Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn Lang Đông Khê tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
lượt xem 9
download
Mục đích của Khoá luận nhằm nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn Lang Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao hiểu biết về thực tế, phục vụ cho công tác sau này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn Lang Đông Khê tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THỊ HOA Tên đề tài: “THEO DÕI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA LỢN LANG ĐÔNG KHÊ TẠI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Lớp: K47 - CNTY - N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm THÁI NGUYÊN, 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên và thời gian thực tập tại các nông hộ ở huyện Thạch An- tỉnh Cao Bằng, bản thân đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô giáo, chú Nông Trung Hiếu, Trưởng phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Chị Nông Thị Điềm chuyên viên phòng nông nghiệp huyện Thạch An. Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn và sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin cảm ơn đến TS. Bùi Thị Thơm, cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo động viên, giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thạch An cùng một số nông hộ tại xã Trọng Con, xã Đức Thông huyện Thạch An đã tạo điều kiện và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin được cám ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 03 tháng 5 năm 2019 Sinh Viên Hoàng Thị Hoa
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .......................................................... 43 Bảng 4.2. Kết quả theo dõi đặc điểm ngoại hình về một số bộ phận của lợn Lang . 44 Bảng 4.3. Kết quả khối lượng của lợn thí nghiệm qua các kỳ cân (kg) ............ 45 Bảng 4.4. Kết quả về sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) . 47 Bảng 4.5. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn Lang Đông Khê ......................................................................................................... 48 Bảng 4.6. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản theo lứa của lợn Lang Đông Khê... 49 Bảng 4.7. Tình hình đẻ của đàn lợn nái (n=18) ....................................................... 50 Bảng 4.8. Kết quả mắc bệnh và điều trị bệnh của lợn con theo mẹ ................... 50
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản MMA : Mastitis Metritis Agalactia - Hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa E. coli : Escherichia coli TB : Trung bình TT : Thể trọng VSV : Vi sinh vật
- iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................................... 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ................................................................................................ 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................................ 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3 2.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở thực tập .............................................................................. 3 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................... 3 2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi thực tập .......................................................................... 3 2.2. Cơ sở khoa học ............................................................................................................... 3 2.2.1. Một số đặc điểm sinh học của lợn Lang ...................................................................... 3 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn Lang Đông Khê ........................................................ 21 2.2.3. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng ở lợn ......................................................... 31 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn .......................................... 33 2.3. Nghiên cứu trong và ngoài nước................................................................................... 36 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................................. 36 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................................................. 38 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............... 40 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 40 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................................... 40 3.3. Nội dung thực hiện và các chỉ tiêu theo dõi ................................................................. 40 3.3.1. Nội dung .................................................................................................................... 40 3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 40 3.4. Phương pháp theo dõi và xác định các chỉ tiêu............................................................. 41
- v 3.4.1. Phương pháp theo dõi về đặc điểm sinh học ở lợn Lang Đông Khê ......................... 41 3.4.2. Phương pháp theo dõi về sinh sản ở lợn Lang Đông Khê ......................................... 42 3.4.3. Phương pháp theo dõi về khả năng sinh trưởng ở lợn Lang Đông Khê .............Error! Bookmark not defined. 3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 42 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 43 4.1. Công tác phục vụ sản xuất ............................................................................................ 43 4.2. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................................... 43 4.2.1. Kết quả theo dõi đặc điểm sinh học của lợn Lang ..................................................... 43 4.2.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của lợn Lang Đông Khê theo lứa ..............Error! Bookmark not defined. 4.2.4. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm .................................................................... 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 51 5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 51 5.2. Tồn tại ........................................................................................................................... 51 5.3. Đề nghị .......................................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 52 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với xu hướng chung của nhu cầu xã hội, những năm trở lại đây ngành chăn nuôi ở nước ta cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong các ngành chăn nuôi thì ngành chăn nuôi lợn có một vị trí vô cùng quan trọng không thể thay thế trong ngành chăn nuôi gia súc trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị với tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất khí biogas làm nhiên liệu đốt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như: Lông, da, mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến. Mặt khác, nước ta cũng có những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn phát triển kinh tế như khí hậu, nguồn nguyên liệu, diện tích, nhân công lao động…. hơn nữa là kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống từ xa xưa để lại. Để phát triển hơn nữa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta, chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công. Nâng cao chất lượng chăn nuôi lợn nái sinh sản để có đàn con nuôi thịt sinh trưởng và phát triển tốt, và đây cũng chính là mắt xích quan trọng để tăng nhanh đàn lợn cả về số lượng và chất lượng. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập, chúng tôi thực hiện đề tài: "Theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn Lang Đông Khê tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn Lang Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. - Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao hiểu biết về thực tế, phục vụ cho công tác sau này.
