intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh, Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

37
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh, Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đưa ra những đề xuất, các giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh, Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VIỆT LỰC Tên đề tài: THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP ĐỔI, CẤP MỚI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN ĐỨC LỢI, XÃ ĐỨC MẠNH, HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VIỆT LỰC Tên đề tài: THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP ĐỔI, CẤP MỚI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN ĐỨC LỢI, XÃ ĐỨC MẠNH, HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K47 - QLĐĐ – N03 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, các cô trong trường nói chung và các thầy các cô trong Khoa Quản lý Tài Nguyên nói riêng, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo cho mình hành trang vững chắc cho công tác sau này Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên và bộ môn Quản lý Đất đai nói riêng đã tận tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, thầy đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong công ty cổ phần tài nguyên và môi trường phương bắc. Đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng góp ý kiến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Việt Lực
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2018 xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil,Tỉnh Đắk Nông ......................................................................... 31 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số liệu tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn thôn đức lợi .................................................. 34 Bảng 4.3: Kết quả hồ sơ kê khai đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn Thôn Đức Lợi.................................................................................. 35 Bảng 4.4: Kết quả hồ sơ kê khai đăng ký cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Đức Lợi ................................................................................... 36 Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp diện tích đất kê khai cấp đổi cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Lợi ......................................................... 38 Bảng 4.6: Các trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi ........................................................................... 39 Bảng 4.7: Các trường hợp không đủ điều kiện cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Lợi ............................................................................ 41
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Vị trí địa lý của xã Đức Mạnh ........................................................ 28
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT UBTV : Ủy ban thường vụ quốc hội BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CP : Chính phủ ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất QH : Quốc hội QLĐĐ : Quản lý đất đai QSDĐ : Quyền sử dụng đất NĐ : Nghị định TT : Thông tư UBND : Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu thực hiện của đề tài ..................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài......................................................... 4 2.1.1. Một số quy định chung............................................................................ 4 2.1.2 Khái quát về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ............. 8 2.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả nước ..... 22 2.2.1. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước.... 22 2.2.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ................................................................................................. 23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 25 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
  8. vi 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh ......................... 25 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Đức Mạnh ...... 25 3.3.3. Thực hiện kết công tác kê khai đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi....................................... 26 3.3.4. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên xã Đức Mạnh ........ 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 26 3.4.2. Phương pháp thống kê........................................................................... 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27 3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo ...................................... 27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Đức Mạnh ............................ 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28 4.1.2. Kinh tế - xã hội ...................................................................................... 30 4.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lí đất đai trên địa bàn xã Đức Mạnh. 30 4.2.1. Hiện trạng quỹ đất ................................................................................. 31 4.3. Thực hiện công tác kê khai đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi . ............................................. 34 4.3.1. Tình hình kê khai đăng kí của các chủ sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi 34 4.3.2. Kết quả hồ sơ đăng kí, kê khai cấp đổi GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Lợi ........................................................................................................... 35 4.3.3. Kết quả hồ sơ đăng kí, kê khai cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Lợi ........................................................................................................... 36 4.3.4. kết quả tổng hợp diện tích đất kê khai cấp đổi cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Lợi ............................................................................... 38
  9. vii 4.3.5. Các trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất trên địa bàn thôn Đức Lợi....................................................................................... 39 4.4. Thuận lợi khó khăn và giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Đức Lợi ........................................................... 42 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 42 4.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 43 4.4.3. Giải pháp .............................................................................................. 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 48 5.1. Kết luận .................................................................................................... 48 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢNG PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Đất đai gắn liền với con người với các hoạt động sản xuất và các lĩnh vực khác như kinh tế - xã hội, chính trị an ninh – quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì việc sử dụng và quản lý đất nước luôn luôn là yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Muốn cho quản lý đất đai tốt thì công việc cần thiết đầu tiên là phải hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. GCN là chứng từ pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là các yếu tố nắm chắc quỹ đất của từng địa phương giúp cho việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý từng loại đất tạo cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Đăng ký quyền sử dụng đất góp phần hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp cho việc nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng. Trước những yêu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần làm tốt các yêu cầu quản lý và sử dụng đất nhằm mục đích thực hiện quyền quản lý, bảo vệ và điều tiết quá trình khai thác, sử dụng cụ thể hoá triệt để và hợp lý hơn. Nhà nước phải có các biện pháp nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng cùng với bộ hồ sơ địa chính, cấp GCN đất là một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý Nhà nước về đất đai. Từ thực tiễn đó công tác cấp GCN là một vấn đề quan
  11. 2 trọng mang tính pháp lý nhằm thiết lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Đức Mạnh là một xã thuộc tỉnh Đắk Nông. Xã Đức Mạnh có tổng diện tích đất tự nhiên theo kiểm kê năm 2018 là 4939,56 ha, trong đó đất nông nghiệp là 4595,53ha chiếm 93,04%, đất phi nông nghiệp 344,03ha chiếm 6,96%. Vị trí địa lý nằm trong khoảng 12026'15’’-12033'45” vĩ độ Bắc, 107037'30”- 107045' kinh độ Đông. Phía Đông giáp xã Đắk N’Drót, xã Đắk R’La; phía Tây giáp thị trấn Đắk Mil và xã Đắk Lao; phía Nam giáp xã Đắk Sắk, xã Đức Minh và xã Long Sơn; phía Bắc giáp xã Đắk Lao và Đắk N’Drót. Đức Mạnh được chia thành 18 Thôn. Đặc biệt trong giai đoạn trên địa bàn xã đã tiến hành công tác đo đạc lại địa giới hành chính, thành lập bản đồ địa chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng. Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh, Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông". 1.2. Mục tiêu thực hiện của đề tài Thực hiện công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh, Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. - Nắm được quá trình thực hiện cấp đổi cấp, mới cấp GCNQSDĐ trên địa bàn Thôn Đức Lợi, xã Đức Mạnh, Huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông . - Đánh giá tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ. - Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đưa ra những đề xuất, các giải pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công tác cấp GCNQSD đất đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa phương về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài 2.1.1. Một số quy định chung * Cơ sở lí luận Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Song thực tế đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí giới hạn trong không gian. Cùng với thời gian giá trị của đất có sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt lên điều đó phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng của con người . Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ, đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu về sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và các địa phương ngày càng tăng dẫn đến tình hình sử dụng đất ngày càng nhiều biến động. Chính vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Một trong các nội dung đó là công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất hợp pháp. Nó được cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bộ phận cấu thành của hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, sổ sách, bản đồ chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý đất đai đã được thiết lập trong quá trình đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu
  14. 5 và đăng ký biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông qua công tác đăng ký đất đai, Nhà nước nắm bắt được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của thửa đất thì mới thực sự nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật. * Cơ sở pháp lý Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau: - Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2014. - Nghị định 84/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ. - Nghị định 01/2017/NĐ-CP Về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường - Nghị định 73/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014). - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất. - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về tiền sử dụng đất. - Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về tiền thuê, đất thuê mặt nước. - Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 27/2018/ TT-BTNMT Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
  15. 6 - Thông tư 24/2018/ TT-BTNMT Quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ - Thông tư 14/2018/ TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về quy trình công tác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ 05/07/2014). - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về tiền thuê, đất thuê mặt nước. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ. - Căn cứ Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14/11/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
  16. 7 - Căn cứ Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ; - Căn cứ công văn 1539/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 26/10/2009 về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 do tổng cục quản lý đất đai ban hành - Căn cứ vào Kế hoạch số 2564/KH-BCĐKK về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của tỉnh Đắk Nông do Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tỉnh Đắk Nông - Căn cứ vào Phương án kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của tỉnh Đắk Nông do Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tỉnh Đắk Nông - Căn cứ Hợp đồng kinh tế số /HĐKT giữa Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đắk Nông và Chi nhánh NXB Bản đồ tại TP.HCM, về việc thực hiện kế hoạch kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2080. * Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định[7] : 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
  17. 8 chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Trong Luật Đất đai 2013 nội dung cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. 2.1.2 Khái quát về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) nhằm xác lập mối
  18. 9 quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng. 2.1.2.1 Đăng kí đất đai Khái niệm về ĐKĐĐ: Tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. [7] Đăng kí đất đai có 2 loại: * Đăng ký đất đai ban đầu Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Tại khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký ban đầu được thực hiện trong các trường hợp: [7] -Thửa đất được giao, cho thuê sử dụng. -Thửa đất đang sử dụng chưa đăng ký. -Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký. -Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký. *Đăng ký biến động đất đai Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. Tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: [7]
  19. 10 -Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên. - Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất. - Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký. - Chuyển mục đích sử dụng đất. - Có thay đổi thời hạn sử dụng đất. Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này. [7] - Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng. - Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất - Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật - Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
  20. 11 - Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. * Các đối tượng đăng kí quyền sử dụng đất Theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 Người sử dụng đất Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức). 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân). 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo. 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ. 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch. 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0