intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nêu lên thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn góp phần vào việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của huyện trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG VĂN THƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Khoa: Môi trường Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG VĂN THƯỜNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Khoa học môi trường Lớp: K47 - KHMT Khoa: Môi trường Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nhằm thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn” của các trường đại học trong cả nước nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn quan trọng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trên ghế nhà trường, đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề cụ thể. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Môi trường đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt khóa luận này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân, những người đã luôn động viên, tạo điều kiện góp ý và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Em xin chúc toàn thể các Thầy, Cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ...............................................................5 Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn .....................................................................8 Bảng 2.3. Các thành phần chất thải rắn .......................................................................8 Bảng 2.4. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị ........................10 Bảng 2.5. Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn .............................................11 Bảng 2.6. Tình hình quản lý chất thải của một số quốc gia ......................................23 Bảng 2.7. Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn) ......23 Bảng 4.1. Biến động dân số và tình hình phát sinh, thu gom CTR ...........................39 Bảng 4.2. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình (%).............................41 Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn phát sinh từ chợ (%) .........................................42 Bảng 4.4. Thành phần CTR tại các cơ quan, trường học (%) ...................................43 Bảng 4.5. Tổng hợp thực trạng phát thải CTRSH huyện Chương Mỹ (%) ..............45 Bảng 4.6. Thành phần chất thải rắn công nghiệp huyện Chương Mỹ ......................47 Bảng 4.7. Tình hình sản xuất lúa, ngô tại huyện Chương Mỹ ..................................48 Bảng 4.8. Số lượng gia súc, gia cầm qua các năm (Đơn vị tính: con) ......................49 Bảng 4.9.Khối lượng phụ phẩm nông nghiệp từ canh tác lúa, ngô (tấn) ..................50 Bảng 4.10. Số lượng phân phát sinh của đàn gia súc, gia cầm .................................50 Bảng 4.11: Số lượng công nhân phụ trách công tác vệ sinh của công ty Môi trường đô thị Xuân Mai .......................................................................................54
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Chương Mỹ .................................................................36 Hình 4.2. Nguồn phát sinh CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ ............................44 Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và tổ chức quản lý chất thải rắn tại địa bàn ......................52 Hình 4.4: Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác đô thị ..................................................53 Hình 4.5: Thu gom rác tại thị trấn Xuân Mai............................................................54 Hình 4.6: Sơ đồ phân loại CTR tại nguồn .................................................................62
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CC Cơ cấu CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTNNN Chất thải rắn nông nghiệp KCN Khu công nghiệp KT – XH Kinh tế - Xã hội TM Thương mại TDP Tổ dân phố TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVL Quy chuẩn Việt Nam TT Thông tư NĐ Nghị định
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..............................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4 2.1. Tổng quan về chất thải rắn ...................................................................................4 2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn ................................................................................4 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn............................................................................4 2.1.3. Phân loại chất thải rắn .......................................................................................6 2.1.4. Thành phần chất thải rắn ...................................................................................7 2.1.5. Tính chất của chất thải rắn ................................................................................9 2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải rắn .........................................................................13 2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường ................................................................15 2.2.1. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước ....................................................15 2.2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất........................................................16 2.2.3. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí ............................................16 2.2.4. Ảnh hưởng của CTR đến sức khỏe con người ................................................17 2.2.5. Ảnh hưởng của CTR đến kinh tế - xã hội .......................................................18 2.3. Tình hình quản lý chất thải rắn hiện nay ...........................................................19 2.3.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn ......................................................................19
  8. vi 2.3.2. Quản lý chất thải rắn có sự tham gia của cộng đồng ......................................20 2.3.3. Tình hình quản lý CTR trên thế giới ...............................................................23 2.3.4. Tình hình quản lý CTR ở Việt Nam................................................................25 2.4. Các mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay ......................................................28 2.4.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường ...................................28 2.4.2. Mô hình phân loại rác tại nguồn có sự tham gia .............................................29 2.4.3. Mô hình quản lý CTR có sự tham gia của cộng đồng.....................................29 2.4.4. Mô hình đổ đống hay bãi hở ...........................................................................30 2.4.5. Mô hình chôn lấp hợp vệ sinh .........................................................................31 2.4.6. Mô hình chế biến phân bón hữu cơ .................................................................33 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................................34 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................34 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................34 3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................34 3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội .......................................................................................................................34 3.2.2. Thực trạng phát sinh CTR tại địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ..........34 3.2.3. Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội ...........34 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý CTR .............................................34 3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................34 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...............................................................34 3.3.2. Phương pháp xác định thành phần chất thải rắn sinh hoạt ..............................35 3.3.3. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu .................................35 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................36 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội .... 36 4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................36 4.1.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................................37 4.1.3. Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước .....................................................................38
  9. vii 4.1.4. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................................38 4.1.5. Vấn đề dân số, môi trường và rác thải ............................................................39 4.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn tại địa bàn huyện chương mỹ ......................39 4.2.1. Chất thải rắn từ các hộ gia đình ......................................................................40 4.2.2. CTR phát sinh từ chợ và siêu thị .....................................................................42 4.2.3. Chất thải rắn sinh hoạt khác ............................................................................43 4.2.4. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp ..............................................45 4.2.5. Hiện trạng CTR nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ .......................48 4.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ ......................51 4.3.1. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển CTR trên địa bàn huyện Chương Mỹ.... 51 4.3.2. Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp .............................................................57 4.3.3. Hiện trạng quản lý CTR nông nghiệp .............................................................58 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn huyện Chương Mỹ ....59 4.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý................................................................................59 4.4.2. Thực hiện phân loại CTR tại nguồn ................................................................61 4.4.3. Nghiên cứu phát triển công nghệ - thay đổi thói quen tiêu dùng hằng ngày ..63 4.4.4. Tuyên truyền – giáo dục ý thức cộng đồng .....................................................63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................65 5.1. Kết luận ..............................................................................................................65 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng chất thải rắn. Chất thải rắn tăng mạnh về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý. Trong thời gian qua, công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, không tiết kiệm quỹ đất, tại nhiều khu vực chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, hiện đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, công tác triển khai các quy hoạch quản lý chất thải rắn tại các địa phương còn chậm; việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải rắn còn chưa tương xứng; nhiều công trình xử lý chất thải rắn đã được xây dựng và vận hành, nhưng cơ sở vật chất, năng lực và hiệu suất xử lý thải rắn chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy, hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội. Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 20km. Là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố với dân số hơn 32,13 nghìn người. Chính sự tăng nhanh về dân số cũng như chất lượng đời sống nhân dân được nâng cao đã làm cho lượng chất thải rắn phát sinh ngày một nhiều trên địa bàn huyện.
  11. 2 Trong những năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2017 – 2018 phòng Tài nguyên Môi trường huyện Chương Mỹ phối hợp với công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đã tiến hành nhiều biện pháp xử lý lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện để tránh tối đa những vấn đề về ô nhiễm môi trường do lượng chất thải này gây ra. Tuy nhiên, kết quả thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, vận chuyển mà chưa chú trọng đến các giải pháp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế cũng như xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày dẫn đến lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện ngày càng tăng, thành phần ngày càng phức tạp, khó xử lý, gây ra tình trạng quá tải tại các điểm tập trung rác và tại các bãi chôn lấp rác thải. Điều này là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải em thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn góp phần vào việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của huyện trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. - Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu. - Bổ sung tư liệu cho học tập.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý chất thải rắn, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư và sự giúp sức của các tổ chức xã hội. Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý môi trường, làm tài liệu giảng dạy và học tập cho ngành Môi trường. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu thực tế để quản lý môi trường ở địa phương và áp dụng thực các mô hình quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về chất thải rắn 2.1.1. Khái niệm về chất thải rắn Theo Luật Bảo vệ môi trường thì chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.(Chương 1, Điều 3 Luật BVMT 2014) Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu. - Chất thải rắn là các chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại. - Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh ra trong hoạt động thường ngày của con người. - Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn sinh ra trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ. 2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của chất thải rắn là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn đô thị được xem như là chất thải cộng đồng ngoại trừ các chất thải trong quá trình chế biến tại các khu công nghiệp và chất thải công nghiệp. Các loại chất thải sinh ra từ các nguồn này được trình bày ở bảng 2.1 và hình 2.1.
  14. 5 Bảng 2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn Các hoạt động và vị trí phát Nguồn Loại chất thải rắn sinh chất thải Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, Những nơi ở riêng của một nhựa dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải hay nhiều gia đình. Những Nhà ở vườn, đồ gỗ, kim loại, rác đường phố, căn hộ thấp, vừa và cao chất thải đặc biệt (thiết bị điện, lốp xe, tầng… dầu…), chất thải nguy hại. Trung Cửa hàng, nhà hàng, chợ và Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải tâm văn phòng, khách sạn, dịch thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thương vụ, cửa hiệu in… thải đặc biệt, chất thải nguy hại,… mại Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải Cơ quan Trường học, bệnh viện, nhà thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất nhà nước tù, trung tâm Chính phủ… thải nguy hại,… Nơi xây dựng mới, sửa Xây đường, san bằng các công Gỗ, thép, bê tông, đất,… dựng trình xây dựng, vỉa hè hư hại. Quét dọn đường phố, làm Chất thải đặc biệt, rác đường phố, vật Dịch vụ phong cảnh, công viên và bãi xén ra từ cây, chất thải từ các công đô thị tắm, những khu vực tiêu khiển viên, bãi tắm và các khu vực tiêu khác. khiển khác. Trạm xử Quá trình xử lý nước, nước Khối lượng lớn bùn dư. lý, thiêu thải và chất thải công nghiệp. đốt Nguồn: (George et all,1993)
  15. 6 Nhà dân, khu Cơ quan trường Nơi vui chơi, giải dân cư. học trí Chợ, bến xe, Chất thải rắn nhà ga Nông nghiệp, hoạt Khu công nghiệp, Giao thông, xây động xử lý rác thải nhà máy, xí nghiệp dựng. Hình 2.1. Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cs,2008) 2.1.3. Phân loại chất thải rắn - Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ,… - Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo,… - Theo bản chất nguồn tạo thành: chất thải rắn được chia thành các loại sau: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải nông nghiệp, trong đó: Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… (Vũ Thị Hồng, 2004). Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
  16. 7 Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả,… loại này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các nhà bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ... (Nguyễn Văn Phước, 2008). Các hoạt động kinh tế-xã hội của con người Các quá trình Hoạt động sống và tái Các hoạt Các hoạt động giao phi sản xuất sản sinh con người động quản lý tiếp và đối ngoại CHẤT THẢI SINH HOẠT Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt (Nguồn: Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu, 2004) 2.1.4. Thành phần chất thải rắn Theo nguồn phát sinh có thể phân biệt các thành phần sau: Rác thải tại nhà ở và trung tâm thương mại; rác thải ở các cơ quan nhà nước; rác thải đô thị; rác thải công viên và các khu vực giải trí; rác thải khu vực đánh bắt; rác thải từ nhà máy xử lý….
  17. 8 Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn % Khối lượng Nguồn phát sinh Dao động Trung bình Nhà ở và trung tâm hương mại 50 -70 62 Chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình điện) 3 -12 5 Chất thải nguy hại 0,1 – 1,0 0,1 Cơ quan nhà nước 3-5 3,4 Xây dựng và phá dỡ 8 - 20 14 Các dịch vụ đô thị Làm sạch đường phố 2 -5 3,8 Cây xanh và phong cảnh 2-5 3,0 Công viên và các khu vực giải trí 1,5 - 3 2,0 Khu vực đánh bắt 0,5 – 1,2 0,7 Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3-8 6,0 Tổng cộng 100 (Nguồn: George et al, 1993) Bảng 2.3. Các thành phần chất thải rắn % Trọng lượng Thành phần Khoảng giá trị Trung bình Chất thải thực phẩm 6 – 25 15 Giấy 25 – 45 40 Bìa cứng 3 – 15 4 Chất dẻo 2–8 3 Vải vụn 0–4 2 Cao su 0–2 0,5 Da vụn 0–2 0,5 Rác làm vườn 0 – 20 12 Gỗ 1–4 2 Thủy tinh 4 – 16 8 Can hộp 2–8 6 Kim loại không thép 0–1 1 Kim loại thép 1–4 2 Bụi, tro, gạch 0 – 10 4 Tổng cộng 100 (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2011)
  18. 9 2.1.5. Tính chất của chất thải rắn 2.1.5.1. Tính chất lý học của chất thải rắn Việc lựa chọn và vận hành thiết bị, phân tích và thiết kế hệ thống xử lý, đánh giá khả năng thu hồi năng lượng… phụ thuộc rất nhiều vào tính chất vật lý của chất thải rắn. Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn đô thị bao gồm: khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam.  Khối lượng riêng Khối lượng riêng (hay mật độ) của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén của chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, khối lượng riêng là thông số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Qua đó có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp chất thải. Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Dữ liệu về khối lượng riêng cần thiết để định mức tổng khối lượng và thể tích chất thải cần phải quản lý. Khối lượng riêng của các hợp phần trong chất thải rắn đô thị được trình bày ở bảng 2.4. Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo vị trí địa lý, mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó cách tốt nhất là sử dụng các giá trị trung bình đã được lựa chọn. Khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ 120 đến 590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển, rác có thể ép lên đến 830 kg/m3. Khối lượng riêng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 (Định Quốc Cường, 2005).  Độ ẩm
  19. 10 Bảng 2.4. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn đô thị Khối lượng riêng (lb/yd3)* Loại chất thải Dao động Trung bình Thực phẩm 220 – 810 490 Giấy 70 – 220 150 Carton 70 – 135 85 Plastic 70 – 220 110 Vải 70 – 170 110 Cao su 170 – 340 220 Da 170 – 440 270 Rác làm vườn 100 – 380 170 Gỗ 220 – 540 400 Thủy tinh 270 – 810 330 Can thiết (đồ hộp) 85 – 270 150 Nhôm 110 – 405 270 Kim loại khác 220 – 1940 540 Bụi, tro… 540 – 1685 810 Tro 1095 – 1400 1255 Rác rưởi 150 – 305 220 (Nguồn: GECF, 1999); Chú thích: *1 lb/yd3 = 593 kg/m3 Độ ẩm của chất thải rắn là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải, được xem xét nhất lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bãi chôn lấp và lò đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80%, rác thải là thủy tinh và kim loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kỵ khí phân hủy gây thối rữa. Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng hai cách: - Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng % của trọng lượng khô vật liệu. - Xác định nhanh bằng thiết bị đo độ ẩm: phương pháp này ít chính xác hơn.
  20. 11 2.1.5.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn  Thành phần các nguyên tố của CTR: Bảng 2.5. Thành phần các nguyên tố của chất thải rắn Thành Phần trăm khối lượng khô (%) phần Carbon Hydro Oxy Nitơ Lưu huỳnh Tro Chất hữu cơ Chất thải 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0 thực phẩm Giấy 43,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0 Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 Nhựa 60,0 7,2 22,8 - - 10,0 Vải 55,5 6,6 31,2 4,6 0,15 2,5 Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0 Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0 Rác vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5 Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 Chất vô cơ Thủy tinh(1) 0,5 0,1 0,4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2