intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Điều tra lượng chất thải và mức độ gây ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: Minh Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

48
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài này nhằm: Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng các loại chất thải phát sinh, mức độ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi lợn ở huyện Kiến Xương, từ đó đưa ra được các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận thu được chất thải để sử dụng cho các mục đích hữu ích khác giúp Kiến Xương trở thành huyện đi đầu trong việc phát triển chăn nuôi gắn liền với công tác bảo vệ môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Điều tra lượng chất thải và mức độ gây ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  ĐÀO THỊ NGỌC LỆ ĐIỀU TRA LƢỢNG CHẤT THẢI VÀ MỨC ĐỘ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN Ở HUYỆN KIẾN XƢƠNG TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa Công Nghệ - Môi trƣờng HÀ NỘI - 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC  ĐÀO THỊ NGỌC LỆ ĐIỀU TRA LƢỢNG CHẤT THẢI VÀ MỨC ĐỘ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN Ở HUYỆN KIẾN XƢƠNG TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa Công Nghệ - Môi trƣờng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S ĐỖ THỦY TIÊN HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Với lời biết ơn chân thành nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới Th.S Đỗ Thủy Tiên – Trƣờng Đại Học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Hóa học đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập dƣới mái trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn Phòng tài nguyên môi trƣờng huyện Kiến Xƣơng và Chi cục thống kê huyện Kiến Xƣơng đã cung cấp số liệu, tài liệu cho em hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn tạo mọi điều kiện, động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, nên bản thân khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy, cô giáo cũng nhƣ toàn thể các bạn để khóa luận của em có thể hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Đào Thị Ngọc Lệ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2 3. Nội dung của đề tài ....................................................................................... 2 4.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 CHƢƠNG 1....................................................................................................... 5 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN ................................... 5 1.1. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của Việt Nam ................................. 5 1.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Thái Bình ......................... 6 1.2.1 Thực trạng về phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2011-2016 .................. 6 1.2.1.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ...................................................................... 8 1.2.1.2. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn ..................................................... 12 1.2.2 Mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 – 2020 .......................... 13 1.3 Tổng quan về chất thải chăn nuôi lợn [1] ................................................. 14 1.3.1. Lƣợng chất thải phát sinh ...................................................................... 15 1.3.2. Thành phần chất thải chăn nuôi lợn ...................................................... 16 1.3.2.1. Phân .................................................................................................... 16 1.3.2.2. Nƣớc tiểu ............................................................................................ 19 1.3.2.3. Nƣớc thải ............................................................................................ 20 1.3.2.4. Xác gia súc chết ................................................................................. 22 1.3.2.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác .............................. 23 1.3.2.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y ............................................... 23 1.3.2.7. Khí thải ............................................................................................... 23 1.3.2.8. Tiếng ồn.............................................................................................. 24
  5. CHƢƠNG 2..................................................................................................... 25 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TRONG CHĂN ......................... 25 NUÔI LỢN Ở HUYỆN KIẾN XƢƠNG ........................................................ 25 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kiến Xƣơng .................... 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27 2.2 Giới thiệu về tình hình chăn nuôi của huyện Kiến Xƣơng ....................... 29 2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn của huyện Kiến Xƣơng ................................. 29 2.2.1.1 Định hƣớng chăn nuôi lợn................................................................... 30 2.2.1.2 Kinh tế trang trại ................................................................................. 31 2.2.1.3 Giải pháp thực hiện ............................................................................. 31 2.2.2. Quy trình chăn nuôi lợn huyện Kiến Xƣơng ........................................ 31 2.2.3 Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn của huyện Kiến Xƣơng ..... 33 2.3 Các nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn của huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình. ................................................................................... 34 2.3.1 Chất thải rắn ........................................................................................... 34 2.3.2 Nƣớc thải từ chăn nuôi lợn..................................................................... 36 2.3.4 Chất thải nguy hại .................................................................................. 39 2.3.5. Tiếng ồn................................................................................................. 40 CHƢƠNG 3..................................................................................................... 42 ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG CỦA MỘT CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN Ở HUYỆN KIẾN XƢƠNG ............................................ 42 3.1 Điều tra mức độ ô nhiễm của nƣớc thải trong chăn nuôi lợn ................... 42 3.2 Điều tra mức độ ô nhiễm của khí thải trong chăn nuôi lợn ...................... 44 3.3 Điều tra mức độ ô nhiễm của chất thải rắn trong chăn nuôi lợn ............... 46 3.4 Điều tra mức độ ô nhiễm của chất thải nguy hại ..................................... 48 3.5 Kết luận về mức độ ô nhiễm môi trƣờng của các cơ sở............................ 48
  6. 3.6. Đề xuất các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải chăn nuôi lợn cho huyện Kiến Xƣơng. ......................................................................................... 49 3.6.1. Quy hoạch chăn nuôi............................................................................. 49 3.6.2. Chăn nuôi trên đệm lót sinh học ........................................................... 50 3.6.3. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân. ..................................................... 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ VietGAHP Vietnamese Good Animal Husbandry Practices LIFSAP Livestock Competitiveness and Food Safety Project CP Charoen Pokphand Group( Công nghệ CP Thái Lan) ATTP An toàn thực phẩm TTN Thụ tinh nhân tạo KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kĩ thuật NT Nƣớc thải Đ Đất KK Không khí GDP Gross Domestic Product THT Tổ hợp tác CTNH Chất thải nguy hại QCVN Quy chuẩn Việt Nam VAC Vƣờn ao chuồng UBND Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Lƣợng chất thải chăn nuôi 1000 kg lợn trong 1 ngày[1] ................. 16 Bảng 1.2. Thành phần hóa học của phân lợn [1] ............................................ 18 Bảng 1.3. Thành phần hóa học của nƣớc tiểu lợn [1] ..................................... 19 Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu nƣớc thải chăn nuôi lợn[1] .................................... 22 Bảng 2.1 Phân loại lợn trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng ................................ 30 Bảng 2.2: Giá trị hàng hóa bán ra huyện Kiến Xƣơng ................................... 31 Bảng 2.3. Kết quả điều tra lƣợng phân thải ra trong 1 ngày ........................... 35 Bảng 3.1 Vị trí các điểm lấy mẫu nƣớc thải ................................................... 42 Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải chăn nuôi lợn huyện Kiến Xƣơng .............................................................................................................. 43 Bảng 3.3 Vị trí lấy mẫu không khí .................................................................. 45 Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lƣợng không khí tại các cơ sở..................... 45 chăn nuôi lợn ................................................................................................... 45 Bảng 3.5 Vị trí lấy mẫu đất ............................................................................. 47 Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lƣợng đất tại các cơ sở chăn nuôi ............... 47
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn nái ở huyện Kiến Xƣơng ................. 32 Hình 2.2 Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn thịt huyện Kiến Xƣơng.................... 33
  10. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống ở vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế-xã hội nƣớc ta. Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lƣợng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các vùng dân cƣ đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng. Ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc, gia cầm chết chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Một kết quả kiểm tra mức độ nhiễm khuẩn trong chuồng nuôi gia súc cho thấy, tổng số vi khuẩn trong không khí ở chuồng nuôi cao gấp 30-40 lần so với không khí bên ngoài.[4] Thái Bình là một tỉnh ven biển đƣợc thiên nhiên ƣu ái có khí hậu phù hợp để phát triển nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi và lúa nƣớc. Tuy nhiên , ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế, thỏa mãn nhu cầu đời sống con ngƣời, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi gây ra cần đƣợc quan tâm. Sức khỏe con ngƣời nơi đây đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các mô hình kinh tế gắn liền với sản xuất, chế biến nông sản đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong quá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, quá trình lƣu trữ và sử dụng chất thải tạo nên nhiều chất độc nhƣ là SO2, NH3, CO2, H2S CH4, NO3, NO2 ,indole, schatole, mecaptan, phenole... và các vi sinh vật có hại nhƣ Enterobacteriacea, E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella...hay các ký sinh trùng có khả năng lây bệnh cho ngƣời. Các yếu tố này có thể làm ô nhiễm khí quyển, nguồn nƣớc, thông qua các quá trình lan truyền độc tố và nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản phẩm chăn nuôi.[1] SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 1
  11. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tập trung chủ yếu ở Kiến Xƣơng. Hình thức chăn nuôi này mang tính tận dụng là chính, hiệu quả sản xuất thấp, gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trƣờng. Hệ thống xử lý nƣớc thải của các trang trại đã xuống cấp, hầm biogas thiết kế chƣa đúng quy định, kiến thức vệ sinh chuồng trại của ngƣời chăn nuôi còn thấp…. Từ thực tiễn này việc chọn và thực hiện đề tài: “Điều tra lượng chất thải và mức độ gây ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình” nhằm tìm hiểu thực trạng môi trƣờng tại các cơ sở chăn nuôi lợn đồng thời đƣa ra các giải pháp để bảo vệ môi trƣờng nơi đây. 2. Mục đích của đề tài Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng các loại chất thải phát sinh, mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động chăn nuôi lợn ở huyện Kiến Xƣơng, từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tận thu đƣợc chất thải để sử dụng cho các mục đích hữu ích khác giúp Kiến Xƣơng trở thành huyện đi đầu trong việc phát triển chăn nuôi gắn liền với công tác bảo vệ môi trƣờng. 3. Nội dung của đề tài - Điều tra về số lƣợng và quy mô của các trang trại nuôi lợn trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng. - Điều tra về khối lƣợng các loại chất thải phát sinh từ các trang trại nuôi lợn trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng. - Phân loại các loại chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn. - Điều tra mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng của một số cơ sở chăn nuôi lợn. - Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả đối với các loại chất thải phát sinh từ các cơ sở chăn nuôi lợn. SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 2
  12. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 4.Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng, tỉnh Thái Bình. 5. Đối tƣợng nghiên cứu - Lƣợng chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn. - Các vấn đề môi trƣờng liên quan tới hoạt động chăn nuôi lợn cuả một số cơ sở trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích hệ thống tƣ liệu: Thu thập các tài liệu từ giáo trình, báo chí, mạng internet, các bài báo cáo. Từ đó, phân tích, tổng hợp lý thuyết có liên quan tới chăn nuôi lợn. - Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng để tìm hiểu số lƣợng lợn cũng nhƣ khảo sát thực trạng môi trƣờng tại một số cơ sở chăn nuôi lợn và các câu hỏi phỏng vấn để có những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh các cơ sở chăn nuôi lợn. - Phƣơng pháp khảo sát và lấy mẫu hiện trƣờng: Phƣơng pháp khảo sát lấy mẫu hiện trƣờng nhằm xác định các vị trí đo đạc và lấy mẫu môi trƣờng phục vụ cho việc phân tích đánh giá hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu, bao gồm: + Khảo sát vị trí địa lý khu vực nghiên cứu. + Lấy và phân tích mẫu không khí. + Lấy và phân tích mẫu nƣớc. + Lấy và phân tích môi trƣờng đất. SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 3
  13. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Xây dựng các cơ sở lý luận và thực tiễn ban đầu về đánh giá hiện trạng các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng tỉnh Thái Bình. - Xây dựng và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao nhắm giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do các cơ sở chăn nuôi lợn gây ra . SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 4
  14. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN 1.1. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của Việt Nam Tổng đàn lợn của Việt Nam hiện nay là 28 triệu con[12].Trƣớc đây, nông dân Việt Nam ở các vùng đồng bằng chủ yếu nuôi lợn để tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp (cám gạo, cám ngô, khoai, sắn, rau, bèo...). Ngoài mục đích tăng thu nhập (từ bán lợn thịt, lợn giống), các chất thải từ chăn nuôi lợn (phân, chất độn chuồng) còn là nguồn phân hữu cơ chính cho nhiều loại cây trồng...Lợi nhuận từ chăn nuôi lợn không đáng là bao chủ yếu là lấy công làm lãi, tránh bỏ phí phụ phẩm nông nghiệp và nhiều ngƣời coi nuôi lợn nhƣ cách bỏ tiền tiết kiệm. Ở trung du và miền núi còn có hình thức nuôi lợn thả rông. Việt Nam cũng đã phát triển mô hình trại chăn nuôi hợp tác xã, thành lập các nông trƣờng trong đó có các trại chăn nuôi cùng với một số trung tâm giống ở các địa phƣơng cung cấp giống cho nông dân. Một số trung tâm mổ và chế biến thịt lợn đã hoạt động và đã xuất khẩu thịt lợn sang các nƣớc thuộc Liên Xô cũ và một số nƣớc Đông Âu. Sau đó những chính sách kinh tế mới nói chung và những chính sách trong nông nghiệp nói riêng của thời kỳ đổi mới trong đó có ngành chăn nuôi đã có những thay đổi rất lớn trong tất cả các khâu từ nghiên cứu lai tạo giống, quy trình chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hình thức chăn nuôi tuyền thống vẫn còn nhƣng cũng xuất hiện không ít các mô hình chăn nuôi hiện đại từ quy mô hộ gia đình đến các trung tâm, công ty v.v…. Trƣớc sự cạnh tranh về chất lƣợng và giá sản phẩm ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, chăn nuôi lợn đứng trƣớc các vấn đề cần giải quyết nhƣ nâng cao chất lƣợng giống, nhập và lai tạo giống bên cạnh bảo tồn và phát huy ƣu điểm của các giống bản địa, hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 5
  15. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 quy trình chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc tế về vệ sinh thực phẩm... Hiện nay, các giống heo nội đang dần đƣợc thay thế bởi các heo ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mô lớn có trình độ chăn nuôi thâm canh và đầu tƣ cao. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phƣơng và đực ngoại. Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhƣng có nhiều đặc tính ƣu việt: Chịu kham khổ, dễ nuôi dƣỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phƣơng, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trƣờng khí hậu. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Việc lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả hai giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ đƣợc năng suất sinh sản tốt. Cần phải bảo tồn nguồn gen heo nội để nhân thuần cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập trong các hệ thống sản xuất nhỏ, đặc biệt chăn nuôi nông hộ thƣờng thiếu vốn đầu tƣ và kỹ thuật, với phƣơng thức chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp vẫn còn phổ biến. 1.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Thái Bình 1.2.1 Thực trạng về phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2011-2016 Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hƣởng của tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.546,54 km2. Toàn tỉnh gồm có 8 huyện, thành phố là: Hƣng Hà, Đông Hƣng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xƣơng, Vũ Thƣ và thành phố Thái Bình với tổng số 284 xã, phƣờng, thị trấn. Dân số trên 1,787 triệu ngƣời. Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Thái Bình có nhiệt độ trung bình 22º- SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 6
  16. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 23ºC , do giáp biển nên khí hậu Thái Bình có những sắc thái riêng. Về mùa đông thƣờng ẩm hơn những tỉnh nằm sâu trong đất liền. Những ngày giá lạnh của mùa đông thƣờng không kéo dài liên tục mà xen kẽ có những ngày ấm áp. Mùa hạ tuy nóng nhƣng cũng có những ngày mát dịu, thƣờng đƣợc hƣởng không khí mát mẻ của gió biển vào buổi chiều. Điều kiện khí hậu đó có nhiều thuận lợi cho thâm canh, xen canh trong sản xuất, cùng với địa hình bằng phẳng cùng nguồn nhân lực dồi dào tạo điều kiện thuận cho phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển chăn nuôi. Trong ngành nông nghiệp của Thái Bình, chăn nuôi là lĩnh vực sản xuất quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2016 trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 3,08% năm.[2] Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2016 đạt 8.680 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng năm 2016 đạt 4,33% so năm 2015.Trong các tiểu ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn phát triển mạnh nhất, chiếm 80% tổng sản lƣợng thịt và gần 66,8% giá trị sản xuất ngành. Số lƣợng đầu lợn là 1.048.093 con, trong đó đàn lợn nái chiếm 18,6%. Đồng thời tỉnh Thái Bình có sản lƣợng thịt lợn sữa lớn nhất cả nƣớc (5.713 tấn), đƣợc các thị trƣờng Trung Quốc, Hồng Kông ƣa chuộng, hàng năm xuất khẩu khoảng 700 - 800 nghìn con, kim ngạch xuất khẩu lợn sữa và lợn thịt đạt 4 triệu USD/năm. Quy mô, sản lƣợng lớn và vị trí thuận lợi: Việt Nam là nƣớc sản xuất thịt lợn lớn thứ 5 trên thế giới và tỉnh Thái Bình luôn nằm trong nhóm 4 tỉnh có quy mô đàn lợn và sản lƣợng thịt lợn lớn nhất cả nƣớc, gần các thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và thị trƣờng xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… Thái Bình có tiềm năng phát huy lợi thế về quy mô để đƣa chăn nuôi lợn trở thành lĩnh vực sản xuất thế mạnh phát triển ngành nông nghiệp bền vững của tỉnh Thái Bình.[2] SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 7
  17. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trong những năm tới, ngành chăn nuôi của tỉnh sẽ đối mặt với những thách thức để phát triển đó là: giá thành sản phẩm cao và cạnh tranh sản phẩm ngày càng gay gắt; yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao; dịch bệnh và rủi ro từ thiên tai ngày càng phức tạp; xử lý môi trƣờng ô nhiễm từ chăn nuôi chƣa có phƣơng pháp hữu hiệu cho tất cả các vùng, các đối tƣợng nuôi . Những thách thức đó sẽ cản trở phát triển chăn nuôi nếu không đƣợc quan tâm thảo đáng. Mặc dù vậy, chăn nuôi của tỉnh là ngành kinh tế đang có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển; thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm lớn và đa dạng; kinh nghiệm, sự cần cù và sáng tạo của vùng đất chị hai năm tấn tạo nên sự đa dạng trong phát triển sản xuất chăn nuôi . Để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX đó là “Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững cả trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp chặt chẽ sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh cơ giới hoá, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp”. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4064/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu giống gia súc trong chăn nuôi nông hộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020” cùng Quyết định số 3312/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh thái bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tạo cho chăn nuôi bƣớc phát triển mới, sản xuất hàng hóa, bền vững, tạo ra sản phẩm chủ lức đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và góp phần xây dựng nông thôn mới. 1.2.1.1 Thực trạng chăn nuôi lợn a. Số lượng và sản phẩm SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 8
  18. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Tổng đàn lợn của tỉnh là 1.048.093 con. Trong đó, đàn lợn nái sinh sản 195.077 chiếm 18,6% tổng đàn lợn, lợn đực giống 1385 con, lợn thịt 851.631 con. Sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng hơn 165.649 tấn, chiếm 80% tổng sản lƣợng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng. Năm 2010 số lƣợng lợn là 1131,2 nghìn con đƣợc coi là năm có số lƣợng cao nhất. Trong giai đoạn 2011 – 2016 thì số lƣợng lợn biến động nhỏ chủ yếu theo chiều hƣớng giảm rồi tăng ít, năm 2011 số lƣợng lợn là 1.118.259 con , năm 2013 số lƣợng lợn 1061,5 nghìn con thì đến năm 2014 chỉ còn 1030 nghìn con, các năm tiếp theo có xu hƣớng tăng thêm nhƣng tăng không đáng kể năm 2015 so với năm 2014 tăng 11.300 con, đến năm 2016 thì tăng ít 6800 con . Sản lƣợng thịt trong giai đoạn này tăng, năm 2011 sản lƣợng thịt là 155.999 tấn thì đến năm 2016 sản lƣợng thịt là 165.649 tấn thịt.[2] b.Cơ cấu giống - Tính đến năm 2016 toàn tỉnh có khoảng 195.077 con lợn nái, lợn đực giống có 1.385 con. - Tỷ lệ đàn nái lai và nái ngoại đạt 62% tổng đàn lợn nái của tỉnh. - Có khoảng 70% tổng đàn lợn nái sinh sản ở nông hộ đƣợc phối giống bằng TTNT với các giống lợn ngoại cao sản: Yorkshire, Landrace, PiDu, Duroc,Pietran. - Cơ cấu sản phẩm dịch chuyển tích cực theo hƣớng giảm đàn lợn F1; tăng nhanh đàn lợn F2, F3 và lợn ngoại; cơ cấu đàn đực giống của tỉnh chủ yếu là đực Yorshire, Landrat (68,7%), đực Duroc, Pitrain, PiDu chiếm 14,3% còn lại 17% là đực Móng Cái. c. Quy mô, phương thức, thức ăn chăn nuôi - Quy mô: Từ kết quả của cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản tháng 07/2016 của Cục Thống kê Thái Bình có 587 trang trại trên toàn tỉnh. Trong đó số trang trại chăn nuôi dƣới 50 con là 51 chiếm 8.7%; từ SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 9
  19. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 50 – 90 con là 122 trang trại chiếm 20,7%, từ 100 – 199 con là 283 trang trại chiếm 48,2%, từ 200 – 299 con là 89 trang trại chiếm 15,1%, từ 300 – 399 con là 18 trang trại chiếm 3,06% , trên 500 con là 24 trang trại chiếm 4,24%. - Phƣơng thức chăn nuôi: Trong thời gian gần đây, Thái Bình cũng đã có một số mô hình chăn nuôi hiệu quả cao, khắc phục những hạn chế nêu trên. Những mô hình này có tiềm năng nhân rộng, mở ra hƣớng đi tốt cho ngành nếu đƣợc khuyến khích và thúc đẩy. + Điển hình nhất là mô hình THT chăn nuôi lợn theo hƣớng VietGAHP do dự án LIFSAP hỗ trợ đã giúp ngƣời chăn nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế (9 mô hình THT đã thành lập tại các xã vùng GAHP thuộc các huyện Đông Hƣng, Quỳnh Phụ, Kiến Xƣơng, Vũ Thƣ). +Mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh Lƣơng thực - Thực phẩm hữu cơ Ban Mai Bio đã thử nghiệm thực hiện khép kín từ khâu thức ăn, con giống, sản xuất, giết mổ, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm có đăng ký chất lƣợng. Lợi nhuận đem lại cho thành viên và hợp tác xã cao hơn so với hộ đơn lẻ, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới môi trƣờng nhờ hình thức chăn nuôi theo hƣớng hữu cơ. - Thức ăn chăn nuôi: Trong chăn nuôi đối với chăn nuôi theo quy mô lơn thì thƣờng sử dụng thức ăn công nghiệp mua trên thị trƣờng, còn đối với quy mô nhỏ thƣờng sử dụng thức ăn tận dụng. Hầu hết các hộ chăn nuôi ở quy mô trang trại đều nuôi lợn ngoại, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp. d.Vùng chăn nuôi: Tỉnh Thái Bình đang đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lựa chọn thí điểm xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh để tiến tới xuất khẩu. Tính đến tháng 12/2014, toàn tỉnh Thái Bình đã có 915/1.008 hộ tham gia mô hình GAPH và đã đạt đƣợc những hiệu quả rõ rệt trong việc SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 10
  20. Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2 rút ngắn thời gian nuôi, hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã chăn nuôi, đặc biệt là không có dịch bệnh lớn xảy ra. e. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - Lai tạo giống: Sử dụng các nghiên cứu khoa học và ứng dụng có hiệu quả công nghệ lai tạo lợn thƣơng phẩm(Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc). - Chuồng trại: Một số trang trại nuôi lợn áp dụng mô hình chăn nuôi lợn tập trung, khép kín, tự động hóa cao đƣợc áp dụng theo quy trình công nghệ CP của Thái Lan. Lợn đƣợc nuôi trong các ô chuồng kín (mỗi ô có 600 con), hệ thống gió và nƣớc đƣợc xử lý hiện đại. Đàn lợn có thể tự ăn, tự tắm và tự uống nƣớc. - Bảo vệ môi trƣờng: Một số trang trại xử lí chất thải nhƣ sau: Toàn bộ chất thải rắn đƣợc thu gom, đóng bao và xử lý bằng chế phẩm sinh học EM, sau đó chuyển cho các nhà máy phân vi sinh. Lƣợng nƣớc thải chăn nuôi đƣợc đƣa về hệ thống biogas xử lý, sau một thời gian lắng đọng sẽ chảy qua các ao sinh học trƣớc khi ra môi trƣờng. f. Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi lợn - Cơ sở hạ tầng chăn nuôi: Một số hộ áp dụng mô hình chăn nuôi lợn tập trung , khép kín, tự động hóa cao theo quy trình cộng nghệ CP của Thái Lan. Một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì xây dựng chuồng trại ngày xƣa. g. Môi trường trong chăn nuôi lợn - Toàn tỉnh hiện có hơn 1 triệu con lợn, trên 11 triệu con gia cầm, vài nghìn con trâu, bò thì tổng lƣợng chất thải, nƣớc thải chăn nuôi thải ra môi trƣờng hàng ngày là rất lớn. Mỗi ngày, lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh thải ra môi trƣờng 477 tấn chất thải chăn nuôi. Hơn nữa, với tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp nên khi dịch bệnh xảy ra, việc tiêu hủy và SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2