- 2 - Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nâng cao năng suất đàn lợn giống, góp phần vào sự phát triển kinh tế. - Hình thành phong cách làm việc sáng tạo. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Từng bước hoàn thiện quy trình chăn nuôi và quá trình chăm sóc cho lợn Lang. - Kết quả của đề tài là khuyến cáo bổ ích cho tập thể, cá nhân, các hộ gia đình chăn nuôi lợn nái Lang Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Mặt khác kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu và phát triển nhân rộng giống lợn Lang ở các địa phương khác.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý Huyện Thạch An nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 38 km, phía Bắc giáp huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng; Phía Đông Nam giáp huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn); Phía Tây giáp huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn); Phía Đông giáp huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc). Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km, Diện tích tự nhiên của huyện là 690,79 km2. 2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi thực tập - Được sự nhất trí và tạo điều kiện của Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Thạch An, và sự hướng dẫn tận tình của chị Nông Thị Điềm đã giúp đỡ bà con nông hộ trên các địa bàn xã thực hiện nuôi và chăm sóc, bảo tồn giống lợn Lang. - Là cơ sở để nghiên cứu thực hiện đề tài "Theo dõi đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn Lang Đông Khê tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng’’. 2.2. Cơ sở khoa học 2.2.1. Một số đặc điểm sinh học của lợn Lang 2.2.1.1. Đặc điểm ngoại hình: - Về kết cấu ngoại hình lợn Lang có màu đen trắng, lông da Lang từng nhóm to nhỏ trên mình, màu đặc trưng giống lợn móng cái và lợn địa phương. Lợn Lang đầu đen, giữa trán có điểm loang trắng hình tam giác. Đầu to vừa phải mõm bé và dài, tai to, đứng, cúp về phía trước, cổ ngắn, lưng ngắn và võng, bụng to, võng và xệ nên hai hàng vú thường xuyên quét đất. Lông ngắn và thưa, mõn ươn ướt, mắt tinh nhanh, đuôi phe phẩy lợn có chửa bầu vú quét đất, núm vú chìa ra, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao, Chân ngắn bụng xệ nên trông thấp.
- 4 Về kết cấu ngoại hình lợn Lang có đặc điểm là lưng võng, bụng xệ, càng lớn càng xệ, càng võng, vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di động khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất. Có 12-14 vú, có khả năng tiết sữa cao. - Đặc điểm sinh trưởng Lợn Lang là giống thành thục sớm, thời gian sinh trưởng ngắn. Khối lượng sơ sinh 0,5 - 0,7 kg/con, khối lượng cai sữa 6-8 kg/con, khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 28,5 - 40kg; khối lượng lúc 10 tháng tuổi đạt 60kg; khối lượng trưởng thành đạt 100-120 kg. Mổ thịt ở khối lượng 100 kg cho 79% móc hàm, tỷ lệ thịt nạc 38,6%, dày mỡ lưng 4,5 cm. Mổ thịt ở khối lượng 63 - 65 kg lúc 9 tháng tuổi có tí lộ móc hàm 78%, tỉ lệ nạc là 44,1%, dày mỡ lưng 3,6 cm. - Khả năng sinh sản Lợn Lang là giống lợn thành thục sớm: lợn đực 2 tháng tuổi có thể giao phối và thụ thai, lợn cái 3 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục, chu kỳ động dục bình quân 21 ngày (18-25 ngày), thời gian động dục 3-4 ngày, thời gian chửa bình quân 114 ngày, thời gian động dục trở lại sau cai sữa 5-7 ngày. Lợn Lang là giống lợn mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo. Có thể đẻ từ 10- 12 con/lúa, khối lượng sơ sinh 0,5 - 0,7 kg/con, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 80- 90%. So với các loại lợn Lang khác