
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 0
download

Khóa luận tốt nghiệp đại học "Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam" trình bày các nội dung chính sau: Nghiên cứu các yếu tố sinh thái tại khu vực trồng thử nghiệm; Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống cây Ba kích tím nuôi cấy mô tại huyện Tây Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ---------- HỨA LÊ ĐAN THỊNH NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY BA KÍCH TÍM (Morinda Officinalis How) NUÔI CẤY MÔ TẠI XÃ LĂNG, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2019
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ - HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY BA KÍCH TÍM (Morinda Officinalis How) NUÔI CẤY MÔ TẠI XÃ LĂNG, HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện HỨA LÊ ĐAN THỊNH MSSV: 2115012753 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH-KTNN KHÓA 2015 – 2019 Cán bộ hướng dẫn PGS.TS. VŨ THỊ PHƯƠNG ANH MSCB: T34-V070102-34081 Quảng Nam, tháng 05 năm 2019
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa Lý- Hóa –Sinh, quý thầy cô bộ môn Sinh đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên ngành bổ ích, giúp em trau dồi kiến thức để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Vũ Thị Phương Anh, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài nghiên cứu này. Xin cảm ơn Ủy ban Nhân dân xã Lăng, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Ninh, các tổ chức, các hộ gia đình đã hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình em học tập và thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã dành thời gian để đọc, nhận xét và chấm điểm giúp cho khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn. Do năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Em xin chân thành cảm ơn. Quảng Nam, tháng 05 năm 2019 Tác giả Hứa Lê Đan Thịnh
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Vũ Thị Phương Anh. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Hứa Lê Đan Thịnh
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BA : 6-benzyl adenine MS : Môi trường nuôi cấy Murashige and Skoog medium NAA : α-naphthalen acetic acid NCM : Nuôi cấy mô PE : Polyethylene TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình ảnh Trang Hình 1.1 Rễ cây Ba kích 5 Hình 1.2 Thân cây Ba kích 6 Hình 1.3 Lá cây Ba kích 6 Hình 1.4 Hoa của cây Ba kích 7 Hình 1.5 Quả cây Ba kích 7 Hình 1.6 Sơ đồ khu vực nghiên cứu xã Lăng, huyện Tây Giang 12 Cây Ba kích nuôi cấy mô tại vườn ươm xã Lăng, huyện Tây Hình 2.1 16 Giang Hình 2.2 Dụng cụ đo độ pH 17 Hình 2.3 Dụng cụ thu mẫu đất 17 Hình 2.4 Dụng cụ đo vi khí hậu cầm tay 18 Hình 2.5 Hố ô trồng cây Ba kích tím 19 Hình 3.1 Địa hình đồi núi thấp, dốc ít ở Tây Giang 23 Hình 3.2 Sinh trưởng của cây Ba kích tím nuôi cấy mô sau 3 tháng 26 Hình 3.3 Sinh trưởng của cây Ba kích tím nuôi cấy mô sau 9 tháng 26 Hình 3.4 Sinh trưởng của cây Ba kích tím nuôi cấy mô sau 15 tháng 29 Đo đường kính cổ rễ của cây Ba kích nuôi cấy mô trồng Hình 3.5 32 thuần sau 15 tháng Hình 3.6 Bộ rễ cây Ba kích tím nuôi cấy mô sau 9 tháng 33 Hình 3.7 Bộ rễ cây Ba kích tím nuôi cấy mô sau 15 tháng 34
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Kết quả vi khí hậu tại khu vực khảo sát ở xã Lăng, huyện Bảng 3.1 21 Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Kết quả thổ nhưỡng tại khu vực khảo sát ở xã Lăng, huyện Bảng 3.2 22 Tây Giang, tỉnh Quảng Nam Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng của giống cây Ba kích Bảng 3.3 24 tím nuôi cấy mô trồng tại xã Lăng, huyện Tây Giang Kết quả theo dõi khả năng tạo rễ củ của giống cây Ba kích Bảng 3.4 30 tím nuôi cấy mô trồng tại xã Lăng, huyện Tây Giang
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Tỉ lệ sống sót của cây Ba kích sau 15 tháng trồng thử Biểu đồ 3.1 25 nghiệm Chiều cao thân cây Ba kích sau 15 tháng trồng thử Biểu đồ 3.2 27 nghiệm Số lượng cành của cây Ba kích sau 15 tháng trồng thử Biểu đồ 3.3 28 nghiệm Biểu đồ 3.4 Số lượng lá cây Ba kích sau 15 tháng trồng thử nghiệm 28 Biểu đồ 3.5 Chiều dài rễ cây Ba kích sau 15 tháng trồng thử nghiệm 31 Đường kính cổ rễ của cây Ba kích sau 9 tháng trồng thử Biểu đồ 3.6 32 nghiệm Số lượng rễ chính của cây Ba kích sau 15 tháng trồng thử Biểu đồ 3.7 33 nghiệm
- MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 1.6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1.Giới thiệu về cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) ............................... 4 1.1.1. Phân loại và phân bố .................................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái .................................................................... 5 1.1.3. Công dụng và giá trị sử dụng ....................................................................... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Ba kích trên thế giới ......................... 10 1.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Ba kích ở Việt Nam.......................... 10 1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên của xã Lăng, huyện Tây Giang ....................... 12 1.4.1. Vị trí địa lý và diện tích.............................................................................. 12 1.4.2. Địa hình ...................................................................................................... 13 1.4.3. Khí hậu ....................................................................................................... 13 1.4.4. Thổ nhưỡng ................................................................................................ 13 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 16 2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 16 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 16 2.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................. 16 2.4.2. Phương pháp trồng cây ngoài tự nhiên ...................................................... 19
- 2.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng .......................................... 19 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 21 3.1. Kết quả phân tích các yếu tố sinh thái tại xã Lăng, huyện Tây Giang.......... 21 3.2. Kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Ba kích tím nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang ........................................................................................ 23 3.2.1. Khả năng sinh trưởng của cây Ba kích tím nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang ............................................................................................................. 24 3.2.2. Khả năng tạo rễ củ của cây Ba kích tím nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang ............................................................................................................. 30 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 35 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 35 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 36
- I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Quảng Nam là một tỉnh với nhiều kiểu địa hình, vừa có núi đồi vừa có đồng bằng ven sông, ven biển... đã tạo nên nhiều loại thực vật, đặc biệt là họ thực vật làm thuốc như: Sâm Ngọc Linh, Sa nhân, Giảo cổ lam, Ba kích tím, Đảng sâm, Ngũ vị tử, Đương quy… Cây dược liệu tỉnh Quảng Nam được đánh giá rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, nhiều loại quý có nguy cơ bị tuyệt chủng do sử dụng rừng và đất để canh tác không hợp lý, khai thác bừa bãi, việc khuyến khích bảo tồn, gây trồng, phát triển chưa được quan tâm đúng mức đã làm suy giảm nhanh số lượng và thành phần loài cây thuốc [19]. Cây Ba kích (Morinda officianalis How) hay còn gọi là Dây ruột gà là cây thuốc quý trong y học cổ truyền, có giá trị kinh tế cao. Đây là một loại dược liệu có tác dụng trợ dương, tăng cường gân cốt, tăng sức đề kháng, sức dẻo dai, khử phong thấp. Dịch chiết từ củ Ba kích có tác dụng giảm huyết áp, tác dụng nhanh với các tuyến cơ năng, bổ trí não, giúp ăn và ngủ ngon. Do nhu cầu sử dụng dược liệu tăng mạnh trong thời gian gần đây nên cây Ba kích bị khai thác ồ ạt, dẫn đến nguồn nguyên liệu đang trở nên kiệt quệ. Việc đáp ứng nhanh và bền vững nguồn giống Ba kích có chất lượng tốt đang là yêu cầu cấp bách [13]. Nhận thấy giá trị kinh tế cũng như giá trị về dược liệu từ cây Ba kích, trong những năm vừa qua, một số huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đã chú trọng nhân rộng diện tích trồng Ba kích tím tại địa phương, để cải thiện đời sống nhân dân cũng như bảo tồn được loại dược liệu quý hiếm này. Dưới sự hỗ trợ của huyện Tây Giang, số lượng cây dược liệu, trong đó có cây Ba kích tím được trồng ngày càng tăng lên. Đặc biệt huyện Tây Giang còn nhân rộng mô hình trồng Ba kích tím nuôi cấy mô tế bào [16]. Đối với nhu cầu xã hội về nguồn dược liệu ngày càng tăng nhanh thì việc nhân giống cây Ba kích tím nuôi cấy mô là một hướng đi cần thiết bởi có thể nhân số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn đủ cung cấp cho thị trường. Cây được trồng từ giống nuôi cấy mô sẽ mang nhiều ư u điểm, có sức trẻ hóa cao, cây con mang đuợc toàn bộ tiềm năng di 1
- truyền quý của bố mẹ, tăng sự đồng đều rừng trồng, cây trồng có sức sinh trưởng và phát triển cao, có tuổi thọ lớn. Cây con được tạo ra từ công nghệ nuôi cấy mô tế bào sẽ khắc phục những nhược điểm của việc tạo cây con từ hạt và giâm hom, từ đó cho ra năng suất cây trồng ngày càng cao [20]. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) nuôi cấy mô tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các đặc điểm sinh thái tại khu vực trồng thử nghiệm; - Trồng thử nghiệm giống cây Ba kích tím nuôi cấy mô tại vùng xã Lăng, huyện Tây Giang. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Giống cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) nuôi cấy mô. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: Tháng 2/2018 đến tháng 4/2019. 1.5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố sinh thái tại khu vực trồng thử nghiệm; - Nghiên cứu trồng thử nghiệm giống cây Ba kích tím nuôi cấy mô tại huyện Tây Giang. 2
- 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp trồng cây ngoài tự nhiên - Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng - Phương pháp xử lý số liệu 3
- II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) 1.1.1. Phân loại và phân bố Tên khoa học: Morinda officinalis How Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Hoa môi (Lamiidae) Bộ: Long đởm (Gentianales) Họ: Cà phê (Rubiaceae) Chi: Nhàu (Morinda) Loài: Morinda officinalis How Tên thường gọi: Ba kích [3]. Ba kích còn có tên khác là Ba kích thiên, Chẩu phóng xì (Tày), Chày kiềng đòi (Dao), dây ruột gà, thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, sáy cày (Thái), liên châu Ba kích,... Trong dân gian còn gọi là cây ruột gà [8,11]. Ba kích có nguồn gốc từ Đông Nam Á, trên thế giới Ba kích phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Úc, New Guinea và Polynesia. Riêng ở Trung Quốc, Ba kích có phân bố tự nhiên khá rộng ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Quảng Tây và đảo Hải Nam [12]. Ở Việt Nam, cây Ba kích phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du phía Bắc, bao gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa; phía nam có Đèo Sương Mù Huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), Tây Giang (Quảng Nam) [6]. 4
- 1.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh thái a) Đặc điểm hình thái Cây Ba kích có hai loại là Ba kích tím và Ba kích trắng. Ba kích tím có lõi củ màu tím, Ba kích trắng có lá bầu, lõi củ màu vàng hoặc hồng vàng. Rễ cây có dạng trụ tròn phân nhánh nhiều cấp thành bộ phận rễ, phân bố tỏa tròn xung quanh gốc. Rễ dài không bằng nhau, vặn vẹo như ruột gà, đường kính 1,5 – 2cm. Nhìn bên ngoài có vết thắt từng đoạn, nhiều đoạn nứt sâu để lộ lõi gỗ bên trong. Vỏ ngoài màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, nhám, có nhiều vân dọc. Bên trong là thịt củ dày, nạc, màu tím hoặc trắng ngà, không mùi, vị ngọt và hơi chát. Trong cùng là lõi củ [3]. Hình 1.1. Rễ cây Ba kích Cây Ba kích thuộc loại cây leo, thân thảo, sống lâu năm. Cây leo bằng thân quấn vào cành cây khác hoặc tự cuốn thành bụi lớn. Thân non màu tím, có lông bao phủ, sau trở nên nhẵn hơn, cành non có cạnh mọc chằng chịt vào nhau, thân già nhẵn có màu nâu [3]. 5
- Hình 1.2. Thân cây Ba kích Lá cây mọc đối, thuôn nhọn, dày và cứng. Phiến lá thường có hình mác thuôn nhọn, hình elip thuôn dài nhọn, hình mác ngược hay hình trứng. Phiến lá dài 3 – 16cm, rộng 1,9 – 6,5cm. Lúc non lá có màu xanh hoặc tím, có lông dài ở mặt dưới, các lớp lông tơ tập trung ở các gân và mép lá, màu xanh lục. Lá già ít lông hơn và có màu trắng mốc. Lá kèm mỏng dạng hình ống, ôm sát thân [3]. Hình 1.3. Lá cây Ba kích 6
- Hoa nhỏ màu trắng, về sau chuyển màu vàng, mọc thành cụm, tập trung thành tán tròn ở đầu cành từ 2 - 10 hoa. Cụm hoa chủ yếu là sim tán kép, ít khi là cụm hoa tán đơn. Hoa nhỏ, dài từ 0,3 – 1,5cm. Đài hoa hình ống hay hình chén, có 3 – 4 lá đài nhỏ hình tam giác ngược phát triển không đều. Tràng hoa màu trắng, ống tràng dài 2 – 3mm, họng có lông, ở đầu có 3 – 4 cánh tràng dạng tam giác nhỏ. Nhị ở đáy của sống tràng, bầu hạ chẻ đôi ở đỉnh, chỉ nhị cực ngắn. Vòi nhụy ngắn, đầu nhụy hai thùy. Mùa hoa vào tháng 5, tháng 6 [6]. Hình 1.4. Hoa của cây Ba kích Quả dạng hạch, hình cầu, hoặc dính vào nhau, đường kính 6 – 11mm. Khi chín quả màu đỏ, bên trong có 4 hạt nhỏ hình bầu dục hay trứng ngược, màu vàng, vỏ hạt nhám. Quả ra từ tháng 7 đến tháng 10. Ở cụm quả đơn, quả có cuống rõ ràng. Mỗi quả có 4 hạt. Hạt có lông màu hồng, khi khô màu trắng. Quả ra từ tháng 7 đến tháng 10, chín từ tháng 10 - 11, cá biệt có thể quả chín từ tháng 9 hoặc kéo dài tới đầu tháng 12. Hạt nhỏ và có màu vàng nhạt, vỏ hạt nhám [3]. Hình 1.5. Quả cây Ba kích 7
- b) Đặc điểm sinh thái Ba kích là loài cây thích ứng rộng với điều kiện sinh thái. Cây mọc tốt ở các vùng đất khác nhau kể cả nơi đất nghèo kiệt, vùng có độ tán che thấp (30- 50%) hay những nơi có nhiệt độ mùa khô 8-250C và mùa nóng từ 25-380C. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có khả năng chịu bóng, mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, dưới tán một số kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh gồm cây bụi và dây leo chằng chịt hoặc ở bờ nương rẫy [3]. Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Ra hoa quả hằng năm. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt hoặc mọc cụm chồi từ các phần còn lại sau khi chặt, phần rễ còn sót lại khi khai thác cũng có thể nảy mầm thành cây mới. Trên các loại đất như feralit đỏ – vàng hay vàng – đỏ có tầng đất thịt ở trên tương đối dày, có kết cấu tượng hạt và kết vón nhưng không có đá ong chặt, cây Ba kích có thể mọc tự nhiên và sinh trưởng tốt. Loại đất này luôn ẩm, hơi chua, pH từ 3,6 đến 4,1, hàm lượng mùn từ 3,78 – 5,91%. Hàm lượng tổng số các chất trong 100g đất lần lượt là: Nitơ 0,24 – 0,34mg, Lân 0,7 – 1,5mg và Kali 7mg. Ngoài ra, Ba kích có thể sống trên đất feralit đỏ sẫm. Tầng đất mặt ở đây tương đối dày (tới 1m), thành phần cơ giới nặng, cấu tạo hạt chắc và tơi xốp, pH hơi chua đến trung tính (4,5 – 6), hàm lượng mùn ở mức trung bình (3 – 4%) [5]. Cây Ba kích sử dụng các chất hữu cơ và khoáng có sẵn trong đất. Trong tự nhiên, lá cây mục và các sản phẩm thứ cấp khác là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong trồng trọt, Ba kích được trồng trên các loại đất gần như không còn các lớp phủ thực vật thì nguồn cung cấp này do phân bón. Lân giúp cho cây đậu quả tốt, hạt chắc. Kali làm cho bộ rễ của Ba kích phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, nếu trong đất thiếu Mg cũng gây ra cây bị bệnh vàng xung quanh lá và có thể dẫn đến rụng lá [4]. 1.1.3. Công dụng và giá trị sử dụng Cây Ba kích (Morinda officinalis How) là cây dược liệu được sử dụng rộng rãi như một loại dược liệu quý có tác dụng bổ thận âm, bổ thận tráng 8
- dương, tăng cường gân cốt, khử phong thấp. Ngoài ra các dịch chiết từ Ba kích còn có tác dụng tăng sức dẻo dai, sức đề kháng, chống viêm… Nhiều nghiên cứu cho thấy rễ của cây Ba kích có các tác dụng sau: - Tăng sức dẻo dai: Trên thực nghiệm, khi dùng Ba kích với liều 5-10g/kg thể trọng dùng liên tiếp 7 ngày thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho súc vật thí nghiệm. - Tăng sức đề kháng: dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên chuột nhắt trắng, với liều 15g/kg, Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại. - Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, Ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt [18]. - Dịch chiết của rễ cây Ba kích có tác dụng chống stress, chống trầm cảm, và kháng oxy hóa. - Rễ Ba kích chiết xuất bằng rượu có tác dụng tăng cường co bóp ruột, có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; hạ huyết áp; tăng cường não; ngủ ngon. - Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục. Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng cây Ba kích chưa thấy kết quả [17]. - Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và một số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh 9
- nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt [17]. 1.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Ba kích trên thế giới Trên thế giới rất ít có tài liệu công bố về nghiên cứu cũng như gây trồng Ba kích, một số tài liệu tại Trung quốc chỉ công bố một số thông tin sơ lược nhưng không đi vào chi tiết các tiến bộ kỹ thuật trong nhân giống và gây trồng. Tại Trung Quốc, tác giả Chen Wei và cộng sự (2006) đã nghiên cứu nuôi cấy mô và nhân nhanh cây Ba kích từ lá, chồi ngọn và thân. Kết quả cho thấy rằng môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA, 0,5 mg/l NAA là môi trường tốt nhất để kích thích các chồi phân chia (95%) khi nuôi cấy đoạn mắt thân. Các chồi bất định ra rễ trên môi trường MS không bổ sung các hoocmon sinh trưởng (85%), và 90% các chồi đã ra rễ sống sót sau khi cấy [15]. Tại Trung Quốc Ba kích được trồng dưới tán rừng, nơi có độ dốc từ 10o- 30o, đất màu đỏ sâu và ẩm, trong 3 năm đầu cần có độ tàn che và sau 3 năm thì cần điều chỉnh đủ ánh sáng, nhưng không rõ là bao nhiêu phần trăm. Giai đoạn từ 3-5 năm Ba kích sinh trưởng phát triển nhanh nhất và sau 6 năm có thể khai thác cho hiệu quả cao nhất [11]. 1.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Ba kích ở Việt Nam Việc nhân giống Ba kích tím đã và đang rất được quan tâm nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau: bằng hạt, hom, nuôi cấy in vitro. Xu thế hiện nay là sử dụng cây in vitro vì phương pháp này có nhiều ưu thế: Tạo ra được giống sạch bệnh với số lượng lớn trong thời gian ngắn, năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, bảo tồn được những giống cây quý hiếm, tạo dòng đơn bội… Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân giống in vitro cây Ba kích tím. Năm 2003, Vũ Hoài Sâm, Phạm Văn Hiển và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây Ba kích tím. Sau khi tạo rễ trong ống nghiệm, cây con được chuyển ra giá thể đất và trấu hun (tỉ lệ 1 : 1). Sau 10 ngày cây ra rễ mới và sinh trưởng bình thường (tỉ lệ sống đạt 70 - 80%) [10]. Năm 2010, quy trình nhân giống cây Ba kích tím có nguồn gốc từ huyện Tây Giang, Quảng Nam bằng nuôi cấy mô đã được hoàn thiện bởi Võ Châu Tuấn 10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục tiểu học: Dạy học trải nghiệm sáng tạo chủ đề Vật chất và Năng lượng trong môn Khoa học 4
116 p |
4 |
4
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng phương pháp quy nạp toán học vào giải một số dạng toán ở trường trung học phổ thông
67 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng nguyên lí khởi đầu cực trị và nguyên lí Dirichlet để giải các bài toán thi học sinh giỏi Trung học phổ thông
52 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích vô hướng của hai vector và ứng dụng
43 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Sử dụng thơ, truyện thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non
112 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã sử dụng tại trường Đại học Quảng Nam
66 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Xây dựng hệ thống bài tập sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Khoa học lớp 4
156 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH đầu tư xây dựng Xuân Cương
119 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ trong văn miêu tả lớp 5
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hoàng Hải NB
130 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm: Ứng dụng của phương pháp quy nạp toán học trong giải toán ở trường trung học phổ thông
82 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Trang
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột thiết kế kế hoạch dạy học môn Khoa học lớp 5
136 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May Áo cưới thời trang chuyên nghiệp
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hải Nam
140 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục mầm non: Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
94 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng các phép suy luận và chứng minh vào dạy học chủ đề số tự nhiên cho học sinh tiểu học
163 p |
0 |
0
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: “Phối hợp tự luận và trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán trung học phổ thông” (Thể hiện thông qua chương “Bất đẳng thức - bất phương trình” lớp 10)
82 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
