị xung huyết, dịch viêm tiết ra nhiều. Nước viêm thải ra thấm vào các nang sữa làm quá trình lưu thông mạch máu và mạch lâm ba bị trở ngại. Lá vú sưng to, có khi cả bầu vú sưng. Lúc đầu sữa biến đổi không rõ về sau sữa loãng, chất lượng sữa giảm, sờ tay vào con vật cảm giác đau. - Viêm vú thể cata: Trong nang sữa chứa rất nhiều dịch rỉ viêm, tế bào biểu bì phình to ra, bị thoái hóa và bong ra. Cơ thể bình thường không có triệu chứng toàn thân, lúc đầu sữa loãng, có nhiều gạch vón, lượng sữa giảm, vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, sờ bầu vú thấy nóng. - Viêm vú thể Fibrin: Lúc đầu lá vú chứa nhiều nước vàng Fibrinogen và tế bào chết. Fibrinogen dưới tác dụng của men do tế bào bị tổn thương tiết ra sẽ biến thành Fibrin. Khi vắt sữa có một ít dịch màu vàng chứa Fibrin và cục Casein bị đóng vón. Nhiệt độ cơ thể 40 – 41oC, vú viêm cứng, sưng to, sờ thấy đau. - Viêm vú thể cata có mủ: Trong nang sữa và ống dẫn có hồng cầu, bạch cầu, mủ và tế bào hoại tử. Sữa mất hẳn, thể tích vú tăng, màu đỏ. Sờ con vật thấy đau, vắt sữa thấy loãng, sữa đóng vón, có mủ, máu. Con vật có triệu chứng toàn thân: Sốt cao, kém ăn, hô hấp và tuần hoàn tăng. - Viêm vú thể áp xe: Trong tuyến vú xuất hiện một hay nhiều bọc áp xe to hay nhỏ nằm sát dưới da hay ở sâu bên trong. Sau đó bọc mủ phát triển to nổi rõ ở dưới da. Vật ngừng tiết sữa và trong sữa vắt ra có đầy mủ và máu, casein. - Viêm vú thể plegemol: Là loại viêm tích mủ dưới da và tổ chức liên kết của lá vú. Thường do kế phát từ viêm cata và viêm có mủ. Lượng sữa ít có nhiều gạch nhỏ, sờ bầu vú thấy nóng, con vật sốt, tim mạch rối loạn. - Viêm vú thể có màu: Là loại viêm cấp tính. Thường kế phát từ viêm thanh dịch, cata hoặc do viêm phúc mạc. Tuyến vú bị chấn thương, các tế bào
  20. 14 tuyến sữa bị thấm dịch và hồng cầu. Da vú có đám đỏ, vắt sữa con vật thấy đau. Sữa loãng màu hồng hay đỏ, con vật sốt cao 40 – 41oC, bỏ ăn. - Theo White (2013) [42] biểu hiện rõ tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,5oC. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy. c. Hậu quả Khi lợn nái bị viêm vú sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể lợn mẹ, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con theo mẹ, thậm chí nếu lợn mẹ bị mất sữa hoàn toàn do viêm vú thì đàn con có nguy cơ bị chết cả đàn do không có sữa để bú. Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (1999) [28] bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [3] cho biết: Mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm, cơ thể thường sốt cao liên tục từ 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, nhất là sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng hồi phục chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo. Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái nuôi con giảm, trong sữa có nhiều chất độc. Sữa không đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2