thì các chi tiêu trên đều cao hơn từ 5 - 7%. - Kết luận Lợn Lang là giống lợn có tầm vóc tương đối lớn so với các giống lợn trong vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tuổi thành thục sớm, mắn đẻ, đẻ sai con, khả năng nuôi con khéo, khả năng tiêu hoá và lợi dụng thức ăn thô xanh tốt. Một số hạn chế là kết cấu ngoại hình xấu, lưng võng, bụng xệ, tỷ lệ nạc thấp. Phương hướng công tác giống đối với giống lợn Lang là tăng cường chọn lọc giống để nâng cao tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn Lang. 2.2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn Lang Tiêu hoá là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn thông qua tác động cơ học, hoá học và vi sinh vật học để biến các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể động vật có thể hấp thu và sử dụng được. * Cấu tạo giải phẫu cơ quan tiêu hoá của lợn
- 5 Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)[16], Cơ quan tiêu hoá của lợn bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Miệng của lợn, ngoài chức năng lấy thức ăn còn có các bộ phận khác tham gia quá trình tiêu hoá đó là răng và tuyến nước bọt. Dạ dày lợn là loại dạ dày trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép. Dạ dày lợn bao gồm 3 phần chính: Thượng vị, thân vị và hạ vị phần thượng vị của lợn còn một phần hơi phình ra như một cái túi người ta gọi là túi mù. Do cấu tạo như vậy nên chức năng tiêu hoá của dạ dày lợn cũng có phần hơi khác hơn các động vật dạ dày đơn khác. Ruột lợn cũng chia làm 2 phần chính là ruột non và ruột già. Ruột non được chia ra thành tá tràng, không tràng và hồi tràng. Ruột già chia làm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ngoài ra còn có sự tham gia của tuyến mật và tuyến tụy vào quá trình tiêu hoá. Các cơ quan này tiết ra các dịch tiêu hoá giúp cho quá trình tiêu hoá thức ăn được hoàn thiện. Cơ quan tiêu hoá của lợn phát triển rất nhanh kể từ khi lợn con sinh ra. Sự phát triển này bao gồm cả sự phát triển về dung tích và sự hoàn thiện về chức năng của cơ quan tiêu hoá. * Tiêu hoá ở miệng Ở miệng của lợn quá trình tiêu hoá diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức: cơ học (quá trình nhai thức ăn) và hoá học (do tác dụng của men tiêu hoá trong nước bọt) Động tác ăn của lợn là dùng mõm lấy thức ăn, vừa ăn vừa nhai và vừa nuốt liên tục nên thường phát ra tiếng kêu ồm ộp. Khi ăn thức ăn dạng bột, khô thì động tác ăn chậm hơn vì phải nhai để tẩm nước bọt, ướt thức ăn thì mới nuốt được. Lợn dùng răng để nhai nghiền thức ăn. Răng lợn có 44 chiếc, được bố trí cân đối cho hàm trên, hàm dưới và hai bên của hàm theo thứ tự như sau: răng cửa 12 chiếc, răng nanh 4 chiếc, hàm trước 16 chiếc và hàm sau 12 chiếc. răng lợn rất phát triển, sắc nhọn. Tuy nhiên do bản chất háu ăn, ăn nhanh nên lợn ít nhai nghiền. Lợn lấy thức ăn và nhai trong thời gian rất ngắn, do vậy thức ăn dừng ở khoang miệng không lâu đã được chuyển xuống dạ dày. Mặc dù vậy nước bọt của lợn vẫn được tiết ra với một số lượng lớn khoảng 15 -16 lít trong một ngày đêm. Lượng nước bọt tiết ra còn bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các chất kích thích khác như HC1, axit lactic, axit fomic và axit axetic. Những axit này kích thích tiết nhiều nước bọt. Thức
- 6 ăn khô cũng làm tăng tiết nước bọt hơn thức ăn ẩm ướt. Ngoài ra, lượng nước bọt tiết ra tăng theo tuổi, rõ rệt nhất là từ khi cai sữa chuyển sang ăn thức ăn thực vật. Về thành phần của nước bọt như lượng vật chất khô, nồng độ nitơ, hàm lượng amiloza và tỷ trọng cũng tăng theo tuổi. Nước bọt do các tuyến mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi tiết ra. Nước bọt của lợn là một dịch thể màu ánh sữa, loãng, pH 7,32, tỷ trọng từ 1,002 - 1,009, vật chất khô từ 1,0 - 1,2%. Thành phần của nước bọt gồm có: nước, muxin và men tiêu hoá tinh bột (amylase và maltase). Tuyến mang tai của lợn hầu như tiết liên tục, một nửa số nước bọt được tiết ra từ tuyến này, các men amylase và maltase chủ yếu được tiết ra từ đây. Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tuyến dưới tai. Khi lợn ăn thức ăn lỏng, thức ăn trộn nước thì tuyến mang tai giảm tiết nước bọt. Tuyến dưới hàm tiết nước bọt có tính kiềm, chủ yếu là dịch nhờn. Tuyến dưới lưỡi tiết dịch nhầy mucin. Hai tuyến này tiết dịch theo giai đoạn, bắt đầu tiết khi ăn. Tác dụng của nước bọt là làm cho dễ nhai, dễ nuốt thức ăn. Các men trong nước bọt (amilaza, mantaza) có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu hoá tinh bột. Dưới tác dụng của các men tiêu hoá của nước bọt, tinh bột sẽ được chuyển thành đường đơn. Tác dụng của enzim bắt đầu từ khoang miệng và tiếp tục trong các lớp thức ăn ở dạ dày trong vòng 5 - 6 giờ kể từ khi thức ăn chuyển từ khoang miệng vào dạ dày. * Tiêu hoá ở dạ dày Tiêu hoá ở dạ dày lợn gồm hai quá trình cơ học và hoá học: Cơ học: là sự co bóp nhào trộn thức ăn do cơ trơn của dạ dày thực hiện. Quá trình này rất quan trọng: vừa làm cho thức ăn nát nhuyễn, vừa làm cho thức ăn ngấm đều các men tiêu hoá để sự tiêu hoá được triệt để hơn. Hoá học: là quá trình tác động của các men tiêu hoá do dịch vị tiết ra. Ở dạ dày lợn có 2 kiểu phân tiết dịch: Một là sự phân tiết mang tính kiềm ở vùng thượng vị, ở đây lượng dịch được tiết ra rất hạn chế so với tổng số dịch tiết.
- 7 Còn một sự phân tiết khác mang tính axit từ vùng thân vị và hạ vị, lượng phân tiết này rất lớn từ sau khi ăn thức ăn vào. Trong dạ dày lợn có quá trình lên men vi sinh vật ở manh tràng tạo ra các axit béo, nhưng không đáng kể, hàm lượng thấp chỉ khoảng 0,1%. Dạ dày lợn có đặc điểm nhu động yếu, nên thức ăn được xếp thành lớp làm cho hoạt tính enzyme và độ axit của các lớp thức ăn không giống nhau. Ở vùng hạ vị và phần thức ăn nằm sát vách dạ dày thì thức ăn được trộn với dịch vị tốt hơn. Ở vùng lõi và thượng vị, thức ăn giữ được môi trường nhiều kiềm và men tiêu hóa của nước bọt nên tiêu hoá tinh bột vẫn tiếp tục xảy ra. Đặc điểm tiêu hoá ở dạ dày lợn con: Lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dạ dày không có HC1 tự do, lúc này lượng axit tiết ra ít và nhanh chóng liên kết với dịch nhầy. Vì thiếu HC1 tự do trong dịch vị nên vi sinh vật có điều kiện phát triển gây bệnh đường tiêu hoá của lợn con. Do thiếu HC1 tự do nên trong giai đoạn này men pepsin không hoạt động hoặc hoạt động kém. Tác dụng tiêu hoá lúc này chủ yếu là men chymosin. Men này tăng dần lên từ lúc lợn mới sinh đến lúc 1 tháng tuổi sau đó 91 thì giảm xuống. Bù vào đó, men pepsin lúc này đã có khả năng hoạt động và số lượng được tiết ra tăng dần lên. Hoạt động tiêu hoá của dịch dạ dày của lợn con có ý nghĩa bắt đầu từ khoảng ngày tuổi thứ 20 trở đi và ở 2 - 3 tháng tuổi thì đạt tương đương ở lợn trưởng thành. Khả năng tiêu hoá protein của sữa lợn mẹ tốt hơn sữa bò ở lợn con độ tuổi 6-10 ngày, sau đó từ ngày tuổi thứ 16 - 20 khả năng tiêu hoá của hai loại tương đương nhau. Ở ngày tuổi thứ 30 trở đi, khả năng tiêu hoá protein sữa của dịch dạ dày giảm dần. Thời gian di chuyển của sữa lợn mẹ và sữa bò từ dạ dày đến ruột non tương đương nhau. Lợn con 2 - 4 tuần tuổi sau 30 phút có 35% sữa xuống đến ruột non, sau 1 giờ là 60% và sau 2 giờ là 90%. Việc nghiên cứu về sự phát triển của dạ dày và toàn bộ hệ thống tiêu hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung thức ăn cho lợn con bú sữa. *Tiêu hoá ở ruột non
- 8 Thức ăn khi chuyển xuống tới ruột non sẽ được tiêu hoá triệt để nhất nhờ tác động của các men của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. - Dịch tụy: lượng dịch tụy tiết ra thay đổi theo lứa tuổi, ở lợn con, lượng dịch tụy tiết thấp khoảng 500 ml/ngày đêm, trong khi đó ở lợn có khối lượng 100kg sẽ tiết ra khoáng 8 lít. Thành phần dịch tụy tiết ra cũng thay đổi theo thành phần thức ăn. Theo Aumaitre (1971); Corning và Saucier (1972) thì lượng enzym tiêu hoá protein trong dịch tụy sẽ cao lên nếu lợn ăn được các khẩu phần ăn giàu protein và ngược lại amilaza sẽ cao lên khi lợn ăn được khẩu phần ăn giàu tinh bột và nghèo protein. Ngoài ra thành phần enzyme còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Theo tác giả Szabo, Ribi Zayne và Ragai (1976) thì ở lợn con 4-5 tuần tuổi, lượng amilaza và ligaza tuyến tụy sẽ cao trong điều kiện môi trường nhiệt độ thấp và ngược lại trong môi trường nhiệt độ cao hàm lượng các enzym này sẽ giảm. Tiêu hóa protein: tiêu hóa protein ở ruột non rất triệt để nhờ hai men quan trọng nhất là trypsin và chimotrypsin. Nó phân giải protein thành polipeptit và một ít axit amin. Men chymotrypsin phân giải protit và polipeptit phân tử lớn thành peptit và axit 92 amin, Chymotrypsin có tác dụng yếu hơn trypsin. Men cacboxipeptidaza tác dụng lên polipeptit về phía nhóm carboxyl tự do và tách axit amin ra khỏi phân tử. Men peptidase phân giải peptit thành 2 axit amin tự do. Tiêu hoá tinh bột: men amilaza phân giải tinh bột thành dextrin và maltose. Tác dụng của amylase dịch tụy mạnh hơn nhiều so với amilaza trong nước bọt, nó có tác dụng cả với tinh bột sống. Men mantaza tiếp tục thủy phân dextrin và maltose thành đường glucose để cơ thể lợn hấp thu. Tiêu hóa lipid: men Lipase thuỷ phân mỡ thành glyxerin và axit béo. Nhân tố hoạt hóa lipase là cystein, muối canxi và axít tioglicoleic. Lipaza hoạt động được là nhờ dịch mật hoạt hoá và làm yếu tác dụng của các axit khác có ảnh hưởng xấu đến lipaza. - Dịch mật: Dịch mật do tuyến mật tiết ra, dịch mật có pH = 7,5 (dao động từ 7,43 - 7,91), tỷ trọng = 1,026 - 1,048, có màu xanh thẫm. Trong một ngày đêm, lợn tiết ra
- 9 từ 2,4 đến 3,8 lít dịch mật. Thành phần của dịch mật bao gồm các sắc tố bilirubin và biliverdin, các axit như colic, dezoxicolic, glicocol. Ngoài sắc tố và các axit còn có cholesterol, photphotit, mỡ thuỷ phân và tự do, các sản phẩm phân giải protein (ure, axit uric, kiềm purin), muối natri, kali, canxi, photphat và các axit khác. Đặc điểm chính của muối mật là có tính hoạt động bề mặt cao và là dẫn xuất của sterol. Ngoài ra trong dịch mật còn chứa lecithin chất này vào ruột được men phospholipase tuyến tụy biến đổi thành lysolecithin. Lysolecithin góp phần vào cắt chuỗi phân tử của các chất béo. Dịch mật làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và làm nhũ hoá mỡ, ở dạng này mỡ dễ bị tác dụng của lipaza. Nó làm tăng tác dụng của lipaza, amilaza, proteaza của dịch tụy và dịch ruột. Axit mật dễ tạo thành phức chất với axit béo. Phức chất này dễ hoà tan và được hấp thu ở ruột. - Dịch ruột: Ở màng nhầy tá tràng có các tuyến brunner. Các tuyến này tiết ra dịch ruột thuần khiết không màu, có độ kiềm rất cao pH từ 8,4 đến 8,9. Dịch ruột cùng với dịch tụy và dịch mật giúp cho quá trình trung hoà nhũ chấp xuống từ dạ dày, như vậy nó giúp cho việc bảo vệ thành của ruột từ các chất chứa của dạ dày có độ axit rất cao. Lượng dịch ruột tiết ra ở tá tràng lợn khoảng 15,8-17,3 ml/giờ (Florey và Lium 1940). Trong thành phần của dịch ruột lợn có các men như aminopeptidaza, dipeptidase, pro linaza, arginaza, mantaza, sacaraza, lactaza. Ngoài ra còn có một số men khác hoạt động yếu như: nucleaza, lipaza, amilaza, peptidase và enterokinaza. Enterokinaza có tác dụng hoạt hoá men trypsin được tiết ra ở dạng không hoạt động trypsinogen. Trong ruột non, ngoài sự tiêu hóa trong khoang đường tiêu hoá do tác dụng của các men còn có quá trình tiêu hoá nhờ sự tiếp xúc giữa thức ăn và màng nhầy ruột. Sự tiêu hoá các chất dinh dưỡng trên màng nhầy ruột non được gọi là tiêu hoá màng. * Tiêu hoá ở ruột già
- 10 Ruột già tiếp tục quá trình tiêu hoá những gì ruột non tiêu hoá chưa triệt để. Ruột già chủ yếu tiêu hoá chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải, hấp thụ lại nước và chất khoáng. Thời gian thức ăn dừng lại ở ruột già từ 12 - 16 giờ. Mặc dù thời gian dài nhưng quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng còn lại ở ruột già rất thấp. Chỉ có 9% gluxit và 3% protit của dưỡng chất được tiêu hoá ở ruột già. Các chất bột đường, protein, mỡ còn lại ở ruột già sẽ do vi khuẩn gây thối tạo thành các chất Crezol, Phenol, Indol, Scatol được hấp thu vào máu và giải độc ở gan. Nếu các chất này nhiều quá sẽ gây ngộ độc cho gan và thải ra ngoài qua hậu môn gây mùi thối khó chịu. Phần cặn bã đi vào kết tràng, được tạo thành khuôn phân và đưa ra ngoài qua trực tràng. Hoạt động tiêu hoá của lợn vào ban ngày thường lớn hơn về ban đêm. Thời gian thức ăn lưu lại trong đường tiêu hoá của lợn thường vào khoảng 24 giờ, tuy nhiên có một phần nhỏ thức ăn sẽ được thải trong khoảng 4 -5 ngày. * Sự hấp thu các chất dinh dưỡng Sự hấp thu là quá trình thu nhận các chất khác nhau vào máu và bạch huyết thông qua màng nhầy ống tiêu hoá. Màng nhầy ống tiêu hoá ở các vị trí khác nhau sẽ có sự hấp thu khác nhau. Ở miệng, hình như không có sự hấp thu vì thức ăn ở đây không lâu. Đồng thời thức ăn cũng chưa được phân giải triệt để tới dạng dễ hấp thu. Ở dạ dày có sự hấp thu nước, glucose, axit amin, chất khoáng, nhưng ít. Ở ruột non, là nơi xảy ra quá trình hấp thu mạnh nhất bởi vì trên bề mặt niêm mạc ruột non có rất nhiều vi nhung mao (200 triệu/mrrr bề mặt màng nhầy) do vậy nó đã làm tăng diện tích bề mặt lên hàng trăm lần. Lợn trưởng thành có thể đạt tới 150m2 các vi nhung mao. Ở ruột non lượng đường đã được tiêu hoá và hấp thu tới 85% và đối với protit là 87%. Ruột non cũng là nơi hấp thu khoáng và nước chủ yếu. Ruột lợn một ngày đêm có thể hấp thu tới 23 lít nước (tương đương 70-85% tổng số). Ở ruột già vẫn tiếp tục quá trình hấp thu song ít. * Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của lợn
- 11 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tiêu hoá, trong đó có các yếu tố như thức ăn dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến thức ăn, kỹ thuật cho ăn, yếu tố thời tiết, khí hậu.... - Loại thức ăn Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến quá trình tiết dịch tiêu hoá. Thức ăn nhiều nước sẽ giảm tiết nước bọt và dịch vị. Theo tác giả Trần Cừ 94 (1964) nếu cho lợn ăn 3 loại thức ăn cám gạo, khoai lang củ và rau muống thì cám gạo có tác dụng tăng tiết dịch vị nhiều nhất. Còn nếu chúng ta pha thức ăn với nước theo tỉ lệ 1:3 thì nước bọt hầu như không tiết. - Kỹ thuật chế biến thức ăn Kỹ thuật chế biến thức ăn khác nhau (như lên men, ủ chua, rang chín...) thì khả năng tiết dịch tiêu hoá khác nhau. Thức ăn rang chín dịch vị tiết nhiều hơn thức ăn không rang chín (A.D.Xinhêxêkop). Cho lợn ăn thức ăn sống thì dịch vị và dịch ruột cũng như hoạt lực của các men cao hơn thức ăn chín. Khi thêm gia vị vào thức ăn (muối, mắm tôm...) có ý nghĩa lớn với việc tiêu hoá. * Tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần Khi khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ gây ra hoạt động căng thẳng của cơ quan tiêu hoá, từ đó dẫn tới hiện tượng giảm đồng hoá thức ăn. Như khẩu phần có lượng protein thấp, lúc đó sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hoá, làm thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hoá để tạo nên nhũ chấp có tỉ lệ thành phần các chất nhất định, dẫn đến làm tăng cao tương đối lượng nước trao đổi theo phân và làm cho lợn bị thiếu protein. Đồng thời khi lượng protein trong khẩu phần thấp sẽ dẫn đến sự giảm tiết dịch tụy và dịch dạ dày rõ rệt. Theo Epseeva thì khi khẩu phần có lượng protein thấp, lượng dịch tụy tiết ra là 3225 ml, mức protein trung bình thì lượng dịch tụy được tiết ra là 4400 ml nhưng khi mức protein cao lượng dịch tụy đạt tới 5280 ml. Như vậy khẩu phần có hàm lượng protein cao thì lượng dịch tụy tiết ra càng nhiều để tăng cường tiêu hoá protein.
- 12 * Phương pháp cho ăn, uống Cách cho lợn ăn cũng làm ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thông qua lượng dịch tiêu hoá tiết ra bị thay đổi. Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn thức ăn khô sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hoá. Theo A.D.Xinhêxêkop, lợn được ăn 5 bữa trong 24 giờ lượng dịch vị sẽ tăng được 79,43% và dịch tụy sẽ tăng 35,2% so với lợn chỉ được ăn 3 bữa. Số lượng thức ăn một bữa (đặc biệt là lợn con) cũng có tác dụng làm hưng phấn hoạt động tiêu hoá, làm tăng tiết dịch tiêu hoá và kết quả là làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, nhiệt độ thức ăn và nước uống cho lợn cũng ảnh hưởng đến sự tiết dịch tiêu hoá. Theo E.N.Bakeeva lợn sau khi ăn uống nước có nhiệt độ từ 5 - 8°c thì lượng dịch tiêu hoá tiết ra chỉ bằng 20% so với lợn được uống nước ở nhiệt độ thường 20- 258°c. *Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố liên quan đến thức ăn đã trình bày ở trên ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá ở lợn thì các yếu tố về điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến sinh lý tiêu hoá ở lợn. Khi nhiệt độ môi trường cao vào mùa hè, cần chống nóng cho lợn, vì khi nóng hoạt động tiêu hoá bị ức chế, sự tiết dịch tiêu hoá giảm. Vận động không những làm tăng tính thèm ăn mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ quan vận động, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất, từ đó làm tăng khả năng tiêu hoá thức ăn. Vỏ não có tác dụng rất lớn đối với hoạt động tiêu hoá. Cho nên cần thành lập các phản xạ có điều kiện để nâng cao chức năng tiêu hoá như tập cho lợn ăn đúng giờ giấc, có thể dùng tín hiệu báo chuẩn bị cho ăn… 2.2.1.3. Tập tính chăn nuôi lợn Lang Lợn là loại gia súc có dạ dày trung gian, có thể sử dụng tốt nhiều loại thức ăn nên nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú, từ thức ăn thô xanh đến các loại thức ăn hạt, từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật đến các loại thức ăn khoáng, vitamin…
- 13 Lợn có thể sử dụng các loại thức ăn thô xanh cao, đặc biệt là lợn nội, do tập quán chăn nuôi của nhân dân ta từ trước đến nay chủ yếu sử dụng thức ăn thô xanh đế nuôi lợn. Thức ăn xanh tốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mặt khác có hệ số chẩn đoán cao có tác dụng tăng cường nhu động ruột và dạ dày, kích thích tiết dịch tiêu hoá và tăng cường quá trình tiêu hoá. Thức ăn xanh có vai trò quan trọng đặc biệt đối với lợn nái sinh sản, do ăn nhiều thức ăn thô xanh cho nên trong cơ quan tiêu hoá của lợn nội, ruột già thường phát triển hơn lợn ngoại, vì ruột già và manh tràng là bộ phận chủ yếu của lợn lợi dụng sự phát triển của hệ vi sinh vật để phân giải cellulose, do đó trong điều kiện sử dụng nhiều rau xanh để nuôi lợn thì các giống lợn nội của ta vẫn có khả năng sinh trưởng tốt, ngược lại các giống lợn nhập nội sinh trưởng kém hơn. Song nếu trong điều kiện thức ăn tốt (chủ yếu là thức ăn tinh) thì các giống lợn ngoại sinh trưởng phát triển tốt hơn lợn nội. Đây cũng là một minh chứng cho khả năng chịu đựng kham khổ của giống lợn nội tốt hơn so với lợn ngoại. Hệ số trao đổi cơ bản của lợn thấp hơn các loài gia súc khác, do đó tiêu tốn thức ăn /1kg tăng khối lượng của lợn so với các loài gia súc khác như bò, dê, cừu thì thấp hơn nhiều, do vậy nuôi lợn rất kinh tế. Lợn Lang được nuôi theo phương thức nuôi truyền thống, được địa phương coi là giống lợn bản địa quý hiếm, có tính hoang dã khá cao, có chất lượng thịt thơm ngon, giòn, vị ngọt đặc trưng, khả năng chống chịu bệnh tật và thích nghi cao với điều kiện chăn thả trong điều kiện khu vực miền núi phía Bắc. Chăn nuôi lợn đặc sản của địa phương như lợn lang là một hướng không những bảo tồn mà còn phát triển các giống lợn quý hiếm ở nước ta. Ngoài ra, chăn nuôi lợn Lang có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng di truyền giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Phương thức nuôi nhốt trong chuồng, nguồn thức ăn chính là cám gạo, ngô, thóc, bột sắn, khoai lang, khoai tây.... Nguồn thức ăn bổ sung như cá mắm, khô dầu, đỗ tương... và các loại rau củ quả. Nguồn thức ăn bổ sung này là tự do và không có bất kỳ một sự định lượng nào. Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng phần lớn các hộ
- 14 chăn nuôi không áp dụng quy trình chăn nuôi và thú y phòng bệnh nào mà chủ yếu là chăn nuôi tự phát. Hầu hết các hộ gia đình đều có nguyện vọng được đào tạo, tập huấn về quy trình chăn nuôi và thú y phòng bệnh áp dụng cho các giống lợn này nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Công tác giống của lợn ở vùng điều tra chưa được chú trọng nhiều, 100% nông hộ thay đàn bằng phương pháp là tự nhân đàn và bên cạnh đó, phần lớn số nông hộ thỉnh thoảng có trao đổi nguồn gen (trao đổi đực giống) với các nông hộ khác. Tỷ lệ số nông hộ có trao đổi nguồn gen là khá cao. Như vậy, hầu hết các nông hộ có trao đổi nguồn gen, tuy nhiên không thường xuyên và không dựa vào kế hoạch cụ thể. Nguồn gốc chủ yếu của lợn trong các nông hộ vẫn là do tự nhân đàn qua các thế hệ. Do vậy, có sự giao phối giữa các anh chị em ruột với nhau, dẫn đến tỷ lệ cận huyết cao ở phần lớn các nông hộ. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất của quần thể lợn lang làm suy thoái chất lượng giống. Kết quả này cho thấy rằng việc tuyển chọn lợn giống để chọn lọc, nhân thuần, nhằm mục đích lưu giữ và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu di truyền và nâng cao năng suất, tránh đồng huyết của chúng là cần thiết. Lợn Lang có khứu giác rất nhạy cảm, nhưng thị và thính giác đều kém. Chính vì thế lúc nghe thấy tiếng ồn ào là tiếng tranh giành ăn, cắn nhau hoặc đùa giỡn. Lợn Lang là loài vật nhanh nhẹn, hấp tấp, thích dẫm chân hoặc cào đất chơi. 2.2.1.4. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục lợn nái * Bộ phận sinh dục bên trong - Buồng trứng Buồng trứng của lợn nái nằm trong xoang bụng và phát triển thành từng cặp. Nó thực hiện cả hai chức năng: Ngoại tiết (bài noãn) và nội tiết (sản sinh ra hormone sinh dục cái). Buồng trứng là cơ quan được hình thành trong giai đoạn phôi thai và lúc con vật mới được sinh ra. Hình dạng và kích thước của buồng trứng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn