intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ đông tại Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của đàn gà thịt nuôi tại Thái Nguyên. Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến năng xuất thịt của gà Ri lai thịt nuôi tại Thái Nguyên. Xác định hiệu quả kinh tế khi bổ sung Algimun cho gà thịt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ đông tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ QUANG KHẢI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ALGIMUN ĐẾN TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ RI LAI NUÔI CHUỒNG HỞ VỤ ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐỖ QUANG KHẢI Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ALGIMUN ĐẾN TỶ LỆ MẮC BỆNH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ RI LAI NUÔI CHUỒNG HỞ VỤ ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Vân Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại giảng đường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân, cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã trực tiếp chỉ bảo, động viên và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Tất cả những bài học đó sẽ giúp em vững tin hơn trong cuộc sống cũng như công tác sau này. Một lần nữa em xin kính chúc thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng em xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên Đỗ Quang Khải
  4. ii LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Trường Đại Học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên nói riêng. Và mỗi sinh viên đều phải trải qua đợt thực tập tốt nghiệp, đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường đồng thời giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế. Từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu xã hội góp phần xây dựng nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ đông tại Thái Nguyên”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái nguyên, ngày tháng 12 năm 2019 Sinh viên ĐỖ QUANG KHẢI
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 30 Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc-xin ........................................................ 38 Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 39 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của Algimun đến tỷ lệ mắc bệnh CRD gà theo các tuần tuổi (%) ....................................................................................... 40 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của Algimun đến điều trị bệnh CRD của đàn gà thí nghiệm......................................................................................... 41 Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) ........................... 42 Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) ............... 43 Bảng 4.7. Tăng khối lượng tuyệt đối theo tuần của gà thí nghiệm ................. 45 Bảng 4.8. Sinh trưởng tương đối theo tuần của gà thí nghiệm (%) ................ 47 Bảng 4.9. Thu nhận thức ăn theo tuần của gà thí nghiệm (gam/con/ngày) .... 48 Bảng 4.10. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg khối lượng (kg) ................... 49 Bảng 4.11. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm .... 50 Bảng 4.12. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi ................... 51 Bảng 4.13. Sơ bộ hạch toán thu – chi phí trực tiếp của gà thí nghiệm ........... 53
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hệ tiêu hoá của gia cầm .................................................................... 7 Hình 2.2. Gà Ri ............................................................................................... 16 Hình 2.3. Gà Lương Phượng ........................................................................... 18 Hình 2.4. Gà F1 ............................................................................................... 18 Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................ 44 Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối.......................................................... 46 Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối ........................................................ 47
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Cs Cộng sự ĐC Đối chứng ĐHNL Trường Đại học Nông Lâm FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn Nxb Nhà xuất bản SS Sơ sinh TĂ Thức ăn TĂTN Lượng thức ăn thu nhận TTTA Tiêu tốn thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN Thí nghiệm VM Vân Mỵ
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Giới thiệu về Algimun ............................................................................ 4 2.1.2.Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà ................. 7 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm .......................................................................................... 11 2.2. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Lương Phượng và gà F1 ........................................................................................................... 16 2.2.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri .............................. 16 2.2.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng ......... 17 2.2.3. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)............................................................................................... 18 2.3. Một số bệnh thường gặp ở gà lông màu và biện pháp phòng trị ............. 19 2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 21
  9. vii 2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................... 21 2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 29 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 29 3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 29 3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 30 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 35 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 36 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất ......................................................................... 36 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học ................................................. 40 4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm ........................................................ 40 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ........................................................ 42 4.2.3. Sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................................. 43 4.2.4. Khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm.............. 47 4.2.5. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................. 50 4.2.6. Kết quả mổ kháo sát của gà thí nghiệm ................................................ 51 4.2.7. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán .................................................. 53 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 54 5.1. Kết luận .................................................................................................... 54 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 54 5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CỦA ĐỀ TÀI
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng…cho nhu cầu của người dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đòi hỏi nhiều hơn, ngon hơn. Đây là động lực thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh theo xu hướng phát triển công nghiệp có năng suất cao và nuôi bán chăn thả để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng…cho nhu cầu của người dân. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm đòi hỏi nhiều hơn, ngon hơn rẻ hơn và đa dạng hơn...Đây là động lực thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh theo xu hướng công nghiệp có năng suất cao và nuôi bán chăn thả để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để phù hợp với phương thức nuôi công nghiệp, nước ta nhập khẩu một số giống gà có năng suất thịt cao như: Ross 208, Ross 308, Cobb 500. Đây là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ, thích nghi với khí hậu Việt Nam. Sản phẩm thịt và con giống cũng được người dân chấp nhận, và có nhu cầu cao. Để nâng cao năng suất cũng như chất lượng gà địa phương, các nhà
  11. 2 chăn nuôi đã lai tạo ra gà Ri lai, kết quả của phép lai này đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao và là nguồn thu lớn cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho gia cầm để tăng được năng suất cũng như là chất lượng sản phẩm thịt, trứng. Trong đó có sản phẩm Algimun, đây là sản phẩm có nguồn gốc tại Pháp, do công ty Olmix sản xuất, có tác dụng giúp cho vật nuôi chống chọi tốt hơn trước các tác nhân gây stress và giúp tiềm năng di truyền của vật nuôi được biểu hiện trọn vẹn, đồng thời giúp tăng cường chức năng phòng vệ các tế bào biểu mô đường tiêu hóa, giảm sự xâm phạm của vi khuẩn có hại và đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đạt đến năng suất và lợi nhuận tối ưu. Để có đủ dữ liệu khoa học chứng minh sự ảnh hưởng của chế phẩm đến gà thịt, với phương thức nuôi chuồng hở tại miền Bắc Việt Nam.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của ALGIMUN đến tỷ lệ mắc bệnh và khả năng sản xuất của gà Ri lai nuôi chuồng hở vụ Đông tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ mắc bệnh của gà ri lai nuôi chuồng hở trong vụ Đông. -Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của đàn gà thịt nuôi tại Thái Nguyên. - Xác định ảnh hưởng của Algimun trong khẩu phần ăn đến năng xuất thịt của gà Ri lai thịt nuôi tại Thái Nguyên. - Xác định hiệu quả kinh tế khi bổ sung Algimun cho gà thịt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng chế phẩm Algimun trong chăn nuôi gà thịt.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa sản phẩm Algimun đến với người chăn nuôi. - Sử dụng chế phẩm Algimun vào công thức thức ăn hỗn hợp nâng cao khả năng sinh trưởng của gà thịt. - Từ kết quả nghiên cứu ta có thể sử dụng Algrimun để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Giới thiệu về Algimun  Khái niệm Algimun là một chế phẩm dạng bột có chứa bốn thành phần thiết yếu (axit hóa, enzyme, chất điện giải và các vi khuẩn axit lactic) giúp cho việc duy trì sức khỏe, các chức năng cần thiết và giảm stress.  Thành phần và chức năng của Algimun Axit citric là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axit citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là chất chống oxy hóa. Axit citric giúp nâng cao hệ số tiêu hoá thức ăn và tính năng sản xuất của vật nuôi, ngăn ngừa ỉa chảy, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao hiệu suất chuyển hoá thức ăn. Muối: tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu protein, giúp ổn định độ toan kiềm của máu, tham gia vào hệ đệm của máu, giữ áp suất thẩm thấu của máu và mô bào, ổn định nhịp tim và hô hấp. Maltodextrin: tạo vị ngọt trong các sản phẩm thức ăn chăn nuôi thú y Potassium chloride: giúp cho các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động đúng chức năng. Tăng cảm giác ngon miệng. tham gia vào quá trình cân bằng điện giải ở tế bào.
  14. 5 Silicon dioxide: cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, làm tăng tăng trọng lượng của vật nuôi và hiệu quả hấp thụ thức ăn một cách lành mạnh và bền vững. Silicon dioxide còn giúp giảm mùi hôi thối. Sodium saccharin: Bổ sung chất tạo vị ngọt (Sodium saccharin) trong thức ăn cho vật nuôi. Cải thiện tính ngon miệng, giúp vật nuôi ăn nhiều hơn.Chất tạo vị ngọt giúp khắc phục những vị không ngon của các nguyên liệu khác có trong khẩu phần Sodium citrate: điều chỉnh độ PH, tăng thêm hương vị, làm chất bảo quản, điều chỉnh lại độ acid trong thức ăn chăn nuôi. Kẽm sulfate: đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất Protein, carbohydrate, lipit. Có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản, chống sừng hóa. Sắt sulfate: tham gia vào quá trình hình thành Hemoglobin trong hồng cầu máu. Tham gia tạo nên cơ, da và lông Magnesium sulfate: là thành phần của xương và răng. Đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh và cơ, nằm trong thành phần 1 số enzyme. Điều hòa phản ứng photphoryl - oxy hóa, tham gia vào điều hòa thân nhiệt. Chiết xuất men Aspergillus niger được sấy khô: Là một loại nấm và là một trong những loài phổ biến nhất của chi Aspergillus. Trong công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm như: tương chao, nước mắm, nước tương; công nghiệp sản xuất một số axit hữu cơ như: acid citric, acid glucomic. Một số loài thuộc giống Aspergillus khác có khả năng tạo chất kháng sinh, như A.fumigatus tạo thành fumagilin có tác dụng lên Entamoabae histolyca; A.humicola, A.nidulans tạo thành humicolin, nidulin có tác dụng ức chế đối với với các loại vi khuẩn, trong số các chất này thực sự dùng trong công
  15. 6 nghiệp dược phẩm hiện nay chỉ có loài A.fumigatus sản xuất fumagilin làm thuốc chữa lị amip. Nhiều loài giống Aspergillus có khả năng biến đổi sinh học, một số khác tạo ra các loại độc tố. Chiết xuất men Bacillus subtilis được sấy khô: Trong hệ tiêu hóa, B.subtilis sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa alpha amylase và protease. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, protein. Đặc biệt, kể cả khi đã chết đi, xác lợi khuẩn Bacillus subbtilis vẫn tiếp tục giải phóng ra các enzyme, kháng sinh và các vitamin có lợi cho cơ thể sử dụng lợi khuẩn. Ngoài ra, B. subtilis còn có nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe như chống đông máu, kích thích hệ miễn dịch, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sản phẩm lên men Lactobacillus acidophilus được sấy khô: Giúp cải thiện sức khỏe của động vật, giúp tăng trọng, giảm tỉ lệ chết non và ngăn chặn tác nhân gây bệnh gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella và Clostridium. Chiết xuất men Enterococcus faecium được sấy khô: Là các chất thay thế kháng sinh để thúc đẩy sức khoẻ ở động vật. khuyến khích môi trường ruột cân bằng, tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, điều chỉnh tăng cường sự gia tăng tế bào. Những chất này giúp hỗ trợ phòng ngừa nhiễm các khuẩn gây bệnh, bảo vệ chức năng tiêu hóa, hỗ trợ thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng, tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. *Tác dụng của Algimun đến hiệu quả chăn nuôi gà - Tăng khả năng hấp thụ thức ăn đặc biệt là giai đoạn cuối nuôi thịt - Hạn chế bệnh tiêu chảy, giúp phân khô và khuôn, giảm mùi hôi.
  16. 7 - Nâng cao sức đề kháng, giảm stress khi làm vắc-xin, thời tiết thay đổi, bệnh dịch. - Dùng rất hiệu quả khi úm gia cầm, giai đoạn khai thác thịt và tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ phôi trên gia cầm đẻ trứng. *Liều lượng dùng Algimun - Liều dùng: 1g/kg thức ăn - Cách dùng: Pha 1gam chế phẩm Algimun với 20ml nước trộn vào thức ăn 2.1.2.Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà Hình 2.1. Hệ tiêu hoá của gia cầm Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cm trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 – 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 – 42 cm (Xelianxki, 1986), [19]. Chiều dài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác.
  17. 8 * Tiêu hóa ở miệng Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, số lượng thức ăn mà gia cầm ăn được trong 1 đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và tuổi của gia cầm, trung bình một phút gà mổ từ 180 - 240 lần, lúc đói mổ nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hướng về cổ họng để đưa thức ăn về phía thực quản. Các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn, còn vị giác và khứu giác kém phát triển. Thiếu ánh sáng gà ăn kém. Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt để dễ nuốt. Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém, thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy, nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. * Tiêu hóa ở diều Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều là một chỗ phình rộng hơn, hình túi. Ở vịt và ngỗng, diều là phần giãn rộng không lớn lắm nhưng rất dài của thực quản, làm cho nó có thể chứa được một lượng thức ăn cực lớn. Ở gà, diều chứa được 100 - 120 gam thức ăn. Khi gia cầm đói, thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Diều dự trữ và chuẩn bị tiêu hóa thức ăn. Thức ăn ở diều được thấm ướt, làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong diều lâu hơn. Ở diều nhờ men amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành đường glucoza. * Tiêu hoá ở dạ dày Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn từ diều được chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô
  18. 9 liên kết. Bề mặt của màng nhầy có những nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục. Ở đáy màng nhầy có những tuyến hình túi phức tạp. Dịch tiêu hóa của dạ dày tuyến chứa HCL, men pepxinogen tham gia trong thành phần acid HCL để chuyển thành men pepsin. Nó phân giải protein thành pepton. Sự tiết dịch diễn ra liên tục, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt, thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá một lần/phút). Dạ dày cơ (mề) có dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau và có thành rất dày, có màu đỏ sẫm.. Phần trên của dạ dày cơ thông với dạ dày tuyến qua khe tương đối thắt lại, gần vị trí đó là khe thông với tá tràng. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng của men dịch dạ dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Chlohydric tác động làm cho các pepton và một phần thành các acid amin. Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được truyền vào tá tràng có các men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giải protein và glucid. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Đối với gia cầm, sỏi tốt nhất là từ thạch anh, chúng bền với acid clohidric của dịch dạ dày. * Tiêu hoá ở ruột Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm. Toàn bộ phần ruột non dài khoảng 100 - 150 cm. Ruột non bắt đầu từ bên phải dạ dày cơ đi xuống phía dưới dạ dày cơ, cong gập lại, đi xuống xoang chậu rồi ngược trở lại lên phía trên tạo thành vòng. Quá trình cơ bản phân tích men từng bước các chất dinh dưỡng đều được tiến hành chủ yếu ở ruột non. Phần ruột già gồm manh tràng (có hai manh tràng) và trực tràng.
  19. 10 Dịch ruột gà là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,42) với tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic và lypolytic và cả men enterokinaza. Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc hơi kiềm ( pH = 6 ở gà, pH = 7,2 - 7,5 ở gia cầm khác). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn có các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl 2, NaHCO3...). Dịch này có men tripsin, carboxin peptidaza, mantaza và lipaza. Dưới tác dụng của các men hoạt hóa lần lượt phân giải protein, polysacarit, lipit thành axit amin, monosacarit glucoza, glyxerin và axit béo. Gà một năm tuổi, lúc bình thường tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8 ml/giờ, sau khi 5 - 10 phút lượng tiết tăng gấp 3 - 4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm dần. Thành phần thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch men của tụy: thức ăn giàu protein nâng hoạt tính proteolytic lên 60 %, giàu lipid tăng hoạt tính của lypolitic, v.v. Mật được gan tiết ra không ngừng, một phần đi vào túi mật (gà, vịt, ngỗng), phần còn lại thì đổ trực tiếp vào tá tràng. Mật gia cầm là một chất lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, kiềm tính (pH 7,3 - 8,5). Dịch trong túi mật đậm đặc hơn và có màu đậm hơn. Các thành phần điển hình của mật là các axit mật, sắc tố, và cholesterin, ngoài ra còn có gluxit, các axit béo và các lipit trung tính, musin, các chất khoáng và các sản phẩm trao đổi chất có chứa nitơ. Ngoài sự tham gia vào quá trình tiêu hoá ở ruột, gan còn đóng vai trò quan trọng trong trao đổi protein, gluxit, lipit và khoáng. Ở ruột gluxit được phân giải thành các monosaccarit do men amylaza của dịch tụy, một phần của dịch ruột. Phần dưỡng chất không được hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh tràng và van hồi manh tràng của ruột già. Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzyme của ruột
  20. 11 non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của enzyme ở ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các acid béo bay hơi và các amino acid sẽ được hấp thu ở đây. * Sự hấp thu Ở gia cầm, các quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra ở ruột non. Ở đây các sản phẩm phân giải cuối cùng protein, lipit và gluxit; nước, các chất khoáng, các vitamin được hấp thu. 2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm 2.1.3.1. Khái niệm sinh trưởng Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi đến khi trưởng thành khối lượng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là tế bào tăng lên về số lượng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và kích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là do sự tích lũy các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật nhất định. Trần Đình Miên và cs, (1992) [5], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.” Theo tài liệu của Chambers (1990) [13], thì tác giả MoZan (1977),[20] đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Theo Trần Thanh Vân và cs, (2015)[11], sinh trưởng là đặc điểm chất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2