intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục và tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát dục của gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên. Xác định được tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên. Có đủ minh chứng khoa học để đánh giá khả năng sản xuất của gà VCZ 16 và làm căn cứ để hoàn thiện qui trình nuôi trong nông hộ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục và tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH Tên đề tài: “THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC VÀ TỶ LỆ MẮC BỆNH CỦA ĐÀN GÀ VCZ 16 THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2019 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- NGUYỄN THỊ HẠNH Tên đề tài: “THEO DÕI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC VÀ TỶ LỆ MẮC BỆNH CỦA ĐÀN GÀ VCZ 16 THƯƠNG PHẨM NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: 46TY - N02 Khoa: Chăn Nuôi Thú Y Khóa học: 2014 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại giảng đường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo cùng ban lãnh đạo xã Quyết Thắng – TP. Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân, cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, đã trực tiếp chỉ bảo, động viên và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Tất cả những bài học đó sẽ giúp em vững tin hơn trong cuộc sống cũng như công tác sau này. Một lần nữa em xin kính chúc thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng em xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Hạnh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà tại trại .........................................................31 Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất ..........................................................................34 Bảng 4.3. Đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông, da chân, mỏ của gà VCZ 16 lúc 17 tuần tuổi .............................................................................................................. 36 Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn qua các giai đoạn của gà VCZ 16 .................................. 37 Bảng 4.5. Khối lượng gà VCZ 16 qua các tuần tuổi .................................................38 Bảng 4.6. Tiêu thụ thức ăn cho 1 gà mái VCZ 16 giai đoạn hậu bị (kg) ..................41 Bảng 4.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà mái VCZ 16 hậu bị .........................................42 Bảng 4.8. Lịch phòng bệnh cho gà VCZ 16 ..............................................................43 Bảng 4.9. Tỷ lệ mắc bệnh của gà VCZ 16 giai đoạn hậu bị .....................................44 Bảng 4.10. Tỷ lệ nhiễm bệnh Bạch lỵ của gà VCZ 16 .............................................44 Bảng 4.11. Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD của gà VCZ 16 theo tuần tuổi ..........................45 Bảng 4.12. Triệu chứng, bệnh tích mổ khám gà .......................................................47 Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh Bạch lỵ và CRD của gà VCZ 16 ..........................45
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Ngoại hình của gà con VCZ 16 lúc 1 ngày tuổi ........................................35 Hình 4.2. Gà VCZ 16 lúc 3 tuần ..................................................................................35 Hình 4.3: Gà VCZ 16 lúc 17 tuần tuổi ......................................................................36 Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của gà VCZ 16 ............................................39
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Cs Cộng sự ĐHNL Đại học Nông Lâm Nxb Nhà xuất bản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VM Trang trại gia cầm Vân Mỵ NST Năng suất trứng TTTA Tiêu thụ thức ăn
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................................. 1 1.2. Mục đích của đề tài................................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................... 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................ 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................................ 3 2.1.1. Sinh trưởng............................................................................................................................. 3 2.1.2. Phát dục ................................................................................................................................ 11 2.1.3. Những hiểu biết về một số bệnh ở gà................................................................................ 12 2.1.4. Vài nét về giống gà VCZ 16 .............................................................................................. 17 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................................................... 20 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................................... 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 24 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................ 24 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................................................ 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi............................................................... 24 3.4.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm........................................................................................................ 24 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................................ 25 3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ..................................................................................... 25 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................................. 28 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 29
  8. vi 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất....................................................................................................... 29 4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học ............................................................................. 34 4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà VCZ 16................................................................................ 34 4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà VCZ 16 ......................................................................................... 37 4.2.3. Khả năng sinh trưởng của gà VCZ 16 .............................................................................. 38 4.2.4. Tuổi đẻ bói của gà thí nghiệm............................................................................................ 40 4.2.5. Tiêu tốn thức ăn và chi phí cho 1 gà mái hậu bị............................................................... 40 4.2.6. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà VCZ 16..................................................................... 42 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 52 PHỤ LỤC...................................................................................................................................... 56
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 1/10/2017, đàn gia cầm cả nước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6% so cùng kỳ năm 2016; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%; sản lượng trứng gia cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Đặc biệt sản lượng trứng gia cầm có dấu hiệu tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%; Bắc Giang tăng 15,02%; Phú Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Tiền Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99% [32]. Chính vì thế, ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang cho thấy được vai trò rất lớn trong việc cung cấp thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho con người. Trong các giống gà hướng trứng cho năng suất trứng cao đang nuôi ở Việt Nam hiện nay, giống gà Ai Cập, HA1, HA2, GT34, VCZ 16 là những giống gà hướng trứng chủ lực và có những ưu nhược điểm nhất định. Trong đó gà VCZ 16, là sản phẩm của chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc, nghiên cứu lựa chọn và phát triển hai dòng gà hướng trứng, hướng thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam [33]. Ở nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm về mùa hè, lạnh ẩm về mùa đông, thay đổi thất thường khiến cho đàn gia cầm rất dễ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, mầm bệnh ở gia cầm rất nhiều và gây khó khăn cho người chăn nuôi, đặc biệt những giải pháp khắc phục chưa được cụ thể. Vì vậy việc nghiên cứu về gà cho sản phẩm trứng và tỷ lệ nhiễm bệnh để đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả là cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát dục và tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 thương phẩm nuôi tại Thái Nguyên”.
  10. 2 1.2. Mục đích của đề tài - Bản thân tập làm quen với công tác nghiên cứu. - Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát dục của gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên. - Xác định được tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên - Có đủ minh chứng khoa học để đánh giá khả năng sản xuất của gà VCZ 16 và làm căn cứ để hoàn thiện qui trình nuôi trong nông hộ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả của đề tài góp phần bổ sung thêm những thông tin vào tài liệu học tập và nghiên cứu của sinh viên ngành chăn nuôi và thú y của các trường Đại học Nông Nghiệp. - Có số liệu nghiên cứu về sức sống, sinh trưởng, phát dục của gà VCZ 16 nuôi tại Thái Nguyên, từ đó góp phần vào làm phong phú số liệu về khả năng sinh trưởng và phát dục của giống gà này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Là cơ sở để người dân lựa chọn giống gà sao cho phù hợp với mục đích chăn nuôi. - Là cơ sở để khuyến cáo người dân chọn đúng thuốc điều trị.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Sinh trưởng 2.1.1.1. Khái niệm Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sự sinh trưởng chính là sự tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [8]. Theo Chamber (1990)[21], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không những khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Sự tăng trưởng thực sự khi các tế bào mô cơ có tăng thêm về khối lượng, số lượng và các chiều đo. Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được được gọi là sự tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích lũy nước, không có sự phát triển của thân, mô cơ. Sự sinh trưởng của sinh vật bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: Giai đoạn trong thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ). Như vậy, cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: Tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Theo Phùng Đức Tiến (1996) [15], trong quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
  12. 4 Theo Trần Thanh Vân và cs (2015)[18], sinh trưởng là đặc điểm chất lượng phản ánh sức sản xuất, nó mang tính di truyền và liên quan đến những đặc điểm trao đổi chất và kiểu hình của dòng, giống. Đặc điểm này có ý nghĩa trong thực tế rất lớn. Nếu giống gia cầm nào đó có sức sinh trưởng nhanh thì vỗ béo và giết thịt sớm hơn, sử dụng thức ăn tốt hơn. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[8], cho biết: Theo Driesch H. (1990) thì sự tăng thể khối của cơ thể là là do các tế bào trong cơ thể tăng về số lượng và kích thước. Theo tài liệu của Chambers (1990) [21] thì Mozan (1997) định nghĩa sinh trưởng là tổng hợp sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Ganer (1992) cho rằng sinh trưởng trước hết là kết quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992) [8]. Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng (Chambers, 1990) [21]. 2.1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi trưởng thành. Do vậy, việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải dễ dàng. Tuy nhiên các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn giản và thực tế, đó là khả năng sinh trưởng theo 3 hướng là chiều cao, thể tích và khối lượng (Chambers, 1990) [21]. Khối lượng cơ thể: Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp, tích lũy dần các chất mà chủ yếu là protein. Do vậy, có thể lấy
  13. 5 việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Khối lượng cơ thể gia súc, gia cầm là những tính trạng di truyền số lượng. Sinh trưởng có khả năng di truyền cao và liên quan chặt chẽ với những đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng giống và từng cá thể gia cầm. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[8] cho rằng, sinh trưởng là cường độ tăng các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong chăn nuôi gia cầm người ta thường dùng 3 chỉ tiêu để mô tả sinh trưởng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. – Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng gam/con/ngày hoặc gam/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (T.C.V.N 2, 1977) [16]. – Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (T.C.V.N 2, 1977) [16], đơn vị tính là %. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng Hypebol. Sinh trưởng tương đối giảm dần qua các tuần tuổi. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)[8] cho biết có mối quan hệ ở cơ thể gia cầm giữa sinh trưởng và một số tính trạng liên quan. Mối liên quan giữa sinh trưởng và tốc độ mọc lông đã được xác định, cũng có mối quan hệ giữa sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. – Sinh trưởng tích lũy: Cân nặng và kích thước có được trong bất cứ một giai đoạn nào đều thể hiện kết quả tích lũy kích thước và cân nặng của gia súc, gia cầm được xác định trước khi sinh trưởng và phát dục. Nó là căn cứ để đánh giá sự sinh trưởng phát dục tốt hay xấu của vật nuôi trong một độ tuổi nhất định. Nếu thể hiện bằng phương pháp đồ thị thì độ tuổi là trục hoành,
  14. 6 kích thước và cân nặng là trục tung. Đường đồ thị thông thường là hình chữ S. Nhưng đường đường cong sinh trưởng đo được thực tế thừơng có sự khác nhau do sự khác nhau trong gây giống, loại giống và quản lí nuôi dưỡng. Theo Trần Văn Thăng (2017)[13], sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện các phép đo. 2.1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm - Ảnh hưởng của dòng, giống Tốc độ sinh trưởng cuả gia cầm phụ thuộc vào loài, giống, dòng, cá thể.Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [19], khi nuôi gà thịt Tam Hoàng ở 85 ngày tuổi cho thấy dòng 882 có khối lượng trung bình đạt 1418 g trong khi dòng Jiangcun chỉ đạt 1248 g. Các loài gia cầm khác nhau thì có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [18], tốc độ tăng trưởng tương đối của một số giống gà ở các giai đoạn tuổi là hoàn toàn khác nhau. Ở tháng thứ nhất của gà 150%, của vịt là 180%, của ngỗng là 170%, ở tháng thứ năm lần lượt là 20%, 4% và 7%. - Ảnh hưởng của tuổi Cũng như các loài vật nuôi khác, quá trình sinh trưởng, phát dục của gia cầm từ khi mới nở đến khi già và chết chịu sự chi phối của quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Tuổi gia cầm càng già thì năng suất trứng càng thấp. Thường năm thứ 2 giảm 15 – 20 % so với năm thứ nhất. Đối với vịt đẻ cao ở năm thứ 2 và giảm dần ở các năm tiếp theo. - Ảnh hưởng của tính biệt
  15. 7 Ở gia cầm tốc độ sinh trưởng giữa 2 giới có sự khác nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể. Thường thì con trống có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn con mái. Sự khác nhau này được giải thích thông qua tác động của các gen liên kết giới tính. Theo Phùng Đức Tiến (1996)[15] dẫn theo Jull M. A., 1923 cho biết, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái 24 – 32%. Những sai khác này cũng được biểu hiện ở cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmone sinh học mà do các gen liên kết tính biệt. Tuy nhiên, sự sai khác về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm. Theo North (1990)[25] đã chứng minh gà trống lớn hơn gà mái trong cùng thời gian và chế độ thức ăn. Lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn; ở 2 tuần tuổi là 5%, ở 3 tuần tuổi là >11%, ở 5 tuần tuổi là >17%, ở 6 tuần tuổi là >20%, 7 tuần tuổi là > 23%, 8 tuần tuổi là > 27%. Trần Thanh Vân và cs (2015)[18] cho biết: ở gà hướng thịt, giai đoạn 60 – 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 – 250 g. - Ảnh hưởng của mùa vụ Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa hè sức đẻ trứng của gia cầm giảm xuống nhiều so với mùa xuân và mùa thu. Theo tác giả Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001) [6], vào mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 15oC) và nhiệt độ cao mùa hè (trên 30oC) sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng, khối lượng trứng và làm tăng tỷ lệ hao hụt. - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dưỡng còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng.
  16. 8 Theo Chambers (1990)[22], thì tương quan giữa trọng lượng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 – 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm. - Ảnh hưởng của tốc độc mọc lông Theo Branch và Bilechel (1972)[1], tốc độ mọc lông cũng là một đặc tính di truyền. Đây chính là tính trạng liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm, và là một chỉ tiêu đánh giá sự thuần thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thành thục về thể trọng sớm và chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm. Theo tài liệu tổng hợp của Kushner (1969)[4] thì tốc độ mọc lông quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng, thường thì gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh hơn gà mọc lông chậm. Theo Hayer và cs (1970)[24], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và dều hơn gà mọc lông chậm. Hayer và cs (1970)[24], đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmone có quan hệ ngược chiều với gen liên kết tính biệt quy định tốc độ mọc lông. Theo Siegel và Dumington (1978) [26], cho rằng những alen quy định mọc lông nhanh phù hợp với tăng trọng cao. - Điều kiện ngoại cảnh Ngoài những yếu tố trên, sức đẻ trứng của gia cầm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chăm sóc nuôi dưỡng,.v.v.
  17. 9 Thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gia cầm đẻ thì chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính, ánh sáng ảnh hưởng đến bộ máy sinh dục của gia cầm theo cơ chế sau: Ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên não bộ từ đó tác động lên vùng dưới đồi giải phóng hoocmone LH đồng thời kích thích sự giải phóng hoocmone gonandotropin. Một mặt các hoocmone này kích thích sự phát triển của nang trứng, mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng. Lợi dụng ảnh hưởng của ánh sáng, người ta đã áp dụng các chương trình chiếu sáng thích hợp để nhằm các mục đích sau: + Đạt được tuổi thành thục về tính theo yêu cầu (đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế lớn). + Làm tăng cường độ đẻ trứng + Kéo dài thời gian đẻ trứng Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng do các hoặc môn điều khiển trong chu kỳ 24 giờ sáng/tối. Khoảng cách giữa 2 lần rụng trứng thường dài hơn một chút chính vì vậy nếu gà đẻ vào sáng sớm hôm trước thì hôm sau sẽ đẻ muộn hơn một chút và cứ như vậy hôm sau lại muộn hơn hôm trước và cuối cùng sẽ có một ngày gà sẽ không đẻ trứng sau đó lại tiếp tục như vậy. Nếu gà đẻ hôm sau không muộn hơn hôm trước thì nó sẽ đẻ 365 trứng/năm theo lịch đúng với tiềm năng di truyền tối đa của chúng. Bằng phương pháp chọn lọc, ngày nay người ta đã tạo ra được những đàn gà thương phẩm có sản lượng trứng lên đến 300 trứng/năm hoặc có khi còn cao hơn nữa trong những điều kiện nuôi dưỡng tốt và môi trường thích hợp. Từ những đánh giá trên, người ta thấy có hai khả năng để làm tăng sản lượng trứng ở gia cầm là kéo
  18. 10 dài chu kỳ đẻ trứng thông thường hoặc sử dụng gà mái qua 2, 3 hoặc 4 chu kỳ đẻ trứng và phá vỡ điểm giới hạn đẻ 1 trứng/ngày. Kéo dài chu kỳ đẻ trứng hoặc sử dụng gà đẻ nhiều chu kỳ sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ. Theo Fairful (1990)[23], để phá vỡ giới hạn hình thành trứng trong vòng 24 giờ yêu cầu cần thiết là làm thay đổi môi trường, chú trọng đến chế độ chiếu sáng. Theo các tác giả thì có 4 chế độ chiếu sáng có thể sử dụng để làm thay đổi nhịp đẻ (khoảng cách giữa hai trứng): Đó là chế độ chiếu sáng đơn giản (14 giờ sáng, 10 giờ tối), chế độ chiếu sáng liên tục, chế độ tối liên tục và chế độ luân phiên tối sáng. Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng tối ưu cho vịt đẻ là 16 – 18 giờ/ngày với cường độ chiếu sáng là 3 – 3,5 w/m2. Nhiệt độ thích hợp để gia cầm đẻ trứng từ 14oC – 22oC . Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ giới hạn thấp gia cầm phải huy động năng lượng để chống rét, khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ giới hạn trên gia cầm thải nhiệt nhiều do đó ảnh hưởng đến sức đẻ trứng (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [18]. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới (Wesh Bunr, 1992) [27]. Theo Trần Văn Thăng (2017)[13], yếu tố khí hậu quan trọng nhất là nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ cao không phù hợp với sự phát triển của vật nuôi và còn làm giảm sự tăng trưởng của chúng. Ngày nay cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, dù là cơ sở chăn nuôi nhỏ hay lớn với sự hoàn thiện về con giống cũng như thức ăn và quy trình chăn nuôi thì yếu tố con người đóng vai trò quan trọng đến năng suất và chất lượng các đàn giống gia cầm.
