intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y đa khoa: Thực trạng và kiến thức quản lý chất thải rắn y tế tại một số Trạm Y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Thực trạng và kiến thức quản lý chất thải rắn y tế tại một số Trạm Y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022" là mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 12 trạm y tế xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022; mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan của các cán bộ y tế tại các trạm y tế trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Y đa khoa: Thực trạng và kiến thức quản lý chất thải rắn y tế tại một số Trạm Y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ HOÀNG THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2023
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: LÊ HOÀNG THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) Khóa: QH.2017.Y Người hướng dẫn: TS. MẠC ĐĂNG TUẤN TS. VŨ NGỌC HÀ Hà Nội - 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Công tác Học sinh sinh viên, Bộ môn Y Dược cộng đồng và Y Dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Mạc Đăng Tuấn và Thầy TS. Vũ Ngọc Hà đã trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại 12 Trạm y tế xã trong địa điểm nghiên cứu thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu cho luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã cho em nhiều hướng dẫn quý báu để em hoàn thành luận văn này. Cuối cùng cho con gửi lởi cảm ơn tới gia đình, ngưởi thân và bạn bè, những ngưởi luôn ở bên con, động viên, chia sẻ, giúp cho con có những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2023 Sinh viên Lê Hoàng
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Lê Hoàng, sinh viên khoá QH.2017.Y, ngành Y Đa khoa, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Mạc Đăng Tuấn và TS. Vũ Ngọc Hà. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2023 Sinh viên Lê Hoàng
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BV Bệnh viện CSYT Cơ sở y tế CTNH Chất thải nguy hại CTRYT Chất thải rắn y tế NVYT Nhân viên y tế QLCTRYT Quản lý chất thải rắn y tế TYT Trạm y tế
  6. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1. Đại cương về chất thải y tế ........................................................................... 3 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 3 1.1.2. Phân định chất thải y tế ............................................................................ 4 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh của của chất thải rắn y tế........................................ 6 1.2. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế ............................................................ 7 1.2.1. Phân loại chất thải .................................................................................... 7 1.2.2. Thu gom chất thải y tế ............................................................................. 8 1.2.3. Giảm thiểu chất thải y tế ........................................................................ 10 1.2.4. Quản lý chất thải rắn y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế........ 10 1.2.5. Vận chuyển và xử lý chất thải y tế ......................................................... 11 1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế .................................................................... 12 1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới sức khỏe cộng đồng ..................... 12 1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế tới môi trường ................................... 14 1.4. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam ................................... 16 1.5. Kiến thức của cán bộ y tế tại Việt Nam về QLCTRYT và các yếu tố liên quan ....................................................................................................................... 19 1.5.1. Các nghiên cứu tại các CSYT nói chung ............................................... 19 1.5.2. Các nghiên cứu tại các TYT xã, phường ............................................... 20 1.6. Giới thiệu đôi nét về huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.......................... 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................ 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 23 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 23 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ........................................... 24
  7. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu..................................... 24 2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu .............................................. 24 2.2.4. Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 25 2.3. Xử lý số liệu .................................................................................................. 30 2.4. Đạo đức nghiên cứu ..................................................................................... 30 2.5. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ......................... 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 32 3.1. Thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế tại một số trạm y tế xã thuộc TT Y tế huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội năm 2022 ..................................................... 32 3.1.1. Một số thông tin chung về các trạm y tế xã ........................................... 32 3.1.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế .............. 34 3.2. Kiến thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế và các yếu tố liên quan 40 3.2.1. Thông tin chung về cán bộ y tế .............................................................. 40 3.2.2. Kiến thức của các cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế...................... 42 3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế ............................................................................................................. 46 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...................................................................................... 48 4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại các trạm y tế thuộc 12 xã tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022 ....................................................... 48 4.1.1. Thông tin chung về các trạm y tế tham gia nghiên cứu ......................... 48 4.1.2. Thực trạng lập kế hoạch, phân công phụ trách, báo cáo, kiểm tra, giám sát ................................................................................................................ 49 4.1.3. Thực trạng phân loại và thu gom CTRYT ............................................. 51 4.1.4. Thực trạng vận chuyển và lưu giữ CTRYT ........................................... 53 4.1.5. Thực trạng xử lý và tiêu hủy CTRYT .................................................... 55 4.2. Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan của các cán bộ y tế tại các trạm y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022 ............................................................................................. 57 4.2.1. Thông tin chung về cán bộ y tế .............................................................. 57
  8. 4.2.2. Kiến thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế ......................... 59 4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế ............................................................................................................ 65 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 67 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 69 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 73
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cách tính điểm đánh giá kiến thức của NVYT về QLCTRYT................ 25 Bảng 2.2: Các biến số nghiên cứu ............................................................................ 25 Bảng 3.1: Tỷ lệ đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã của các trạm y tế (n=12) ............... 32 Bảng 3.2: Thông tin chung về các trạm y tế tham gia nghiên cứu (n=12) ............... 32 Bảng 3.3: Tỷ lệ TYT có kế hoạch, phân công, báo cáo, kiểm tra và giám sát công tác quản lý chất thải y tế (n=12) ............................................................................... 34 Bảng 3.4: Lượng chất thải rắn y tế phát sinh năm 2021 (n=12) ............................... 35 Bảng 3.5: Thực trạng các nội dung về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế tại các trạm y tế (n=12) ........................................................................................................ 36 Bảng 3.6: Thực trạng dụng cụ, phương tiện phân loại, thu gom CTRYT (n=12) .... 37 Bảng 3.7: Tỷ lệ đạt đủ số lượng túi và thùng đựng chất thải rắn y tế theo nhu cầu dùng thực tế tại các trạm y tế (n=12) ........................................................................ 37 Bảng 3.8: Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chất lượng về túi đựng và thùng đựng chất thải rắn y tế tại các trạm y tế (n=12) ......................................................................................... 38 Bảng 3.9: Thực trạng vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế tại các trạm y tế (n=12) ....................................................................................................................... 38 Bảng 3.10: Thực trạng phương tiện vận chuyển và khu vực lưu giữ CTYRYT (n=12) ....................................................................................................................... 39 Bảng 3.11: Thực trạng phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế tại các trạm y tế (n=12) ................................................................................................................ 40 Bảng 3.12: Thông tin chung của cán bộ y tế tham gia nghiên cứu (n=102) ............ 41 Bảng 3.13: Tỷ lệ % cán bộ y tế đạt nội dung kiến thức cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế (n=102) ........................................................................................................ 42 Bảng 3.14: Tỷ lệ % cán bộ y tế đạt các nội dung kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế (n=102) .............................................................................................................. 43 Bảng 3.15: Tỷ lệ % cán bộ y tế đạt các nội dung kiến thức về thu gom chất thải rắn y tế (n=102) .............................................................................................................. 43 Bảng 3.16: Tỷ lệ % cán bộ y tế đạt các nội dung kiến thức về vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế (n=102) ......................................................................................... 44 Bảng 3.17: Tỷ lệ % cán bộ y tế đạt các nội dung kiến thức về xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế (n=102) ................................................................................................. 45 Bảng 3.18: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa kiến thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế và các yếu tố về tuổi, giới tính, trình độ, thâm niên và công tác tập huấn .................................................................................................................... 46
  10. Bảng 3.19: Phân tích đa biến mối liên quan giữa kiến thức của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế và các yếu tố về tuổi, giới tính, trình độ, thâm niên và công tác tập huấn .................................................................................................................... 47 Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ kiến thức đạt giữa các nghiên cứu khác ............................. 64
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ về trình độ học vấn của các cán bộ y tế tại 12 trạm y tế (n=102) .................................................................................................................................. 33 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ giới tính các cán bộ y tế tại 12 trạm y tế (n=102)....................... 33 Biểu đồ 3.3: Số lượng trạm y tế phát sinh từng loại chất thải rắn y tế (n=12) ......... 36 Biểu đồ 3.4: Phân bố tỷ lệ CBYT đạt từng nhóm kiến thức về QLCTRYT (n=102) .................................................................................................................................. 45
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý chất thải rắn y tế (QLCTRYT) hiện nay đang là một trong những vấn đề lớn của nền y học hiện đại và nhận được quan tâm từ nhiều quốc gia trên thế giới. Song song với sự phát triển của hệ thống y tế là sự gia tăng không ngừng khối lượng lớn chất thải nguy hại ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn y tế (CTRYT). Theo Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế với 100 giường thì lượng chất thải phát sinh từ 1,5kg đến 3kg/giường bệnh/một ngày. Chất thải rắn y tế nếu không được xử lý đúng sẽ là nguồn truyền bệnh quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế và nguy hại đến môi trường sống của con người. Ước tính trên thế giới có khoảng 66.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B (HBV), 16.000 trường hợp mắc virus viêm gan C (HCV) và khoảng 5000 trường hợp nhiễm HIV do tai nạn từ các vật sắc nhọn gây ra cho các nhân viên y tế [1]. Tại Việt Nam, lượng chất thải rắn y tế có xu hướng tăng theo thời gian. Năm 2017, theo Báo cáo môi trường Quốc gia Việt Nam, cả nước có 13.511 cơ sở y tế gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng phát sinh tổng lượng CTRYT khoảng 450 tấn/ngày, trong đó khoảng 47 tấn/ngày là CTRYT nguy hại [2], đến năm 2020 lượng CTRYT phát sinh là khoảng 800 tấn/ngày. Trong đó có từ 10 - 25% là chất thải nguy hại (CTNH) có chứa các tác nhân vi sinh, chất phóng xạ, hóa chất, các kim loại nặng và các chất độc [3], có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, môi trường, cộng đồng nếu không được quản lý đúng cách. Theo Bộ Y tế, công tác xử lý chất thải y tế nguy hại đã được tăng cường đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, giữa các quận, huyện trong cùng một tỉnh/thành phố và giữa các tuyến tiếp nhận khám chữa bệnh trên cả nước [4]. Trong khi thực trạng QLCTRYT tại các BV từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện đã được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm, thì vấn đề quản lý CTYT tại các trạm y tế (TYT) chưa được chú ý nhiều [5] [6]. Nước ta có 11.104 trạm y tế thuộc hệ thống y tế cơ sở [7], là các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng, sơ cấp cứu cho bệnh nhân cũng như các chương trình y tế quốc gia khác. Quá trình hoạt động của các TYT phát sinh các loại CTRYT, so với bệnh viện (BV) thì không nhiều nhưng tổng lượng CTRYT của các TYT trên toàn quốc là tương đối lớn và vẫn bao gồm các chất thải nguy hại. Do đó, nếu không quản lý triệt để đúng quy trình kỹ thuật, các CTRYT tại TYT cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và làm mất mỹ quan đô thị [8]. 1
  13. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 06 tháng đầu năm 2018, mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội phát sinh 26.531kg chất thải rắn y tế/ngày, trong đó có 7.457kg là chất thải nguy hại và 19.075kg chất thải thông thường [9]. Đây là một con số tương đối lớn và đòi hỏi sự phối hợp của các cấp lãnh đạo, cũng như của toàn thể nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm phòng tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và bảo vệ chính mình và người bệnh. Song, vẫn tồn đọng một số nguyên nhân gây nên sự thất bại trong công tác quản lý CTRYT: thiếu nhận thức về các mối nguy hiểm sức khoẻ liên quan đến chất thải y tế, không có hệ thống quản lý và xử lý chất thải, không đủ tài chính và nhân lực, ưu tiên thấp cho chủ đề này; trong đó vấn đề phổ biến nhất là kiến thức và thực hành trong quản lý, xử lý, thu gom, phân loại chất thải y tế của nhân viên y tế còn thiếu sót và đặc biệt là tại các TYT do còn hạn chế đào tạo tập huấn về công tác QLCTRYT tại địa phương so với các bệnh viện, cơ sở thăm khám chữa bệnh tuyến trên [10]. Liên quan tới vấn đề này, các nghiên cứu trước được thực hiện chủ yếu với những bộ chỉ số nghiên cứu khác nhau giữa các tác giả [6] [5]. Ngoài ra, kết quả của các nghiên cứu này chưa có sự đồng đều giữa các tỷ lệ và mỗi nghiên cứu có mối quan tâm sâu hơn về một số nội dung, khá ít nghiên cứu bao quát toàn bộ các khía cạnh của công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các TYT dẫn đến một số hạn chế khi so sánh và tổng hợp thông tin cũng như một cách nhìn nhận tổng quan về công tác QLCTRYT tại các TYT của các nhà quản lý cấp trên. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Thực trạng và kiến thức quản lý chất thải rắn y tế tại một số Trạm Y tế xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022” được thực hiện nhằm góp phần cung cấp cho các nhà quản lý thêm số liệu về thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại một số trạm y tế thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc thực hiện công tác QLCTRYT tại các TYT nhằm khắc phục các tồn đọng nêu trên. Nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 12 trạm y tế xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2022. 2. Mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan của các cán bộ y tế tại các trạm y tế trên. 2
  14. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về chất thải y tế 1.1.1. Các khái niệm cơ bản Nghiên cứu được thiết kế và thu thập số liệu từ tháng 09/2022. Các khái niệm giới thiệu trong nghiên cứu này chủ yếu được dựa theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/01/2022, thay thế Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về quản lý chất thải y tế (CTYT) như sau [11]: - Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế. - Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy - Chất thải rắn thông thường bao gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.ngoại cảnh trong cơ sở y tế; chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại; sản phẩm thải lỏng không nguy hại. - Chất thải rắn y tế là chất thải rắn, không phải lỏng hay khí thải, phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm, chẩn đoán, các hoạt động trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về y sinh học. - Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. - Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát sinh chất thải y tế. - Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý 3
  15. chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở. 1.1.2. Phân định chất thải y tế Theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế, chất thải y tế được phân định thành 5 nhóm (khác so với 3 nhóm của Thông tư 58/2015), bao gồm: chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế. Chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Chất thải lây nhiễm bao gồm: - Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh; - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh); - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B; - Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm; Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm: - Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất; - Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất; 4
  16. - Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất; - Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ; - Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; - Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất. Chất thải rắn thông thường bao gồm: - Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm); - Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; - Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất; - Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực; - Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; - Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; - Chất thải rắn thông thường khác; - Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Khí thải bao gồm khí thải phát sinh từ phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên. 5
  17. Chất thải lỏng không nguy hại bao gồm dung dịch thuốc, hoá chất thải bỏ không thuộc nhóm gây độc tế bào, không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh. Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế. 1.1.3. Nguồn gốc phát sinh của của chất thải rắn y tế Nhận thức về loại CTRYT và số lượng CTRYT phát sinh tại các cơ sở y tế là bước đầu quan trọng trong việc xử lý an toàn CTRYT. Số liệu về nguồn phát sinh CTRYT được sử dụng để cung cấp cho chúng ta cái nhìn bao quát về một quy trình xử lý CTRYT sao cho phù hợp, thiết lập kế hoạch, dự trù và chuẩn bị cho nguồn kinh phí, tính toán chi phí lợi ích từ việc tái sử dụng an toàn, tối ưu hóa toàn diện hệ thống quản lý CTRYT và đánh giá tác động đáng kể tới môi trường xung quanh. Các cơ sở y tế khác nhau sẽ có phát sinh các nguồn CTRYT chủ yếu theo số lượng CTRYT mà tại cơ sở y tế đó thải ra. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014 đã mô tả các nguồn phát sinh CTRYT cơ bản như từ bệnh viện gồm có bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện trường, bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã. Từ các cơ sở y tế như trung tâm y tế, cơ sở y tế tư nhân, cơ sở y tế ngành công an, quân đội, các trung tâm nghiên cứu y học, xét nghiệm, viện công nghệ y sinh, các đơn vị dịch vụ liên quan đến máu, huyết thanh, cơ quan kiểm tra nghiên cứu động vật [12]…Đi cùng với sự phát triển và gia tăng nhanh về số lượng giường bệnh điều trị nội trú, khối lượng phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng. CTRYT trong bệnh viện bao gồm hai loại là chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại y tế. Chất thải rắn thông thường chiếm khoảng 75-80% chất thải rắn trong bệnh viện [4]. Theo Cục Quản lý môi trường y tế năm 2018, Việt Nam có trên 13.547 cơ sở y tế y tế bao gồm các bệnh viện từ tuyến trung ương (TW) đến tuyến tỉnh, huyện và các bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế dự phòng. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2017, các bệnh viện và cơ sở y tế này làm phát sinh khoảng 600 tấn CTRYT/ngày, mức độ gia tăng khoảng 7,6%/ năm và năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày [2]. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 06 tháng đầu năm 2018, mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội phát sinh 26.531kg chất thải rắn y tế/ngày, trong đó có 7.457kg 6
  18. là chất thải nguy hại và 19.075kg chất thải thông thường [9]. Nguồn phát sinh chất thải y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh từ các bệnh viện, các trung tâm y tế, các trạm y tế và các phòng khám từ nhân trên địa bàn các huyện và thành phố. Trong đó nguồn phát sinh lớn và có thể kiểm soát được là rác thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế và các trạm xá. Riêng rác thải y tế phát sinh từ các phòng khám tư tuy số lượng ít nhưng vấn đề kiểm soát vô cùng khó khăn. 1.2. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế 1.2.1. Phân loại chất thải Nguyên tắc phân loại chất thải y tế: - Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh; - Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn); - Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải: - Tại khoa, phòng, bộ phận: bố trí vị trí phù hợp, an toàn để đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa để phân loại chất thải y tế; - Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải. Phân loại chất thải lây nhiễm: - Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng; - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng; 7
  19. - Chất thải giải phẫu: bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín. Phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm: - Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen; - Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa. Phân loại chất thải rắn thông thường: - Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng; - Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng. 1.2.2. Thu gom chất thải y tế Thu gom chất thải lây nhiễm: - Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế; - Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom; - Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín; - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; 8
  20. - Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm: - Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế; - Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán hơi thủy ngân ra môi trường. Thu gom chất thải rắn thông thường: chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng. 1.1.1. Lưu trữ chất thải rắn y tế Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau: - Bệnh viện và cơ sở y tế xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục A Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; - Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này lưu giữ chất thải y tế đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục B Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. - Từng loại chất thải phải được lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế, trừ trường hợp các loại chất thải này có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm: - Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa không quá 07 ngày; 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2