intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen, trai ngọc tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm quen với sản xuất thực tế. Đồng thời tiếp cận với phương pháp nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng, trai cấy ngọc. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen, trai ngọc tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ QUANG TUẤN Chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CÁ TRẮM ĐEN, TRAI NGỌC TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47-CNTY – NO1 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Minh Châu Thái Nguyên, năm 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn là trung thực và chính xác. Là kết quả theo dõi trong quá trình thực tập không sao chép của bất cứ tác giả nào khác. Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Ngô Quang Tuấn
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức cơ quan, nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới sự quan tâm giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú ý cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo giúp tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Hợp tác xã thủy sản Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tại cơ sở thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Thầy giáo Lê Minh Châu là người định hướng chính cho chuyên đề, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành nội dung khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy. Qua đây tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 02 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Ngô Quang Tuấn
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa độ tuổi, chiều dài và cân nặng của trắm đen ....... 5 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của dự án nuôi Trắm đen trong ao......................... 21 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng.............................. 25 Bảng 3.2: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc.................................... 27 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi .................. 31 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng của Trắm đen tại các lồng nuôi ...... 36 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của Trắm đen ....................................... 37 Bảng 4.4: Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của Trai ngọc ...................................... 38 Bảng 4.5: Kết quả theo dõi và tính toán FCR của các lồng nuôi Trắm đen ... 39 Bảng 4.6: Kết quả theo dõi tỷ lệ cho ngọc của Trai cấy ngọc ........................ 40
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................ 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề chuyên................................................................ 3 2.1.1 Đặc điểm sinh học.............................................................................. 3 2.1.2. Kỹ thuật nuôi..................................................................................... 9 2.1.3 Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá trắm đen .. 15 2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam Và trên thế giới .................................................................................................. 16 2.2.1 Tình hình nuôi thương phẩm cá trắm đen ở Việt Nam Và trên thế giới ............................................................................................................ 16 2.2.2 Tình hình nuôi thýõng phẩm ở trai cấy ngọc tại Việt Nam Và trên thế giới ...................................................................................................... 17 2.3. Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng củacá trắm đen, Trai cấy ngọc trên thế giới ......................................................................................... 17 2.3.1 Một số nghiên cứu về thức ãn và dinh dýỡng của cá trắm ðen trên thế giới ...................................................................................................... 17 2.3.2 Một số nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng của trai cấy ngọc trên thế giới ...................................................................................................... 19 2.4. Môi trường nuôi .................................................................................... 19 2.4.1 Môi trường nuôi cá trắm đen .......................................................... 19
  6. 2.4.2. Môi trường nuôi cấy trai ngọc ........................................................ 20 2.5. Một số nghiên cứu về cá Trắm đen, Trai cấy ngọc ở Việt Nam........... 20 2.5.1 Một số nghiên cứu về cá Trắm đen ở Việt Nam.............................. 20 2.5.2 Một số nghiên cứu về trai cấy ngọc ở Việt Nam ............................. 22 2.6. Đặc điểm Hồ Núi Cốc .......................................................................... 22 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH24 3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện. ........................................................... 24 3.2. Đối tượng theo dõi. ............................................................................... 24 3.2.1. Đối tượng theo dõi .......................................................................... 24 3.2.2.Thức ăn sử dụng............................................................................... 24 3.2.3. Thiết bị và dụng cụ theo dõi ........................................................... 25 3.3. Nội dung thực hiện................................................................................ 26 3.4. Phương pháp bố trí theo dõi .................................................................. 26 3.4.1. Bố trí nuôi ....................................................................................... 26 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 29 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 31 4.1. Biến động môi trường nuôi .................................................................. 31 Số liệu môi trường theo thời gian ............................................................. 31 4.2. Kết quả theo dõi sinh trưởng cá Trắm đen ........................................... 35 4.3 Kết quả tỉ lệ sống ................................................................................... 37 4.3.1 Kết quả tỉ lệ sống của cá .................................................................. 37 4.3.2. Kết quả tỉ lệ sống của Trai ngọc ..................................................... 38 4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Trắm đen ........................................... 38 4.5 Tỷ lệ cho ngọc ........................................................................................ 39 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 41 5.1. Kết luận ................................................................................................. 41 5.2. Đề nghị .................................................................................................. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) .......................................... 4 Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của lồng nuôi theo tháng ........................ 33 Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của lồng nuôi theo tháng ...................... 34 Hình 4.3: Biến động oxy hòa tan của lồng nuôi theo tháng............................ 35 Hình 4.4: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của cá Trắm Đen theo ngày ................ 36
  8. Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản (NTTS). Theo báo cáo ngành thủy sản năm 2013, Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong suốt 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Theo thống kê của Tổng cục Thủy Sản năm 2016, Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2015 của Việt Nam khoảng 450 nghìn ha, sản lượng khoảng 2.413 nghìn tấn, chiếm 36,79% tổng sản lượng thủy sản, trong đó chủ yếu là một số đối tượng như cá Tra, Rô Phi và các loài cá truyền thống. Trong các loài cá nuôi truyền thống, Cá Trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Trong y học, thịt cá Trắm đen có tính bình, vị ngọt, có rất nhiều tác dụng như chữa đau dạ dày mãn tính, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp, sưng đau, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch (Phó Thu Hương, 2006 [6]), người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một vị thuốc quý (Nico và cs, 2005 [21]). Mật cá Trắm đen cũng là dược liệu quý chữa mờ mắt, mắt đỏ kéo màng, đau họng, tắc họng, trẻ con đờm dãi tắc (sách cây thuốc, bài thuốc và biệt dược, nhà xuất bản Y học). Những năm gần đây, bên cạnh các loài cá đang được quan tâm nuôi dưỡng thì ngọc trai nước ngọt cũng là loài đang rất được quan tâm, không chỉ được ưa chuộng trong lĩnh vực trang sức mà còn trở thành nguyên liệu cao cấp trong ngành mỹ phẩm toàn thế giới.
  9. Xét về điều kiện tự nhiên, Việt Nam được đánh giá là rất thuận lợi cho ngành sản suất ngọc trai nước ngọt do diện tích mặt nước nhiều, chủng loại trai phong phú. Tuy nhiên, làm ngọc là nghề đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, nhiều vốn, nhiều rủi ro nên đến nay, số cơ sở đưa được sản phẩm ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay, vì vậy để nuôi trai cấy ngọc đang được nhiều chuyên gia quan tâm xây dựng và phát triển. Vì vậy, để hiểu biết thêm về nuôi trồng thủy sản và khả năng thích nghi sinh trưởng của cá Trắm đen, Trai ngọc tại Thái Nguyên, tôi tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cá trắm đen, trai ngọc tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu - Làm quen với sản xuất thực tế. - Tiếp cận với phương pháp nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng, Trai cấy ngọc.
  10. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề chuyên 2.1.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1.1 đặc điểm sinh học của cá trắm đen 2.1.1.1.1 Nguồn gốc và phân bố Tên chính thức của cá trắm đen : Mylopharyngodon pineus (Richardson, 1846). Cá sống chủ yếu ở vùng hạ lưu và thường đẻ ở vùng trung lưu các sông lớn như sông Hồng, sông Thái bình, sông Mã, sông Lam; cá có nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giới hạn thấp nhất của loài cá này là sông Lam - Nghệ An (Nguyễn Thái Tự, 1983 [12]). Trên thế giới: Cá trắm đen được phân bố ở những lưu vực Thái Bình Dương thuộc Đông Nam Á từ khu vực sông Amua tới phía đông Liên Xô và miền bắc Việt Nam nhưng chủ yếu phân bố ở Trung Quốc (Nico và cs, 2005 [21]). 2.1.1.1.2. Phân loại và đặc điểm hình thái cá trắm đen Phân loại cá trắm đen: Tên khoa học: Mylopharyngodon piceus Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidae * Đặc điểm hình thái cá trắm đen: Cá trắm đen: Thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên. Mắt bé so với đầu, ở hai bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng. Mõm hơi nhọn, ngắn. Miệng hướng về phía trước hình móng ngựa. Xương hàm trên và xương
  11. hàm dưới bằng nhau. Rãnh sau môi đứt quãng ở giữa. Lỗ mũi hơi lớn và gần mắt hơn mõm. Màng mang rộng liền với eo. Lược mang thưa ngắn. Răng hình cối nghiền. Vây lưng có khởi điểm tương đương với khởi điểm vây bụng, gần gốc vây đuôi hơn mút mõm, viền sau bằng hoặc hơi lồi. Các vây đều không có gai cứng. Vây ngực chưa đạt tới vây bụng. Vây bụng chưa đạt tới vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ bằng nhau. Hậu môn nằm sát gốc vây hậu môn. Đường bên hoàn toàn đi vào giữa thân và giữa cán đuôi. Vẩy to, xếp chặt chẽ. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ, chỉ dài bằng 1/4 chiều dài vây bụng. Bụng tròn, phủ vẩy. Đốt sống toàn thân 37 bóng hơi hai ngăn. Thân cá và các vây có màu xám đen, lưng đậm hơn bụng. Hình 2.1: Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) 2.1.1.1.3. Đặc điểm sinh sản Cá thành thục sau 3 năm tuổi, cá đẻ trứng trôi nổi. Mùa vụ sinh sản từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng tập trung nhất vào tháng 6 và tháng 7. Cũng như các loài cá trôi, mè, cá trắm đen không sinh sản ở vùng hạ lưu mà thường di cư lên vùng trung lưu của các con sông tìm nơi có nước chảy mạnh đủ điều kiện đẻ trứng. Cá đẻ trứng trôi nổi, trôi theo dòng nước, cá con nở ra theo lũ về xuôi và do vậy trùng với mùa vớt cá bột.
  12. 2.1.1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng Cá trắm đen thuộc loại cá cỡ lớn, tính tới thời điểm hiện nay, khối lượng cá lớn nhất nặng tới 61,5 kg (năm 2016 tại hồ Núi Cốc). Trong tự nhiên cá thường đánh bắt được cỡ 2-5 kg và có thể gặp những con 20-30 kg. Cá lớn tương đối nhanh nhất là từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Cá trắm đen ở sông Hồng (1964) năm thứ nhất dài 26,5 cm; năm thứ 2 dài 43,6 cm; năm thứ 3 dài 60,6 cm; năm thứ 4 dài 71,6 cm; năm thứ 5 dài 90,9 cm; năm thứ 6 dài 95 cm. Trong điều kiện nuôi 1 năm thì cá trắm đen đạt kích cỡ 0,5 kg, sau hai năm nuôi đạt trên 3 kg và sau 3 năm nuôi đạt 5 kg (Mai Đình Yên, 1998) [15]. Những ghi nhận về cá trắm đen ở Việt Nam to và nặng nhất là 61,5 kg, nhưng theo tài liệu của Mỹ thì cá trắm đen to và dài nhất là 2 m có khối lượng là 70 kg (Nico và cs, 2005) [21]. Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa độ tuổi, chiều dài và cân nặng của trắm đen Độ tuổi 1+ 2+ 3+ 4+ 5+ 6+ Chiều dài(cm) 26,5 43,6 60,6 71,6 90,9 96 Khối lượng (kg) 0,5 3,0 5,0 8,5 30- 40 40-50 (Mai Đình Yên, 1998 [ 15]) Tuy nhiên do hạn chế về môi trường sống và điều kiện thức ăn nên cá trắm đen nuôi ở ao thường chậm lớn hơn so với cá ở đầm hồ tự nhiên, cá trắm đen thương phẩm cở 2,5kg thường được nuôi khoảng 2 – 3 năm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lự, 2004) [ 4] 2.1.1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng Cá trắm đen là loại phàm ăn, khi nhỏ cá ăn động vật phù du, ấu trùng muỗi, ấu trùng chuồn chuồn. Khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy như trai, ốc, hến, cua, tôm, và côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân 2001[ 3] ; Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình Mão, 2005 [10])
  13. Cá từ 0,5kg có thể ăn ốc lớn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004 [ 4]) 4 tuổi có khả năng tiếu thu nhuyễn thể 1-2kg/ngày, chúng sữ dụng răng hầu hết để nghiền nát vỏ nhuyễn thể lọc lấy thịt mềm rồi nhằn ra từng mãnh nhỏ vụn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Phương (2003) [7] để tăng được 1kg trọng lượng cá trắm đen cần sữ dụng15 – 20kg ốc tính cả vỏ, Bên cạnh đó với điều kiện nuôi như ao hồ cá trắm đen cũng ăn được các thức ăn như khô dầu, cám gạo, lúa mạch (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lự, 2004) [4] 2.1.1.1.6. Giá trị kinh tế, y học của cá Trắm đen Cá Trắm đen là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon, là loại thức ăn bổ dưỡng được nhân dân Việt Nam cũng như ở Trung Quốc ưa chuộng. Người Trung Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một loại thuốc quý (Nico và cs, 2005) [21]. Thành phần thịt cá Trắm đen chứa 19,5% Protein, 5,2% Lipid, nhiều Can xi, Phospho, sắt, sinh tố B1, B2, PP... có chất lượng dinh dưỡng cao hơn cả nhiều loài cá có giá trị kinh tế như cá Chép (16% Protein, 3,6% Lipid), cá Quả (18,2% protein, 2,7% Lipid) hay ngay cả trứng gà (10,9 % Protein, 0,5% Lipid), thịt gà (12,3% Protein)… v́ vậy cá Trắm đen là loại thức ăn tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim mạch (Từ Giấy và Bùi Thị Nhu Thuận, 1976) [1]; Với những giá trị trên, giá thịt cá Trắm đen thịt trên thị trường bao giờ cũng cao, ở Hà Nội giá cá Trắm đen cỡ 3-4 kg từ 45.000-50.000 VNĐ/kg, cỡ >5 kg giá 60.000- 80.000 VNĐ/kg (Nguyễn Thị Diệu Phương, 2003) [7]. 2.1.1.2. Đặc điểm sinh học của con trai cấy ngọc 2.1.1.2.1. Nguồn gốc và phân bố Các loại ngọc trai tự nhiên trước đây được tìm thấy khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, việc sản xuất ngọc trai tự nhiên chỉ giới hạn ở các biển ngoài khơi Bahrain. Úc cũng là một trong những nước duy trì đội tàu lặn mò trai ngọc. Các thợ lặn mò trai của Úc lặn bắt những con sò ngọc trai để nuôi cấy
  14. ngọc trai. Mẻ sò trai ngọc bắt được tương tự như số sò được bắt thời mò sò tự nhiên trước đây. Do đó, số lượng đáng kể ngọc trai tự nhiên vẫn được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ Dương thuộc Úc. Ngọc trai có thể được tìm thấy ở biển, các vùng nước ngọt lớn. Ở Việt Nam, ngọc trai nước mặn được nuôi cấy ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc...còn ngọc trai nước ngọt mới được nghiên cứu và thử nghiệm nuôi tại Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương … 2.1.1.2.2. Phân loại và đặc điểm hình thái trai cấy ngọc nước ngọt * Phân loại trai lấy ngọc - Loại phổ biến nhất của những con trai nước ngọt là + Loại trai vỏ tam giác + Loài Cumingi Hyriopsis. * Đặc điểm hình thái trai lấy ngọc Vỏ trai có 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi trơn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân. Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và ôxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, cacbonic) cơ thể phân tính. - Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lung. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trái sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xầ cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuổi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.
  15. 2.1.1.2.3. Đặc điểm sinh sản - Trai sông thụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành. Môt con trai trưởng thành có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm. - Vòng đời: Trai cái trưởng thành; Trai đực trưởng thành => Trứng (tấm mang) + tinh trùng => Ấu trùng (trong mang mẹ) => Ấu trùng (da và mang cá) => Ấu trùng (rơi xuống bùn) =>Trai nhỏ => trai trưởng thành. 2.1.1.2.4. Đặc điểm sinh trưởng - Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái. - Đến mùa sinh sản trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh. - Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ, trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thởi ở đây giàu dưỡng khí và thức ăn. - Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành và di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxy và được bảo vệ. 2.1.1.2.5. Đặc điểm dinh dưỡng - Thức ăn của Trai chủ yếu là tảo ngoài ra Trai còn ăn các chất lơ lửng trong nước như xác bã hữu cơ có kích thước nhỏ. Trai bắt mồi theo theo phương thức thụ động nhưng có chọn lọc theo kích cỡ của thức ăn. Quá trình chọn lọc thức ăn cũng tương tự như cách chọn lọc thức ăn của Hầu. 2.1.1.1.6. Giá trị kinh tế ngọc cấy trai - Nuôi trai nước ngọt lấy ngọc có hiệu quả kinh tế khá cao. Chi phí một con trai để nuôi và cấy ghép chỉ hết 40.000 - 50.000 đồng. Song, giá bán hiện
  16. tại trên thị trường một viên ngọc trai loại trung bình từ 100.000 - 200.000 đồng, ngọc trai loại đẹp có giá hàng triệu đồng và có thể cao hơn nữa. - Sau khi thu lấy ngọc, vỏ trai được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ - Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc làm thức ăn chăn nuôi. - Nuôi trai lấy ngọc cũng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và có thể nuôi kết hợp với các loài thủy sản khác. 2.1.2. Kỹ thuật nuôi 2.1.2.1. Kĩ thuật nuôi cá trắm đen trong lồng 2.1.2.1.1 Vật liệu làm lồng nuôi: Lồng được làm bằng sắt, lưới nylon, dây buộc và các cọc cố định lồng. Tre làm các lối đi trên lồng bằng các loại tre già, thẳng và chắc Vật liệu làm phao: Thường được dùng các loại phi nhựa, xốp làm phao để nâng lồng nuôi. Lưới: kích thước mắt lưới 2a = 30 mm, Các loại dây buộc: Thông thường được sử dụng bởi các dây thép dùng để cố định các vị trí buộc. Kích thước lồng: Lồng có hình hộp, kích cỡ phụ thuộc vào địa điểm nuôi Lồng nuôi cá trên hồ: thường có chiều dài 6m, chiều rộng 6m, chiều cao 2,5-3m. Tuỳ theo điều kiện của gia đình có thể làm lồng kích thước lớn hơn. *Cách lắp ráp lồng nuôi cá trắm đen : Khung lồng bằng thép hoặc ống mà kẽm có kích thước 6 x 6. Buộc các góc lưới vào với các góc khung lồng. Dùng dây buộc để cố định lưới vào khung lồng. Ráp phao vào khung lồng: Dùng các thùng phi, xốp cố định vào khung lồng. Ráp phao vào khung lồng sao cho khung lồng cách mặt nuớc 40cm. Neo lồng: Sau khi lắp ráp, đưa lồng xuống vị trí đặt lồng. Dùng dây cố định lồng bằng các neo trụ ở giữa sông hoặc nối lồng với dây buộc ở trên bờ (đóng cọc ở ven bờ để buộc dây).
  17. 2.1.2.1.2 Vị trí đặt lồng nuôi Địa điểm nuôi: Nuôi lồng trên hồ phải có mức nước sâu trên 4m, cố gắng chọn những nơi có nước chảy. Vị trí đặt lồng có nguồn nước sạch không bị nhiễm bẫn bởi nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp để đảm bảo cá không chết do nhiễm khí độc. Lồng nuôi trên hồ có đáy lồng phải cách đáy hồ ít nhất 1,0 m để phân cá và các chất dư thừa lắng xuống và trôi đi. Không đặt lồng gần bờ có nhiều bóng cây, rong cỏ làm cá dễ bị thiếu Oxy. Nếu hộ nông dân có nhiều lồng thì đặt xen kẽ nhau 3 - 5m, đặt so le nhau để tăng lưu tốc dòng nước qua lồng. Nếu nhiều hộ nông dân tham gia nuôi cá lồng cần bố trí lồng này cách lồng kia ít nhất từ 10 – 15 m. Nếu đặt lồng theo cụm thì khoảng cách giữa các cụm lồng ít nhất từ 15 – 20 m. Lồng trong một cụm nên đặt so le để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Môi trường: Đặt lồng trên sông có pH: 6,5 – 7,5. Hàm lượng oxy hoà tan: > 5 mg/l Chất đáy nơi đặt lồng: Đất cát pha bùn 2.1.2.1.3 Nuôi thương phẩm cá trắm đen * Chọn cá giống: Chọn cá giống khoẻ mạnh không xây xát, không dị hình, dị tật, không dấu hiệu bệnh lý, kích cỡ đồng đều. Có thể thả giống bé cỡ 30-50g/con hoặc giống lớn. * Thả cá giống: Mùa vụ thả: Lồng nuôi trên sông: tháng 2 - 3 hoặc thả sau lũ. Thời gian nuôi 1 năm lúc này cá đạt 2,5 kg có thể thu tỉa, trên hồ có thể thả quanh năm Mật độ thả: Nuôi cá lồng trên hồ : 10- 15 con/m3. Cách thả giống: Khi vận chuyển giống cá về, ngâm bao cá trong lồng khoảng 10 - 15 phút nhằm cân bằng nhiệt độ, sau đó mở túi ra cho nước vào từ từ để cá tự bơi ra.
  18. Thời gian thả giống: Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, thời gian thả tốt nhất là: Buổi sáng: từ 6 - 8 giờ. Buổi chiều: từ 16 - 18 giờ. Tránh thả cá vào trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài. Tắm cá giống trước khi thả: Để đảm bảo cá giống trước khi thả đạt tỷ lệ sống cao, không bị ký sinh trùng và nấm phát triển trên cơ thể cần tắm cá bằng: Hoà tan thuốc tím liều lượng 5 - 7 g/m3 nước. Tắm cá trong thau hoặc xô lớn trong vòng 5 phút. Tắm bằng nuớc muối có độ mặn 5 – 7%, trong thời gian 5 phút. Chú ý: Khi cho cá tắm phải có máy sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy. Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá: là thức ăn viên nổi có kích cỡ viên 1- 10mm tùy theo kích cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm cao 40% protein và 10% lipid đối với giai đoạn cá giống; hàm lượng đạm 35% protein và 7% lipid đối với nuôi thương phẩm. Lượng thức ăn ở giai đoạn đầu, khi cá đạt từ 200-500g chúng ta cho ăn 3-5% trọng lượng cá, còn giai đoạn từ >500g chúng ta cho ăn 2-3% trọng lượng cá. Hàng ngày cho ăn 2 lần với tỷ lệ cho ăn dựa tính theo % khối lượng cơ thể có điều chỉnh thức ăn khi thời tiết thay đổi, tình trạng môi trường ao nuôi và tình trạng sức khoẻ cá nuôi. Khi cá lớn >500g/con có thể cho ăn thêm ốc. Phương pháp cho cá trắm đen ăn: Thức ăn đưa xuống lồng nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tiêu thụ thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Hàng ngày vớt thức ăn thừa ở trong lồng trước khi cho thức ăn mới. Chăm sóc và quản lý lồng nuôi cá trắm đen: Hàng ngày kiểm tra hệ thống lồng lưới, đề phòng tuột các nút buộc lưới có bị bung ra hay không. Trong quá trình nuôi, định kỳ vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng.
  19. - Hàng tháng kiểm tra tổng thể lưới, nếu thấy lưới bẩn mà cần phải thay thì tiến hành thay lưới mới thì đem lồng lên cạn, giặt sạch rồi dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, sau đó phơi khô 1 – 2 ngày. Sau đó bảo quản lưới để dùng cho lần sau. Thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong lồng bè nhất là vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nhằm xử lý kịp thời. - Lồng nuôi cá bị bẩn trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở giai đoạn cá nhỏ phải sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ. Sau khoảng 1 tháng nuôi, sự lưu thông nước giảm do các sinh vật bám vào lưới lồng nuôi như: tảo, thức ăn dư thừa, nếu không thay hoặc dùng các biện pháp vệ sinh khác, có thể giảm lưu thông nước đến 60%. - Duy trì mực nước trong lồng ổn định bằng cách theo dõi mực nước hồ để kéo bè ra vị trí phù hợp, tránh bị cạn và chạm lưới xuống đáy, dễ gây rách lưới và cá thoát ra ngoài. - Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu bè nuôi. - Phải kiểm tra dây neo bè, di chuyển lồng vào vị trí an toàn khi có bão, lũ. - Quản lý: Treo túi vôi 2 – 4 kg/túi ở vị trí đầu nguồn nước. Khi vôi tan hết tiếp tục treo túi khác. Định kỳ 7 – 10 ngày hoà tan 2 – 3 kg vôi tạt trong lồng và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường nuôi xung quanh. Định kỳ 7 ngày/lần dùng vitamin C trộn vào thức ăn công nghiệp với liều luợng 2 - 3 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Thu hoạch: Tuỳ theo giá cả thị trường có thể thu tỉa hoặc thu hết một lần 2.1.2.2. Kĩ thuật nuôi cấy trai cấy ngọc Trước khi tiến hành cấy cần chuẩn bị trai cấy bằng cách nuôi trai trong các lồng bằng tre hay lưới. Việc cấy nhân chỉ được thực hiện khi trai đạt tiêu chuẩn về kích thước > 25cm, thời gian và tình trạng của tuyến sinh dục. Nếu khi cấy nhân mà tuyến sinh dục của trai đang ở giai đoạn thành thục thì trai dễ
  20. bị chết hay bị rơi nhân hoặc ngọc được tạo thành không đạt chất lượng. Vì vậy cần chọn Trai có tuyến sinh dục không thành thục để cấy nhân. 2.1.2.2.1 Chuẩn bị Trai mẹ * Có hai cách chuẩn bị Trai mẹ: - Cách thứ nhất: ức chế tuyến sinh dục, thường được tiến hành vào đầu mùa sinh sản. Thời gian này nhiệt độ bắt đầu tăng sau mùa đông lạnh nhưng tầng nước sâu nhiệt độ vẫn còn thấp. Nuôi Trai ở tầng nước sâu, với điều kiện nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục. - Cách thứ hai: kích thích tuyến sinh dục phát triển nhanh, thường được áp dụng vào mùa Trai đẻ rộ. Kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục bằng cách nuôi trai ở tầng nước mặt có nhiệt độ cao (28-32°C). Sau một thời gian ngắn Trai sẽ thành thục và sinh sản. Sau khi Trai đã sinh sản thì chúng ta có thể tiến hành cấy nhân. Tuy nhiên sau khi sinh sản Trai thường yếu đi nên hiệu quả của việc cấy nhân sẽ không cao 2.1.2.2.2 Chọn lọc trai cấy - Chọn trai cấy có kích thước phù hợp cho vào bể, đặt bụng Trai ngửa lên trên và duy trì nhiệt độ nước khoảng 28-30°C. Khoảng 1 giờ sau Trai sẽ mở vỏ, dùng kẹp mở miệng vỏ Trai (khoảng 1-1,5cm) để kiểm tra tuyến sinh dục. Nếu đạt yêu cầu thì chèn miệng vỏ và đưa về phòng để tiến hành cấy nhân. 2.1.2.2.3 Cắt màng áo Trai dùng để cấy ngọc gồm hai loại, Trai kỹ thuật và Trai nguyên liệu. Trai kỹ thuật là Trai dùng để cấy nhân vào còn Trai nguyên liệu là Trai dùng để lấy mảnh màng áo. Tỉ lệ của hai loại này là 2:1-5:1. Trai nguyên liệu là loại khoảng 1-2 tuổi, Trai càng to càng tốt nhưng không nên vượt quá 5-6 tuổi. Việc chọn Trai nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian tạo ngọc và chất lượng sản phẩm sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0