intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu bệnh tiêu chảy của lợn rừng lai (đực rừng x nái meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận đánh giá được tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn rừng con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Xác định hiệu quả của việc sử dụng cây Khổ sâm trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn rừng lai. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu bệnh tiêu chảy của lợn rừng lai (đực rừng x nái meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGUYỄN NHẬT MINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU BỆNH TIÊU CHẢY CỦA LỢN RỪNG LAI (ĐỰC RỪNG X NÁI MEISHAN) GIAI ĐOẠN THEO MẸ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGUYỄN NHẬT MINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU BỆNH TIÊU CHẢY CỦA LỢN RỪNG LAI (ĐỰC RỪNG X NÁI MEISHAN) GIAI ĐOẠN THEO MẸ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phùng Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học. Được sự giúp đỡ giảng dạy nhiệt tình của các Thầy Cô giáo khoa Chăn nuôi -Thú y, Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới: Thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập cũng như hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến bác Nguyễn Văn Tiến cùng các anh, chị cán bộ, công nhân tại Công ty cổ phần Khoa học sự sống đã tạo mọi điều kiện cho em tiến hành thí nghiệm và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập, nhờ đó mà em có thêm nhiều hiểu biết hơn trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, gia đình cùng toàn thể bạn bè luôn có sức khỏe tốt và thành đạt. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày … tháng... năm 2019 Sinh viên Nguyễn Nhật Minh
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ............................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Sơ lược về bệnh tiêu chảy ....................................................................... 4 2.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn ................................................ 4 2.1.3. Hiểu biết về E. coli, salmonella và cơ chế gây bệnh tiêu chảy ............... 9 2.1.4. Triệu trứng và bệnh tích của hội chứng tiêu chảy................................. 16 2.1.5. Biện pháp phòng, trị hội chứng tiêu chảy cho lợn ................................ 18 2.1.6. Khái quát về cây Khổ Sâm .................................................................... 21 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 23 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 23 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành ................................................................... 28
  5. iii 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 28 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 28 3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................ 32 3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 32 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34 4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng, thú y cho lợn tại Công ty CP Khoa học sự sống ............................................................................................ 34 4.1.1. Kết quả chăn nuôi đàn lợn .................................................................... 34 4.1.2. Kết quả công tác thú y ........................................................................... 34 4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học ................................................. 38 4.2.1. Tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ ................... 38 4.2.2. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy của lợn con bằng cây khổ sâm ............ 42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44 5.1. Kết luận .................................................................................................... 44 5.1.1. Phục vụ sản xuất....................................................................................44 5.1.2. Công tác thú y........................................................................................44 5.1.3. Tình hình mắc bệnh...............................................................................44 5.1.4. Đánh giá tay nghề..................................................................................45 5.2. Đề nghị.....................................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PHỤ LỤC acher H. (1992). The Efficacy of costat on E.immunological methols”, Vet 160(1993), P.207 - 214. 2. Niconxki V.V (1986), “Bệnh lợn con” (Tài liệu dịch, Phạm Quân và Nguyễn Đình Chí) Nxb Hà Nội, tr. 35 – 51.
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 31 Bảng 4.1: Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn sinh sản ............................. 34 Bảng 4.2: Kết quả công tác tiêm phòng đàn lợn ............................................. 35 Bảng 4.3: Kết quả công tác điều trị bệnh ........................................................ 37 Bảng 4.4: Tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai trong thời gian thực tập tốt nghiệp .................................................................................. 38 Bảng 4.5: Kết quả tỷ lệ mắc tiêu chảy theo giai đoạn của lợn ........................ 39 Bảng 4.6: Một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc tiêu chảy.......................... 41 Bảng 4.7: Kết quả bệnh điều trị tiêu chảy ở lợn con bằng cây Khổ sâm ........ 42
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự ĐC: Đối chứng ĐVT: Đơn vị tính KL: Khối lượng Nxb: Nhà xuất bản NC&PT: Nghiên cứu và phát triển TA: Thức ăn TTTA: Tiêu tốn thức ăn TN: Thí nghiệm UBND: Ủy Ban Nhân Dân
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong nền nông nghiệp Việt Nam thì ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá cao và đóng vai trò quan trọng, chăn nuôi không những cung cấp thực phẩm cần thiết cho con người mà còn tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân tăng thu nhập, làm giàu từ chăn nuôi chính vì thế cần phải được chú trọng nhiều hơn. Hiện nay ngành chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại ở nước ta ngày càng phổ biến và đạt hiệu quả kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Chăn nuôi lợn không những cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cao cho con người mà còn tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phân bón cho cây trồng.... Lợn rừng lai là con lai giữa lợn rừng và lợn nhà, đây là một loại lợn mang cả hai đặc tính của lợn rừng và lợn nhà vì vậy chúng có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Bên cạnh đó lợn rừng lai cũng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở miền bắc nước ta. Vì mang những đặc tính của lợn rừng và lợn nhà cho nên thịt lợn rừng lai được đánh giá là thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc nhưng mềm, ít mỡ, da dày, giòn, giá trị dinh dưỡng cao nên ngày càng được thị trường nhiều nơi ưa chuộng. Nhìn chung, mô hình chăn nuôi lợn rừng lai cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại cho các cơ sở chăn nuôi là bệnh tiêu chảy ở lợn con là bệnh phổ biến trong chăn
  9. 2 nuôi, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố trong thức ăn,...). Bệnh xảy ở khắp các nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không hợp vệ sinh, lợn con bị ảnh hưởng bởi yếu tố stress, khi lợn con mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng phát triển của chúng, gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng bệnh tiêu chảy cho lợn rừng lai góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở lợn con và đưa ra các biện pháp phòng trị, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại bệnh tiêu chảy gây ra ở lợn con. Tuy nhiên, sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thật sự mong muốn. Bệnh tiêu chảy ở lợn con vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi. Việc nghiên cứu sử dụng các loại thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn rừng đang được quan tâm. Trong đó, cây Khổ sâm là một trong những loại dược liệu quý thường mọc hoang hoặc được trồng phổ biến ở nước ta trong đó tập chung nhiều ở các tỉnh đồng bằng phía bắc. Lá cây Khổ sâm có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con vì chúng có tác dụng kháng sinh đối với trực khuẩn lỵ đồng thời có tác dụng kháng lỵ amip. Cây Khổ sâm đã góp phần không nhỏ trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con, cây Khổ sâm ngoài sử dụng các phương pháp như ép, giã lấy nước để cho lợn uống, còn có thể băm nhỏ và trộn vào thức ăn cho ăn để phòng trị bệnh. Ngoài ra các loại cây dược liệu còn có ưu thế lớn hơn các loại thuốc được điều chế từ các chất vô cơ bởi vì thành phần kháng sinh hay các chất có trong cây dược liệu khi nghiên cứu và sử dụng thì chưa phát hiện ra trường hợp nào bị nhờn thuốc, do
  10. 3 đó có thể sử dụng cây dược liệu đề điều trị lâu dài mà không lo đến vấn đề kháng sinh tồn dư trong cơ thể lợn hoặc gây những tác dụng phụ không mong muốn làm giảm hiệu quả điều trị cũng như hiệu quả kinh tế. Việc sử dụng cây dược liệu để điều trị bệnh tiêu chảy đã cho thấy hiệu quả hơn là sử dụng các loại thuốc tổng hợp từ các chất vô cơ. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên và giáo viên hướng dẫn, em tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu bệnh tiêu chảy của lợn rừng lai (đực rừng x nái meishan) giai đoạn theo mẹ và biện pháp phòng trị’ 1.2. Mục đích nghiên cứu - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn rừng lai nuôi tại trại. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn rừng con trong giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Xác định hiệu quả của việc sử dụng cây Khổ sâm trong điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn rừng lai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp các thông tin về tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai và hiệu quả sử dụng cây dược liệu trong việc phòng bệnh tiêu chảy ở lợn rừng lai. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình mắc bệnh tiêu chảy và hiệu quả sử dụng cây dược liệu trong việc phòng bệnh tiêu chảy từ những thuận lợi, khó khăn và hạn chế đã xác định giúp cho các trang trại chăn nuôi tham khảo để có được những cách điều trị và phòng bệnh tốt hơn.
  11. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Sơ lược về bệnh tiêu chảy Tiêu chảy là thuật ngữ để chỉ hiện tượng đại tiện phân lỏng, được mô tả phân dạng lỏng, nhiều nước hoặc có máu, mủ. Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Phạm Ngọc Thạch, 1996) [42]. Archie Hunter (2000) [8] cho rằng: Tiêu chảy chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường, khi gia súc đang thích ứng với sự thay đổi của khẩu phần thức ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù. Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra và được đánh giá là hội chứng phổ biến trong các bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể, nhưng khi cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 – 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75 -76% trở lên gọi là hội chứng tiêu chảy. 2.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn 2.1.2.1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do môi trường ngoại cảnh Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, các điều kiện về chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn, nước uống... Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ Văn Nam và cs, 1997 [22]).
  12. 5 Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu. Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết vận chuyển... làm giảm sức đề kháng của con vật thì vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh (Bùi Quý Huy, 2003 [11]). 2.1.2.2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do chăm sóc nuôi dưỡng Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [45] cho rằng: Khẩu phần ăn của vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc. Tác giả Laval A (1997) [1] cho rằng: thức ăn chất lượng kém, ôi thiu, khó tiêu hóa là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamine cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy. Nguyễn Xuân Bình (1997) [2] cho rằng: do thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú hoặc do sữa mẹ quá nhiều, lợn con bú bị dư chất đạm tiêu hóa không hết được trôi xuống ruột già ở đó có một số vi khuẩn sử dụng và phân hủy chất đạm sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới ỉa chảy. 2.1.2.3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do nhiễm nấm mốc có hại Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không tốt, không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc. Một số loài như: Aspergillus, Penicillium, Fusarium... có khả năng sản sinh ra nhiều loài độc tố, nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1). Lợn khi bị nhiễm độc thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa chảy, ỉa
  13. 6 chảy ra máu. Nếu trong khẩu phần ăn có 500 - 700μg aflatoxin/kg thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, giảm sức dề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác (Lê Thị Tài, 1997) [34]. 2.1.2.4. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do vi sinh vật * Nguyên nhân do vi khuẩn Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn con nói riêng có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có lợi cho cơ thể của vật chủ. Dưới một tác động bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột này bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một và loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn, hấp thu ở ruột bị rối loạn và hậu quả là lợn con bị tiêu chảy. Nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn, cho đến nay đã có rất nhiều công trình và các tác giả đã đề cập đến rất nhiều về vai trò của vi khuẩn E. coli. Theo Đỗ Ngọc Thúy và cs (2008) [44] khi nghiên cứu về đặc tính của một số chủng E. coli phân lập từ lợn mắc tiêu chảy tại tỉnh Hưng Yên cho biết số chủng mang kháng nguyên bám dính ở lợn trước cai sữa chiếm tỷ lệ 16,7%, sau cai sữa là 93,8%. Bên cạnh E. coli thì vi khuẩn Salmonella cũng là một loại vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Theo Phan Thanh Phượng (1988) [25] vi khuẩn Salmonella thường xuyên có trong đường ruột lợn và trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành độc và phát triển mạnh mẽ gây nên viêm ruột, ỉa chảy. Theo Radostits và cs (1997) [48] thì Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotyp Salmonella và chia ra 67 nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O. Cl. perfringens cũng là loài vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn con. Đây là một vi khuẩn yếm khí và cũng thường có trong đường tiêu hóa
  14. 7 của lợn con như E. coli và Salmonella. Theo Nguyễn Văn Sửu và cs (2008) [31] khi xác định tỷ lệ tiêu chảy do viêm ruột hoại tử tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên cho biết số lượng vi khuẩn Cl. perfringens ở phân lợn con tiêu chảy trung bình là 21,58 triệu trong 1g phân và ở lợn bình thường là 7,98 triệu. Như vậy, ba loại vi khuẩn E. coli, Salmonella và Cl. perfringens là 3 loại vi khuẩn thường gặp trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn con nói riêng. * Nguyên nhân do virus Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Porcine circovirus type 2 (PCV2), Rotavirus, TGE, PED, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức để kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính. a. Bệnh viêm ruột dạ dày truyền nhiễm (TGE) Virus TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Virus xuất hiện năm 1935 tại Mỹ và được mô tả lần đầu tiên vào năm 1946 . Tại Châu Á bệnh xuất hiện ở Triều Tiên, 1981; Thái Lan, 1987.... (Niconxki, 1986) [61], (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [7], virus TGE gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng. b. Bệnh tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn (PED) Bệnh PEG do một loại Coronavirus có tên CV777 gây ra. Bệnh xảy ra với lợn mọi lứa tuổi. Đặc tính kháng nguyên của loại virus này hoàn toàn
  15. 8 khác kháng nguyên của virus gây bệnh TGE. Thể bệnh PED giống như thể bệnh TGE, nhưng nhẹ hơn vì bệnh PED chỉ gây chết khoảng 60% lợn con dưới 21 ngày tuổi, 15% lợn vỗ béo (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [7]. c. Bệnh do Rotavirus Bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở lợn đang bú từ 1 – 6 tuần tuổi và cao nhất ở lợn khoảng 3 tuần tuổi. Nguyên nhân có thể do lúc 3 tuần tuổi lượng kháng thể ở sữa mẹ giảm, cùng với lợn vừa tập ăn đã tạo điều kiện cho bệnh xảy ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là lợn đi ỉa phân màu trắng hoặc vàng, lúc bị bệnh phân lợn lỏng như nước, sau đó vài giờ hoặc 1 ngày phân sẽ đặc hơn và có dạng như kem rồi keo quánh trước khi trở loại bình thường. Lợn tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông xù. Sau khi khỏi bệnh lợn còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, còn ở lợn lớn không có biểu hiện lâm sàng (Đào Trọng Đạt và cs, 1996) [7]. Bệnh tích: thành ruột non mỏng, dạ dày chứa cục sữa hơi vàng lổn nhổn, không tiêu mùi chua (Niconxki, 1986) [61] * Nguyên nhân do kí sinh trùng Khi ký sinh trong đường tiêu hóa ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra hội chứng tiêu chảy như: Sán lá ruột lợn (Fasciolopsis busky), giun đũa lợn (Ascaris suum)… Cầu trùng, giun, sán trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn nuôi trong các hộ gia đình tại Thái Nguyên. Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun tóc và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2006) [12]. Theo Phạm Sỹ Lăng (1997) [15] cho rằng lợn nuôi trong các hộ gia đình tại Hà Nội mắc tiêu chảy nhiễm cầu trùng là
  16. 9 56,93%, giun đũa là 35,77%, giun lươn là 60,58% và giun tóc là 28,47%. Tỷ lệ nhiễm nặng biến động từ 7,83 - 13,46%. Theo Phan Địch Lân (1997) [17], lợn nhiễm giun đũa với biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy vì giun đũa tác động bằng cơ giới gây viêm ruột, tiết độc tố để đầu độc và chiếm đoạt thức ăn của cơ thể lợn, làm cho lợn con gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, sinh trưởng phát dục chậm và không đầy đủ, sản phẩm thịt giảm đến 30%. 2.1.3. Hiểu biết về E. coli, Salmonella và cơ chế gây bệnh tiêu chảy 2.1.3.1. Hiểu biết về Escherichia coli Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) thuộc họ Enterobacteriaceae, nhóm Escherichiae, giống Escherichiae, loài Escherichia coli. Vi khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, là họ vi khuẩn thường trực ở trong ruột, chiếm tới 80% các vi khuẩn hiếu khí, vừa là vi khuẩn cộng sinh thường trực đường tiêu hoá, vừa là vi khuẩn gây nhiều bệnh ở đường ruột và ở các cơ quan khác (Lê Văn Tạo, 1997) [33]. Trong điều kiện bình thường, E. coli khu trú thường xuyên ở phần sau của ruột, ít khi có ở dạ dày hay đoạn đầu ruột non của động vật. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển nhanh về số lượng, độc lực, gây loạn khuẩn, bội nhiễm đường tiêu hoá và trở thành nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)[26]. * Đặc điểm về hình thái E. coli là một trực khuẩn Gram âm hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,6 x 2-3µ. Khi ở trong cơ thể động vật E. coli có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở quanh thân nên có thể di động được, không hình thành nha bào, có thể có giáp mô. Khi nhuộm bắt màu Gram âm, không hình thành nha bào, có thể có giáp mô. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc để nhuộm màu thì có thể thấy giáp mô, còn khi soi tươi không nhìn thấy được (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [38].
  17. 10 Dưới kính hiển vi điện tử người ta còn phát hiện được cấu trúc pili, là yếu tố mang kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli, (Nguyễn Như Thanh và cs, 1997) [40]. * Đặc tính nuôi cấy E. coli là trực khuẩn hiếu khí tùy tiện có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15- 240C, nhiệt độ thích hợp: 370C, pH thích hợp: 7,4; Vi khuẩn E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường: Môi trường nước thịt: phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màng xám nhạt. Canh trùng có mùi phân hôi thối; Môi trường thạch thường: ở 370C sau 24 giờ hình thành khuẩn lạc hình tròn ướt, trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm. Để lâu khuẩn lạc phát triển rộng ra và có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R (Rough) và M (Mucoid); Môi trường MacConkey: Khuẩn lạc có màu hồng cánh sen, tròn nhỏ, hơi lồi, không trầy, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường; Môi trường thạch máu: Khuẩn lạc to, ướt lồi, viền không nhọn, màu xám nhạt, một số chủng có khả năng và gây ra hiện tượng tan máu; Môi trường Endo: E. coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ; Môi trường EMB (Eosin methylen blue): E. coli hình thành khuẩn lạc màu tím đen; Môi trường Muler Kauffman: E. coli không mọc; Môi trường gelatin: Không làm tan chảy gelatin. * Đặc tính sinh hóa Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [41] vi khuẩn E. coli lên men sinh hơi các loại đường fructoza, glucoza, levuloza, galactoza, xyloza, ramnoza, manitol, mannit, lactoza. Trừ andonit và inozit, E. coli không lên men, trong khi đó Klebsiella lại lên men các loại đường này. Tất cả các E. coli đều lên men đường lactoza nhanh và sinh hơi, đó là một đặc điểm quan trọng, người ta dựa vào đó để phân biệt E. coli và Salmonella. Tuy nhiên, một vài chủng E. coli không lên men lactoza. E. coli không lên men dextrin, amidin,
  18. 11 glycogen, xenlobioza. Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [38], vi khuẩn E. coli còn còn một số đặc tính sinh hóa như: E. coli làm sữa đông sau 24 - 37 giờ ở 370C; Phản ứng sinh Indol: dương tính (+); Phản ứng sinh H2S: âm tính (-); Phản ứng M.R (Methyl Red): dương tính; Phản ứng V.P (Voges Proskauer): âm tính; Hoàn nguyên nitrat thành nitrit. * Đặc tính về cấu trúc kháng nguyên Khi nghiên cứu vi khuẩn E. coli, các nhà khoa học đã xác định được cấu trúc kháng nguyên gồm: Kháng nguyên vỏ K (Capsular) bao phủ kín kháng nguyên thân O (Somatic), Bên ngoài kháng nguyên vỏ là kháng nguyên lông H (Flagellar) và kháng nguyên F (Fimbrae) (hay còn gọi là kháng nguyên pili). Sau đây là cấu trúc của các kháng nguyên E. coli mà các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu: * Kháng nguyên O (Somatic): là thành phần của thân vi khuẩn bao bọc các vật chất di truyền bên trong. Theo Zinner và cs (1983) [49] kháng nguyên thân được coi như một loại độc tố, có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ của vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Kháng nguyên O được cấu trúc bởi các thành phần: Protenin: làm cho phức hợp có tính kháng nguyên; Polyosit: Tạo ra tính đặc hiệu của kháng nguyên; Lipit: Kết hợp với polyosit và là cơ sở của độc tính. * Kháng nguyên H (Flagellar): hay còn gọi là kháng nguyên lông của vi khuẩn và có bản chất là protein. Theo Orskov và cs (1980) [50] cho rằng: Kháng nguyên H của vi khuẩn E. coli không có vai trò về độc lực, đồng thời không có vai trò trong đáp ứng miễn dịch nên ít được quan tâm nghiên cứu, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong xác định giống, loài của vi khuẩn. * Kháng nguyên K (Capsular), còn gọi là kháng nguyên vỏ. Kháng
  19. 12 nguyên này có đặc tính ngăn cản sự ngưng kết của kháng nguyên O với kháng nguyên O tương ứng, nhưng khi đun nóng ở nhiệt độ 100 - 120°C thì kháng nguyên K sẽ mất tác dụng ngăn cản này. Theo Evan và cs (1973) [51] cho rằng: Kháng nguyên K lại có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng vệ của cơ thể. Kháng nguyên vỏ (K) gồm ba loại kháng nguyên là L, A và B Kháng nguyên L: Bị phân hủy khi đun sôi ở 100°C trong 1 giờ (Kháng nguyên không chịu nhiệt), trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng ngưng kết và không giữ được tính kháng nguyên; Kháng nguyên A: không bị phân hủy ở nhiệt độ 100°C trong 2 giờ 30 phút, tính kháng nguyên vẫn giữ nguyên nên người ta gọi là kháng nguyên chịu nhiệt. Kháng nguyên B: Loại này bị phân hủy khi đun sôi ở 100°C trong 1 giờ nên gọi là kháng nguyên không chịu nhiệt. Kháng nguyên K và yếu tố bám dính là yếu tố quyết định của vi khuẩn E. coli để gây được bệnh trong đường tiêu hóa của động vật. Để thực hiện chức năng này, mỗi loại vi khuẩn đều sản sinh ra một yếu tố đặc trưng, yếu tố này có cấu trúc đặc biệt phù hợp với cấu trúc của từng điểm tiếp nhận ở trên tế bào nhung mao ruột. * Kháng nguyên F (Fimbrae) (hay còn gọi là kháng nguyên pili): Ngoài lông vi khuẩn E. coli ra, còn có những sợi gần giống với lông đó là pili. Pili hay còn gọi là Fimbrae và có bản chất là protein. Dưới kính hiển vi điện tử, chúng có hình ảnh một chiếc áo lông bao bọc xung quanh vi khuẩn. Pili của vi khuẩn khác với lông ở chỗ là ngắn hơn, cứng hơn, không lượn sóng và không liên quan đến chuyển động. Kháng nguyên F có chức năng là giúp vi khuẩn bám giữ vào giá thể (màng nhầy của đường tiêu hóa), hay còn gọi là bám dính. Yếu tố bám dính có vai trò quan trọng trong việc tạo ra độc tố đường ruột và kích thích cơ thể gia súc thực hiện đáp ứng miễn dịch. Hầu hết các chủng ETEC đều có mang 1 hoặc nhiều các yếu tố bám dính như: F4(K88),
  20. 13 F5(K99), F6(987), F17, F18, F41. Ở lợn, các chủng vi khuẩn ETEC gây bệnh tiêu chảy chủ yếu nhất thường mang các yếu tố bám dính sau đay: Kháng nguyên F4(K88), Kháng nguyên F5(K99), Kháng nguyên F41. * Cơ chế gây bệnh Để có thể gây bệnh, trước hết vi khuẩn E. coli phải bám dính vào tế bào nhung mao ruột bằng các yếu tố bám dính như kháng nguyên F. Sau đó, nhờ các yếu tố xâm nhập (Invasion), vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô của thành ruột. Ở đó, vi khuẩn phát triển, nhân lên, phá huỷ lớp tế bào biểu mô, gây viêm ruột, đồng thời sinh sản độc tố đường ruột Enterotoxin. Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối, nước, làm rối loạn chu trình này. Nước từ cơ thể tập trung vào lòng ruột làm căng ruột, cùng với khí do lên men ở ruột gây nên một tác dụng cơ học, làm nhu động ruột tăng, đẩy nước và chất chứa ra ngoài, gây nên hiện tượng tiêu chảy. Sau khi đã phát triển ở thành ruột, vi khuẩn vào hệ lâm ba, đến hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu. Trong máu, vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào, gây dung huyết, làm cho cơ thể thiếu máu. Từ hệ tuần hoàn, vi khuẩn đến các tổ chức cơ quan. Ở đây, vi khuẩn lại phát triển nhân lên lần thứ hai, phá huỷ tế bào tổ chức, gây viêm và sản sinh độc tố gồm Enterotoxin và Verotoxin, phá huỷ tế bào tổ chức, gây tụ huyết và xuất huyết. 2.1.3.2. Hiểu biết về Salmonella * Đặc điểm về hình thái Salmonella là một loại hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1 -3µ, không hình thành nha bào và giáp mô, phần lớn giống Salmonella thường có từ 7 - 12 lông nên có khả năng di động được. Bắt màu Gram âm, dễ nhuộm với các thuốc nhuộm thông thường, (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [38]. Cũng giống như vi khuẩn đường ruột khác, vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi điện tử người ta phát hiện được trên bề mặt vi khuẩn thì ngoài lông ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2