Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát – Hòa Yên
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. Đồng thời tm hiểu một số công tác chăn nuôi khác tại nơi thực tập và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát – Hòa Yên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN KHANG Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRANG TRẠI CÔNG TY TNHH MTV CHĂN NUÔI HÒA PHÁT - HÒA YÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 CNTY N01 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp đại học. Để hoàn thành bản khoá luận này em đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và trang trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát - Hòa Yên (thôn Đồng Bằng 3, xã Lương Thịnh,huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái). Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, động viên của người thân trong gia đình. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y cùng các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tại trường cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành công khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới anh Ngô Xuân Trường trại trưởng cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trang trại về sự hợp tác giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, hướng dẫn các công tác kỹ thuật, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Qua đây, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Cuối cùng, em xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng đánh giá khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Tiến Khang
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt ....................... 35 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt .................................................................................................. 38 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng .................................. 39 Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn thịt tại trại ...................... 40 Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại 42 Bảng 4.5. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại . 43 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại ...... 44 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại .................................................. 46 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại ................................................. 48
- iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ADG: Tốc độ tăng trưởng bình quân theo ngày Cs: Cộng sự FCR: Hệ số thức ăn GGP: Ký hiệu con giống cụ kị GP: Ký hiệu của con giống ông bà MTV: Một thành viên Nxb: Nhà xuất bản PED: Porcin Epidemic Diarrhoea PS: Ký hiệu đời bố mẹ TATB: Thức ăn trung bình TGE: Transmisssible gastro enteritis TNHH: Trách nhiệm hữa hạn TT: Thể trọng Tr.: Trang
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3 2.1.2. Điều kiện khí hậu .................................................................................... 3 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 3 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại ............................................................................. 4 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 6 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 7 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn ...... 7 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt ........................................................ 10 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 26 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 31 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 31 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 32 3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 32 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 32
- v 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 32 3.4.2. Phương pháp thực hiện.......................................................................... 32 3.4.3. Phương pháp sử lý số liệu ..................................................................... 37 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 38 4.1. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt.....38 4.2. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh ...................................................... 39 4.2.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng ........................................ 39 4.2.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng................................................. 40 4.3. Kết quả điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại ......................................... 41 4.3.1. Kết quả điều trị bệnh đường hô hấp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại ........ 41 4.3.2. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại ....... 43 4.3.3. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại ............. 44 4.4. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất ................................................. 45 4.4.1. Xuất lợn ................................................................................................. 45 4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn..................................................... 46 4.5. Nhập lợn và vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn................................ 47 4.5.1. Chuẩn bị chuồng trước giờ nhập lợn và đi nhập lợn............................. 47 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 49 5.1. Kết luận .................................................................................................... 49 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc và đạt được thành tựu to lớn đưa đất nước ngày càng đi lên, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Vì thế mà các nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao được người dân quan tâm, đặc biệt là nhu cầu thực phẩm, không chỉ là số lượng mà còn cả về chất lướng sản phẩm Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống có từ lâu đời. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ngành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó còn cung cấp lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt và một số phụ phẩm cho ngành công nghiệp chế biến. Trong đó, chăn nuôi lợn thịt là một trong những khâu quan trọng, góp phần quyết định thành công của nghề chăn nuôi lợn, đặc biệt trong việc nuôi lợn thịt để có đàn lợn thịt lớn nhanh, nhiều nạc. Trong chăn nuôi lợn thịt ngoại do khí hậu ở Việt Nam là kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên việc chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Để quyết định đến năng suất và chất lượng thịt, thì một phần do điều kiện tự nhiên còn lại quy trình chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, chúng em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát – Hòa Yên”.
- 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. - Xác định tình hình và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. - Tìm hiểu một số công tác chăn nuôi khác tại nơi thực tập. - Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công việc. 1.2.2. Yêu cầu - Thực hiện thành thạo quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại. - Chẩn đoán được một số bệnh hay xảy ra trên đàn lợn thịt nuôi tại trại. - Áp dụng và đánh giá hiệu quả của một số phác đồ dùng điều trị bệnh trên đàn lợn thịt nuôi tại trại. - Làm tốt một số công tác chăn nuôi khác. - Chủ động sáng tạo trong công việc, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ mà cơ sở phân công.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Vị trí địa lý Trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát - Hòa Yên được thành lập tháng 5 năm 2015, là trại hạt nhân với 1250 nái được nhập từ nước Đan Mạch. Trại được xây dựng tại thôn Đồng Bằng 3, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Trang trại cách xa so với khu dân cư, có hệ thống phòng chống dịch bệnh từ xa rất tốt. Chỉ có 1 con đường duy nhất để vào trại chăn nuôi tổng diện tích của trại là 25ha. Xã Lương Thịnh là một xã miền núi thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Việt Nam. Xã có diện tích 68,27 km2. Phía đông bắc giáp thành phố Yên Bái, phía tây giáp huyện Nghĩa Lộ, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và có hệ thống hệ thống giao thông đa dạng: Có các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai đi qua... thuận tiện cho việc đi lại buôn bán và vận chuyển hàng hóa của trại. 2.1.2. Điều kiện khí hậu Xã Lương Thịnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Do đó trại lợn cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu này. Nhiệt độ trung bình năm 23,20C - 250C, lượng mưa 1.500 - 1700 mm; độ ẩm trung bình là 84 - 85%. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, kèm theo sương 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu tổ chức của trại gồm. + Khu hành chính văn phòng gồm:
- 4 01 Giám đốc công ty Hòa Phát nông nghệp. 01 Phó giám đốc phụ trách mảng chăn nuôi Hòa Phát miền bắc. 01 Kỹ sư trưởng trại phụ trách chung, 2 kế toán, 3 bảo vệ, 1 cấp dưỡng thực phẩm. + Khu sản xuất lợn thịt gồm: 01 Phó trại kiêm quản lý khu lợn thịt, 2 kỹ sư tổ trưởng phụ trách chuyên môn, 2 kỹ thuật cơ điện, 1 kỹ thuật nhập liệu kho thuốc, 2 tạp vụ, 11 công nhân, 1 bảo vệ và 2 sinh viên thực tập. + Khu sản xuất lợn nái gồm: 01 Trưởng trại, 1 phó khu quản lý lợn nái, 4 kỹ sư tổ trưởng, 2 kỹ thuật điện, 3 tạp vụ, 2 thủ kho nhập liệu, 30 công nhân và 2 sinh viên. Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ phối mang thai, tổ đẻ, tổ cai sữa, tổ di truyền, tổ cơ điện. Mỗi tổ thực hiện công việc hàng ngày một cách nghiêm túc, đúng quy định của trại. 2.1.4. Cơ sở vật chất của trại - Về cơ sở vật chất: + Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: Máy giặt, tắm nóng lạnh, tivi, tủ lạnh, quạt, bàn là.... + Những vật dụng cá nhân như: Kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội đầu cũng được trại chuẩn bị. + Trại có đầy đủ sân bãi bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, karaok cho công nhân viên sau mỗi ngày làm việc. + Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư hơn hết. - Tổng diện tích của trại là 25ha trong đó điện tích khu lợn thịt là: 36.895m2, khu lợn nái là: 41.172m2.
- 5 - Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính; Mỗi cửa sổ có diện tích 1,2m²; Cách nền 1,2m; Mỗi cửa sổ cách nhau 0,8m. Trên trần đươc lắp hệ thống chống nóng bằng tôn lạnh. - Trong các chuồng có các ô chuồng được ngăn cách bằng tường và cửa tôn nhựa dẻo. - Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, vòi uống nước cho lợn tự động - Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các hố sát trùng. - Có một máy phát điện tự động công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi xảy ra sự cố mất điện. - Hiện nay Tập đoàn Hòa Phát Nông Nghiệp nói chung và trang trại chăn nuôi Hòa Yên nói riêng là 1 trong số trại cung cấp sản phẩm thịt lợn sạch ra thị trường theo mô hình chăn nuôi khép kín được người tiêu dùng tin tưởng. - Về cơ sở hạ tầng: + Trang trại được xây dựng gồm 2 khu chăn nuôi. Chăn nuôi lợn nái sinh sản và chăn nuôi lợn thịt khoảng cách giữ 2 khu hơn 1km. + Mỗi khu chăn nuôi được chia làm 2 phần là: Khu nhà ở và sinh hoạt của công nhân, sinh viên và khu chuồng nuôi. + Khu nhà ở rộng rãi có điều hòa đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi. + Khu nhà ăn cũng được tách biệt có nhà ăn chung. + Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ. + Khu trồng rau, quả cung cấp thực phẩm sạch cho công nhân viên. + Trại có hai nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn, một khu để dụng dụ chăn nuôi, một nhà kho cơ điện và một kho thuốc là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.
- 6 + Trại có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi: Chất thải được xử lý bằng hệ thống lọc vật rắn, biogas, bể sục, bể lắng, bể nuôi beo, bể nuôi cá, trước khi thải ra môi trường, có điểm tiêu chất thải, có giàn khử mùi phía sau quạt hút gió. + Khu nhà kho xử lý các chất thải nguy hại được đăng ký đơn vị số lượng theo quy định. - Hệ thống chuồng nuôi Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao dạng bậc thang, dễ thoát nước và xây cách ly xa khu vực sinh hoạt của công nhân. Trại có 2 dãy lớn gồm 14 chuồng, mỗi dãy có 7 chuồng nuôi được đánh số chẵn lẻ từ 1 đến 14, mỗi chuồng nuôi có 22 ô chuồng và có 2 ô cách ly cuối chuồng để tách và chăm sóc cho những trường hợp đặc biệt. Mỗi chuồng có 12 quạt thông gió 6 quạt 2 bên hông và 6 quạt ở cuối chuồng vận hành tự động theo công nghệ hiên đại từ Ấn Độ và Nga. Hệ thống chuồng nuôi có đầy đủ trang thiết bị như bóng đèn sưởi ấm, thắp sáng, quạt thông gió đảm bảo và có giàn mát tạo nhiệt độ ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Thuốc và dụng cụ để chăm sóc điều trị bệnh cho lợn được Công ty và trang trại cung cấp đầy đủ cho từng chuồng riêng biệt trong tủ thuốc. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại - Thuận lợi: + Trại được xây dựng trên một quả đồi nên cách xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh. + Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. + Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.
- 7 - Khó khăn: + Do trang trại được xây dựng trên đồi cao nằm cạnh nhánh sông lớn đổ ra sông Đà nên khi gặp thời tiết bất lợi mưa to với cường động lớn hoặc bão lũ nước dâng sẽ bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài nên việc cung cấp thực phẩm đồ dùng thiết yếu cho công nhân và thức ăn chăn nuôi cho lợn gặp rất nhiều khó khăn. + Công tác xử lý chất thải và xác lợn chết của trang trại cũng còn một số vấn đề chưa tốt. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng Có nhiều nhà nghiên cứu từng nghiên cứu về vấn đề này nên cũng nhiều khái niệm khác nhau về sinh trưởng. Theo Đặng Hoàng Biên (2016) [2], sinh trưởng là quá trình sinh tổng hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài được đưa vào để tăng lên về kích thước các mô trong cơ thể, làm cho kích thước và khối lượng cơ thể tăng lên. Chung quy lại sinh trưởng chính là quá trình tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể do sự tăng lên về khối lượng và kích thước của tế bào. Để xác định sinh trưởng người ta dùng phương pháp cân định kì khối lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể. Ở lợn thường đo 4 chiều: Dài thân, vòng ngực, cao vây, vòng ống. Thời điểm đo thường ở các tháng tuổi: sơ sinh, 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36. 2.2.1.2. Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể Sự sinh trưởng và phát triển của gia súc nói chung và của lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: Quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật phát triển theo giai đoạn và chu kì. Cường độ sinh trưởng thay đổi theo độ tuôi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng sinh trưởng phát triển khác nhau.
- 8 Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đều qua các giai đoạn. Nhanh nhất ở 21 ngày tuổi đầu và sau đó có phần giảm xuống do lượng sữa của mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con giảm. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con vật thì xương phát triển đầu tiên sau đó đến cơ và cuối cùng là mỡ. Từ sơ sinh đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau đó trưởng thành thì tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn. Khi con vật lớn lên, khối lượng kích thước các cơ quan, các bộ phận của chúng không tăng lên một cách đều đặn, trái lại tăng với mức độ khác nhau. 2.2.1.3. Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể Trong cơ thể lợn, có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau và theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể. Trước hết, dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và cuối cùng cho sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dinh dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn cho lợn thì quá trình tích luỹ mỡ bị ngưng trệ, khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc, mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy, nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì sẽ không tăng khối lượng và chất lượng thịt như mong muốn. 2.2.1.4. Ảnh hưởng của quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt Lợn thịt là giai đoạn chăn nuôi cuối cùng để tạo ra sản phẩm, lợn thịt cũng là thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu đàn (65 - 80%). Do vậy chăn nuôi lợn thịt quyết sự định thành bại trong chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn thịt cần đạt những yêu cầu: Lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, tốn ít công chăm sóc và phẩm chất thịt tốt.
- 9 2.2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn Giống Mỗi giống lợn cho ra mỗi chất lượng thịt và năng suất thịt khác nhau. Các giống lợn nội có khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt cũng thấp hơn các giống lợn ngoại. Khả năng sản xuất và chất lượng thịt ngoài điều kiện ngoại cảnh và thức ăn thì yếu tố di truyền là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn nhất. Theo Trịnh Hồng Sơn (2014) [28] các chỉ tiêu thân thịt như tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn là khác nhau ở các giống lợn khác nhau. Tăng khối lượng trung bình của lợn Móng Cái khoảng 300 - 350 gam/ngày, trong khi con lai F1 (nội x ngoại) đạt 550 - 600 g/ngày. Lợn ngoại nếu chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới 700 - 800 g/ngày. Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn nội, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội. Hiện nay, người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều giống vào trong 1 con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác nhau. Đồng thời, sản phẩm của phương pháp lai là các con giống có thể đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Kết quả khảo sát năng suất và phẩm chất thịt của 1 số giống lợn cho thấy tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc của lợn Landrace và lợn Đại Bạch đều cao hơn nhiều so với của lợn Móng Cái. Thời gian và chế độ nuôi Là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất thịt. Theo Trịnh Hồng Sơn (2014) [28] thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng thịt. Sự thay đổi thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4 tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn người ta đề ra hai phương thức nuôi: Nuôi lấy nạc
- 10 đòi hỏi thời gian nuôi ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn. Phương thức cho ăn tự do hay hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến năng suất thịt, cho ăn tự do sẽ cho khả năng sản xuất thịt nhiều hơn cho ăn khẩu phần hạn chế. * Khí hậu và thời tiết Lợn điều chỉnh thân nhiệt của chúng bằng cách cân bằng nhiệt lượng mất đi với nhiệt tạo ra qua trao đổi chất và lượng nhiệt hấp thụ được. Khi sự khác nhau giữa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường trở nên lớn thì tỉ lệ thoát nhiệt sẽ tăng lên. Về mùa lạnh nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới nhiệt độ hữu hiệu thì tăng thêm chi phí thức ăn để tăng nhiệt lượng trao đổi chất để vật nuôi tự nó tạo ra nhiệt lượng để giữ ấm cho cơ thể. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích lũy cao, sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao. Nhiệt độ chuồng nuôi quá cao lợn ăn ít, tỷ lệ tiêu hoá kém, giảm tăng khối lượng. Nhiệt độ quá thấp lợn tiêu hao nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt 2.2.2.1. Bệnh viêm phổi (Bệnh suyễn lợn) Nguyên nhân Lê Văn Lãnh và cs. (2012) [16] Bệnh suyễn lợn hay “Dịch viêm phổi địa phương ở lợn” (Enzootic pneumonia) là bệnh truyền nhiễm mãn tính ở lợn. Tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh gây ra thiệt hại lớn trong ngành chăn nuôi lợn làm giảm tốc độ tăng trọng và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh kế phát, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp. Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là mầm bệnh chính gây dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn (PRDC: Porcine respiratory disease complex) Thacker (2016) [57]. Những nghiên cứu về vai trò của các vi
- 11 khuẩn kế phát trong bệnh suyễn lợn đã được tiến hành (Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [18]; Cù Hữu Phú (2005) [28]; Trần Huy Toản (2009) [34]. Nếu kết hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở. Mycoplasma được coi là nguồn gốc gây viêm đường hô hấp trên lợn ở nước ta và các nước trên thế giới. Whittlestone (1979) [58] cho biết Mycoplasma hyopneumoniae là một loại vi khuẩn được biết đến gây ra bệnh viêm phổi do sán lá lợn , một bệnh truyền nhiễm mạnh và mãn tính ảnh hưởng đến lợn. Theo Tajima(1982) [56], giống như các loại phân tử khác, M. hyopneumoniae có kích thước nhỏ (400- 1200 nm), có một bộ gen nhỏ (893-920 kilo-base cặp (kb)) và thiếu một thành tế bào. Khó phát triển trong phòng thí nghiệm do các yêu cầu dinh dưỡng phức tạp và nguy cơ nhiễm bẩn liên quan đến nuôi cấy mycoplasma. Để phát triển thành công vi khuẩn, cần phải có môi trường từ 5-10% carbon dioxide, và môi trường phải thể hiện sự thay đổi màu axit. Sức đề kháng: MH bị bất hoạt sau 48 giờ trong điều kiện khô, nhưng có thể tồn tại đến 17 ngày trong môi trường nước mưa ở nhiệt độ 2 - 70C. Trong phổi tồn tại 2 tháng ở âm 250C và từ 9 - 11 ngày ở nhiệt độ l - 60C và chỉ 3 - 7 ngày ở nhiệt độ 17 - 250C. Triệu chứng Theo Lê Văn Năm (2013) [25] thì thời kỳ nung bệnh dài từ 1 - 4 tuần nhưng cũng có thể sau 1-3 ngày nếu chưa có mặt của Haemophillus. Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản, phổi và thông thường có 2 thể biểu hiện: Á cấp tính và mãn tính. + Thể á cấp tính - Lợn bệnh sốt nhẹ 40,4 - 410C, bắt đầu từ triệu trứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy. - Lợn thở khó, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém.
- 12 - Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều. Vì phổi bị tổn thương nên lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, có những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp. - Nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao. - Khi sờ nắn hoặc gõ để khám bệnh, lợn cảm thấy đau ở vùng phổi, rõ nhất là 1-2 đôi xương sườn đầu giáp bả vai. Lợn vẫn thèm ăn nhưng ăn uống thất thường. - Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7 - 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng cơ thể và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát. + Thể mãn tính Đây là thể bệnh thường gặp nhất ở những đàn mang trùng - Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài gây cảm giác rất khó chịu. - Đàn lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc. - Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy da bị nhăn và xuất hiện nhiều vảy nâu. - Trong trang trại có một số con bị viêm khớp và vì thế chúng đi lặi khó khăn, đôi khi thấy liệt và bán liệt. Ở lợn nái, có thể có thấy thai chết lưu, sảy thai và con chết yểu. - Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường xổ mũi như mủ khiến bức tranh lâm sàng trở nên phức tạp.
- 13 Cả hai thể dưới cấp và thể mãn tính đều có tiên lượng xấu đi do lợn còi cọc, chậm lớn hao hụt số đầu con, chi phí thức ăn thuốc men tăng. Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn. Phòng bệnh Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Cần phải tạo được môi trường thuận lợi cho đàn lợn như không khí sạch sẽ, thông gió thường xuyên, nhiệt độ ấm áp và mật độ trong chuồng phù hợp. Trong dãy chuồng không nên nuôi lẫn lộn các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần. Ở các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá trình mang thai cho đến khi cai sữa. Ngoài ra còn phòng bệnh bằng vắc xin phòng Mycoplasma hoặc cho uống thuốc định kì sẽ giúp đàn lợn giảm thiểu được sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn. Điều trị Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma là tetracycline, tylosin và tiamulin hay gentamycin, genta tylosin ngoài ra còn kết hợp các kháng sinh kháng viêm và một số thuốc bổ trợ để rút ngắn quá trình điều trị cho hiệu quả cao. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì đạt được hiệu quả chữa bệnh cao. Hiện nay vắc xin đã được tìm thấy để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng không ngăn chặn các bệnh xảy ra từ trong toàn bộ số lợn mắc bệnh do một số nguyên nhân từ cá thể hoặc ngoại cảnh làm vắc xin giảm hay không có hiệu lực. 2.2.2.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn
- 14 Nguyên nhân Theo Nguyễn Đức Thủy (2015) [36] tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa và nó có nhiều nguyên nhân, chúng ta có thể phân loại ra là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Nhưng việc phân biệt rạch ròi giữa hai nguyên nhân này là rất khó khăn. Tuy nhiên cho dù là nguyên nhân nào cũng gây hậu quả lớn đến cơ thể và đường tiêu hóa của lợn. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân bị tiêu chảy ở lợn là do một số nguyên nhân sau đây: Do vi sinh vật: Do vi khuẩn: Trong đường ruột của lợn có rất nhiều vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái. Nguyễn Đức Thủy (2015) [36] cho biết, vi sinh vật bao gồm các loại virut, vi khuẩn và các loại nấm mốc. Hoạt động của hệ sinh thái trong đường ruột luôn được duy trì ở mức cân bằng và ổn định, một khi do một số yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của lợn thì vi sinh vật có hại trong đường ruột có cơ hội phát triển mạnh hơn vi sinh vật có lợi, gây mất cân bằng và dẫn đến lợn bị tiêu chảy. Theo Bùi Tiến Văn (2015) [39] thì một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột là E.coli, samonella sp., Shigela, Klebsiella, C. pefringens... Đó là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở người và nhiều loài động vật. Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng, khi gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hoá sẽ tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh. Bình thường E.coli cư trú ở ruột già và phần cuối của ruột non, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Ở trong các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát triển và cư trú làm cho con vật rơi vào trạng thái bệnh lý. Theo Sa Đình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 384 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn