intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứ sự biến đổi tính tự trị làng xã thông qua Hương ước ở đồng bằng sông Hồng hiện nay; từ đó đưa ra một số giải pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sự biến đổi tính tự trị làng xã biểu hiện thông qua sự biến đổi của Hương ước ở làng xã đồng bằng sông Hồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC ------------ NGUYỄN NGỌC QUYÊN TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÔNG QUA HƯƠNG ƯỚC HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X HÀ NỘI, 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC ------------ NGUYỄN NGỌC QUYÊN TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÔNG QUA HƯƠNG ƯỚC HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Người hướng dẫn: ThS. Phan Hoàng Mai HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Phan Hoàng Mai. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2019 Tác giả Nguyễn Ngọc Quyên
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô trong khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học, tập thể K60, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình, khoa học của ThS. Phan Hoàng Mai . Em xin cảm ơn sâu sắc nhất. Trong quá trình làm bài khóa luận, do nhận thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn dể khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Ngọc Quyên
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 8 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bằng sông Hồng ... 8 1.1.1. Điều hiện tự nhiên ............................................................................ 8 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa .............................................. 9 1.2. Làng xã đồng bằng sông Hồng và tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng ..................................................................................................... 12 1.2.1. Đặc điểm làng xã truyền thống của đồng bằng sông Hồng .......... 12 1.2.2. Tính tự trị của làng xã cổ truyền đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước ................................................................................................ 21 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THÔNG QUA HƯƠNG ƯỚC HIỆN NAY: THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP 36 2.1. Thực trạng biến đổi tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước.............................................................................................. 38 2.1.1. Sự biến đổi trong quy định về lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng .......... 38 2.1.2. Sự biến đổi trong quy định về nếp sống văn hóa............................ 44 2.1.3. Sự biến đổi trong quy định về đạo lý gia đình, xã hội .................... 47 2.1.4. Sự biến đổi trong quy định về trật tự trị an ..................................... 51 2.2. Một số hạn chế còn tồn tại ..................................................................... 53 2.3. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế , phát huy vai trò tích cực của tính tự trị làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước...................... 55 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 64
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng xã và văn hóa làng xã là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Không một công trình nào nghiên cứu văn hóa việt Nam lại không trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến văn hóa làng xã. Văn hóa làng xã là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức, cảm xúc của một cộng đồng dân cư chung sống trong một không gian địa lý làng xã xác định. Từ đó tạo nên một hệ thống giá trị truyền thống, đức tin, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, cách sống, phương thức chung sống của cộng đồng, của xã hội. Làng xã Việt Nam chính là khuôn khổ vật chất của văn hóa làng xã, được hình thành từ lâu đời. Trải qua nghìn đời, với bao thăng trầm, biến động, bao thử thách khắc nghiệt, làng xã Việt Nam – điển hình là làng xã đồng bằng sông Hồng với những nét văn hóa riêng độc đáo và đặc sắc được gìn giữ, trao truyền và tôn bồi, đã trở thành nét bản sắc của văn hóa Việt Nam. Làng - trong mối quan hệ hữu cơ với Nhà và Nước, đã trở thành nhân tố quan trọng cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết không gì sánh được của dân tộc Việt Nam. Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã, cư dân đồng bằng sông Hồng hình thành cho mình truyền thống văn hóa độc đáo, riêng biệt. Cư dân làng xã đồng bằng sông Hồng thể hiện nổi bật là sự cố kết chặt chẽ các quan hệ họ hàng – dòng tộc, quan hệ cộng đồng nhà – xóm làng – đất nước... Trong xử lý các quan hệ trong làng xã, tình người,sự chia sẻ, tính nhân văn, sự cao cả,... luôn được đề cao. Để giữ gìn những giá trị cao đẹp đó trong cộng đồng và cũng để giáo dục ý thức về cuộc sống cộng đồng cho các thế hệ, các quy định về ứng xử, tín ngưỡng, tôn giáo, nghi lễ, nghi thức, an ninh trật tự, nếp sống văn hóa.... của đời sống cộng đồng đã được thể chế hóa thành những quy định có tính bắt buộc trong làng, 1
  7. xóm, dòng họ. Từ đó hình thành nên Hương ước - quy ước, quy định của làng hay của dòng họ. Những Hương ước, quy ước đó trong lịch sử được người dân trong làng thực hiện tự giác, nghiêm túc và những quy định đó dần trở thành thứ vũ khí, thành “lệ làng”, giữ cho các quan hệ xã hội ổn định, làng xóm bình yên, sau lũy tre làng. Những quy ước đó vừa mang nét chung, vừa mang nét riêng của mỗi làng xã Việt Nam. Trong đó, tính tự trị của làng xã được biểu hiện đa dạng trên các mặt của đời sống xã hội và đã được Hương ước ghi lại. Nhờ tính tự trị cao của làng xã và văn hóa làng xã, đặc biệt thể hiện qua Hương ước nên dù trải qua nhiều năm bị ngoại xâm nhưng văn hóa làng Việt Nam vẫn được lưu truyền và gìn giữ, trở thành một thứ vũ khí hữu hiệu chống lại âm mưu “đồng hóa” của kẻ thù. Ngày nay, văn hóa làng cũng như tính tự trị của làng vẫn có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đồng bằng sông Hồng là khu vực kinh tế trọng điểm, cũng là một trong hai vựa lúa lớn của đất nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế đã và đang đem lại sự đổi mới thực sự ở làng xã đồng bằng sông Hồng. Diện mạo xã hội làng xã, nông thôn đồng bằng sông Hồng đang có sự thay đổi theo hướng đô thị hóa mạnh mẽ. Các quan hệ trong xóm, ngoài làng, thậm chí trong gia đình dòng họ có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, làng xã và văn hóa làng xã đồng bằng sông Hồng cũng đứng trước nhiều thách thức như: tranh chấp đất đai dẫn đến xung đột, bất hòa, khiếu kiện, làm xuất hiện “điểm nóng”, thậm chí xung đột gây mất ổn định xã hội nông thôn; nhiều thuần phong mỹ tục bị xói mòn. Việc củng cố dòng họ đi kèm với hiện trạng phô trương, lãng phí trong việc xây cất mồ mả, lập lại nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, tổ chức giỗ chạp; xa hoa, hình thức trong tổ chức đám cưới, một số hủ tục trong các đám tang có chiều hướng trỗi dậy và phát triển. Nhiều nơi, các tệ nạn mê tín dị đoan, xem bói, xem số, đốt vàng, nạn nghiện hút, rượu chè, cờ bạc trở lại hoành hành. 2
  8. Nếp sống cộng đồng và các chuẩn mực giao tiếp xã hội ở một số làng xã ít được quan tâm uốn nắn cả trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Những điều đó có tác động không tốt tới truyền thống văn hóa – đạo đức – thẩm mĩ của dân tộc và cộng đồng cư dân làng xã. Trước thực tế đó, để đảm bảo an ninh trật tự xóm làng, các cấp chính quyền một số địa phương ở đồng bằng sông Hồng đã biết kế thừa có chọn lọc truyền thống dân tộc, vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương xây dựng văn hóa của Đảng và Nhà nước. Từ đó xây dựng những bản Hương ước mới, những quy định, quy ước nhằm xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn văn hóa. Đây là cách làm hay và là sự sáng tạo của chính quyền, quần chúng nhân dân trong việc sử dụng cũng như phát huy vai trò của văn hóa vào công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh nông thôn, xây dựng làng ( thôn, ấp, bản,… ) văn hóa. Nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống của làng xã Việt Nam nói chung và làng xã đồng bằng sông Hồng nói riêng để có định hướng giữ gìn, phát huy giá trị tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới là công việc có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do đó tôi lựa chọn đề tài “ Tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Làng xã Việt Nam được rất nhiều những nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu. Việc xây dựng và thực hiện quy ước văn hóa được đẩy mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu Hương ước. Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực giúp cho các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức mới. Một số học giả đã dày công nghiên cứu, đặt hương ước làng Việt trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt với "hương quy" của Trung Quốc, "luật làng" của Nhật Bản. Có thể kể đến một số công trình như: 3
  9. - Sách tham khảo “Làng Việt Nam – một số vấn đề kinh tế – xã hội” của giáo sư Phan Đại Doãn với những nghiên cứu tập trung vào vấn đề kinh tế như ruộng công, ruộng tư, kinh tế hàng hóa; và một số vấn đề về làng xã Việt Nam: về cơ cấu tổ chức các thiết chế xã hội ở nông thôn, kết cấu kinh tế - xã hội, văn hóa của làng xã, các vấn đề về quản lý xã hội nông thôn nước ta và đề xuất một số giải pháp. - “ Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” của tác giả Trần Từ đã đưa ra các nhận xét về cơ cầu tổ chức của làng Việt truyền thống, các loại hình tổ chức, chế độ ruộng đất, cách vận hành của cơ cấu làng xã. - Bên cạnh đó còn có nhiều nghiên cứu khác như cuốn sách “Văn hóa làng và sự phát triển” của GS.TS Nguyễn Duy Quý; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam hiện nay” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng” của GS.TS Tô Duy Hợp; “Bản sắc văn hóa làng trong xây dựng nông thôn đồng bằng bắc bộ” của TS. Lê Quý Đức... Ở những công trình trên, các tác giả đã bàn về văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất ở làng xã. Nhiều tác giả đã đề cập tới hội làng, phong tục tập quán, nếp sống văn hóa, an ninh trật tự, văn hóa nghệ thuật dân gian...Một số công trình không những có ý kiến nhận xét về di sản của làng xã, về các mặt kinh tế- xã hội, văn hóa mà còn nêu lên những điểm tích cực và cả những tiêu cực của làng xã trong quá trình dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu về những đặc trưng của văn hóa làng xã Việt Nam, trong đó có tính tự trị, tự quản của làng xã; về Hương ước cũng là một nội dung nghiên cứu được nhiều tác giả quan tâm: - Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vân mang tên “ Tính tự quản của làng Việt Nam truyền thống đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” đã nêu được những nét chung về làng xã Việt Nam truyền thống và tính tự quản của làng xã đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và nêu được một số giải pháp 4
  10. nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tính tự quản của làng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. - Phan Đại Doãn: “Mấy vấn đề về làng xã”, Tạp chí Dân tộc học, số 2/1991. Tác giả đã nêu nên tính cộng đồng và tính tự quản là hai đặc trưng chi phối mọi sinh hoạt của làng xã. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam. - PGS. TS Bùi Xuân Đính trong cuốn sách “Hương ước và quản lý làng xã” và “Lệ làng phép nước” đã trình bày sự biến đổi trong nội dung của Hương ước xưa và nay, mối liên hệ giữa chúng; vai trò của Hương ước trong quản lý làng xã, đồng thời tác giả cũng nêu rõ những vấn đề Hương ước mới hiện nay cần giải quyết. Tác giả Bùi Xuân Đính, cũng trong một công trình nghiên cứu khác: “Về một số Hương ước làng Việt ở đồng bằng Bắc bộ” đã làm rõ vai trò, tác động của Hương ước trong việc quản lý làng xã nói chung và làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. - Tác giả Nguyễn Huy Tính với đề tài: “Hương ước mới – một phương tiện góp phần quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay ( từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh)” đã phân tích sự biến đổi của Hương ước làng xã cổ truyền đến Hương ước mới và đi đến khẳng định Hương ước là phương tiện tự quản, tự điều chỉnh hữu hiệu của làng xã. - Tác phẩm “ Tìm lại làng Việt xưa” của tác giả Vũ Duy Mền đã phác thảo kinh tế cổ truyền của người Việt. Quá trình hình thành làng xã qua các thời kỳ lịch sử cũng như tìm hiểu thuật ngữ khoán ước, hương ước, dòng họ, gia phả. Bên cạnh đó ông còn viết tác phẩm “ Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ” đã nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về Hương ước cổ - phần lệ làng thành văn của làng xã đồng bằng Bắc Bộ: Nội dung chủ yếu của Hương ước; Ảnh hưởng của giáo lí Nho gia đối với Hương ước trong làng xã cỗ truyền và vai trò của Hương ước đối với đời sống cộng đồng làng xã. 5
  11. Có thể thấy rằng, cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về làng xã dưới những góc độ khác nhau từ tổ chức quản lý, văn hóa – xã hội, lịch sử,…Những công trình đó giúp tác giả hiểu thêm về những vấn đề có liên quan đến tính tự trị của làng xã thông qua Hương ước. Tuy nhiên, chưa có công trình độc lập nào nghiên cứu về: “ Tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng thông qua Hương ước hiện nay”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứ sự biến đổi tính tự trị làng xã thông qua Hương ước ở đồng bằng sông Hồng hiện nay; từ đó đưa ra một số giải pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong sự biến đổi tính tự trị làng xã biểu hiện thông qua sự biến đổi của Hương ước ở làng xã đồng bằng sông Hồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của làng xã đồng bằng sông Hồng; - Đặc điểm làng xã và văn hóa làng xã truyền thống ở đồng bằng sông Hồng; - Đặc trưng tính tự trị biểu hiện qua Hương ước ở làng xã đồng bằng sông Hồng; - Phân tích Sự biến đổi của tính tự trị làng xã đồng bằng sông Hồng qua hương ước hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những giá trị tích cực của Hương ước trong việc thực hiện tính tự chủ, tự quản của cồng đồng làng xã, góp phần xây dựng nông thôn mới tiến bộ. 4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi của tính tự trị làng xã. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6
  12. Đề tài nghiên cứu tính tự trị của làng xã biểu hiện qua Hương ước ở khu vực đồng bằng sông Hồng. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài khóa luận dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nông thôn mới, phát triển văn hóa nói chung, văn hóa làng xã nông thôn nói riêng; Đề tài sử dụng các phương pháp: logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu so sánh,... trong nghiên cứu và triển khai nội dung đề tài. 5. Bố cục đề tài khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 2 chương và 5 tiết. 7
  13. CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG XÃ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bằng sông Hồng 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,6% diện tích của cả nước. Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ cũng như cơ sở hạ tầng của vùng. Tuy nhiên, về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn hàng năm thường xảy ra gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Trong khi đó, về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn. 8
  14. Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 - 23,5 độ C, lượng mưa trung bình năm là 1400 - 2000mm, vì vậy tạo các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú., tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đất đai của vùng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng bồi đắp. Nhờ đó mà nguồn nước dồi dào, không chỉ nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt. Bên cạnh những thuận lợi, đồng bằng sông Hồng cũng có những khó khăn, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xảy ra thiên tai như bão lũ, hạn hán, sương muối. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô và thừa nước trong mùa mưa. Hiện nay vấn đề nâng cấp và xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi của vùng đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chủ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên có thể thấy rằng, vùng đồng bằng sông Hồng rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước. Trong nền văn hóa dân gian không thể thiếu những câu ca dao, tục ngữ nói về cây lúa nước như: “Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta…” Hay: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Nền văn minh lúa nước còn có những ảnh hưởng nhất định tới suy nghĩ, cách cử xử, lối suy nghĩ của người dân Việt nói chung và cư dân đồng bằng sông Hồng nói riêng. Nền văn minh lúa nước đã tạo nên con người Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, người nông dân luôn gắn liền với con trâu, cánh đồng lúa. Văn minh lúa nước cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tín ngưỡng dân gian hay hoạt động văn hóa lễ hội. Chính vì họ gắn 9
  15. bó chặt chẽ với nông nghiệp, với lúa nước mà họ có sự gắn bó gắn bó chặt chẽ với làng hơn. Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có tính “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” vì vậy, khi đã sinh sống ở làng thì họ sẽ gắn bó với làng, cùng nhau xây dựng làng mình tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Những người đi tha hương để làm ăn, kiếm sống thì sau này cũng có xu hướng quay trở về làng quê của mình. Như vậy, có thể thấy rằng làng là nơi gắn kết tất cả những người dân sinh sống trong làng. Mọi người dân đều hướng về làng của mình. Do đặc thù là sản xuất nông nghiệp trông lúa nước, dựa vào điều kiện tự nhiên nên người dân phải chung sức chung lòng để cùng nhau lao động sản xuất và đấu tranh chống lại thiên tai, cùng nhau trị thủy và làm thủy lợi. Từ đó hình thành nên tính cố kết cộng đồng rất cao . Và tính cộng đồng là cơ sở cho tính tự trị, tự quản. Có thể nói, làng xã ở Việt Nam truyền thống nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng giống như một “vương quốc thu nhỏ”, cũng có luật lệ riêng, thiết chế xã hội riêng, vì vậy mà tính tự trị của làng xã rất cao. Việt Nam là một nước nông nghiệp với đặc trưng là trồng lúa nước phát triển, điển hình phải kể đến vùng đồng bằng sông Hồng, là vựa lúa thứ hai của cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long. Số đất đai được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp khá lớn, trên 70 vạn ha chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng sông Hồng. Từ bao đời nay, người dân sống bằng nghề trồng lúa nước, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để từ đó đẩy mạnh sản xuất. Ngoài lúa nước, vùng còn sản xuất nhiều nông sản có giá trị như: gạo tám thơm, nếp cái, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, thuốc lào Hòa An, ổi Bo Thái Bình. Bên cạnh sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu truyền thống như: chạm khắc, mây, sơn mài, tre đan, gốm sứ, thêu, các sản phẩm từ cói…. không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, cư dân đồng bằng sông Hồng vốn chuộng hòa bình, cần cù lao động, thông minh sang tạo và giàu lòng mến khách, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch. 10
  16. Khi nhắc tới điều kiện kinh tế - xã hội của làng xã không thể không nhắc đến chợ phiên. Đối với những người dân ở Đồng bằng Bắc Bộ, chợ phiên là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống sinh hoạt. Thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ, chợ của làng nào, xã nào thì gọi theo tên của làng ấy, nói nôm na đó là chợ quê. Họp chợ là một tập quán có từ lâu đời của người dân ở nông thôn Việt Nam, qua thời gian phát triển, chợ có nhiều hình thức với nhiều ý nghĩa nhưng chung nhất vẫn là nơi để người dân gặp gỡ, trao đổi, mua bán. Chủng loại hàng hoá đa phần là những sản vật ở địa phương do vậy mà thay đổi theo mùa vụ.Thông qua chợ, người dân chỉ buôn bán nhỏ lẻ, tự cung tự cấp vì vậy chỉ có sự trao đổi, buôn bán giữa những người trong làng hoặc vài làng liền kề với nhau. Ngày nay chỉ còn dấu vết chợ quê ở làng, ở xã, còn chợ huyện, chợ tỉnh hầu như đã biến thành những trung tâm buôn bán lớn trong vùng, ở những khu vực phát triển còn xuất hiện trung tâm thương mại, siêu thị,.. phục vụ nhu cầu của người dân. Trước đây, việc buôn bán, họp chợ diễn ra theo phiên, thường được gọi là chợ phiên. Tuy nhiên, do nhu cầu trao đổi, mua bán nên chợ diễn ra hàng ngày, vì vậy mà mất đi phiên chợ truyền thống ngày trước. Khi cuộc sống càng phát triển, người ta càng có nhu cầu tìm lại những giá trị xưa cũ, đặc biệt là những gì đã và đang mai một theo thời gian, chợ quê là một trong số đó. Chính vì là nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên nền văn hóa cũng bị ảnh hưởng bởi nghề trồng lúa nước đặc biệt đó là trong lễ hội. Các làng thể hiện sự uy thế của mình thông qua việc tổ chức lễ hội, họ thường làm to, hoành tráng hơn những làng khác, thể hiện tính tự tôn, tự trị của làng cao. Trong lễ hội phần quan trọng nhất đó là rước kiệu, người rước phải là trai chưa vợ, gái chưa chồng tham gia. Thường các làng sẽ tổ chức rước kiệu vào mùa xuân, họ sẽ rước quanh làng để thành hoàng xem dân làng sinh sống như thế nào. Khiến mọi người trong làng gắn kết với nhau hơn. Điều đó cũng thể hiện đặc trưng “ nửa kín, nửa hở” của làng xã, người dân không chỉ bó hẹp trong làng mình mà còn có sự giao lưu với các làng khác thông qua các lễ hội. 11
  17. Có thể thấy rằng, những điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa kể trên cũng có sự tác động không nhỏ đến tính tự trị, tự quản của làng xã ở đồng bằng sông Hồng. Với một nền kinh tế dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người dân đồng bằng sông Hồng gắn liền với đồng ruộng vì vậy mà họ cũng gắn kết với làng xã hơn. 1.2. Làng xã đồng bằng sông Hồng và tính tự trị của làng xã đồng bằng sông Hồng 1.2.1. Đặc điểm làng xã truyền thống của đồng bằng sông Hồng Nói đến làng xã truyền thống Việt Nam thì đại diện chính là làng xã vùng Đồng bằng Sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt. Với lịch sử phát triển và văn hóa có lịch sử hình thành khoảng từ 1000-4000 năm. Nguyễn Từ Chi cũng đã nói rằng “làng Việt cổ truyền ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là một đơn vị dân cư được tập hợp chủ yếu theo quan hệ láng giềng ” [25;190]. Vì vậy, có thể hiểu một cách khái quát về làng Việt cổ truyền thì “làng là một tế bào xã hội của người Việt. Nó là tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng, cùng sống trên một khu vực gồm một khu đất để làm nhà ở và một khu đất để trồng trọt, một tập hợp những gia đình nhỏ sản xuất và sinh hoạt độc lập”. Làng truyền thống là đơn vị xã hội cơ bản, xã là đơn vị hành chính có thể bao gồm một làng hoặc nhiều làng. Dưới xã có các thôn, dưới làng có các xóm. Có xã một thôn thì làng, xã, thôn là một. Có khi nhiều xã hợp lại thì một xã lại trở thành thôn. Tuy xã là đơn vị hành chính, có thể có những thay đổi qua các giai đoạn nhưng làng vẫn là đơn vị cơ bản của xã. Nói làng xã là đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của điểm dân cư truyền thống. Cho đến thời Pháp thuộc, chính quyền đô hộ vẫn cùng Nhà nước phong kiến duy trì làng xã tự quản. Làng xã có Hội đồng kỳ mục, Hội đồng xã, lý trưởng, tuần đinh… thực hiện các nghĩa vụ quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời làng cũng có lệ làng riêng (Hương ước) với sức mạnh chi phối cuộc sống xã hội của cộng đồng, đôi khi vượt lên cả sự chi phối của luật pháp quốc gia. Vẫn có thể thấy sức mạnh của lệ làng qua các bản Hương ước còn lưu giữ đến ngày nay. Nhìn 12
  18. chung, các quan hệ xã hội và thể chế xã hội nổi bật của làng xã truyền thống đó là mối quan hệ cộng đồng đan xen, nhiều chiều và tính tự trị rõ nét. Điều này đã tạo nên sức mạnh của cộng đồng, đảm bảo sự tồn tại của làng xã hàng ngàn năm, tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống. Các làng xã vùng đồng bằng sông Hồng có cấu trúc tương tự như nhau. Trong công trình nghiên cứu “Tìm hiểu làng Việt”, tác giả Diệp Đình Hoa nêu lên ba hình thái bố trí làng, đó là bố trí theo lối co cụm, từng khối, hoặc dọc theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông, và kết luận: “...ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ loại tổ chức theo lối co cụm rất phổ biến. Và cách tổ chức này có liên quan đến hệ thống phòng ngự của làng, đến trình độ thâm canh tăng năng suất, đến việc điều khiển môi trường trong trạng thái cân bằng của thế độc canh cây lúa. Con người cố tạo ra cho mình một tâm lý yên ổn, trong khu vực vườn nhà, sau lũy tre làng” [9;20-21]. Nhìn tổng thể làng nằm trong một khu vực đất cao ráo có luỹ tre bao bọc, xung quanh là đồng ruộng. Các thành phần chủ yếu của làng có Lũy tre, cổng – Nhà ở – Công trình công cộng (đình, điếm, quán, văn chỉ…) – Công trình tôn giáo (chùa, miếu, phủ…) – Giếng, Ao làng – Cây xanh trong làng – Đồng ruộng – Nghĩa địa. Hệ thống đường giao thông làng phân nhánh kiểu cành cây hoặc kiểu răng lược. Cấu trúc phân nhánh kiểu cành cây là phổ biến hơn cả. Những làng có cấu trúc kiểu răng lược là những làng ven sông, hồ như làng Nghi Tàm (Tây Hồ – Hà Nội) nằm ven hồ Tây, hay làng Khúc Thủy, Cự Đà (Thanh Oai) nằm ven sông Nhuệ. Hầu hết trong làng xóm trước đây đều dùng nước mặt thông qua ao làng, giếng làng. Làng xóm khuyến khích dùng ao chung để đảm bảo long mạch (thực chất là ý thức giữ gìn nguồn nước). Vùng bằng phẳng giếng làng thường rộng (đường kính 5-10m). Các làng vùng bán sơn địa giếng miệng hẹp và lòng sâu. Bề mặt giếng lát gạch hoặc lát đá. Làng Đường Lâm trước đây còn có giếng tắm nam, tắm nữ riêng. Các giếng nước trong nhất của làng được chọn để lấy nước tế lễ hội đình. Nhiều giếng bên cạnh có bàn thờ (tục 13
  19. thờ nước). Làng Cam Lâm (Đường Lâm) có giếng Sữa, nước rất trong, truyền thuyết là phụ nữ đang nuôi con nhỏ mất sữa đến đây đặt lễ và lấy nước về uống sẽ có sữa trở lại. Giếng thường đặt ở các vị trí có nước mặt, thuận tiện cho mọi người đến lấy nước, phân bố theo các khoảng cách đều giữa các xóm. Làng xã truyền thống ở đồng bằng sông Hồng được liên kết một cách chặt chẽ thông qua Hương ước, lệ làng. Làng là một chỉnh thể khép kín, mỗi làng là một sự riêng biệt được bao quanh bởi lũy tre làng người dân sống gắn bó với làng mình và tuân theo những quy định, luật lệ của làng. Chính vì vậy, làng Việt Nam nói chung và làng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng có đặc trưng “nửa kín, nửa hở”, có tính tự trị cao. Nhìn một cách khái quát, làng xã cổ truyền của đồng bằng sông Hồng có 3 đặc trưng cơ bản, đó là tính cộng đồng, tính tự trị và tính hướng nội. a) Tính cộng đồng trong làng xã Canh tác nông nghiệp là đặc trưng tiêu biểu của đất nước ta đặc biêt là nông nghiệp lúa nước, nó đã ăn sâu vào gốc rễ, tâm hồn của người Việt. Do đời sống nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên nên con người cần phải dựa vào nhau để sống. Bên cạnh đó, việc sản suất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, vì vậy mọi người cần phải liên kết, cố kết lại với nhau để kịp thời vụ. Chính những điều trên đã hình thành nên tính cộng đồng của làng xã. Tính cộng đồng là sự liên kết giữa các thành viên trong cùng một làng với nhau. Làng xã truyền thống với sự cố kết cộng đồng cao được thể hiện ở quan hệ láng giềng ngõ xóm. Làng được chia thành nhiều xóm, xóm được chia thành nhiều ngõ. Tuy xóm ngõ chỉ là một bộ phận về mặt cư trú nhưng có có một cuộc sống riêng. Sự giúp đỡ trong các hoạt động ma chay, cưới xin và sự hỗ trợ trong lao động sản xuất thường diễn ra giữa những người cùng xóm ngõ. Quan hệ hàng xóm láng giềng tiêu biểu cho mối quan hệ cộng đồng làng xã, người làng thường có câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Một cá nhân trong làng xã có nhiều mối quan hệ ràng buộc: Trong gia đình, trong dòng họ, trong mối quan hệ với người làng, mối quan hệ với các đồng nghiệp, 14
  20. đồng môn, quan hệ với chính quyền. Các mối quan hệ này đan xen, tác động lẫn nhau. Người làng làm gì cũng phải nhìn vào nhiều mối quan hệ để ứng xử. Ở làng xã đồng bằng sông Hồng, quan hệ dòng họ khá chặt chẽ. Trải qua hàng nghìn năm đến những thế kỉ gần đây, dòng họ ngày càng thắt chặt hơn, nó gắn bó các gia đình tiểu nông thành từng khối. Có thể nói, quá trình hình thành của làng xã Việt Nam nói chung, làng xã đồng bằng sông Hồng nói riêng từ khởi đầu cho đến ngày nay là “sự chuyển đổi và phát triển từ liên kết hộ gia đình, tiến lên liên kết họ hàng và các dòng họ với nhau” [6;118]. Sự cố kết gia đình, dòng họ đã hỗ trợ đắc lực cho kinh tế tiểu nông, giúp nền kinh tế ấy khắc phục được những trở ngại, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt. Biểu tượng của tính cộng đồng trong làng xã đó là cây đa, bến nước, sân đình. Mỗi làng đều có một cái đình, đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện. Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thuế… Thứ đến, đình là một trung tâm văn hóa, nơi tổ chức các cuộc hội hè, ăn uống (do vậy mà có từ đình đám), nơi biểu diễn các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng. Bên cạnh đó, đình làng còn là một trung tâm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo: hướng đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng, đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo vệ cho làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm: khi nhắc đến làng, người ta nghĩ ngay tới đình với tất cả những tình cảm gắn bó nhất: “Qua đình ngã nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của tất cả mọi người cùng ăn uống, hội hè,.. dần dần đình làng chỉ còn là chốn lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, phụ nữ quần tụ lại nơi bến nước (ở những làng ko có sông chảy qua thì có giếng nước ) chỗ hàng ngày chị e gặp nhau cùng rửa rau, giặt giũ, chuyện trò… Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút đó là nơi hội tụ của thánh thần: “thần cây da, ma cây gạo, cú cáo cây 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2