Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đề tài phân tích thực trạng việc học tập kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC ----------------------- NGUYỄN THỊ LINH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa: QH – 2015 – X Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội, 2020
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .......... 8 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 .......................................................................... 8 1.2. Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ........................................................... 15 1.3. Việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ..... 24 Tiểu kết chƣơng 1:.............................................................................................. 41 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ......................................................................................................................... 42 2.1. Thực trạng việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. ......................................... 42 2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại công nghiệp 4.0. .............................................................................................................................. 50 2.3. Giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại công nghiệp 4.0.................................................................... 52 Tiểu kết chƣơng II: ............................................................................................ 57 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 61 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 63
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0). Nếu như trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng năm 1784 với việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng điện năng để tạo ra sản xuất đại trà. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Giờ đây nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được xây dựng trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số đã được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước với sự xuất hiện hệ thống quản lý ảo, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là môi trường giáo dục - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức không hề nhỏ đối với sinh viên với tư cách là đội ngũ tri thức là lực lượng chính trong cuộc cách mạng này. Nhận thấy được việc trang bị những kỹ năng mềm cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 để sinh viên có thể theo kịp cũng như thích ứng với những biến đổi vô cùng mạnh mẽ của nó, để thực sự trở thành đội ngũ tri thức đóng vai trò như lực lượng sản xuất chính của xã hội có đầy đủ kỹ năng, phẩm chất để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn như TPP, FTA với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu...., việc áp dụng những thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những cải cách công nghệ mang tính đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến những kỳ diệu trong sản xuất và năng suất lao động sẽ tăng. 1
- Nó cũng tạo nên sự thay đổi trong cung - cầu lao động trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nền kinh tế với việc tự động hóa sẽ cao đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa. Thị trường lao động không chỉ đòi hỏi sinh viên có trình độ chuyên môn cao, mà cần phải có ngoại ngữ cũng như kỹ năng mềm để có thể hội nhập, cạnh tranh trên thị trường lao động thế giới, cũng như Việt Nam. Có thể nói hiện nay phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều được trang bị những kiến thức chuyên môn phù hợp với ngành nghề mà họ đang lựa chọn. Tuy nhiên các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vẫn đề, tìm kiếm thông tin,... của sinh viên còn rất hạn chế. Nhận thấy việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết là điều vô cùng quan trong, giúp sinh viên có thể ứng phó với những thay đổi của thị trường lao động. Như vậy, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều cơ hội những như thách thức cho kinh tế Việt Nam và giáo dục nói riêng đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục Đại học. Sinh viên Đại học cần thay đổi từ tư duy nhận thức đến hành động để thích nghi với môi trường ngày càng có nhiều biến động và phát triển không ngừng hiện nay. Để làm được vậy ,sinh viên không chỉ cần trang bị những kỹ năng cứng (những vấn đề thuộc về chuyên môn) mà cần trang bị những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề về giáo dục đang là chủ đề nóng đã được nghiên cứu rất nhiều hiện nay, đặc biệt về việc nghiên cứu vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề về giáo dục đang đứng trước những cơ hội và thách thức không hề nhỏ. Đã có nhiều cuộc hội thảo cũng như những công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới vấn đề này. Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 : 2
- Cuốn sách Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Klaus Schwab. Trong cuốn sách của mình, GS Klaus Schwab nhấn mạnh, những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã giải phóng con người khỏi sức mạnh của loài vật, tạo ra sản xuất hàng loạt và mang lại sức mạnh kỹ thuật số cho hàng tỷ người. Tuy nhiên, Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư khác biệt về bản chất. Cuộc cách mạng này được hình thành bằng loạt công nghệ mới kết nối các thế giới vật chất, kỹ thuật số và sinh học, tác động đến tất cả mọi quy luật, nền kinh tế, ngành công nghiệp, và thậm chí thách thức cả định nghĩa về nhân loại. Báo cáo tổng hợp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư một số đăc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam do một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nhóm nghiên cứu bao gồm TS.Nguyễn Thắng (Trưởng nhóm), TS. La Hải Anh, Ths. Nguyễn Thu Hương, Ths. Phạm Minh Thái, Ths. Nguyễn Thị Kim Thái và Nguyễn Thị Vân Hà. Báo cáo nêu lên được đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp tới phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam từ đó nêu ra được một số kiến nghị, chính sách phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Cuốn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư- Cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm của TSKH Phan Xuân Dũng. Tác giả nêu lên lịch sử dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó nêu lên đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp. Cuốn sách Hướng nghiệp 4.0 của Ths. Vũ Tuấn Anh và Ths. Đào Trung Thành. Cuốn sách định hướng nghề nghiệp theo năng lực và đam mê của mỗi người. Nếu muốn không bị đào thải, chắc chắn cuốn sách này sẽ là kim chỉ nam cho hiện tại và tương lai của bạn trong thời đại công nghệ 4.0. Cuốn sách Cách mạng công nghiệp 4.0- Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam của PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa. Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản nhất về lịch sử ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0; các xu hướng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0; những tác động và chính sách ứng phó với 3
- cách mạng công nghiệp 4.0; những cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, phân tích mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và nêu rõ những điểm phù hợp, nguyên nhân. Từ những phân tích thực trạng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm tác giả đã mạnh dạn đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam trong thời gian tới. Một số nghiên cứu trên các tạp chí khoa học như : Tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục của Việt Nam của ThS. Trần Mạnh Hùng trên Tạp chí Công thương Tháng 7/2017 tác giả nêu lên khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; lực lượng lao động trước đòi hỏi của cuộc cách mạng 4.0; tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới giáo dục của Việt Nam. Cách mang công nghiệp lần thứ 4 của PGS.TS Phạm Viết Thảo trong tạp chí Lý luận Chính trị 5/2017 đã nêu lên lịch sử phát triển dẫn đến cách mạng công nghiệp 4.0 và những đặc điểm chính của cuộc cách mạng này. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp của TS. Nguyễn Hồng Minh trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số tháng 2/2017 đã nêu lên những vấn đề đặt ra trong giáo dục nghề nghiệp từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế sáng tạo, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thứ hai, những công trình nghiên cứu liên quan tới kỹ năng mềm cho sinh viên: Nghiên cứu về kỹ năng mềm, giáo dục kỹ năng mềm thì chưa có nhiều công trình, mà mới chỉ có một số bài tạp chí, luận văn thạc sĩ như Bài viết Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục đại học của Bùi Loan Thủy. Trong đó tác giả phân tích thực trạng sử dụng kỹ năng làm việc nhóm của SV Việt Nam, những lợi ích đối với SV khi sử dụng tốt kỹ năng này. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm đối với nhà trường, giảng viên và bản thân sinh viên. Nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Trần Hoàng, Mai Mỹ Hạnh, Hồ Ngọc Kiều đã thực hiện nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý việc phát triển kỹ năng mềm 4
- cho sinh viên hướng đến việc đảm bảo chuẩn nghề nghiệp của sinh viên. Tác giả Lê Thi Hồng Hạnh ở trường Đại học An Giang đã thực hiện nghiên cứu về đề xuất biện pháp tổ chức, triển khai hoạt động, giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên năm cuối tại đại học An Giang. Tác giả Nguyễn Tùng Lâm, Hội tâm lý giáo dục Hà Nội đề xuất một số giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong công tác tổ chức triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng mềm ở các trường hiện nay. Tác giả Huỳnh Văn Sơn cũng đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp các thức tổ chức triển khai các hoạt động nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học ngành sư phạm. Có thể thấy rằng, những công trình nghiên cứu đó mới chỉ tập trung phân tích tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên và những kết quả đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên còn yếu, một số tác giả nêu ra biện pháp nâng cao kỹ năng mềm ở trường Đại học. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu việc cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều sự thay đổi mới và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao ngay từ việc nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự phân tích sâu sắc, cụ thể, tiếp cận góc độ kĩ lưỡng, đề tài nghiên cứu của tôi Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có điểm mới khác so với các tác phẩm, công trình nghiên cứu trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đề tài phân tích thực trạng việc học tập kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc học tập kỹ năng mềm của sinh viên. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên , báo cáo có những nhiệm vụ sau : 5
- Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ hai, phân tích thực trạng việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Thứ ba, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nâng cao chất lượng việc học tập kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội + Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về con người và giáo dục, về khoa học – công nghệ. Ngoài ra, nghiên cứu còn kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình khoa học liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật trong nghiên cứu các vấn đề xã hội với các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phân tích - tổng hợp; so sánh - đối chiếu; trừu tượng hóa; hệ thống - cấu trúc; chứng minh; giải thích, quy nạp và diễn dịch, lịch sử - cụ thể, phương pháp thu thập và xử lý tư liệu, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, tham vấn ý kiến chuyên gia… 6. Đóng góp mới của đề tài Chỉ ra được tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng mềm trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và nêu lên được những giải pháp cho việc giáo dục kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. 6
- 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận Hệ thộng hóa các khái niệm, lịch sử về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc hoàn thiện các vấn đề về giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên. - Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được thực trạng giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên và thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, chỉ ra những bất cập và nguyên nhân. Đề ra được những giải pháp đối với việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay từ phía cơ sở đào tạo cũng như từ phía sinh viên trong bối cảnh công nghiệp 4.0. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm 2 chương, 6 tiết. 7
- CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1.1. Cách mạng công nghiệp 4.0 1.1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được cho rằng ra đời từ những năm 1784 với việc sử dụng động cơ hơi nước để cơ giới hóa, cơ khí hóa sản xuất, với sự đánh dấu mở đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước và xây dựng các tuyến đường sắt. Với việc từ khi có sự ra đời của đầu máy hơi nước của Jame Watt vào giữa thế kỉ 18, kéo dài cho đến giữa thế kỉ 19 với nền tảng là các phát minh cơ bản như máy hơi nước, máy kéo sợi, máy dệt, các lò luyện thép, tàu thủy, tàu hỏa chạy bằng hơi nước, sử dụng than đá. Nó diễn ra ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan. Với nền tảng công nghệ là máy hơi nước và công nghệ cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thông kĩ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp kéo dài. So với trước đây chủ yếu sử dụng gỗ và sức mạng cơ bắp đó là lao động thủ công, giản đơn, sức nước, sức gió, sức kéo của động vật thì với cuộc cách mạng lần thứ nhất này với nhiều thay đổi với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Có thể nói đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí. Đặc trưng cơ bản nhất của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào thời kỳ này là, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, sản xuất vốn dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng sản xuất công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tác động của cách mạng công nghiệp là vô cùng sâu rộng. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu vào khoảng năm 1870, khi các tiến bộ về kinh tế kĩ thuật cí được phát triển nhờ sự phát triển của tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỉ 19, động lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 8
- lần thứ hai là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Như vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ra đời sau gần 100 năm so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất- từ khoảng năm 1870 đến khi Thế chiến I nổ ra với việc sử dụng năng lượng điện để tạo ra nền sản xuất quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất tiêu dùng hàng loạt đã tạo nên những tiền đề mới và là cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được chuẩn bị bằng quá trình phát triển gần 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kĩ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện, cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách mạng này đã mở ra một kỉ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây truyền lắp ráp. Công nghiệp hóa còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu và nước Nga là quốc gia phát triển bùng nổ vào đầu Thế chiến I. Tóm lại, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây truyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng lần thứ 2 này diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và sản xuất tiêu dùng hàng loạt đóng vai trò quan trọng. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học trở thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã mở ra kỉ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của cuộc chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới. 9
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện cũng gần 100 năm sau so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, tức là khoảng năm 1969-1970, với sự ra đời và lan rộng của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet (thập niên 1990). Động lực thúc đẩy của cuộc cách mạng này là nhờ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. So với hai cuộc cách mạng công nghiệp trước là chỉ thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, hoặc tự động hóa một phần, hay tự động hóa cục bộ, thì khác biệt của cuộc cách mạng này là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người bao gồm lao động chân tay lẫn trí óc bằng các thiết bị máy móc tự động hóa hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định. Cơ sở năng lượng của cuộc cách mạng này là từ năng lượng hạt nhân dựa trên nguyên tắc phân rã hạt nhân với những chất thải gây ô nhiễm môi trường, đến dựa trên nguyên tắc hoàn toàn mới và ngược hẳn lại, đó là tổng hợp hạt nhân, thường được gọi là tổng hợp nhiệt hạch. Đây là nguồn năng lượng của tương lai, không gây ô nhiễm môi trường, không gây ra các thảm họa môi trường cho nhân loại. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba này đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo hai hướng chủ yếu. Thứ nhất là thay đổi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch chuyển từ nền tảng điện- cơ khí sang nền tảng cơ- điện tử và cơ- vi điện tử. Thứ hai là chuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vũ trụ,.. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba dựa trên nền tảng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ góp phần tiết kiệm lao động sống như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai mà đã tạo điều kiện tiết kiệm hơn các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. 10
- Thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ” hay còn gọi là “Công nghiệp 4.0”, lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ Công nghệ Hannover, Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. Trong tháng 10 năm 2012, Nhóm cộng tác của Đức về “Công nghiệp 4.0” dưới sự chủ trì của Siegfried Dais (Robert Bosch GmbH) và Henning Kagermann (Acatech) đã trình bày các nguyên tắc Công nghiệp 4.0 đề xuất thực hiện đối với Chính phủ Đức. Ngày 8/4/2013 cũng tại Hội chợ Hannover, báo cáo cuối của Nhóm công tác Công nghiệp 4.0 đã được trình bày. Đó cũng là tên gọi của làn sóng thay đổi sản xuất đang diễn ra tại Đức. Ngày 20/1/2016 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 46 đã khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sỹ, chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã có sự tham gia của 2500 đại biểu từ hơn 100 quốc gia cùng nhiều nguyên thủ và giám đốc điều hành của các tập đoàn lớn trên thế giới. Tại diễn đàn này, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Giáo sư Klaus Schwad, người Đức đã phát biểu: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi và mức độ và tính phức tạp, sự di chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua”. Theo định nghĩa của giáo sư Klaus Schwab thì “Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh họ” [1]. Khái niệm trên đã trở thành chủ đề chính của Diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới năm 2016. Như vật bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, trí tuệ nhân tạo,… 11
- Bối cảnh ra đời dẫn đến cuộc cách mạng cộng nghiệp lần thứ tư do 5 nguyên nhân chính có thể kể đến. Thứ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã đặt ra cho nhiều nước, nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh, thay đổi căn bản mô hình phát triển để hướng tới các mô hình phát triển mới hiệu quả hơn bền vững hơn. Thứ hai là nhiều nền kinh tế phát triển, nhất là Mỹ và phương Tây có dấu hiệu suy yếu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, đang đứng trước sức ép lớn phải tái cơ cấu kinh tế để giành lại sản xuất và việc làm, vị thế dẫn dắt trong các ngành công nghệ cao. Thứ ba là sự phát triển như vũ bão với nhiều đột phá mới có tính cách mạng của khoa học và công nghệ đã tạo nên nhiều cơ hội và thách thức lớn lao cho tất cả mọi quốc gia, tổ chức và cá nhân trên thế giới. Thứ tư là sự già hóa dân số nhanh chóng của các nước phương Tây và cả những nước mới nổi, lực lượng lao động giảm không chỉ làm suy yếu tăng trưởng , mà còn xói mòn năng lực cạnh tranh của các quốc gia này. Thứ năm là sự thúc ép mạnh mẽ và quyết liệt của nhà cầm quyền một số nước công nghiệp phát triển về việc làm, đặc biệt là Hoa Kỳ buộc các nhà tư bản, các công ty chính quốc phải chuyển các doanh nghiệp đang ở nước ngoài quay trở về tổ quốc mình. Về bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh, công nghệ cao để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; là sự kết hợp của hệ thống thực và ảo, là sự hội tu của các giá trị sức mạnh. Không giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thường diễn ra theo xu hướng có phát minh mới làm lu mờ đi phát minh cũ thì ngày nay công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tạo cơ sở cho các công nghệ khác, các ngành nghề khác cũng phát triển. Công nghệ nền tảng của cuộc cách mạng này: 1) Dữ liệu lớn; 2) Điện toán đám mây; 3) Các Robot có kết nối; 4) Internet kết nối vạn vật. Công nghệ ứng dụng mới là: 12
- 1) Công nghệ in 3D 2) Máy móc tự động hóa 3) Trí tuệ nhân tạo 4) Tích hợp con người- máy móc Sự phân loại công nghệ nền tảng hay công nghệ ứng dụng trong giao đoạn này đều chỉ là tương đối, bởi vì cá lĩnh vực khoa học và công nghệ quyện lẫn nhau, tích hợp với nhau để hỗ trợ nhau cùng phát triển. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc trưng cơ bản là sự hợp nhất, giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kĩ thuật số và sinh học không còn ranh giới. Vấn đề đó dẫn đến xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo với thực tế, Internet vạn vật (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 là làm thay đổi cách thức sản xuất hiện đại với khả năng công nghệ được hình thành, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể định dạng được quy trình sản xuất, từ đó đưa ra các quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất mang tính truyền thống. Toàn bộ thế giới diễn ra sự kết nối cực lớn, hàng tỉ người thông qua trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn (big data) để trao đổi từ văn hóa, chính trị, kinh tế. Điều đó cho thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những tính năng xử lý thông tin chính xác, cùng với những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra: công nghệ người máy, xe tự lái, công nghệ in 3D, vạn vật kết nối (IoT), công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử, các ngành tự động hóa sẽ làm thay đổi thế giới một cách nhanh chóng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho các nước trên thế giới nếu xác định chủ trương “đi tắt đón đầu” về các cơ hội đầu tư cho công nghệ, làm tăng năng suất và tạo điều kiện cho sự gia tăng về đời sống vật chất và tinh thần, các quốc gia nắm bắt được thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thể hiện ở sự áp dụng thành công trong lĩnh vực robot, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn, điện thoại di động và công nghệ in 3D, kỹ thuật điện toán 13
- đưa vào sản xuất tạo ra năng suất lao động cao, nhiều ngành, nghề mới. Thế giới sẽ là chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây không chỉ được kế thừa mà còn được phát huy trên các lĩnh vực khi được ứng dụng vào sản xuất. Mặt khác cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo ra bước đột phá lớn về tốc độ phát triển phạm vi và mức độ tác động chưa từng có trong lịch sử của quá trình sản xuất mang tính toàn cầu. Sự khác biệt giữa cuộc cách mạng 4.0 với các cuộc cách mạng trước đây từ quy mô, công nghệ, năng suất lao động, vị trí con người trong quá trình sản xuất đều phát triển nhanh hơn, rộng hơn, chất lượng hơn, trí tuệ hơn. Như vậy, cuộc các mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm biến đổi sâu sắc nền công nghiệp ở các quốc gia cả về bề rộng và chiều sâu, tạo nên hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị mang tính chất toàn cầu. Thành tựu của các cuộc cách mạng trước đây là cố gắng sử dụng tối đa các nguồn lực nhưng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ dựa vào các nguồn lực đó, mà còn sử dụng năng lượng mới và công nghệ mới tạo ra hiệu quả cho quá trình sản xuất cả về góc độ kinh tế lẫn môi trường. Do đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, còn có các thiết bị sử dụng trong sản xuất sẽ được tăng theo khả năng áp dụng công nghệ, giúp nhà sản xuất nâng cao phần mềm để bổ sung các tính năng mới cho hệ thống thông minh tạo ra sự thay thế cho các dây truyền sản xuất trước đây chủ yếu phụ thuộc vào sức lao động của con người. Thế giới tạo ra nền sản xuất hàng hóa đa dạng, năng suất cao, ít sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ mẫu mã đến chất lượng sản phẩm. Như vậy, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những đặc trưng sau: “Một là, nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực. Hai là, tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ tuyến tính, thì tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là theo hàm số mũ. Ba là, cuộc cách mạng lần 14
- này làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị” [1]. 1.2. Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Quốc Gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/ CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chính thức bước vào hoạt động theo Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994. Nhìn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển có thể thấy Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển dựa trên tinh thần đào tạo tinh hoa, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể điểm lại những dấu mốc quan trọng tạo nên một Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay như sau. Năm 1906, Thành lập Trường Đại học Đông Dương, tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay (Quyết định số: 1514a, ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương). Trường Đại học Đông Dương đặt trụ sở tại 19 - Lê Thánh Tông - Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, cơ sở này thuộc về Đại học Quốc gia Việt Nam. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc do Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội quản lý, sử dụng và nay là một trong những cơ sở chính của Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 1945, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam khai giảng khoá đầu tiên vào 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trường Đại học Quốc gia Việt Nam trực tiếp kế thừa truyền thống khoa học và giáo dục của Trường Đại học Đông Dương. Năm 1951, Nhà nước ta thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc). Đây là một trong những trường tiền thân của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập năm 1956 - trường đại học Khoa học cơ bản (Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hoà bình lập lại. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở 15
- vật chất, kỹ thuật của các Trường Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951). Thành lập Trường đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó có khoa Ngoại ngữ, sau này tách ra thành Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (Cả hai trường đại học: Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội cùng chung Quyết định thành lập số 2183/TC ngày 4/6/1956 của Chính phủ). Năm 1967, Thành lập Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở khoa Ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Năm 1993, Thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (Nghị định 93/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ). Đây là mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ đào tạo và nghiên cứu khoa học, được giao quyền tự chủ cao, được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để thực hiện đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Ngày 10.12.1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở sát nhập 3 trường đại học: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Trở thành trường thành viên của ĐHQGHN, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được đổi tên thành Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN.Đại học Ngoại ngữ là một trong những trường đại học đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ của cả nước. Đến với ULIS bạn sẽ có cơ hội được học tập và lấy bằng nước ngoài với hơn 20 chuyên ngành. Là sinh viên Đại học Ngoại ngữ, bạn sẽ được trang bị sự tự tin và hành trang cần thiết để sẵn sàng bước ra ngoài thế giới, khám phá nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ đa dạng. Khoảng 95% sinh viên ULIS ra trường đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, 5% còn lại theo học ở bậc học cao hơn ở trong và ngoài nước. Vì vậy, học ngoại ngữ sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Ngày 10/12/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học Khoa học Xã hội và 16
- Nhân văn, được thành lập trên cơ sở các khoa xã hội của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (USSH). Trường có sứ mệnh đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao; nghiên cứu, sáng tạo và truyền bá tri thức về Khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Hiện tại trường có 22 ngành đào tạo, thỏa sức để các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn ngành học phù hợp với mình. Trường đào tạo các ngành học như chính trị học, công tác xã hội, báo chí, hán nôm, khoa học quản lí, lịch sử, triết học, nhân học, quản lý thông tin, quốc tế học, đông phương học học về ngoại ngữ và văn hóa, văn học, xã hội học, lưu trữ học. Các ngành học rất đa dạng, mỗi ngành học lại có một đặc thù riêng mà theo đó sinh viên có những đặc điểm riêng khác nhau nhưng nhìn chung sinh viên rất ham học hỏi, tìm hỏi, đặc thù là một trường chuyên về xã hội đòi hỏi sinh viên luôn phải nỗ lực tìm tòi tài liệu để nâng cao kiến thức, kỹ năng cũng như đạo đức. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ Đại học Khoa học Tự nhiên (HUS), Với hơn 100 năm truyền thống xây dựng và phát triển, Đại học Khoa học Tự nhiên được biết đến như một trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trường sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp thông qua 25 chương trình đào tạo đại học và trên 100 chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ. Trường có các khoa như khoa Toán-Cơ- Tin, khoa Vật lý, khoa Sinh học, Địa lý, Hóa học, Địa chất, Môi trường, Khí tượng thủy văn và Hải dương học. Sinh viên không chỉ được học về những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể mà còn được trang bị năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 về Đại học Quốc gia. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia; Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 về việc tổ chức lại Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu 17
- bước phát triển mới của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau 8 năm xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội, một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực có quy mô lớn, hoạt động theo cơ chế tự chủ cao, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước, đã được khẳng định. Tháng 12 năm 2003 Giai đoạn I xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội đã được khởi động. Ngày 20 tháng 12 năm 2003 Thủ tướng Phan Văn Khải đã chính thức động thổ xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc. Năm 2004, Thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển trên cơ sở Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa và thành lập Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Công nghệ. Đại học Công nghệ (UET) là một trong những trường đại học đầu ngành về lĩnh vực công nghệ trong cả nước với hai nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thứ hai là nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. UET là nơi để sinh viên trải nghiệm môi trường đào tạo chuẩn mực, làm chủ được công nghệ trong thời đại công nghiệp 4.0. Sinh viên được tạo điều kiện để phát huy tối đa năng lực sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Hoạt động giảng dạy của trường luôn gắn liền với nghiên cứu khoa học và nhu cầu của doanh nghiệp, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực để sẵn sàng làm việc ngay khi có cơ hội. Năm 2007, Thành lập Trường Đại học Kinh tế trên cơ sở nâng cấp Khoa Kinh tế. Thành lập Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Công nghệ sinh học. Trường Đại học Kinh tế hiện đang có 8 ngành đào tạo bậc cử nhân, 11 ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 5 ngành đào tạo bậc tiến sĩ; trong đó có 1 ngành đại học bậc đại học và 2 ngành đại học bậc thạc sĩ liên kết với nước ngoài. UET không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo để tạo ra môi trường học tập chất lượng cho sinh viên. Không chỉ có vậy, trường đã tiến hành tổ chức kiểm định 2 chương trình đào tạo theo bộ tiêu chí của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) và kiểm định 2 ngành đại học bậc đại học theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, tỷ lệ sinh viên tốt 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 376 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 702 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 324 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 287 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 200 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 188 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 92 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn