intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

39
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học chuyên đề định hướng phát triển năng lực của học sinh. Điều tra thực tế về tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch ở một số trường phổ thông. Biên soạn chuyên đề Dinh dưỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch theo chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch (Theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN THỊ DUYÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ DINH DƢỠNG KHOÁNG – TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH (Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học sinh học Hà Nội, 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN THỊ DUYÊN THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ DINH DƢỠNG KHOÁNG – TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH (Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học sinh học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. An Biên Thùy Hà Nội, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. An Biên Thùy ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Dƣơng Tiến Viện cùng các thầy, cô giáo bộ môn phƣơng pháp giảng dạy, khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các thầy, cô giáo, học sinh trƣờng THPT Bắc Đông Quan, tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình em thực nghiệm tại trƣờng. Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo và đóng góp của các thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Duyên
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dƣỡng khoáng – Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch” theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. An Biên Thùy. Nghiên cứu này không trùng với các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Duyên
  5. MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 4 5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5 8. Dự kiến những đóng góp của đề tài .............................................................. 5 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 7 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 8 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm chuyên đề dạy học ................................................................. 9 1.2.2. Vai trò dạy học theo chuyên đề ............................................................. 10 1.2.3. Đặc trƣng chuyên đề dạy học ................................................................ 10 1.2.4. Cấu trúc một chuyên đề dạy học ........................................................... 11 1.2.5. Đánh giá chuyên đề dạy học ................................................................. 11 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11 1.3.1. Mục đích điều tra .................................................................................. 11 1.3.2. Nội dung điều tra ................................................................................... 12 1.3.3. Kết quả điều tra ..................................................................................... 12 Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 15 CHƢƠNG 2: DINH DƢỠNG KHOÁNG – TĂNG NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH ............................................................ 16
  6. 2.1. Thiết kế tài liệu chuyên đề ....................................................................... 16 2.1.1. Nguyên tắc thiết kế................................................................................ 16 2.1.2. Quy trình thiết kế .................................................................................. 17 2.1.3. Ví dụ minh họa ...................................................................................... 18 2.2. Thiết kế hoạt động chuyên đề .................................................................. 21 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế................................................................................ 21 2.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động học tập ..................................................... 21 2.2.3. Ví dụ minh họa ...................................................................................... 23 2.3. Tổ chức hoạt động chuyên đề .................................................................. 26 2.3.1. Nguyên tắc............................................................................................. 26 2.3.2. Quy trình tổ chức................................................................................... 26 2.3.3. Ví dụ minh họa ...................................................................................... 27 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 34 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 35 3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 35 3.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 35 3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ...................................................................... 35 3.3.1. Chọn đối tƣợng tham gia ....................................................................... 35 3.3.2. Phƣơng pháp bố trí thực nghiệm ........................................................... 35 3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 35 3.4.1. Kết quả định lƣợng ................................................................................ 36 3.4.2. Kết quả định tính ................................................................................... 38 Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 38 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 41 Phụ lục 1
  7. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt/ ký hiệu Cụm từ đầy đủ 1. 1. THPT Trung học phổ thông 2. 2. PPDH Phƣơng pháp dạy học 3. 3. GV Giáo viên 4. 4. HS Học sinh
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU/SƠ ĐỒ Kí hiệu bảng Nội dung Trang biểu Bảng 1.1 Mức độ sử dụng các PPDH dạy học của GV 12 Bảng 1.2 Những khó khăn gặp phải khi GV dạy học theo 13 chuyên đề Bảng 1.3 Hoạt động của HS trong giờ 14 Bảng 2.1 Mục tiêu chuyên đề: Dinh dƣỡng khoáng - tăng 23, 24, năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch. 25 Bảng 2.2 Tiến trình trong dạy học chuyên đề: Dinh dƣỡng 28, 29, khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp 30, 31, sạch. 32, 33, 34 Bảng 3.1 Phân loại học lực của HS 36 Bảng 3.2 Thống kê kết quả đạt đƣợc sau khi học xong chuyên 37 đề Sơ đồ 2.1 Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên 16 đề Sơ đồ 2.2 Quy trình thiết kế tài liệu dạy học theo chuyên đề 17 Sơ đồ 2.3 Quy trình thiết kế hoạt động học tập chuyên đề 21 Sơ đồ 2.4 Quy trình tổ chức dạy học theo chuyên đề 27 Biểu đồ 3.1 Đánh giá kết quả bài kiểm tra sau khi thực nghiệm 37
  9. Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục ở trung học phổ thông (THPT) Từ những năm 80 của thế kỉ XX, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) ở các trƣờng phổ thông để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh (HS) nhằm đào tạo những ngƣời năng động và sáng tạo đã đƣợc đặt ra trong ngành giáo dục Việt Nam. Hiện nay, với nhịp độ phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, vấn đề dạy học theo chuyên đề càng đƣợc quan tâm hơn. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của ngƣời học; khắc phúc lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[6]. Ngày 08 tháng 10 năm 2014 bộ giáo dục đã ban hành Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về việc hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trƣờng trung học/trung tâm giáo dục thƣờng xuyên qua mạng; các công văn hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm. Từ đó, việc dạy học đang đƣợc thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa nhƣ hiện nay đã và đang đƣợc các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chƣơng trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với việc sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trƣờng. Dựa trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chƣơng trình hiện hành và các hoạt động học tập dự kiến sẽ tổ chức cho HS 1
  10. theo phƣơng pháp dạy học tích cực, xác định các phẩm chất và năng lực có thể hình thành cho HS trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. 1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học hiện nay Hiện nay, các trƣờng THPT đã tổ chức dạy học theo chuyên đề, tuy vậy chủ yếu trong bồi dƣỡng HS giỏi . Trong phạm vi một tiết học, không thể không đủ thời gian để thực hiện các hoạt động học tập theo tiến trình sƣ phạm của một phƣơng pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực trong dạy học thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc kém hiệu quả, chƣa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế còn yếu; hiệu quả khai thác các phƣơng tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phƣơng pháp dạy học tích cực còn hạn chế. Theo định hƣớng dạy học chƣơng trình mới ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2018, giáo viên (GV) có thể chủ động trong việc thiết kế nội dung học tập theo chuyên đề căn cứ vào chƣơng trình và sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trƣờng. 1.3. Xuất phát từ thực tiễn mức độ thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề môn sinh học ở trƣờng THPT Theo chƣơng trình mới ban hành của bộ giáo dục tháng 12 năm 2018 quy định trong chƣơng trình phổ thông mới môn Sinh học gồm 9 chuyên đề dạy học môn Sinh gồm: Chuyên đề 1: Công nghệ tế bào và một số thành tựu Chuyên đề 2: Công nghệ enzyme Chuyên đề 3: Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trƣờng Chuyên đề 4: Dinh dƣỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch Chuyên đề 5: Một số bệnh dịch ở ngƣời và cách phòng trừ Chuyên đề 6: Vệ sinh an toàn thực phẩm 2
  11. Chuyên đề 7: Sinh học phân tử Chuyên đề 8: Kiểm soát sinh học Chuyên đề 9: Sinh thái nhân văn Tuy nhiên, tài liệu chuyên đề chƣa đƣợc xây dựng. Các chuyên đề nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành để trực tiếp định hƣớng làm cơ sở cho các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến bộ môn Sinh học. Một trong đó số đó có chuyên đề 4: “Dinh dƣỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch” là nội dung chứa nhiều yếu tố thực tiễn và là một trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng của kĩ thuật, công nghệ trồng trọt, có vai trò rất lớn trong tăng năng suất cây trồng và phát triền nền nông nghiệp sạch, bền vững. Với mong muốn tiếp cận chƣơng trình mới môn Sinh học ở THPT, chúng tôi đã chủ động xây dựng nội dung dạy học chọn nghiên cứu đề tài “ Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch” dựa trên chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dƣỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch. 3
  12. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phƣơng pháp dạy học chuyên đề định hƣớng phát triển năng lực của học sinh. 3.2. Điều tra thực tế về tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dƣỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch ở một số trƣờng phổ thông. 3.3. Biên soạn chuyên đề Dinh dƣỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch theo chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Sinh học. 3.4. Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học theo chuyên đề. 3.5. Tổ chức dạy học chuyên đề Dinh dƣỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch. 3.6. Thực nghiệm sƣ phạm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu - Sinh học 11 ( ban cơ bản, nâng cao) - Chƣơng trình Sinh học phổ thông mới môn Sinh học - HS lớp 11A8 trƣờng THPT Bắc Đông Quan 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Yêu cầu cần đạt chuyên đề: Dinh dƣỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông nghịêp sạch - Quy trình thiết kế dạy học theo chuyên đề: Dinh dƣỡng khoáng – Tăng năng suất cây trồng và nông nghịêp sạch - Quy trình tổ chức dạy học theo chuyên đề: Dinh dƣỡng khoáng – Tăng năng suất cây trồng và nông nghịêp sạch 5. Giả thuyết khoa học Nếu biên soạn đƣợc chuyên đề: “Dinh dƣỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch” theo yêu cầu cần đạt môn Sinh học và tổ chức 4
  13. dạy học chuyên đề theo hƣớng dẫn của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH thì sẽ góp phần hình thành năng lực Sinh học cho học sinh THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề “Dinh dƣỡng khoáng – Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch”. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phƣơng pháp dạy và học của Đảng, Nhà nƣớc. - Nghiên cứu luận án, luận văn, giáo trình, tạp chí khoa học liên quan đến đề tài 7.2. Phƣơng pháp điều tra Điều tra bằng cách hỏi trực tiếp GV và HS về vận dụng phƣơng pháp dạy học theo chuyên đề tại trƣờng THPT Bắc Đông Quan, huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình 7.3. Phƣơng pháp chuyên gia - Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn nội dung của chuyên đề 7.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm 7.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Xử lý các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 8. Dự kiến những đóng góp của đề tài 8.1. Về lí luận - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuyên đề dạy học gồm: những nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam; ƣu điểm, thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học. 5
  14. - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học chuyên đề gồm: nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề tổ chức hoạt động chuyên đề. - Xây dựng quy trình dạy học theo chuyên đề phát triển năng lực nhận thức kiến thức sinh học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống dƣới góc độ sinh học; năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cho HS. 8.2. Về thực tiễn - Biên soạn nội dung chuyên đề: Dinh dƣỡng khoáng – Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch. - Ngân hàng câu hỏi và bài tập trong dạy học chuyên đề: Dinh dƣỡng khoáng - tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch. - Tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên sƣ phạm khoa Sinh. 6
