intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm Đạo đức học Nicomachean

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

69
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận trình bày và phân tích những tư tưởng cơ bản của đạo đức học Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean”. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung khóa luận này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm Đạo đức học Nicomachean

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------- Lê Mạnh Cƣờng TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC --------------------- Lê Mạnh Cƣờng TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN QUANG HƯNG
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm Đạo đức học Nicomachean” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả trong khóa luận này là không sao chép. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nghiệm. Người cam đoan Lê Mạnh Cƣờng
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc, chân thành nhất đến toàn bộ giảng viên khoa triết học đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các thầy/cô trong chuyên ban Lịch sử triết học Phương Tây đã truyền đạt vốn kiến thức quí báu cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Kiến thức của các thầy cô đã làm phong phú thêm thế giới quan của em. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Quang Hưng – người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2 NỘI DUNG………………………………………………………………….30 CHƢƠNG 1 : BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CHO SỰ RA ĐỜI ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE ............................................ 8 1.1. Bối cảnh lịch sử .......................................................................................... 8 1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời đạo đức học Aristotle ............................. 13 1.2.1 Tư tưởng đạo đức học của Democritos ( Khoảng 460 TCN) ........... 13 1.2.1. Tư tưởng đạo đức học của Socrates (470 – 399 TCN) ..................... 14 1.2.2. Tư tưởng đạo đức học của Plato (427 - 347 TCN) .......................... 17 1.3. Aristotle và tác phẩm "Đạo đức học của Nicomachean" ......................... 21 Chƣơng II : ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE TRONG TÁC PHẨM “ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN” ....................................................... 30 2.1.Quan niệm của Aristotle về “ Điều thiện” và “ Hạnh phúc” .................... 30 2.2. Quan niệm của Aristotle về đức hạnh ...................................................... 34 2.3. Bàn về sự vô tiết độ (Akrasia).................................................................. 44 2.4. Bàn về những lạc thú................................................................................ 47 2.5. Bàn về tình thân hữu ................................................................................ 50 KẾT LUẬN .................................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 60 1
  6. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Những cuộc cách mạng về khoa học và kỹ thuật đã giúp cho thế giới thay đổi. Đời sống vật chất của con người ngày nay rất phong phú. Chúng ta đang sống trong thời kỳ với những tiện nghi hiện đại, những phương tiện giải trí đa dạng. Sự phát triển về khoa học kỹ thuật không đi cùng với nó là sự phát triển về đạo đức, trái lại đạo đức của một bộ phận không nhỏ đang ngày càng xuống cấp. Ngày nay, sự hấp dẫn của vật chất khiến con người ta bất chấp cả đạo đức để đạt được. Con người chúng ta ngày này dần trở nên phụ thuộc vào những giá trị vật chất do chính mình tạo ra. Dường như, con người đang bước từng bước đến với tình trạng “tha hóa” mà Karl Marx đã từng cảnh báo. Nhìn lại dòng chảy của lịch sử triết học, từ cách đây hơn 2300 năm, Aristotle – nhà bách khoa toàn thư đã bàn đến một vấn đề mà cho đến ngày nay nhìn lại chúng ta càng thấy thấm thía. Đó là mục đích sống của con người là để đạt được gì ? Aristotle trả lời đó là hạnh phúc. Con người sống với mục tiêu cuối cùng đó là có được hạnh phúc. Aristotle đã bàn luận nó một cách sâu sắc và chí lý để ta thấy rằng nó dường như là sự thức tỉnh về thực trạng cuộc sống của chúng ta ngày nay. Một luận điểm nổi bật của Aristotle, ông cho răng : con người sống để hướng đến điều thiện tối thượng đó là hạnh phúc, và tất cả những điều thiện khác là điệu cần có để giúp con người có được hạnh phúc. Nếu nhìn theo cách đó, có thể thấy những giá trị về vật chất ngày nay ta có được, cuối cùng là thứ điều kiện để ta tiến tới mục tiêu cao đẹp hơn, đó là sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng làm thế nào để sống một cuộc đời hạnh phúc ? sẽ ít ai có thể bàn luận về vấn đề và đưa cho ta một câu trả lời hợp lý. Thật may mắn vì ngày nay, chúng ta vẫn còn giữ lại được những tác phẩm mang đầy giá trị của các triết gia vĩ đại từ thời cổ đại mà cụ thể đó là Aristotle. 2
  7. “ Đạo đức học Nicomachean” là một trong số những tác phẩm như vậy. Một cuốn sách rất quan trọng bàn về đạo đức học của Aristotle, nội dung nổi bật của cuốn sách cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi : làm thế nào để có được hạnh phúc? . Vì vậy trong khóa luận này, tác giả xin đi phân tích những tư tưởng đạo đức học của Aristotle trong tác phẩm “ Đạo đức học Nicomachean” để làm đề tại khóa luận tốt nghiệp. Mong rằng nguồn tri thức nhỏ bé của mình có thể phần nào truyền tải được nội dung của tác phẩm. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu triết học cũng như nghiên cứu những tư tưởng đạo đức học có một ý nghĩa rất quan trọng đối với sự đổi mới tư duy lý luận nói chung và sự phát triển của các khoa học triết học nói riêng. Triết học Aristotle nói chung và đạo đức học của ông nói riêng đã được nghiên cứu, diễn giải ngay từ thời cổ đại cho đến tận ngày nay ở nhiều nước khác nhau. Một trong những lĩnh vực luôn thu hút được sự quan tâm và nghiên cứu khá kỹ trong hệ thống triết học của ông là đạo đức học. Những đề tài liên quan đến vấn đề này luôn được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước tiên phải kể đến những công trình nghiên cứu về triết học Hy Lạp cổ đại và lịch sử triết học của các tác giả khác nhau với những vấn đề được đề cập cũng khác nhau trong các sách tham khảo và giáo trình như “Triết học Hy Lạp cổ đại” của Thái Ninh (1987) , trong đó, tác giả đã trình bày triết học Hy Lạp từ khi hình thành đến thời kỳ Hy Lạp hoá, thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại. Đối với triết gia Aristotle, ngoài việc đi vào cuộc đời và sự nghiệp triết học thì tác giả đã trình bày, phân tích rất nhiều nội dung như: Học thuyết về tồn tại, Logic học,… và quan niệm về đạo đức, tuy còn rất khái quát nhưng đó cũng là một nguồn tư liệu quan trọng cho tác giả khóa luận tham khảo. Tiếp theo 3
  8. phải kể đến “Triết học cổ Hy Lạp giản yếu” của Hào - Nguyên Nguyễn Hóa (2004) , trong tập 2 “Tập bài giảng lịch sử triết học Hi La” của Nguyễn Quang Thông và Tống Văn Chung (1990) , “Triết học Hy Lạp cổ đại” của Đinh Ngọc Thạch (2000). Ở ba cuốn sách này, các tác giả đã trình bày khá đầy đủ hệ thống triết học cũng như một số phạm trù đạo đức học - những vấn đề đó được trình bày khá rõ ràng, dễ hiểu, do vậy chúng là nguồn tư liệu tham khảo tương đối tốt cho khóa luận. Có thể kể đến những ấn phẩm mới xuất bản gần đây như các cuốn “Lịch sử triết học Tây Phương” (3 tập) của Lê Tôn Nghiêm (2000) ,... Hay những cuốn sách trùng tên nhưng của các tác giả khác nhau như: “Lịch sử triết học” của Bùi Thanh Quất và Vũ Tình (2002) , “Lịch sử triết học” do Nguyễn Hữu Vui chủ biên (1998) , “Lịch sử triết học Phương Tây” của Nguyễn Tiến Dũng (2005) , cuốn “Đại cương lịch sử triết học Phương Tây” do Đỗ Minh Hợp chủ biên (2006) . Những cuốn sách này đều thuần tuý nói về lịch sử triết học, trong đó có lịch sử triết học của Aristotle được bàn đến khá đầy đủ bằng những khái quát chung nhất, do vậy cũng chưa đi sâu vào một lĩnh vực nào của đạo đức học Aristotle... Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả cái nhìn toàn diện về sự hình thành cũng như các trường phái triết học tiêu biểu của thời kì Hy Lạp cổ đại, các học thuyết triết học của các tác giả tiêu biểu, trong đó có một phần bàn về triết học, đạo đức học Aristotle. Ngoài những sách viết về lịch sử triết học và lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại nói trên, còn có những chuyên khảo về triết học Aristotle như: Năm 1974 cuốn “Triết học Aristotle” của Đặng Phùng Quân xuất bản ở Sài Gòn , “Triết học Aristotle” của Vũ Văn Viên (1998) . Những tác phẩm này đề cập đến hầu hết các tư tưởng triết học của Aristotle trong đó có đạo đức học. Tiếp theo là cuốn “Aristotle với học thuyết phạm trù” của Nguyễn Văn Dũng (1996) - cuốn này ngoài việc trình bày tương đối đầy đủ, chi tiết về con người và sự nghiệp triết học, logic học của Aristotle, thì 4
  9. đặc biệt tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung của học thuyết “phạm trù”, việc đọc các cuốn sách này đã giúp tác giả khóa luận cơ bản hiểu được cuộc đời và sự nghiệp triết học của Aristotle và một phần khái quát tư tưởng đạo đức học của ông… Về triết học, đạo đức học Aristotle còn có các bài báo, tạp chí khác nhau cũng đề cập ở mức độ nhất định. Đăng trên tạp chí Triết học có các bài: “Aristotle: con người và sự nghiệp” của tác giả Nguyễn Văn Dũng (1993) , hay một bài khác của ông với tiêu đề “Vấn đề phương pháp trong triết học Aristotle” (1997) ; Nguyễn Bá Dương với bài “Về vai trò sáng lập lịch sử triết học của Aristotle” (2002); “Về tư tưởng giáo dục Aristotle” của Nguyễn Bá Thái (2003) … Tham khảo những bài này đã cho chúng tôi hiểu được không ít vấn đề liên quan đến tư tưởng triết học và thấy được vai trò to lớn của Aristotle trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng giáo dục đạo đức. Aristotle: Ngoài tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” do Đức Hinh dịch, mà tác giả khóa luận sử dụng làm tài liệu nghiên cứu thì phải kể đến những công trình khác như: Tuyển tập danh tác triết học từ Platôn đến Derrida của Forrest E. Baird , là công trình đề cập tới nhiều triết gia, trong đó có dành một phần để giới thiệu các tác phẩm của Aristotle, trong đó có nội dung đạo đức học. Và hàng loạt công trình khác: “Khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại” của Alan C. Bowen ; “Câu chuyện triết học” của Will Durant … Vậy là có không ít các tác phẩm triết học, các cuốn sách triết học, các bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khác nhau... bàn về triết học, đạo đức học của Aristotle. Mỗi tác giả lại đề cập theo những vấn đề riêng mà họ quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận này học viên đã tham khảo, kế thừa trên tổng thể những tài liệu có liên quan đến triết học, đạo đức học của Aristotle, học viên cũng cố gắng tập 5
  10. trung chúng lại và bổ sung thêm trong khóa luận này để có được sự trình bày của riêng mình những tư tưởng đạo đức học cơ bản nhất của Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Khóa luận trình bày và phân tích những tư tưởng cơ bản của đạo đức học Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” - Để thực hiện mục đích trên, khóa luận phải giải quyết nhiệm vụ sau: + Trình bày và phân tích tư tưởng cơ bản của đạo học Aristotle trong tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” ở các điểm chủ yếu như: Quan niệm của Aristotle về: điều thiện và hạnh phúc; về đức hạnh và các thuộc tính của đức hạnh; về sự vô tiết độ ; về những lạc thú ; về tình thân hữu 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của khóa luận bao gồm các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là phần liên quan đến mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, khóa luận cũng dựa vào các tri thức khoa học chuyên ngành khác, như lịch sử triết học, đạo đức học… Quán triệt phương pháp luận duy vật biện chứng, khóa luận sử dụng phương pháp thống nhất lôgíc - lịch sử và các thao tác so sánh, đối chiếu, liệt kê, phân tích, tổng hợp để làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tư tưởng đạo đức học Aristotle Phạm vi nghiên cứu là lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại cụ thể là triết học, đạo đức học Aristotle thông qua tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” do Đức Hinh dịch. 6
  11. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận góp phần nghiên cứu, làm sáng tỏ và hệ thống hoá những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Aristotle thông qua tác phẩm “Đạo đức học của Nicomachean” mà đến nay vẫn còn giá trị và bước đầu đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về giá trị của tư tưởng đạo đức học Aristotle. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Khóa luận góp phần làm sáng tỏ thêm và trình bày có hệ thống hơn những tư tưởng đạo đức học của Aristotle, do vậy sẽ có ích cho việc tìm tòi và lĩnh hội những kiến thức về đạo đức học của một vĩ nhân trong lịch sử. Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu quan tâm tới triết học cổ đại, tới tư tưởng đạo đức học và cho sinh viên, học viên cao học khoa triết học trong việc nghiên cứu đạo đức học và triết học. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung được kết cấu thành hai chương, tám tiết. 7
  12. CHƢƠNG 1 : BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG CHO SỰ RA ĐỜI ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA ARISTOTLE 1.1. Bối cảnh lịch sử Thời cổ đại, nền kinh tế Hy lạp phát triển đều cả về nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp. Vào thế kỷ XV cho đến thế kỷ IX TCN, xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã hiện dần và ngày càng lộ rõ. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ thứ VII TCN là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu trong khu vực, dẫn đến sự ra đời các thành bang (Polis) và các trung tâm văn hoá lớn như Athen, Sparta. Thành bang Athen nằm trên vùng đồng bằng thuộc trung bộ Hy Lạp, là nơi có nhiều hải cảng thuận lợi cho việc trao đổi mậu dịch, làm xuất hiện các quan hệ tiền - hàng từ rất sớm và chính quan hệ này đã giúp cho giai cấp chủ nô giàu lên nhanh chóng. Do vị trí địa lý như vậy nên Athen phát triển mạnh mẽ về thủ công nghiệp, thương nghiệp. Còn ở Sparta lại tăng trưởng về nông nghiệp. Cơ sở của nền kinh tế ở Hy Lạp chính là dựa trên chế độ chiếm hữu nô lệ. Thời kỳ này, nô lệ là những người giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất. Trong dân cư, lực lượng này chiếm đa số (ở Athen có tới 250 nghìn nô lệ trên 340 nghìn dân). Tuy họ bị coi là “công cụ biết nói”, “động vật biết nói” nhưng chính họ lại là lực lượng quyết định sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế thời cổ đại này. Lực lượng sản xuất trong xã hội không ngừng phát triển đã kéo theo sự phân công lao động trong xã hội: giữa lao động chân tay và lao động trí óc, trong nông nghiệp chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, nghề thủ công xuất hiện. Lúc này, những người lao động trí óc đầu tiên cũng xuất hiện ở Athen. Họ là một bộ phận trong giai cấp chủ nô giàu có được học hành. (Athen đã trở thành, không chỉ là một trung tâm văn hoá của Hy Lạp cổ đại mà còn là chiếc nôi của triết học Châu Âu). Điều này góp phần phát sinh các ngành khoa học, trong đó có triết học, đạo đức học. 8
  13. Chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời. Xã hội có giai cấp đầu tiên của loài người xuất hiện. Giai cấp chủ nô và nô lệ là hai giai cấp cơ bản của xã hội chiếm hữu nô lệ, bên cạnh đó còn có dân tự do. Giai cấp chủ nô nắm trong tay toàn bộ quyền hành còn giai cấp nô lệ không được tham gia và không đủ khả năng tham gia các hoạt động xã hội, chính trị và văn hoá. Họ không có một chút quyền lợi nào ngoài sự lao động bị cưỡng bức tàn bạo. Tài sản nằm trong tay giai cấp chủ nô thực chất có được là do bóc lột sức lao động của những người nô lệ. Cuộc sống khổ cực của giai cấp nô lệ chính là bản án tố cáo mặt trái của xã hội chiếm hữu nô lệ. So với phương Đông, chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại phát triển cao hơn và đầy đủ nhất đến mức điển hình. Chế độ nô lệ là một chế độ xã hội có hình thức áp bức bóc lột tàn bạo nhất, dã man nhất, vô nhân đạo nhất trong lịch sử so với tất cả các hình thức áp bức bóc lột ở các chế độ xã hội có giai cấp khác. Do vậy, ở xã hội này luôn luôn diễn ra những cuộc nổi dậy tự phát của nô lệ chống lại chủ nô song kết cục thường thất bại, thậm chí bị đàn áp rất dã man. Nguyên nhân chính của những thất bại đó là do họ không có khả năng xây dựng một hệ tư tưởng phản ánh những quyền lợi của mình. Họ xuất thân từ những người lao động chân tay nặng nhọc ở các bộ lạc khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau, do đó họ đã không có tiếng nói chung, ngôn ngữ chung. Tuy nhiên, nhờ có chế độ đó, giai cấp chủ nô Hy Lạp cổ đại mới có thể thoát ly được hoạt động lao động chân tay vất vả để xây dựng các khoa học, trong đó có triết học, nghệ thuật. Xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành, nền kinh tế phát triển về mọi mặt đã dần dần dẫn tới sự tách rời thành thị với nông thôn, các quốc gia – thị thành Hy Lạp được thành lập. Đó là nơi tập trung những cơ quan đầu não về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao... do giai cấp chủ nô xây dựng nhằm bảo vệ và củng cố quyền sở hữu, quyền áp bức bóc lột của họ đối với nô lệ và 9
  14. dân tự do. Sự thành lập và phát triển của các thành thị góp phần làm cho văn hoá Hy Lạp tiến bộ. Ở các thành thị từng bước xuất hiện nền công nghiệp, thương nghiệp và những hình thức đầu tiên của khoa học, triết học và nghệ thuật. Sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp giữa các thành bang chính là đặc điểm chính về phương diện chính trị của chế độ nô lệ Hy Lạp cổ đại. Sự tranh giành quyền lực đó diễn ra trên nền cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, phức tạp giữa chủ nô và nô lệ, giữa những người giàu có với dân “tự do”. Trong bản thân giai cấp chủ nô cũng có mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa chủ nô quý tộc - tập trung ở thành bang Sparta nơi nông nghiệp phát triển với chủ nô dân chủ - tập trung ở thành bang Athen hình thành trên cơ sở của sự phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp. Những mâu thuẫn này đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài trên 30 năm, làm cho đất nước Hy Lạp suy yếu, lực lượng sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng. Chiến tranh, nghèo đói đã châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của nô lệ. Chớp lấy thời cơ đó, nhà nước Macedonia ở phía bắc Hy Lạp dưới sự chỉ huy của vua Philip đã đem quân thôn tính toàn bộ Hy Lạp và đến thế kỷ II TCN, cuối cùng Hy Lạp đã bị đế chế La Mã thôn tính. Sự phát triển của thương nghiệp và thủ công nghiệp đưa tới sự xuất hiện tầng lớp chủ nô dân chủ. Địa vị của những chủ nô dân chủ về kinh tế, chính trị ngày càng được nâng cao. Song, họ lại bị chủ nô quý tộc kìm hãm. Vì thế, tầng lớp chủ nô dân chủ đấu tranh quyết liệt với chủ nô quý tộc. Cuộc đấu tranh này được phản ánh rõ rệt trong triết học. Cũng từ sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải của Hy Lạp cổ đại đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn quyết định sự phát sinh và phát triển những tri thức về thiên văn học, khí tượng học, toán học và vật lý học. Khoa học thực nghiệm (quan sát) đã cho phép thu được những tri thức khoa học như: phát minh ra lịch một năm gồm 12 tháng với 365 ngày của 10
  15. Talet, những phát kiến về toán học của Talet và Pitago, hình học của Euclid, vật lý học của Acsimet... đã tạo điều kiện rất lớn thúc đẩy sự hình thành triết học, hình thành những tư tưởng đạo đức học. Những tri thức này đòi phải giải thích tự nhiên như là tổng thể. Chúng làm cho các quan niệm thần thoại truyền thống và các tôn giáo nguyên thuỷ vào khoảng thế kỷ VII - VI TCN đã không còn đáp ứng và lý giải được những vấn đề mới của thế giới quan. Những khám phá khoa học đầu tiên của con người cổ đại đã cho thấy sự giả dối của bức tranh vũ trụ quan và nhân sinh quan của các tôn giáo và thần thoại, đòi hỏi con người phải có cách lý giải mới về thế giới xung quanh và cuộc sống của mình. Trong hình thức sơ khai ban đầu những tri thức này xen kẽ với tri thức triết học, với quan điểm chính trị và chúng gắn quyện với nhau tạo thành một khối thống nhất chặt chẽ không thể chia cắt được. Lúc này, triết học và các khoa học khác chưa có sự phân ngành rõ rệt. Các nhà triết học đồng thời là các nhà toán học, thiên văn học, vật lý học, đạo đức học... Qua đó có thể thấy, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn chặt với nhu cầu của thực tiễn và không tách rời các khoa học. Sự phát triển của khoa học Hy Lạp cổ đại còn chịu ảnh hưởng từ các khoa học ở phương Đông. Sự tiếp biến tư tưởng Đông - Tây đã tạo điều kiện cho triết học Hy Lạp phát triển, quan hệ chính trị, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, khoa học với phương Đông là cơ sở cho sự nảy nở rực rỡ của tư tưởng triết học và tính muôn màu muôn vẻ của nó trong thời kỳ cổ đại Hy Lạp. Do nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hoá mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông đã trở nên thường xuyên. Khi những con thuyền tung mình lướt sóng thì tầm nhìn của những người Hy Lạp cổ đại cũng được mở rộng, các thành tựu văn hoá của Ai Cập, Babilon đã lôi cuốn con người Hy Lạp. Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường... và cả những yếu tố huyền học cũng được người Hy Lạp đón nhận. Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp như Pitago, Đêmôcrít đã từng chu du 11
  16. sang Ai Cập, Babilon... tiếp thu những tri thức khoa học đã được tích lũy ở đây... Alan Cbower cho rằng “nền khoa học mới phát triển ở Ionia vào thế kỷ VI TCN chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên văn học Babylon, hầu như việc tạo ra bảng chữ cái là dựa vào các tư liệu của người Phoenicia cũng như sự sáng tạo về điêu khắc và kiến trúc Hy Lạp dựa trên các mẫu vật của Ai Cập. Những bước phát triển của tư duy đã đưa người Hy Lạp cổ đại sáng tạo ra chữ viết từ thế kỷ VIII TCN với 24 chữ cái. Những thành tựu trên đã tạo ra một trong những nền văn hoá rực rỡ nhất, sớm nhất của nhân loại. Nó vẫn còn giá trị cho đến tận ngày nay. Quá trình lịch sử trên đây góp phần tạo lên sự hình thành và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội Hy Lạp cổ đại, trong đó có triết học. Sự hình thành triết học cũng như tư tưởng đạo đức học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các hình thái sinh hoạt tôn giáo, trong các mầm mống của tri thức khoa học và là kết quả của đời sống kinh tế - xã hội. Những điều kiện lịch sử cụ thể, những cơ sở của một nền kinh tế - xã hội phát triển đến một trình độ nhất định đã làm thành tiền đề cho những tư tưởng triết học, đạo đức học ở Hy Lạp cổ đại ra đời. Và sự xuất hiện của các nhà triết học đầu tiên đã gần như đặt dấu chấm hết sự phát triển của thần thoại. Những viễn cảnh bóng bẩy do tư duy của con người tạo ra đã bớt đi sự hấp dẫn trong khi những nhu cầu của đời sống thường nhật đã trở nên bức bách đòi hỏi phải được giải đáp bằng tri thức chân thực. Niềm tin chất phác, ngây thơ vào sự tồn tại của thần thánh đã được thay thế bằng những luận giải sâu sắc hơn của lý tính, của sự thông thái. Với tính cách là tinh hoa tinh thần của thời đại, những tri thức triết học đã cố gắng đem đến lời giải đáp nghiêm túc, sâu sắc, hợp lý, có hệ thống về 12
  17. những gì diễn ra xung quanh, về vị trí của con người trong thế giới và thế giới của chính con người, do con người tạo ra cùng những giá trị, chuẩn mực, những định hướng cho mình. Đó là lí do vì sao các nhà triết học đầu tiên lại được gọi là những người yêu mến sự thông thái. Triết học Hy Lạp không chỉ hình thành, ra đời ở một địa điểm, mà nó đã xuất hiện trên những mảnh đất khác nhau của Đại Hy Lạp. Sự giao lưu giữa các “vùng”, các “nôi” triết học khác nhau tạo nên sự đan xen nội tại của triết học Hy Lạp. Sự giao lưu của các dòng khác nhau đã hoàn tất vẻ phức tạp đa dạng toàn diện của triết học Hy Lạp. Như vậy, bên cạnh sự kế thừa thuần tuý những tư tưởng ở bên ngoài (toán học, thiên văn học... ) Hy Lạp cổ đại đã không ngừng tự mình vươn lên trên cơ sở những điều kiện do thiên nhiên và con người nơi đây tạo ra. Điều kiện quyết định sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp, của những tư tưởng đạo đức học phôi thai chính là kết quả nội sinh tất yếu của cả một dân tộc, một thời đại, Mác cho rằng, các nhà triết học không phải là những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học. 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời đạo đức học Aristotle 1.2.1 Tƣ tƣởng đạo đức học của Democritos ( Khoảng 460 TCN) Democritos là một triết gia Hy Lạp tiêu biểu cho thời kỳ tiền Socrates. Ông là học trò của Leucippus và đã cùng với thầy của mình tạo ra thuyết nguyên tử thô sơ. Theo học thuyết của ông, mọi vật chất được cấu thành từ các dạng khác nhau của các phân tử không thể chia nhỏ được, không nhìn thấy được, được gọi là các atoma. Về mặt lý thuyết, ông được coi là nhà duy vật, nhưng trong thực tế đời thường, ông lại là một trong những nhà duy tâm bậc nhất của thời đại. Democritos được nhận xét là một nhà triết học điềm 13
  18. tĩnh, giản dị và thường được người đời gọi là “một nhà hiền triết hạnh phúc và toàn mỹ” Học thuyết về đạo đức học của ông là những quy tắc sống thực tiễn, ông đề cao khoái lạc lên hàng đầu : cái thiện là khoái lạc, cái ác là đau khổ. Nhưng để đạt được cái thiện ấy, khoái lạc phải là một sự hoan hỉ dài hạn và trường tồn, vì lý do ấy, con người không tìm được khoái lạc trong những sự vật chóng qua. Hạnh phúc không ở trong những của cải ngoại tại mà ở trong đáy sâu của tâm hồn. Chỉ có những điều tốt trong tâm hồn mới cho phép ta tham dự vào cái gì bất tử của thần linh. Đức hạnh hoàn hảo nhất là minh triết, và chỉ có minh triết mới giúp ta phân biệt những cái thiện đích thực và là nguyên tắc cho tư tưởng đúng và hành động đúng. Nhờ có minh triết mà con người kiềm chế được những dục vọng của mình mà vươn lên trên những giao động của cuộc sống và đem lại cho tinh thần sự thỏa mãn hoàn hảo nhất. Aristotle có lẽ đã tiếp thu những quan điểm này của Democritos để đi đến những quan niệm về đạo đức học của mình. 1.2.2. Tƣ tƣởng đạo đức học của Socrates (470 – 399 TCN) Socrates là nhà triết học nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, người thầy của Plato, theo nhận xét của Heghen “ông đã làm một bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học cổ Hy Lạp và La Mã - Socrates là trung tâm của thời đại cổ đại. Ông là tâm điểm của lịch sử tư tưởng cổ đại, vì ở ông hội tụ các con đường phát triển trước đó, mở ra những xu hướng phát triển mới cho suốt giai đoạn tiếp theo. Socrates sinh khoảng năm 470 TCN ở Athen. Cha ông là nhà điêu khắc, còn mẹ làm bà đỡ. Lối sống của ông khiêm nhường và giản dị. Socrates không quan tâm tới một nghề nào khác ngoài triết học. Chính ông đã trở thành mẫu hình lý tưởng về nhà thông thái và nhà triết học đối với mọi thời 14
  19. đại sau này, vì tinh thần triết lý sống động của ông hiện diện trong ý thức của mỗi người quan tâm đến cuộc đời và triết học Socrates. Giống như nhiều nhà ngụy biện khác, ông cũng quan tâm tới chính trị - xã hội, con người, đạo đức. Tên tuổi của ông gắn liền với việc đưa các suy tư triết học quay trở lại với con người. Ông đặc biệt quan tâm tới vấn đề con người, coi đó là trung tâm của các suy tư, (cố nhiên đây là con người có chân lý và giá trị), là chủ đề chính trong các cuộc đàm thoại triết học của mình. Có thể khẳng định rằng, vấn đề về những phẩm chất đạo đức của con người là trung tâm của toàn bộ triết học Socrates. Về thực chất, triết học Socrates là triết học đạo đức, ông được đánh giá là nhà triết học đạo đức đầu tiên trong lịch sử châu Âu đặt nền móng cho đường hướng khai sáng – duy lý trong đạo đức học muộn hơn sau này. Chính từ giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức của ông mà sau này Aristotle đã chịu ảnh hưởng rất nhiều. Trong quan niệm về đạo đức của Socrates, nổi lên những vấn đề cơ bản như: Đạo đức là mục đích của tư duy Có thể xác định đối tượng của tư duy là: các việc làm của con người, nhận thức bản thân của con người, những vấn đề của cuộc sống có đạo đức và việc đạt tới cái phúc. Với Socrates, tìm kiếm chân lý trùng hợp với khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp nhất, về cái phúc. Cái thiện, trong quan niệm của Socrates chính là đối tượng của triết học nói chung. Cái thiện ấy chính là cái thiện phổ quát – khái niệm dùng để giảng nghĩa hành vi của con người trong hoạt động sống của mình. Socrates phê phán những quan niệm sai lầm về cái thiện. Ở thời ông, mỗi khi bàn về vấn đề giá trị, thì phải thông qua các khái niệm cái thiện, kỹ năng, đức hạnh và hạnh phúc. Các khái niệm này có thể diễn tả theo ba khuynh hướng. 15
  20. Có thể quan niệm cái thiện theo cách hiểu của chủ nghĩa vị lợi (Utilitarismus) như cái gì đó có mục đích, hữu ích, cần thiết. Hay theo cách hiểu của chủ nghĩa khoái lạc, cái thiện là cái dễ chịu, khao khát, ham muốn tương ứng. Chủ nghĩa tự nhiên lại coi cái thiện là sự vượt trội và là sức mạnh của kẻ thống trị. Vậy thì đâu là chuẩn mực mới của cái thiện? Socrates đã chỉ ra một cách tích cực nội dung cấu thành bản chất giá trị của đức hạnh. Từ những hội thoại của Plato thời trẻ, ta thấy câu trả lời của Socrates luôn là: người ta cần thông thái và nhanh trí. Trong cái cười hiện lên lòng dũng cảm, lòng nhiệt thành (trong hội thoại Euthyphron), ở trong hội thoại Charmides là lẽ phải, trong hội thoại Protagor đã toát lên cái đức hạnh nói chung là tri thức. Theo ông, người hiểu biết là người thông thái, nhà thông thái là tốt, tư tưởng đó được thể hiện ngắn gọn trong cuốn sách đầu tiên bàn về Nhà nước. Điều này phù hợp với Aristotle, người mà sau Socrates tin rằng: tất cả những người có đức hạnh đều sống trong sự hiểu biết. Bắt đầu từ Socrates, triết học chuyển sang một giai đoạn mới - nghiên cứu về con người. Có thể nói, Socrates đã đánh dấu bước ngoặt từ triết học tự nhiên cũ sang triết học đạo đức, từ việc nghiên cứu về vũ trụ chuyển sang nguyên lý nhân sinh. Ông là người đầu tiên đặt vấn đề con người với tư cách là một sinh thể có đạo đức vào trọng tâm của triết học. Là người Hy Lạp, ông cũng quan niệm sự thông thái không những là nghệ thuật hoạt ngôn mà nói chung còn là kĩ năng sống. Theo ông, việc làm chủ sự thông thái tự thân (khái niệm thông thái nói chung với tư cách là khái niệm phổ biến) sẽ cho phép dễ dàng làm chủ sự thông thái trong các lĩnh vực riêng biệt. Đó cũng chính là sự tiếp cận Socrates với mọi khái niệm chung: cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái xấu, công bằng và cái hợp pháp, v.v... Ông đi từ những biểu hiện riêng biệt của một đối tượng đến việc hình thành những khái niệm chung về đối tượng 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2