  19. 11 2.1.2. Phát dục Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục. Phát dục là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh và trải qua nhiều phức tạp cho đến khi trưởng thành. Phát dục là sự phát triển và chuyển hóa của sinh trưởng, khi một loại tế bào nào đó p/hân chia đến một giai đoạn nào đó hoặc số lượng nào đó thì sẽ phân hóa sinh ra những tế bào khác nhau so với tế bào gốc và trên cơ sở đó hình thành tế bào và cơ quan mới. Tức là quá trình tế bào phân hóa biến đổi về chất cơ bản, biểu hiện của nó là sự biến đổi bản chất của hình thái và chức năng hữu cơ [28]. Trứng khi được thụ tinh, trong điều kiện ấp nở tốt điều kiện ấp nở tốt quá trình biến đổi trong nhiều giai đoạn phân hóa thành các cơ quan và mô khác nhau, hình thành một phôi thai và phát triển và bóc vỏ ra đời. Từ con non đến lúc trưởng thành đây gọi là hiện tượng phát dục. Các cơ quan bộ phận trên cơ thể con vật tăng về kích thước gọi là sinh trưởng, không có sự biến đổi về bản chất. Phát dục là một quá trình sinh học phức tạp duy trì từ khi phôi thai được hình thành đến khi con vật thành thục về tính. Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải dễ dàng. Các nhà làm giống gia cầm có xu hướng đơn giản hóa và thực tế hóa [28]. Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số để đánh giá sự sinh trưởng một cách đúng đắn nhất. Chỉ tiêu này cho phép xác định sự sinh trưởng ở một thời điểm nhưng lại không chỉ ra được sự khác nhau về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần trong khoảng thời gian của các độ tuổi. Đồ thị về khối lượng cơ thể còn được gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đường biểu diễn này thường thay đổi theo giống, dòng và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, sự sinh
  20. 12 trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa. Khối lượng cơ thể thường được theo dõi từng tuần tuổi và đơn vị tính là kg/con, g/con. Tóm lại sinh trưởng và phát dục là quá trình vừa liên hệ tương hỗ, vừa sinh lý phức tạp tác động thúc đẩy lẫn nhau trong cùng một cơ thể. Sinh trưởng thông qua các loại vật chất tích lũy thành điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho phát dục, còn phát dục thông qua phân hóa tế bào và sự hình thành các cơ quan và mô lại thúc đẩy sự sinh trưởng của cơ thể. Sinh trưởng và phát dục có liên quan chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục, ngược lại phát dục tạo điều kiện cho sự sinh trưởng hoàn chỉnh. Trong phạm vi toàn cơ thể sinh trưởng và phát dục không biến đổi song song nhau mà có khi sinh trưởng mạnh, có khi phát dục mạnh hơn. Mối liên hệ này đucợ nghiên cứu nhiều xong chưa đầy đủ (Trần Văn Thăng, 2017) [13]. 2.1.3. Những hiểu biết về một số bệnh ở gà 2.1.3.1. Bệnh Bạch lị  Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất.  Triệu chứng: + Ở gà con: Gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: Gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng dám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1