  15. Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Dạy học theo chuyên đề đã đƣợc tiến hành từ rất sớm ở nhiều quốc gia nhƣ: Nhật Bản là một nƣớc tiếp cận phƣơng pháp dạy học theo chuyên đề từ rất sớm , họ thấy rằng dạy và học trong đó nhiều khu vực của chƣơng trình giảng dạy đƣợc kết nối với nhau và tích hợp trong 1 chủ đề. Kết quả của việc tiếp cận chuyên đề là trẻ em có nhiều niềm vui ,tích cực tham gia các hoạt động học nhiều hơn phát triển kĩ năng học tập một cách nhanh chóng, sẽ tự tin và có động lực phát huy năng lực của mình. Tại Malaysia đã tiến hành PPDH theo chuyên đề vào những năm đầu thế kỉ 20. Theo Trung tâm Phát triển chƣơng trình dạy Malaysia (2003), PPDH theo chuyên đề là một nỗ lực để tích hợp kiến thức, kỹ năng, giá trị học tập và sáng tạo tƣ duy. Tại Mỹ, phƣơng pháp dạy học theo chuyên đề đã đƣợc nhiều nhà giáo dục học nghiên cứu và đƣợc tiến hành, phát triển rộng khắp trong phong trào giáo dục và đào tạo. Một số các nhà giáo dục học đã nghiên cứu về vấn đề này nhƣ: - Kucer (1991), đã chỉ ra những lợi thế của việc sử dụng một phƣơng pháp tiếp cận theo chủ đề để thiết kế chƣơng trình giảng dạy là một cách tiếp cận chuyên đề trong đó khuyến khích các GV và HS sử dụng nền tảng kiến thức có liên quan của họ [3]. - Theo Yorks và Follo (1993), cho rằng HS học tập hứng thú và đạt kết quả tốt hơn từ các chuyên đề, tích hợp liên môn hơn là học theo chƣơng trình giảng dạy truyền thống, đơn môn [3]. - Theo Henderson và Landesman (1995), hƣớng dẫn chuyên đề có tác dụng với GV nhƣ: cung cấp một cách hiệu quả ngữ cảnh hóa giảng dạy, vừa kết hợp một phƣơng thức học tập rõ ràng vừa làm định hƣớng để tạo điều kiện cho các cơ hội học tập hợp tác và tƣơng tác trong lớp học [3]. Phần Lan là một trong những quốc gia có nền giáo dục chất lƣợng nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc 7
  16. tế (PISA), do hiệp hội các nƣớc phát triển (OECD) đánh giá. Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XIX, các nhà giáo dục học Phần Lan đã có những nghiên cứu về PPDH theo chuyên đề. Năm 2015, Chính phủ Phần Lan đã thông báo sẽ tiến hành cải cách chƣơng trình giáo dục theo chuyên đề. Ngoài ra trên thế giới còn rất nhiều nƣớc việc đổi mới nội dung chƣơng trình và cách tiếp cận nội dung chƣơng trình dạy học ở nhiều quốc gia đang có xu hƣớng thay đổi. PPDH theo chuyên đề đã phát triển một cách mạnh mẽ trên một nấc thang mới, với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Australia, Anh, Canada, Pháp, Đức, Hunggari, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v…đã áp dụng thành công PPDH chuyên đề [3]. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ngày 8/10/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn “V/v hƣớng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trƣờng trung học/trung tâm giáo dục thƣờng xuyên qua mạng” nhằm mục đích “Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bƣớc đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực,sáng tạo của học sinh; sử dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh”. Đội ngũ giáo viên tại các trƣờng THPT cũng đã đƣợc tập huấ xây dựng chuyên đề dạy học phù hợp với phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh theo các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo Kế hoạch số 984/KH-BGĐT, ngày 4/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THPT xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Do đó, đông đảo giáo viên đã hiểu đƣợc sự cần thiết và có nhận thức đúng đắn về phƣơng pháp dạy học theo chuyên đề. Nhìn chung, hiện nay tài liệu chuyên đề bồi dƣỡng HS giỏi dạy học theo chuyên đang đƣợc nhiều 8
  17. trƣờng THPT lựa chọn và thực hiện áp dụng vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Phƣơng pháp này cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực của HS [3]. Khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Linh (2016). Thiết kế chuyên đề dạy học vi sinh vật môn Sinh học lớp 10 theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất hệ thống các chuyên đề: 1) Chuyên đề 1: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở vi sinh vật; 2) Chuyên đề 2: Sinh trƣởng và sinh sản ở vi sinh vật; 3) Chuyên đề 3: Virus và bệnh truyền nhiễm. Luận văn Thạc sĩ, Trần Thị Hồng Nhung, 2015. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp trong hóa học 10 theo định hƣớng phát triển năng lực. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả đề xuất nguyên tắc lựa chọn chủ đề dạy học tích hợp, và một số chuyên đề dạy học bao gồm: 1) Chủ đề nƣớc và cuộc sống; 2) Chủ đề ozon và suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên các tác giả đều chƣa đề xuất đƣợc nguyên tắc, quy trình xây dựng chi tiết chuyên đề dạy học và cho tới nay chƣa có công trình nghiên cứu nào xây dựng hệ thống 9 chuyên đề dạy học theo chƣơng trình Sinh học mới (ban hành năm 2018). 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 1.2.1. Khái niệm chuyên đề dạy học Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại hoặc ộng đồng đã đạt đƣợc vào bên trong một con ngƣời. Chuyên đề là một đơn vị tƣơng đối hoàn chỉnh và có cấu trúc logic về một nội dung kiến thức nào đó trobg chƣơng trình phổ thông Dạy học chuyên đề là một quan điểm dạy học, ở đó ngƣời học phải huy động nhiều nguồn lực kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề qua đó nâng cao năng lực ngƣời học. Chuyên đề học tập không đơn thuần là sự cộng gộp cơ 9
  18. học nội dung các bài với nhau mà có sự liên kết và hợp nhất để tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh. Ngày nay, GV nên sử dụng chuyên đề trong dạy học vì bản thân vấn đề trong cuộc sống đã là tích hợp, nếu học riêng lẻ sẽ không đáp ứng đƣợc, giúp ngƣời học phát triển những năng lực của riêng mình, giúp quá tình học tập gần gũi với thực tiễn, và thông qua chuyên đề GV có nhiều cơ hội tổ chức các hoạt động dạy học tích cực để phát triển năng lực ngƣời học cũng nhƣ tiết kiệm thời gian và không gây nhàm chán, quá tải cho ngƣời học. 1.2.2. Vai trò dạy học theo chuyên đề Dạy học theo chuyên đề đem lại hiệu quả lớn trong việc dạy và học cụ thể nhƣ: Về phía GV: Dạy học theo chuyên đề giúp GV có thể chủ động lựa chọn và xây dựng chuyên đề học tập phù hợp với điều kiện nhà trƣờng cũng nhƣ năng lực của HS. Về phía HS: Do không bị bó buộc về mặt thời gian nhƣ dạy theo bài/ tiết, các hoạt động học tập cũng trở nên đa dạng và tích cực hơn qua đó giúp HS phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của bản thân, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tế. 1.2.3. Đặc trưng chuyên đề dạy học - Tất cả các kiến thức cần truyền đạt cho HS có thể liên quan đến một hay nhiều lĩnh vực hoặc nhiều chuyên ngành khác nhau - Tận dụng tối đa những kinh nghiệm của HS có liên quan đến kiến thức chuyên đề học tập. - Bằng hệ thống câu hỏi định hƣớng giúp HS có thể nhận thức đƣợc những kiến thức trong chuyên đề. Hệ thống kiến thức một cách chặt chẽ, sát thực, quá trình học tập thoải mái, luôn tạo điều kiện cho HS đạt đƣợc mục đích học tập và phát triển bản thân. - Tận dụng tối ƣu phƣơng tiện, công cụ học tập xung quanh HS. - Phù hợp với từng đối tƣợng HS. - Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, tính hợp tác của HS. 10
  19. 1.2.4. Cấu trúc một chuyên đề dạy học Theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH quy định cấu trúc một chuyên đề bao gồm: Tên chuyên đề (tên chuyên đề phải phù hợp với nội dung chuyên đề thiết kế); mạch nội dung của chuyên đề (mạch nội dung kết cấu logic, khoa học) ; mục tiêu chuyên đề (căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định yêu cầu cần đạt của chuyên đề; cách thức tổ chức các hoạt động của chuyên đề và đánh giá chuyên đề (chuyên đề đƣợc tổ chức theo tiến trình 5 hoạt động bao gồm: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi, mở rộng. Cuối cùng, đánh giá chuyên đề bằng hệ thống câu hỏi cà bài tập tƣơng ứng). 1.2.5. Đánh giá chuyên đề dạy học Để đánh giá chuyên đề dạy học GV tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tƣơng ứng. Câu hỏi/ bài tập đƣa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (Tƣơng tự nhƣ câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay). Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đƣa ra phải đánh giá đƣợc 4 mức độ nhƣ trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ƣu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó. Giáo viên cũng có xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá mục tiêu sau mỗi hoạt động hoặc sau tiết dạy của chủ đề ( dành 5-10 phút) Sau mỗi chuyên đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dƣới dạng đề kiểm tra 15 phút. Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên phải xây dựng ma trận đề. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Mục đích điều tra 11
  20. - Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề từ đó áp dụng phƣơng pháp dạy học này vào thực tế. 1.3.2. Nội dung điều tra - Thực trạng học môn Sinh học ở trƣờng phổ thông - Thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên đề, sử dụng chuyên đề trong dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT 1.3.3. Kết quả điều tra Chúng tôi tiến hành thực hiện điều tra GV và HS tại trƣờng THPT Bắc Đông Quan, huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình và thu đƣợc kết quả : 1.3.3.1. Điều tra GV Số lƣợng GV: 4 GV bộ môn Sinh học tại trƣờng THPT Bắc Đông Quan, huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình Bảng 1.1: Mức độ sử dụng các PPDH dạy học của GV Các hình thức Tần suất sử dụng dạy học Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa sử dụng Thí nghiệm 2 2 0 Thảo luận nhóm 4 0 0 Phƣơng pháp hỏi – đáp 4 0 0 Thuyết trình 3 1 0 Giải quyết vấn đề 3 1 0 Làm dự án 2 2 0 Đóng vai 0 3 1 Ghi chú: - Thƣờng xuyên: > hoặc = 4 lần/tháng - Đôi khi: 3 lần/tháng - Chƣa sử dụng: 0 lần/tháng 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2