intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu phòng trừ bệnh vàng lá cam do rầy chổng cánh và nấm gây bệnh thối rễ tại tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

42
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm đánh giá được một số loại thuốc có hiệu lực cao phòng trừ Rầy chổng cánh và bệnh vàng lá do nấm. Xác định được biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá cam tại tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo! Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu phòng trừ bệnh vàng lá cam do rầy chổng cánh và nấm gây bệnh thối rễ tại tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SUNG VĂN CÔNG NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG LÁ CAM DO RẦY CHỔNG CÁNH VÀ NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ TẠI TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SUNG VĂN CÔNG NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ BỆNH VÀNG LÁ CAM DO RẦY CHỔNG CÁNH VÀ NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ TẠI TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : 1. TS. Nguyễn Minh Chí - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2. TS. Trần Thị Thanh Tâm - GV khoa Lâm nghiệp - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng bản thân tôi không sao chép của ai. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra hoàn toàn trung thực, khách quan. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh mục tài liệu của khóa luận. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học TS. Trần Thị Thanh Tâm Sung Văn Công
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Chí và cô Trần Thị Thanh Tâm, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa kọc Lâm nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được trải nghiệm môi trường nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc nghiên cứu khoa học để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Với kiến thức của bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Sung Văn Công
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả bẫy rầy chổng cánh tại Vân Đồn, Đông Triều....................35 Bảng 4.2: Kết quả thí nghiệm bẫy rầy chổng cánh........................................... 35 Bảng 4.3: Hiệu lực phòng trừ rầy chổng cánh của các loài thuốc sinh học......37 ở trong phòng thí nghiệm.................................................................................. 36 Bảng 4.4: Kết quả phòng trừ rầy chổng cánh bằng các loại thuốc sinh học .... 37 ở ngoài hiện trường ........................................................................................... 37 Bảng 4.5: Hiệu lực phòng trừ rầy chổng cánh của các loại thuốc hóa học ...... 37 ở trong phòng thí nghiệm.................................................................................. 37 Bảng 4.6: Kết quả phòng trừ rầy chổng cánh bằng các loại thuốc hóa học ..... 38 ở ngoài hiện trường ........................................................................................... 38 Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu biện pháp canh tác ........................................... 39 Bảng 4.8: Kết quả phòng trừ sinh học .............................................................. 39 Bảng 4.9: Kết quả phòng trừ bằng biện pháp sinh học ngoài hiện trường ....... 40 Bảng 4.10: Kết quả phòng trừ hóa học ............................................................. 41
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Thí nghiệm bẫy rầy chổng cánh sử dụng cây Mắc mật (trái) và bẫy dính màu vàng (phải) ............................................................................ 35 Hình 4.2: Hiệu lực ức chế nấm Phytophthora của các loại thuốc sinh học: a. Bacillus subtilis; b. Cytosinpeptidemycyn; c. Đối chứng............................. 40 Hình 4.3: Hiệu lực ức chế nấm Phytophthora của các loại thuốc sinh học: a. Phosphonate; b. Metalaxyl; c. Mancozeb ..................................................... 42
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Các từ, cụm từ viết tắt Giải nghĩa ADN Acid Deoxyribo Nucleic Bb Bauveria bassiana CC Cam canh CFU Đơn vị tạo khẩu lạc CT Công thức CS1 Cam CS1 DC Đối chứng EU Châu Âu Ha Héc ta NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OCOP Mỗi địa phương một sản phẩm PCR Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi trùng hợp PDA Môi trường PDA (Potato Dextrose Agar) UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ V2 Cam V2 µl Micro lít
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................. v MỤC LỤC ......................................................................................................... vi PHẦN 1.MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu ....................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 PHẦN 2.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ....................................................... 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ....................................... 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 3 2.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 12 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................. 22 2.3.1. Vị trí địa lí ............................................................................................... 22 2.3.2. Thổ nhưỡng ............................................................................................. 22 2.3.3. Khí hậu .................................................................................................... 24 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 26 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 26 3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 26
  9. vii 3.2.1. Nghiên cứu phòng trừ rầy chổng cánh là véc tơ truyền bệnh................. 26 3.2.2. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh thối rễ .......................................... 26 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 27 3.3.1. Nghiên cứu phòng trừ rầy chổng cánh là véc tơ truyền bệnh................. 27 3.3.2. Nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh thối rễ .......................................... 30 PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 34 4.1. Phòng trừ rầy chổng cánh là véc tơ truyền bệnh ....................................... 34 4.1.1. Kết bẫy rầy chổng cánh .......................................................................... 34 4.1.2. Kết quả nghiên cứu phòng trừ sinh học .................................................. 36 4.1.3. Kết quả nghiên cứu phòng trừ hóa học................................................... 37 4.2. Kết quả nghiên cứu phòng trừ nấm gây bệnh thối rễ ................................ 38 4.2.1. Kết quả nghiên cứu biện pháp canh tác .................................................. 39 4.2.2. Kết quả nghiên cứu phòng trừ sinh học .................................................. 39 4.2.3. Kết quả nghiên cứu phòng trừ hóa học................................................... 41 PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 43 5.2. Kiến nghị.................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 45
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh người dân đang làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi phương thức canh tác, trong đó có cây cam. Cây cam đã được trồng rộng rãi ở Quảng Ninh và mang lại giá trị kinh tế cao, đây là cây trồng thế mạnh và là một trong những sản phẩm đặc sản của tỉnh, là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều hộ nông dân. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh cũng đầu tư nhiều nguồn lực để phát triển cây cam với diện tích lớn, diện tích trồng cam toàn tỉnh Quảng Ninh tính đến hết năm 2016 đạt 372 ha, trong đó tập trung tại Vân Đồn, Đông Triều, Hải Hà, Đầm Hà và Hoành Bồ. Trong văn bản số 6179/UBND-NLN3 ngày 30/9/2016, tỉnh Quảng Ninh đã chấp thuận quy hoạch phát triển vùng sản xuất cam tập trung, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ mở rộng, nâng tổng diện tích trồng cam đạt 1.172 ha, trong đó tập trung ở Vân Đồn (862 ha), Đông Triều (60 ha), Hải Hà (100 ha), Đầm Hà (100 ha) và Hoành Bồ (50 ha). Các giống cam quy hoạch phát triển gồm cam Bản Sen, V2, CS1 và cam Canh (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2016)[31]. Tuy nhiên, các vườn cam ở Quảng Ninh đang bị bệnh vàng lá, làm giảm đáng kể và có chiều hướng ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm dáng kể về năng suất và chất lượng quả. Các loài nấm thuộc chi Phytophthora và Phytopythium và rầy chổng cánh (véc tơ truyền bệnh greening) đã được xác định là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng lá cây cam ở Quảng Ninh. Bệnh vàng lá ở cây cam đầu tiên xâm nhập vào cây thông qua một côn trùng nhỏ bé: rầy chổng cánh, loài này hút nhựa từ lá cây và để lại vi khuẩn lây lan cho cây. Bệnh này làm cây bị thiếu chất dinh dưỡng, để lại những quả xanh và xấu xí, không phù hợp để bán ra dưới dạng trái cây tươi hoặc nước ép trái cây.
  11. 2 Cây cam ở Quảng Ninh được quy hoạch phát triển nhưng đang bị bệnh vàng lá và chưa xác định được biện pháp quản lý hiệu quả, do đó cần nghiên cứu các biện pháp phòng trừ để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh. Từ những thực trạng nêu trên, đề tài “Nghiên cứu phòng trừ bệnh vàng lá cam do rầy chổng cánh và nấm gây bệnh thối rễ tại tỉnh Quảng Ninh” rất cần được thực hiện. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá được một số loại thuốc có hiệu lực cao phòng trừ Rầy chổng cánh và bệnh vàng lá do nấm. - Xác định được biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá cam tại tỉnh Quảng Ninh. - Phòng trừ Rầy chổng cánh. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Củng cố kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn. + Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh hại trên cây cam. + Biết cách tổng hợp, phân tích để viết báo cáo nghiên cứu khoa học. - Ý nghĩa trong thực tiễn: + Qua quá trình thu thập, xử lý số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế sản xuất và khoa học. + Qua những đánh giá cụ thể về bệnh hại chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trồng cây ăn quả và phát triển cây cam. + Làm cơ sở và tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Diện tích trồng cam tăng nhanh dẫn đến tiềm ẩn khả năng xuất hiện các loài sâu, bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng. Gần đây, trên nhiều diện tích trồng cam trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh như ở Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Hoành Bồ và Đông Triều… xuất hiện những cây bị thối rễ, vàng lá, héo lá, bệnh có thể gây chết hàng loạt trong các vườn cam. Ngoài ra, một nguyên nhân khác gây bệnh do vi khuẩn gây ra, vi khuẩn tấn công mạch dẫn của cây. Các triệu chứng xuất hiện trên từng cành, từng cây trong vườn, có khi xuất hiện và gây hại cả vườn. Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh (véc tơ truyền bệnh) trong vườn là điều kiện cho việc xác định bệnh vàng lá. Bệnh lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép và do rầy chổng cánh là véc tơ truyền bệnh. Vườn cam chăm sóc kém, đất dễ ngập úng cũng là yếu tố tạo điều kiện thúc đẩy bệnh phát triển mạnh. Đến nay bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị mà áo dụng các giải pháp phòng là chính. Để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh, rất cần nghiên cứu biện pháp phòng trừ, đặc biệt là cần xác định các loại thuốc trừ bệnh có hiệu lực cao. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.2.1.1. Tình hình phát triển cây cam trên thế giới Cây cam được gây trồng rộng khắp trên toàn cầu, ở nhiều quốc gia từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới và đem lại tổng doanh thu hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Niên vụ 2013, sản lượng cam trên toàn cầu đạt trên 69 triệu tấn, trong đó Brazil 18,02 triệu tấn, Mỹ 8,1 triệu tấn, khối EU 5,7 triệu tấn, Trung Quốc 6,5 triệu tấn, Ấn Độ 5 triệu tấn và Việt Nam đạt hơn 520.000 tấn (Campos-
  13. 4 Herrera et al., 2014)[39]. Nam Phi xuất khẩu khoảng 600.000 tấn cam/năm và riêng bang Florida, Mỹ có khoảng gần 250.000 ha cam, đóng góp vào ngân sách của bang khoảng 9 tỷ USD mỗi năm (Li et al., 2012)[58]. Năm 2011, Pakistan có 194.000 ha cam, sản lượng gần 2.000 tấn quả/năm (Abbas et al., 2015)[32]. Các quốc gia có diện tích trồng cam lớn trên thế giới như Brazil, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, các nước thuộc khối EU, Cu Ba, Argentina, Pakistan, Úc, New Zeland, Nam Phi và các nước Đông Nam Á. 2.2.1.2. Nghiên cứu về bệnh vàng lá Nghiên cứu về bệnh vàng lá do yếu tố sinh vật Hoạt động trồng cam trên diện rộng với quy mô rất lớn ở nhiều quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu, bệnh hại phát triển thành dịch và đã gây thiệt hại lớn điển hình như ở Mỹ, Cu Ba, Argentina, Úc, New Zeland, Nam Phi, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á… Trong đó bệnh vàng lá cam là trở ngại lớn nhất. Bệnh vàng lá có thể do rất nhiều nguyên nhân như bệnh vàng lá do thối rễ, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh vàng lá do tuyến trùng, do virus… + Bệnh vàng lá do thối rễ Bệnh vàng lá do thối rễ cam và cây có múi do các loài nấm thuộc chi Phytophthora và Pythium khá phổ biến ở Nam Phi, các chủng nấm Phytophthora gây bệnh mạnh hơn so với nấm Pythium (Maseko and Coutinho, 2002)[60]. Các loài nấm thuộc chi Phytophthora gây thiệt hại lớn đối với hoạt động trồng cây có múi ở Mỹ (Graham and Feichtenberger, 2015)[51]. Trong đó nấm Phytophthora nicotianae và P. palmivora được xác định là nguyên nhân gây thối rễ cam ở Mỹ (Graham et al., 2003)[49], ba loài nấm gồm P. nicotianae, P. palmivora, và P. citrophthora là những loài gây hại nặng nhất cho cây cam, chúng gây thối rễ, loét thân, và thối quả (Graham and Feichtenberger, 2015)[51]. Các loài nấm thuộc chi Phytophthora thường gây thối rễ cây cam, làm giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng thậm chí gây chết cây (Chaudhary et al., 2016)[41].
  14. 5 Bệnh vàng lá thối rễ là một trong những loại bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên cây có múi. Bệnh có khả năng lây lan rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora gây ra, trong đó sự tương tác giữa nấm Fusarium và tuyến trùng là quan trọng nhất. Triệu chứng bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị úng nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng khi trời nắng, hệ rễ đã bị thối không thể hút nước và làm cho cây bị vàng lá, héo và chết. Dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi Nhận biết trên lá, trái: Khi bệnh mới xuất hiện, lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi có gió lá già phía dưới bị rụng trước sau đó đến lá trên; Chất lượng trái kém và bị rụng sớm; Bệnh nặng có thể làm chết cả cây, nếu không chữa trị kịp thời. Nhận biết trên rễ: Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây. Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi: Đất trồng canh tác lâu năm, đất có thành phần sét, đất bị chua (pH thấp từ 3,9 - 4,5), đất không bón vôi, đất sử dụng nhiều phân hóa học, đất ít sử dụng phân hữu cơ là những môi trường dễ phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi. Nấm Fusarium solani cần có điều kiện thích hợp để phát triển và gây hại, vì khi chủng nấm Fusarium solani vào cây trong điều kiện ráo nước (thoáng khí) thì sau 3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh, nhưng nếu tạo điều kiện ngập nước thì sau một tháng bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ trên cây có múi.
  15. 6 Sau các đợt mưa dài ngày, đất khó thoát nước và bị nước chiếm các tế khổng lâu dài nên rơi vào tình trạng yếm khí do nước. Tình trạng này kéo dài làm cho rễ cây trồng cạn phải hô hấp yếm khí lâu dài, các chất độc do các tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra, không được oxít hoá để giải độc, tích luỹ trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào. Từ đó các tế bào ở phần rễ non, nơi các tiến trình sinh hóa xảy ra mạnh nhất, sẽ bị chết dần từng tế bào và tạo ra các mảng thối của rễ non. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng. + Bệnh vàng lá do tuyến trùng Tuyến trùng có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây chủ, làm tắt mạch dẫn và giảm khả năng sinh trưởng của cây, chúng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh “chết chậm” trên cây cam, làm giảm nghiêm trọng năng suất và chất lượng cam thương phẩm. Tuyến trùng là nguyên nhân gây chết 24-90% số cây trên các vườn trồng cây có múi ở Mỹ và Brazil (Ducan et al., 2007)[45]. Tuyến trùng Belonolaimus longicaudatus là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng lá trên diện rộng ở Florida, Mỹ (Grosser et al., 2007)[52]. + Bệnh vàng lá gân xanh (vàng lá greening) Bệnh vàng lá gân xanh (Greening) do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây, do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm vật trung gian lây truyền bệnh, ngoài ra bệnh còn lây lan qua mắt ghép. Bệnh làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm thiệt hại đến sinh trưởng phát triển của cây. Cần chú ý phân biệt bệnh vàng lá do cây thiếu kẽm với bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn, bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn thì thịt lá
  16. 7 màu vàng, gân lá màu xanh, trên một cây có nhánh nặng, nhánh nhẹ và có nhánh không bị bệnh. Diễn biến bệnh tương đối nhanh nên cây bị chết rất nhanh từ nhánh bị nặng đến nhánh nhẹ. Trên quả đặc biệt là quýt đường thì biểu hiện triệu chứng đầu tiên là trái có quầng đỏ từ dưới đít trái lên trên đến khoảng nửa trái thì rụng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối. Bệnh vàng lá do cây thiếu kẽm thì lá và gân chuyển màu vàng, biểu hiện đồng loạt trên tất cả các cây hay ở một hướng hoặc một thửa nào đó trong vườn, triệu chứng giống nhau, không có nhánh bị nặng hay nhẹ. Mức độ diễn biến rất chậm, có thể kéo dài trong nhiều năm sau cây mới chết tuỳ theo điều kiện chăm sóc. Trong những năm qua, bệnh vàng lá gân xanh là nguyên nhân chính hủy diệt hàng loạt các trang trại trồng cây có múi ở nhiều nơi trên thế giới (Bové, 2006)[38]. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) được xác định là một trong những véc tơ truyền bệnh vàng lá gân xanh trên các loài cây có múi (Aubert, 1987)[36]. Trong những năm qua, các nghiên cứu đã xác định hai loài rầy chổng cánh gồm rầy chổng cánh châu Á (Diaphorina citri) và rầy chổng cánh châu Phi (Trioza erytreae), cả hai loài này đều là véc tơ truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá (Hall et al., 2013)[54]. Rầy chổng cánh châu Á (D. citri) mang vi khuẩn chủng châu Á (Liberibacter asiaticus) trong tuyến nước bọt, trên bụng, ngực và trong hệ tiêu hóa, khi chúng chích, hút vào cây, chúng sẽ truyền mầm bệnh từ cây bị bệnh sang cây khác (Ammar et al., 2017)[33]. Bệnh vành lá gân xanh được xác định do ba loài vi khuẩn gây bệnh bao gồm chủng châu Á (Liberibacter asiaticus), chủng châu Mỹ (Liberibacter americanus), và chủng châu Phi (Liberibacter africanus). Bệnh vàng lá gân xanh thường gây ra các triệu chứng điển hình là lá vàng, hoa nở muộn, quả rụng, kích thước quả giảm, vị đắng (Garnier and Jagoueix-Eveillard, 2000[47]; Halbert and Manjunath, 2004)[55]. Tính đến 2012, kết quả thống kê tại 34 quốc gia đã có trên 4.500 km2 cam bị bệnh vàng lá gân xanh (Li et al., 2012)[58]. Đặc điểm sinh sản của rầy chổng cánh (Diaphorina citri) phụ thuộc vào
  17. 8 các chồi non, chúng chích hút các chồi non, con cái đẻ trứng trên ngọn cây và rầy non sau khi nở sẽ sử dụng các chồi, búp non mới nhú làm nguồn thức ăn. Trong suốt 2-3 tuần, các chồi non và lá non vẫn mềm, là nguồn thức ăn ưa thích của rầy non cho đến khi trưởng thành. Rầy trưởng thành cũng có thể gây hại trên các lá trưởng thành trong vài tháng sau đó (Hall et al., 2013)[58]. Mùa phát sinh rầy chổng cánh phụ thuộc vào mùa sinh trưởng của cam, rầy trưởng thành tồn tại qua mùa đông bằng nguồn thức ăn chính là lá trưởng thành, đến mùa xuân, cây cam mọc chồi non, nguồn thức ăn phong phú và mật độ quần thể rầy chổng cánh sẽ tăng nhanh (Qureshi and Stansly, 2010)[62]. Do đó cần có các giải pháp hạn chế mật độ quần thể rầy chổng cánh ở mùa xuân và các thời gian tiếp theo. + Bệnh vàng lá do virus Bệnh vàng lá cam do virus (Citrus tristeza virus) với véc tơ truyền bệnh là rệp muội đen (Toxoptera citricida) (Batista et al., 1995[37]; Garnsey, 1999)[48]. Virus Citrus tristeza virus là một trong những nguyên nhân gây bệnh vàng lá cam với hàng triệu cây cam đã bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới, chúng thường lây lan thông qua véc tơ truyền bệnh là một số loài rầy (Atta et al., 2012)[35]. Virus Citrus tristeza closterovirus được xác định là nguyên nhân gây bệnh vàng lá cam trên quy mô lớn ở Pakistan (Abbas et al., 2015)[32]. Ngoài các nguyên nhân phổ biến nêu trên, bệnh vàng lá, chết khô cây cam ở Cu Ba cũng được xác định do nấm Fomitiporia maxonii gây mục thân cành, thối mục rễ và làm cây chết khô (Carbera et al., 2014)[40]. Nghiên cứu về bệnh vàng lá do yếu tố phi sinh vật Cây cam nói riêng và cây có múi có thể bị bệnh vàng lá, sinh trưởng kém do các yếu tố phi sinh vật như ngập úng, hạn hán, nhiệt độ, nhiễm mặn, hoặc do thiếu dinh dưỡng, thiếu vi lượng (Syvertsen and Garcia-Sanchez, 2014)[63]. 2.2.1.3. Nghiên cứu về phòng trừ bệnh vàng lá
  18. 9 Việc phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi do vi khuẩn Liberibacter asiaticus gây ra được xác định cần tập trung phòng trừ rầy chổng cánh để hạn chế véc tơ truyền bệnh (Yang et al., 2006)[66]. Thí nghiệm sử dụng bẫy dính màu để bẫy rầy trưởng thành đã được thực hiện ở Mỹ, trong đó bẫy dính màu vàng có hiệu quả cao nhất (Hall, 2009)[53]. Biện pháp phòng trừ phổ biến nhất là dùng thuốc hóa học, ngoài ra có thể dùng thuốc sinh học kết hợp với các biện pháp phòng trừ tổng hợp (Halbert and Manjunath, 2004[55]; Qureshi et al., 2010)[62]. Việc phun thuốc trừ sâu được khuyến cáo nên thực hiện vào mùa đông, kết quả nghiên cứu cho thấy khi phun thuốc chlorpyrifos, fenpropathrin (0,34 kg/ha), hoặc oxamyl (1,12 kg/ha) trừ rầy chổng cánh vào tháng 1 năm 2007 đã giúp giảm hơn 10 lần rầy trưởng thành sau 6 tháng so với đối chứng, ngoài ra còn giúp hạn chế ảnh hưởng đến các loài thiên địch trong mùa xuân và mùa hè (Qureshi et al., 2010)[62]. Đặc biệt khi sử dụng kết hợp thuốc hóa học với dầu khoáng sẽ giúp kéo dài hiệu lực của thuốc và giảm đáng kể chi phí phòng trừ (Tansey et al., 2015)[64]. Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi khuẩn Candidtus asiaticum gây bệnh Greening cho các cây ăn quả có múi. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua vòi chích hút và qua nước bọt do vi khuẩn Candidtus aciaticum có thể tồn tại và được nhân lên về số lượng trong tuyến nước bọt của rầy chổng cánh. Thí nghiệm khả năng giảm miễn dịch của rầy chổng cánh do các loài vi khuẩn đã ghi nhận chúng bị giảm miễn dịch bởi các loài vi khuẩn gram âm như Serratia marcescens và Escherichia coli nhưng chỉ bị chết khi bị nhiễm ở nồng độ cao bởi các loài vi khuẩn gram dương như Micrococcus luteus và Bacillus subtilis (Arp et al., 2017)[34]. Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới flupyradifurone có nhiều triển vọng trong phòng trừ rầy chổng cánh, sử dụng flupyradifurone ở nồng độ 130 mg/l đã làm rầy chổng cánh cái đẻ ít trứng hơn,
  19. 10 tỷ lệ trứng nở giảm hẳn so với ở các nồng độ thấp và đối chứng (Chen et al., 2017a)[42]. Thí nghiệm quản lý bệnh vàng lá gân xanh bằng cách điều chỉnh nhiệt độ trong nhà kính cho thấy với cây cam ghép 2 năm tuổi đã bị nhiễm bệnh vàng lá bằng vi khuẩn Liberibacter asiaticus đã giảm 56% và 60% lá bị bệnh sau 8 tuần ở hai công thức nhiệt độ tương ứng là 45oC và 48oC (Fan et al., 2016)[46]. Một nghiên cứu khác cũng khẳng định việc xử lý nhiệt ở 45oC có thể kiểm soát hiệu quả bệnh vàng lá gân xanh, ngoài ra có thể kết hợp với việc sử dụng hóa chất Ampicillin sodium hoặc hỗn hợp hai hợp chất Actidione và Validoxylamine A sẽ cho hiệu quả phòng trừ cao hơn đáng kể (Yang et al., 2016)[66]. Hoạt động trồng cây ăn quả có múi ở Mỹ phải đối mặt với bệnh vàng lá và buộc phải kiểm soát bệnh vàng lá do vi khuẩn, trong đó hệ thống sản xuất tiên tiến (APS) được thiết kế để trồng cây cam quýt thay thế các phương pháp nuôi cấy truyền thống (CC) thông thường để giảm tác động của bệnh. Hệ thống sản xuất tiên tiến APS thực hiện tưới nhỏ giọt kết hợp cung cấp phân bón hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng của cây tạo ra sự thay đổi tính chất hóa lý của đất so với các vườn thông thường, qua đó giúp tăng sinh trưởng của cây, tăng sức đề kháng, giảm mật độ và hoạt động của tuyến trùng và hạn chế bệnh vàng lá hiệu quả (Campos-Herrera et al., 2014)[39]. Kết quả giám sát bằng máy quay phim đã xác định được một số loài thiên địch chính của rầy chổng cánh bao gồm Nhện (Aranae), ấu trùng ruồi ăn rệp (Syrphidae), nhện ăn mồi (Phytoseiidae), bọ kìm (Chrysopidae), bọ trĩ (Thripidae), ký sinh trùng ký sinh, ong ký sinh (Tamarixia radiate) và kiến Argentina (Linepithema humile). Kết quả nghiên cứu này đã được quan tâm nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp rầy chổng cánh, thông qua đó quản lý hiệu quả bệnh vàng lá gân xanh ở nhiều nơi, trong đó kiến Argentina (L. humile) rất phổ biến và được sử dụng nhiều nhất (Kistner et al.,
  20. 11 2017)[57]. Ong ký sinh (Tamarixia radiata) cũng là một trong những loài thiên địch chính của rầy chổng cánh, chúng thường đẻ trứng vào bên trong cơ thể ấu trùng rầy chổng cánh, sau đó trứng nở và tiêu diệt ấu trùng. Loài ong ký sinh này đang được sử dụng rộng rãi để quản lý tổng hợp rầy chổng cánh và bệnh vàng lá gân xanh ở nhiều nơi (Chen et al., 2017b)[42]. Các loài tuyến trùng thuộc chi Steinernema đã được xác định là thiên địch chính của sâu hại cam quýt Thaumatotibia leucotreta bao gồm Steinernema khoisanae, S. yirgalemense và S. citrae, chúng ký sinh ở giai đoạn ấu trùng, nhộng và trưởng thành và được đề xuất sử dụng để phòng trừ tổng hợp sâu hại cam ở Nam Phi (Malan et al., 2011)[59]. Một số loài tuyến trùng bản địa ở Mỹ là thiên địch của loài Diaprepes abbreviates gây hại cam và đang được nghiên cứu sử dụng để phòng trừ tổng hợp D. abbreviates cho các vườn cam (Dolinski et al., 2012)[43]. Sử dụng gốc ghép của các loài cây chống chịu tốt với bệnh vàng lá do tuyến trùng Belonolaimus longicaudatus để làm gốc ghép và ghép giống cam sạch bệnh đang được áp dụng rộng rãi để quản lý bệnh vàng lá do tuyến trùng (Grosser et al., 2007)[52]. Chọn giống kháng bệnh và ghép cây sạch bệnh là một trong những giải pháp hiệu quả trong phòng trừ bệnh vàng lá cam, ngoài ra cần kết hợp sử dụng biện pháp hóa học và quản lý tập quán canh tác đặc biệt là việc sử dụng nguồn nước sạch bệnh (Graham et al., 2014)[50]. Trong những năm qua, Trung Quốc đã triển khai các chương trình chọn giống cam kháng bệnh, qua đó đã chọn được giống cam (Citrus reticulata) Quảng Hán (Tứ Xuyên) có khả năng kháng bệnh vàng lá do nấm P. nicotianae gây thối rễ rất tốt (Yan et al., 2017)[65]. Đối với bệnh vàng lá do nấm Phytophthora gây thối rễ, nghiên cứu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm rễ nội cộng sinh arbuscular mycorrhiza (AM) từ đất vùng rễ của cây Bo bo (Sorghum bicolor), ngô (Zea mays) và Hành tây (Allium cepa) đã chọn được các chủng AM thuộc hai loài Acaulospora tuberculata và Glomus etunicatum có khả năng kích thích sinh trưởng và hạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2