Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà Mía lai Lương Phượng tại trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y
lượt xem 6
download
Khóa luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà thịt thương phẩm (Mía x Lương Phượng). Đồng thời thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn gà thịt thương phẩm (Mía x Lương Phượng). Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà Mía lai Lương Phượng tại trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU HẰNG Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ MÍA LAI LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU HẰNG Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ MÍA LAI LƯƠNG PHƯỢNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N04 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em hoàn thành tốt chương trình học, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể thầy giáo, cô giáo của Khoa đã giúp em có một kì thực tập thành công tốt đẹp, tạo bước đệm về kiến thức chuyên môn cũng như thực tế cho bản thân em để sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới trong công việc cũng như cuộc sống sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Trần Thị Hoan, đã quan tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, dành những tình cảm và sự động viên vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và trong quá trình hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công trong cuộc sống, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng
- ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3 2.1.2. Đối tượng và kết quả sản xuất ................................................................. 4 2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề ................................................................... 4 2.2.1. Một số hiểu biết về sự di truyền của các tính trạng ở gia cầm ............... 4 2.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng .................. 7 2.2.3. Sức sống và khả năng cảm nhiễm bệnh ................................................ 11 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 15 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 15 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 16 2.4. Giới thiệu vài nét về gà lai (Mía x Lương Phượng) ................................. 17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH......19 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành.............................................. 19 3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 19 3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 19
- iii 3.3.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 19 3.3.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh ................................... 19 3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 22 3.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 22 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 23 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thịt ............................................... 23 4.2. Kết quả theo dõi tỉ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của đàn gà ........................................................................................................ 25 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà trực tiếp theo dõi ....................................... 25 4.2.2. Sinh trưởng tích lũy của đàn gà trực tiếp theo dõi ................................ 27 4.2.3. Khả năng thu nhận thức ăn.................................................................... 28 4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà thịt ................................ 30 4.3.1. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà thịt bằng vắc xin ....... 30 4.3.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh ................................................................ 33 4.4. Kết quả áp dụng quy trình chẩn đoán một số bệnh trên gà trong thời gian thực tập ............................................................................................................ 36 4.4.1. Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh trên đàn gà trong thời gian thực tập ............................................................................................. 36 4.4.2. Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp ......... 38 4.4.3. Kết quả chẩn đoán bệnh trên gà tại trại................................................. 42 4.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập............................. 42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 44 5.1. Kết luận .................................................................................................... 44 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu đàn gà của trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y từ năm 2017 đến nay ..................................................................................... 4 Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn gà ..................................................................... 19 Bảng 3.2. Thời gian và cường độ chiếu sáng .................................................. 20 Bảng 3.3. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà từ 1 - 21 ngày tuổi ..... 20 Bảng 3.4. Khẩu phần và giá trị dinh dưỡng của gà từ 22 ngày tuổi đến xuất bán......21 Bảng 4.1. Kế hoạch cho ăn.............................................................................. 25 Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1 - 11 tuần tuổi .......................... 26 Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà từ 01 đến 11 tuần tuổi ........................ 28 Bảng 4.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà trực tiếp theo dõi ................ 29 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho gà ........ 31 Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại . 36 Bảng 4.7. Các triệu trứng lâm sàng điển hình của gà bị bệnh ........................ 37 Bảng 4.8. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh.......................................... 39 Bảng 4.9. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả ..... 43
- v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự KHKT : Khoa học kỹ thuật Nxb : Nhà xuất bản TĂ : Thức ăn TB : Trung bình TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang và đã trở thành ngành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của các hộ nông dân trong cả nước, cùng với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật thì ngành chăn nuôi đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao cả về số lượng cũng như chất lượng cho xã hội và đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ. Trong đó chăn nuôi gia cầm đang được chú trọng và khuyến khích tới các hộ nông dân trong cả nước. Xã hội phát triển kinh tế ngày càng đi lên thì cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó những đòi hỏi về nhu cầu thực phẩm như: thịt, trứng, sữa ngày càng cao. Đứng trước nhu cầu thực tiễn sản xuất, nước ta đã tiến hành lai tạo ra một số giống gà lông màu có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi với khí hậu của Việt Nam, trong đó có giống gà Mía lai Lương Phượng. Gà Lương Phượng có đặc điểm dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, năng suất cao, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, song chất lượng thịt ít được ưa chuộng bởi lượng mỡ dưới da cũng như mỡ bụng nhiều. Gà Mía là giống gà địa phương, có năng suất đẻ không cao, sinh trưởng chậm, năng suất thịt thấp nhưng tầm vóc tương đối to, có khả năng chống chịu tốt với khí hậu địa phương, ít bệnh, thịt mịn, thơm ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng được nhiều người ưa chuộng. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc lai tạo giữa 2 giống gà trên đã tạo ra con lai có sức sản xuất cao, phù hợp chăn nuôi với mọi hình thức, chất lượng thịt thơm ngon, khắc phục được những nhược điểm của giống gốc. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sức sản xuất thịt của con lai và đều khẳng định con lai
- 2 (Mía x Lương Phượng) có khả năng sinh trưởng tốt trong các điều kiện. Liệu các quy trình nuôi dưỡng khác nhau trong nông hộ, các địa phương có ảnh hưởng tới sức sản xuất thịt của con lai hay không? Và để có thêm số liệu khoa học khuyến cáo cho hộ chăn nuôi, xuất phát từ thực tế trên, em thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà Mía lai Lương Phượng tại trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y". 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà thịt thương phẩm (Mía x Lương Phượng) - Thực hiện quy trình phòng, trị bệnh cho đàn gà thịt thương phẩm (Mía x Lương Phượng). 1.2.2. Yêu cầu - Thực hiện được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn gà Mía lai Lương Phượng. - Áp dụng được quy trình phòng và trị bệnh cho đàn gà Mía x Lương Phượng.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y được xây dựng trên nền của khu trại gà cũ của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học từ năm 2013. Vị trí: - Phía Đông giáp Bệnh xá thú y. - Phía Tây giáp vườn ươm viện nghiên cứu. - Phía Nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng. - Phía Bắc giáp khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm . Khu chăn nuôi quy hoạch tại Trại gia cầm cũ với diện tích là 3.000m2. Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6m2 và 2 kho rộng 40m2, phần diện tích còn lại dùng để chăn thả và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được rào bằng lưới thép B40 với tổng chiều dài 220m, đảm bảo ngăn cách với các khu vực khác. Khu nhà điều hành và nhà ở cho sinh viên có diện tích là 48m2 được chia làm 4 phòng, gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên. Hố sát trùng và phòng thay đồ có tổng diện tích là 30m2. Trong đó hố sát trùng 20m2, khu nhà thay quần áo bảo hộ lao động 10m2. Khu nhà xưởng và công trình phụ trợ có diện tích 120m2. Trong đó có các công trình như: - 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20m2 - 01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện): 30m2 - 01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi: 50m2
- 4 - 01 kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót…..): 20m2 Diện tích đất còn lại là 3.960m2 được quy hoạch để trồng cây thức ăn bổ sung cho gà. 2.1.2. Đối tượng và kết quả sản xuất Sau thời gian xây dựng lại cơ sở hạ tầng, trại tiến hành đưa vào nuôi gà đẻ trứng và gà thịt thương phẩm. Hiện nay trại đang có 400 con gà thương phẩm Mía lai Lương Phượng, 500 con gà Ác lai Ai Cập, 100 con gà sinh sản, và khoảng 100 con gà thương phẩm các giống H’Mông, gà Chọi. Bảng 2.1: Cơ cấu đàn gà của trại gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y từ năm 2017 đến nay Số lượng đàn gà của trại (con) Loại gà Năm 2017 Năm 2018 Tháng 11/2019 Gà đẻ 1000 124 100 Gà thịt 300 900 1000 Tổng số 1300 1024 1100 Bảng 2.1 cho thấy, số lượng đàn gà của năm 2018 giảm hơn so với năm 2017 là 276 con, đến năm 2019 lại tăng so với năm 2018 là 76 con. 2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề 2.2.1. Một số hiểu biết về sự di truyền của các tính trạng ở gia cầm Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó. Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như: sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt…đều là những tính trạng số lượng (quantitative character) và do các gen nằm trên
- 5 cùng nhiễm sắc thể qui định. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lượng được qui định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lượng phải có môi trường phù hợp mới được biểu hiện hoàn toàn. Theo Dương Mạnh Hùng và cs (2017) [5], thì giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan đến kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypic value) và giá trị có liên quan đến môi trường là sai lệch môi trường (environmental deviation). Như vậy kiểu gen qui định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ đó được biểu thị như sau: P=G+E Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình G: Là giá trị kiểu gen E: Là sai lệch môi trường Tuy nhiên, khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen nhỏ (minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (polygene) gồm các thành phần: cộng gộp, trội, tương tác gen nên được biểu thị theo công thức sau:
- 6 G = A+ D + I Trong đó: G: Là giá trị kiểu gen A: Là giá trị cộng gộp D: Là giá trị sai lệch trội I: Là giá trị sai lệch tương tác Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống. Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cùng có vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con đường thực nghiệm. D và I không di truyền được và phụ thuộc vào vị trí và sự tương tác giữa các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống, đồng thời tính trạng số lượng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung và môi trường riêng: Sai lệch môi trường chung (general environmental) (Eg) là sai lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này có tính chất thường xuyên không cục bộ như: thức ăn, khí hậu…do vậy đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các thành phần khác nhau trên một cơ thể. Sai lệch môi trường riêng (environmental deviation) (Es) là các sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như: thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý gây ra… Như vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G), môi trường (E) của một cá thể biểu hiện như sau: P = A + D + I + Eg + Es
- 7 Do đó để đạt được năng suất, chất lượng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình như mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi trường thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống. 2.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng 2.2.2.1. Khái niệm về sinh trưởng Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi đến khi trưởng thành khối lượng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là tế bào tăng lên về số lượng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và kích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là do sự tích luỹ các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Tác giả Nguyễn Hải Quân và cs (2005) [9], đã khái quát: “Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”. Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác. 2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và sức cho thịt của gia cầm *Ảnh hưởng của giống Mỗi giống có một tốc độ sinh trưởng nhất định. Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở các môi trường khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Moris (1997) [16] đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng.
- 8 Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [11] cho biết, gà con ở 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với 01 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần 20 ngày tuổi để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi. Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth Rock thì dòng TĐ9 có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối lượng sống vượt dòng TĐ8 12,90% và vượt TĐ3 17,40% (Lê Hồng Mận và cs, 1996 [8]). Sự sai khác nhau về sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn chịu ảnh hưởng của tính biệt, thông thường con trống phát triển hơn con mái: ở gà hướng thịt giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180 - 250 (g), (Trần Thanh Vân và cs (2015) [11]). Theo tài liệu của Chambers J.R (1990) [13], cho biết: Có nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng chung, có gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng lẻ. Godfry E.P và Raap R.G [14], và nhiều tác giả khác cho rằng có nhiều hơn 15 gen qui định tốc độ sinh trưởng. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen về sinh trưởng liên kết giới tính cho nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng của gia cầm. *Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng. Nguyễn Duy Hoan (2010) [4] cho biết nhu cầu protein thích hợp cho gà broiler cho năng suất cao đã được xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng.
- 9 Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi gà broiler, nên bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi gà broiler. Do vậy, để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm trong từng giai đoạn nuôi. * Ảnh hưởng của chăm sóc Bên cạnh các yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật độ nuôi. * Ảnh hưởng của nhiệt độ Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003) [7] thì nhiệt độ chuồng nuôi gà sau 28 ngày thích hợp là 18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau. Theo Cerniglia J.A và Herrtand A.B Walt (1983) [12], thì nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 100C tiêu thụ năng lượng của gà biến đổi tương đương 2 kcal, mà nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Wash Burn K.W (1992) [17], cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir I. (1992) [15], qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 350C ẩm độ tương đối 66 % đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống 20 - 30 % ở gà mái so với điều kiện thích hợp về khí hậu. Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này, đảm bảo khả năng sinh
- 10 trưởng của gà người ta đã sử dụng thức ăn cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng. Vì vậy, trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng. *Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới gà, đặc biệt là khí NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân và chất độn chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của gà. Độ thông thoáng trong chuồng nuôi có vai trò quan trọng trong việc giúp gà đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật. Tốc độ gió và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ lưu thông không khí lớn hơn gà nhỏ. *Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [11], với gà broiler giết thịt sớm 38 - 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux/m2, ngày thứ tư đến kết thúc, thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng còn 5 lux/m2.
- 11 Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm tốc độ tăng khối lượng. Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng, hoặc có thể sử dụng bóng đèn có cùng công suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn. + Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nếu mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển mạnh làm ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. 2.2.3. Sức sống và khả năng cảm nhiễm bệnh Sức sống của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giúp ta đánh giá được khả năng thích nghi và chống đỡ bệnh tật của đàn gia cầm. Sức sống cũng là tính trạng di truyền số lượng, nó đặc trưng cho từng loài, giống và từng cá thể. Sức sống được biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn, từ sơ sinh đến lúc giết thịt. Sức sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như: điều kiện thời tiết, khí hậu, thức ăn, nước uống, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y. Nếu một trong các yếu tố nói trên đột ngột thay đổi sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức sống của gia cầm. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khả năng di truyền giống, nếu mức độ giao phối cận huyết tăng lên cũng làm giảm khả năng thích ứng, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, làm cho sức sống giảm rõ rệt. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gia cầm đó là sức sống của đàn gà bố mẹ. Nếu đàn gà bố mẹ khoẻ mạnh, sạch bệnh, sinh sản tốt thì tỷ lệ nuôi sống của đàn con cao và ngược lại. Khi nghiên cứu về khả năng thích nghi của gia cầm, ta thấy gà là loài vật có khả năng thích nghi tương đối cao.
- 12 * Các bệnh thường gặp trên gà thịt Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian nuôi gà thường gặp bệnh như sau: Bệnh Bạch lỵ - Nguyên nhân: Do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, lây nhiễm chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất. - Triệu chứng: + Ở gà con: gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng đám, kêu xáo xác, ủ rũ, lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết sau 2 - 3 ngày kể từ khi phát bệnh. + Ở gà lớn: gà thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính). Biểu hiện: gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc, mào, yếm nhợt nhạt… - Bệnh tích: ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ tím; ở lách, tim, phổi có các dấu hiệu hoại tử. - Phòng bệnh: + Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ đảm bảo nguồn gốc. + Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho gà. + Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh. + Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh. + Dùng dung dịch formol 2% để sát trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh.
- 13 - Điều trị: + Dùng nofacoli pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn, vitamin B - complex: 1g/1 lít nước, vitamin C: 1g/1 lít nước. Dùng liên tục 3 - 5 ngày. + Hoặc dùng thuốc colistin: liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5 ngày. Bệnh CRD (Chonic Respiratory Disease) - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Gà 2 - 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao. - Triệu chứng: + Thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày. + Gà trưởng thành và gà đẻ: tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng nhưng vẫn duy trì ở mức độ thấp. + Gà thịt: xảy ra giữa 3 - 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E. coli). Vì vậy trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E. coli - CRD (C - CRD) với các triệu chứng: âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc. - Phòng bệnh: thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, nhiệt độ thích hợp, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc để phòng bệnh. - Điều trị: + CRD-Stop: liều 1g/lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Tiamulin: liều 1g/4 lít nước, uống liên tục: 3 - 5 ngày. + Gia cầm và thủy cầm: liều 1g/2 - 4 lít nước uống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 706 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 331 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 294 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 211 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 195 | 24
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 179 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 136 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 188 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 190 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 79 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 78 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 95 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 113 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Khảo sát tình hình vi khuẩn họ đường ruột sinh ESBL từ các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
63 p | 62 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 105 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn