intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã Hồ Thầu huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khoá luận là phân tích những rào cản trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ gia đình dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Hồ Thầu. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng ở địa bàn xã Hồ Thầu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã Hồ Thầu huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- HOÀNG THU THẢO Tên đề tài: TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ HỒ THẦU,HUYỆN TAM ĐƯỜNG,TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016-2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------O0O------------ HOÀNG THU THẢO Tên đề tài: TIẾP CẬN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC HỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở XÃ HỒ THẦU, HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2016-2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hồ Lương Xinh Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Đây là thời gian để củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về mặt kiến thức luận, phương pháp làm việc năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất, nghiên cứu khoa học. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu” Với lòng biết ơn vô hạn, Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế vá Phát triển nông thôn đã truyền cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường, giúp em hoàn thiện năng lực công tác, nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học sau khi ra trường. Em xin trân thành cảm ơn cô giáo TS Hồ Lương Xinh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên bản luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Hoàng Thu Thảo
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Dự kiến số hộ dân tộc thiểu số được vấn trực tiếp tại xã Hồ Thầu 15 Bảng 4.1. Các chỉ tiêu về dân số, lao động của xã nghiên cứu năm 2019 ...... 20 Bảng 4.2. Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội cơ bản của xã nghiên cứu năm 2019 ... 21 Bảng 4.3. Đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn ................................. 24 Bảng 4.4. Đặc điểm cơ bản của hộ gia đình được phỏng vấn ........................ 25 Bảng 4.5. Tình hình sở hữu các tài sản cơ bản của hộ phỏng vấn .................. 30 Bảng 4.6. Thực trạng tham gia các khóa tập huấn về du lịch ......................... 30 Bảng 4.7. Nội dung tập huấn về du lịch .......................................................... 31 Bảng 4.8.Theo anh/chị du khách quan tâm nhất đến vấn đề gì?..................... 32 Bảng 4.9. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các công cụ số trong kinh doanh ....................................................................................................... 32 Bảng 4.10. Kết quả kinh doanh du lịch ........................................................... 33 Bảng 4.11. Tiếp cận dịch vụ vốn vay (tín dụng) ............................................. 34 Bảng 4.12. Những kênh chính các hộ liên hệ vói ngân hàng.......................... 34 Bảng 4.13. Những kênh chính các hộ liên hệ vói ngân hàng.......................... 34 Bảng 4.14. Thực trạng sở hữu tài khoản ngân hàng của các hộ phỏng vấn ... 34 Bảng 4.15. Những mong muốn hỗ trợ của nhà nước để phát triển du lịch cộng đồng ........................................................................................................ 36
  5. iii DANH MỤC VIẾT TẮT GDP Tổng Sản Phẩm DLCĐ Du Lịch Cộng Đồng DTTS Dân Tộc Thiểu Số UBND Uỷ Ban Nhân Dân ATM Máy Rút Tiền Tự Động ĐVT Đơn Vị Tính CSXH Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Agribank Ngân hàng nông nghiệp & PTNT
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .............................................................. 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 1.4. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 2 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 2.1.1. Du lịch cộng đồng ................................................................................... 3 2.1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng ....... 6 2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 8 2.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương có điều kiện gần với vùng nghiên cứu . ......................................................................... 8 2.2.2 Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 12 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 13 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13 3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 13 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 15 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 16
  7. v 3.4. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17 3.4.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 17 3.4.2. Thời gian tiến hành đề tài...................................................................... 17 3.5 Các chỉ tiêu dùng trong phân tích ............................................................. 17 3.5.1 Chỉ tiêu về thực trạng kinh doanh du lịch cộng đồng ............................ 17 3.5.2 Chỉ tiêu thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng............. 17 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 18 4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của của địa bàn nghiên cứu18 4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................. 18 4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................... 20 4.1.3 Mô tả các đặc điểm cơ bản về du lịch cộng đồng tại xã ........................ 21 4.2 Thực trạng kinh doanh du lịch của các hộ điều tra ................................... 24 4.2.1 Đặc điểm của các hộ khảo sát ................................................................ 24 4.2.2. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng của các hộ khảo sát ................. 26 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 39 5.1. Kết luận .................................................................................................... 39 5.1.1. Nhu cầu, mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong phát triển du lịch cộng đồng của các hộ dân tộc thiểu số ....................................... 39 5.1.2 Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ gia đình39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 41
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi tiềm năng để nâng cao đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số, mang lại lợi ích cho cộng đồng trong vùng có nhiều tài nguyên thông qua việc khuyến khích họ tham gia vào hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch , tạo công ăn việc làm , nâng cao điều kiện sống , đồng thời cho họ nhận thấy vai trò quyết định của họ đối với sự phát triển bền vững tài nguyên ở khu vực đó. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng thường được phát triển ở những bản khó khăn với nguồn lực tài chính rất hạn chế Nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng là một lựa chọn tiềm năng được các cơ quan nhà nước tăng cường hỗ trợ, hỗ trợ về kinh nghiệm về vốn đầu tư , hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “ Tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số trong phát triển du lịch cộng đồng ở xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu”.Đề tài sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, tìm hiểu về tài nguyên, những đặc trưng, nét văn hóa và con người để phát triển du lịch tại vùng đất Hồ Thầu . 1.2.Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong phát triển du lịch cộng đồng của các dân tộc thiểu số tại xã Hồ Thầu . Phân tích những rào cản trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ gia đình dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Hồ Thầu . Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng ở địa bàn xã Hồ Thầu .
  9. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Giúp bản thân vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế. Nâng cao năng lực cũng như rèn luyện các kỹ năng cho bản thân trong quá trình tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ gia đình dân tộc thiểu số kinh doanh du lịch cộng đồng. Đề xuất nâng cao các giải pháp nhằm tiếp cận cac dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số làm du lịch trên địa bàn nghiên cứu. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài giúp UBND xã Hồ Thầu đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại xã, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các hộ gia đình phù hợp . Ngoài ra đề tài còn làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực du lịch cộng đồng và là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý tại địa phương. 1.4. Bố cục của khóa luận PHẦN 1: MỞ ĐẦU PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Du lịch cộng đồng Định nghĩa: Du lịch cộng đồng là hình thức kinh doanh du lịch dựa trên những tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm văn hóa địa phương, vùng miền để kinh doanh du lịch. Hiện nay, du lịch vùng miền được xem là hình thức kinh doanh và phát triển kinh tế bền vững tại vùng miền đặc biệt phù hợp với cộng đồng bà con dân tộc thiểu số hoặc một số vùng miền khác. Năm 1997, Tổ chức du lịch Thái Lan –Reponsible Ecological Social tour một tổ chức du lịch chịu trách nhiệm về du lịch sinh thái – xã hội đã được đưa ra định nghĩa. “ Du lich cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch để đề cao sự bền vững về môi trường và văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu quản lý tài nguyên các hoạt động du lịch. Vì sự phát triển cộng đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức cũng như học hỏi từ cộng đồng về những giá trị văn hóa, cuộc sống đời thường của họ Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF,2004: “Du lịch cộng đồng là loại du hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự khảo sát và tham gia chủ yếu và sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch cộng đồng’’ ( nguồn Aigul , Shadanbekovan Maketing Speacialist, Commuty- basedtonsism gub idebook ,2004). Còn quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa : “Du lịch dựa vào cộng đồng là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương làm chủ, tham gia vào quá trình phát triển và quản lí, và phần lớn các lợi ích sẽ thuộc về cộng đồng ”. Theo định nghĩa này, cộng đồng được nêu bật lên với vai trò tuyệt đối trong du lịch dựa vào cộng đồng .
  11. 4 Tổ chức Istituto Oikos ra đời tại Ý (tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và văn hóa cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, tổ chức này có tầm ảnh hưởng ở khu vực Châu Âu) đã đề cập đến nội dung của DLCĐ như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thông qua đó du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”. Tại Việt Nam, DLCĐ được nhìn nhận như sau: “DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án.” (Trần Thị Mai, 2005) “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.” (Võ Quế, 2006) “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi HĐDL. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính
  12. 5 phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ HĐDL nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường DLBV, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách.” (Bùi Thị Hải Yến, 2012) Các hình thức du lịch cộng đồng: Nghỉ dưỡng Homestay mang đến cho khách hàng những trải nhiệm khác biệt và đáng nhớ, đậm nét văn hóa thể hiện phong cách của địa phương. Nghỉ dưỡng Resort là hình thức nghỉ dưỡng mag đặc trưng là nhiều cây xanh , không gian mở , gần gũi với thiên nhiên , nội thất sang trọng kết hợp với 1 số loại hình kinh doanh khác như: spa, massage, nhà hàng,…. Vai trò của du lịch cộng đồng: Đối với người dân thì đã được các cấp các nghành quan tâm , tuyên truyền, vận động bà con trồng địa lan, quét dọn nhà cửa, ngõ bản sạch đẹp, tạo cảnh quan thu hút khách du lịch đến với bản nhiều hơn, từng bước xóa đói giảm nghèo. Chọn một số hộ dân đảm bảo điều kiện để hướng dẫn làm du lịch; trồng cây ăn quả ôn đới, địa lan gắn với bảo vệ rừng, là điều kiện để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Đối với các chính quyền địa phương nên góp phần xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững cho vùng du lịch cộng đồng: cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và đặc biệt là cộng đồng dân cư nơi khách đến du lịch cũng phải thật chủ động cho khách hòa nhập với cộng đồng dân cư, có thể thu hút được nhiều khách đến tham quan du lịch. Đây là cách phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững để góp phần tích cực cho xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng: Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, không khí trong lành cùng với những phong tục tập quán độc đáo dân bản rất đoàn kết, nhắc nhở nhau có ý thức
  13. 6 xây dựng thôn bản sạch đẹp, văn minh để làm du lịch lâu dài, hòa vào cùng cảnh sắc bản làng tươi đẹp, sạch sẽ và đậm đà bản sắc. Không những có khí hậu mát mẻ, bản Sì Thâu Chải là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa độc đáo, có thể khai thác để phát triển du lịch như: phong tục tập quán, lễ hội, trang phục, lá thuốc, nghề truyền thống,… đó được coi là những nét văn hóa độc đáo được trao truyền từ đời này sang đời khác.Bên cạnh đó còn có những di sản vật thể như nhà trình tường, cảnh quan bản làng… Sì Thâu Chải là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa độc đáo, có thể khai thác để phát triển du lịch như: phong tục tập quán, lễ hội, trang phục, lá thuốc, nghề truyền thống,… đó được coi là những nét văn hóa độc đáo được trao truyền từ đời này sang đời khác. 2.1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng  Định nghĩa Muốn phát triển du lịch cộng đồng trước tiên phải có sự quan tâm của các ngành, các cấp từ trung ương tới địa phương, phải được thể chế hóa, cụ thể hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật và phải được hoàn thiện theo tình hình thực tế. Cần phải có các chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp, trong đó xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung ăn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, đóng góp phần xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội. Cần phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp lữ hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra. Làm được điều này có nghĩa là đã giúp được người dân tăng thêm thu nhập, có công ăn việc làm ổn định và tạo ra ý thức giữ gìn các truyền thống bản sắc của dân tộc mình. Đó là đóng góp của du lịch cho việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương phát triển du lịch.  Các dịch vụ ngân hàng (tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, v.v) Chính sách tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một điểm sáng trong toàn bộ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các chương
  14. 7 trình tín dụng chính sách xã hội được triển khai kịp thời, có hiệu quả, giúp đồng bào DTTS sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, tạo việc làm, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị tại các địa phương. Người dân còn sử dụng bằng hình thức thanh toán chuyển khoản, sử dụng cho các tour du lịch và các du khách đến thăm quan khu du lịch tại địa phương nhanh chóng và tiện lợi đối với các du khách không muốn sử dụng tiền mặt .thanh toán qua thẻ ATM nhanh chóng ,an toàn, tiện ích .  Vai trò của dịch vụ ngân hàng đối với phát triển du lịch cộng đồng Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; tác động đến môi trường thông qua các hoạt động nội bộ và tác động bên ngoài thông qua cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình vì những lý do sau: Ngân hàng tạo cơ hội cho người nông dân phát triển thông qua các chính sách tín dụng của mình như cung cấp vốn và khuyến khích các dự án thân thiện với môi trường, tạo ra ảnh hưởng thông qua các hoạt động dịch vụ . Các ngân hàng có thể cung cấp các công cụ và kiến thức để khuyến khích sự phát triển cộng đồng. Ngân hàng còn đóng góp cho phát triển cộng đồng thông qua việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biết là đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thức đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng khả năng tiếp cận của các hộ nông dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng phù hợp để cải thiện đời sống cho người nông dân .
  15. 8  Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng Đối với các hộ gia đình vay vốn ngân hàng do: dân trí của người dân thấp không hiểu biết về ngân hàng, không có nhu cầu sử dụng vốn . nếu vay ngân hàng thì cần phải có tài sản đảm bảo như: giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, ô tô, sổ tiết kiệm, bất động sản có sổ đỏ/ sổ hồng,… Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đi vay. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nuôi ong lấy mật, nghề trồng địa lan, phong lan,thảo quả, nghề nhuộm và nghề rèn. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương có điều kiện gần với vùng nghiên cứu . 2.2.1.1 Bản Hồ, Sapa, Lào Cai. Xã Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa gần 30km về phía tây nam, cách Thái Nguyên khoảng 370km. Là một xã ít ỏi có khí hậu khác biệt hoàn toàn với toàn tỉnh, thời tiết ở Bản Hồ khá ấm áp và có mùa đông không hề rét như ở các bản khác. Từ con đường quanh co dẫn vào bản, với một bên là núi cao sừng sững và một bên là vực thẳm hun hút, xa xa phía cuối con đường là màu vàng óng ánh từ những thửa ruộng bậc thang, lấp ló các nếp nhà của người dân tộc Tày và Giáy dọc hai bên bờ suối, khung cảnh bình yên đến động lòng người. Đến với Bản Hồ bạn không chỉ được tham quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp bình dị mà thiên nhiên mang lại nơi đây mà bạn còn có thể hòa cùng không khí sinh hoạt hàng ngày của các gia đình, được thiết đãi những món ăn ngon đậm chất dân tộc, được nghe họ kể biết bao câu chuyện xa xưa, được cười đùa nhảy múa bên bình rượu quý. Quả là một trải nghiệm không thể quên. Không có những nhà hàng sang trọng đầy đủ tiện nghi, cũng không có những quán sá vỉa hè hai bên đường, đến với Bản Hồ bạn sẽ được hòa chung
  16. 9 không khí sinh hoạt cộng đồng của những người dân bản địa hiếu khách. Biết bao nhiêu là món ăn ngon, hương vị khác lạ và đặc biệt là hoàn toàn thiên nhiên như cá nướng muối ớt suối Mường Hoa, xôi tím, cơm lam, thịt lợn rừng nướng chấm lá nhồi, gà rừng nướng hay măng chua nấu vịt…. Trong không gian ấm cúng bên bếp lửa hồng cùng trò chuyện thưởng thức món ăn và nhâm nhi chén rượu gạo thơm lừng, chắc chắn sẽ là một trải nghiệm khó quên trong hành trình khám phá Sapa của du khách. Đi dạo quanh Bản Hồ bạn sẽ được chiêm ngưỡng cách mà người dân tộc ở đây dệt thổ cẩm, nghe và cùng giao lưu ca hát nhảy múa với những điệu nhảy khá độc đáo. Bản Hồ những năm gần đây với chủ trương phát triển du lịch của Sapa thì một số gia đình đã sử dụng chính ngôi nhà của mình để cải tạo tân trang thành những homestay với kiến trúc truyền thống có tầm nhìn tuyệt đẹp. Ngay trung tâm xã Bản Hồ dọc theo bản Dền và bản La Ve có khoảng 29 ngôi nhà sàn theo phong cách homestay, trong đó có H’Mông Mountain Retreat khá nổi tiếng,H’Mông Mountain Retreat là tổ hợp những ngôi nhà sàn, nhà lá có tuổi đời từ 70 năm trở lên, phía trước khu vực nhà sàn có một cái hồ nhân tạo xinh xắn.Một ngôi nhà sàn có sức chứa từ 2-4 người với mức giá từ 200.000VNĐ – 800.000VNĐ tùy loại phòng. Từ trung tâm thị trấn Sapa khá dễ dàng để bạn có thể lựa chọn cho mình một loại hình phương tiện thích hợp để khám phá Bản Hồ. Thuê xe Jeep: Đây là một loại hình phương tiện di chuyển khá được ưa chuộng, với tâm lý không quen với địa hình đường leo dốc quanh co, xe Jeep là loại phương tiện khá tiện lợi giúp bạn có thể tham quan chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp nơi Bản Hồ mà lại rất an toàn.Mức giá thuê xe Jeep ở đây dao động từ 350.000VNĐ – 500.000VNĐ/chiều. Bắt xe ôm:Xe ôm ở Sapa tập trung nhiều ở khu vực nhà thờ, bến xe, ga tàu, đường Xuân Viên… nên không khó để có thể bắt xe ôm để đi đến Bản
  17. 10 Hồ,bạn yên tâm là xe ôm ở đây có đội quản lý nghiêm ngặt, có niêm yết giá công khai nên khỏi lo chặt chém về giá. Từ trung tâm thị trấn Sapa đến Bản Hồ thì giá xe ôm rơi vào khoảng 120.000VNĐ/chiều và 200.000VNĐ/2 chiều. Thuê xe máy: Đây có thể xem là sự lựa chọn hoàn hảo của khách nước ngoài cũng như các bạn trẻ ưa thích mạo hiểm. Với 1 chiếc xe máy bạn có thể tự mình trải nghiệm khám phá những con đường uốn lượn, tìm hiểu những địa điểm mà mình thích, tự chủ động về thời gian và không gian.Giá thuê xe máy ở Sapa chưa bao gồm xăng xe rơi vào từ 80.000VNĐ – 150.000VNĐ/xe với khung thời gian cố định từ 6h00 sáng đ\n 18h00 chiều. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động thỏa thuận giá để thời giản có thể chủ động hơn. 2.2.1.2 Bản Lác, huyện Mai Châu , Hòa Bình. Bản Lác ở huyện Mai Châu từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tránh xa sự ồn ào của phố thị, muốn trở về với cuộc sống giản đơn nơi bản vùng cao yên bình, khoáng đạt. Là khu du lịch thuộc huyện miền núi Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, bản Lác cách Thái Nguyên khoảng 226km, là nơi thích hợp cho nhóm bạn bè cùng đi dã ngoại để khám phá nếp sống của người Thái đen nơi rẻo cao. Bản Lác như món quà của núi rừng dành tặng những ai yêu thích sự bình yên, tĩnh lặng để cùng hoà mình vào không gian khoáng đạt mướt màu xanh của núi rừng Hoà Bình. Có tuổi đời trên 700 năm, dân ở bản Lác chủ yếu là người Thái đen sinh sống đời này qua đời khác với nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm là chính. Hiện nay, bản Lác có hơn 20 nhà nghỉ homestay rộng rãi, thoáng mát để làm dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu tham quan của khách du lịch. Nhà sàn ở bản Lác cái nào cũng cao ráo, rộng rãi và sạch sẽ, giữ được lối kiến trúc cổ. Bên trong mỗi nhà làm dịch vụ đều trang bị đầy đủ chăn, đệm, gối được gấp ngăn nắp, gọn gàng. Các mặt hàng như khăn quàng cổ, váy xòe Thái, những chiếc ví xinh xắn, cung, nỏ, sáo trúc, mõ trâu, chiêng, tù và, sừng trâu… được bày bán trước cửa nhà, bạn có thể lấy để thử, chụp ảnh mà không sợ bị để ý hay
  18. 11 than phiền, kể cả không mua cũng chẳng khiến chủ hàng buồn lòng. Đêm đến, du khách sẽ được hòa mình trong không gian văn hóa truyền thống của người Thái, đốt lửa trại, giao lưu nhảy sạp với dân bản và lắc lư cùng điệu xòe Thái giao duyên đầy tình tứ. Sẽ thật thiếu nếu tới bản Lác mà không đi phiên chợ sớm của bản. Trong không khí của buổi sớm mai trong trẻo, hãy đạp xe ra đến chợ để dạo chơi và mua sắm. Hàng hóa trong chợ cũng dễ mua do dân ở đây không bán mặc cả, họ trao đổi vô tư, thoải mái, hợp nghĩa tình nên rất được lòng du khách. Giá thuê nhà sàn: Nếu đi nhóm đông từ 30 người trở lên, giá 50.000 - 80.000 đồng một người tùy thời điểm. Nếu đi cùng gia đình từ 2 - 4 người, chi phí cho một đêm cho cả nhà khoảng 350.000 đồng. Nên gọi điện đặt phòng trước. Điểm tham quan gần: Thuê xe đạp để đi với giá 15.000 đồng một ngày để tham quan một số điểm như bản Pom Cọong, bản Văn, bản Nhót, Hang Chiều, Hang Mỏ Luông... Nếu muốn kết hợp đi xa hơn, hãy ghé Pù Luông, điểm đến thú vị ở Thanh Hóa, có thể đi về trong ngày từ bản Lác. 2.2.1.3 Bản Sin Suối Hồ , huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Nằm trên địa phận xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, cách Thái Nguyên khoảng 441km. Đường vào bản là cung đường ngoằn ngoèo quanh những ngọn núi kết hợp với những thửa ruộng bậc thang mờ ảo qua màn mây buổi sáng sớm. Những chiếc cổng gỗ mộc mạc chào đón du khách đến với những ngôi nhà Trình Tường của người Mông nằm bên sườn núi, xung quanh nhà được bao quanh bởi vườn mận, vườn đào và địa Lan càng làm tăng thêm vẻ cuốn hút của nơi đây. Trong các homestay được bố trí rất khoa học gồm các giường đơn hoặc đôi ngăn cách nhau bởi những chiếc rèm vải mang đậm chất người Mông. Nếu du khách còn cảm thấy chưa đủ lãng mạn thì một chiếc lò sưởi và cánh cửa nhỏ đầy hoa sẽ là một điểm nhấn tuyệt vời,đi bộ dạo quanh bản, du khách sẽ thấy địa lan chính là đặc sản của nơi đây,du khách có thể dễ dàng bắt gặp rừng địa lan ở bất kỳ đâu. Vào thứ 7 hàng tuần, du khách sẽ được tham dự buổi chợ phiên vùng cao diễn ra tại bản
  19. 12 Sin Suối Hồ,đây là một khu chợ khá đặc biệt được xây dựng hoàn toàn bằng đá, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản của núi rừng cũng như trải nghiệm nghệ thuật vẽ sáp ong. Địa điểm không thể bỏ qua khi đến với Sin Suối Hồ đó chính là Thác Tình Yêu, được truyền ai uống nước tại thác này sẽ lập tức có người yêu, nơi đây rất thích hợp với những người “alone” đang muốn tìm tình yêu đích thực của đời mình. Hoặc Thác Trái tim, nơi gắn liền với tình yêu đẹp giữa chàng chai bản và một nàng tiên. Cung đường dọc suối về với bản đi qua cầu Ếch vua, cầu con Rồng…và những thác nước lớn nhỏ tuyệt đẹp cũng mang lại những trải nghiệm thú vị.Còn nếu du khách cảm thấy vẫn thiếu một chút gia vị thì đó chính là mặt trời. Các nét văn hóa đặc sắc dân tộc Mông, cộng với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng và khói sương lãng đãng phủ lên những mái nhà, mang theo hương vị của các món ăn dân tộc là những đặc trưng bản vùng cao biên viễn Sin Suối Hồ. 2.2.2 Bài học kinh nghiệm Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế du lịch vùng, phát huy lợi thế, tiềm năng vùng, miền để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành Du lịch. Giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển nông nghiệp kết hợp với du lịch, giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các lễ hội truyền thống, phát triển các sản phẩm du lịch mới... Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch cộng đồng, các tuyến giao thông thuận tiện… để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có, cần có tầm nhìn dài hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển hạ tầng du lịch.
  20. 13 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tiếp cận những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu về tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số tham gia kinh doanh du lịch cộng đồng trên phạm vi xã Hồ Thầu , huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.  Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong khoảng 3 năm, từ năm 2017-2019. Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2020 thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng và các bên liên quan tại vùng nghiên cứu.  Phạm vi về nội dung: Tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các hộ dân tộc thiểu số có thể liên quan đến nhiều bên như phía cầu (các hộ dân tộc thiểu số), phía cung (ngân hàng cung cấp các dịch vụ) và các bên liên quan khác như nhà nước, các doanh nghiệp lữ hành, v.v. Tuy nhiên, nội dung chính trong nghiên cứu này tập trung vào thực trạng tiếp cận, sử dụng và những rào cản trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng với du lịch cộng đồng. 3.2 Nội dung nghiên cứu Tình hình kinh doanh du lịch của các hộ được phỏng vấn: o Tuổi, giới tính, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, kinh nghiệm kinh doanh du lịch cộng đồng của chủ hộ; o Số lượng, chất lượng của lao động tham gia phát triển du lịch cộng đồng; o Loại hình kinh doanh du lịch cộng đồng và các đặc điểm cơ bản;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1