intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi lợn Hương Thực, phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

21
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Khoá luận nhằm hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác tổ chức và hoạt động sản xuất trang trại chăn nuôi, kinh nghiệm phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và phường Bắc Sơn nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi lợn Hương Thực, phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– PHƯƠNG BÁ HIẾU TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN HƯƠNG THỰC PHƯỜNG BẮC SƠN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng ứng dụng Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2013 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– PHƯƠNG BÁ HIẾU TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN HƯƠNG THỰC PHƯỜNG BẮC SƠN, THỊ XÃ PHỔ YÊN, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Định hướng đề tài: Hướng ứng dụng Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế & PTNT Khóa học: 2013 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Quốc Huy Cán bộ cơ sở hướng dẫn: Phạm Thị Hương Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại Hương Thực, Phường Bắc Sơn - Thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài nhà trường. Vậy qua đây tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT. Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường giúp tôi củng cố kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghề nghiệp để đắp ứng như cầu nghề nghiệp sau khi ra trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th. S Nguyễn Quốc Huy đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cán bộ nhân viên UBND, chủ trang trại và các anh chị cô chú trang trại Hương Thực đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại trang trại cũng như tại địa phương. Trong thời gian thưc tập tôi đã cố gắng để hoàn thành báo cáo của mình tuy nhiên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 04 tháng 03 năm 2019 Sinh viên Phương Bá Hiếu
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng để phòng bệnh ...................................................................................................... 33 Bảng 3.2: Lịch tiêm vaccine đối với đàn lợn .................................................. 34 Bảng 3.3: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn ......................... 36 Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi ................................ 37 Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám ................................................................................. 38 Bảng 3.6: Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu của trang trại Hương Thực ........ 40 Bảng 3.7: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại ........................ 41 Bảng 3.8: Tình hình nguồn vốn của trang trại Hương Thực........................... 42 Bảng 3.9: Chi phí hàng năm của trang trại Hương Thực ................................ 47 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của trang trại ..................................................... 49
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ trang trại Hương Thực .......................................................... 28 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Hương Thực.......................... 30 Hình 3.3: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại.................................... 43 Hình 3.4: Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Hương Thực .................................................................................................... 45 Hình 3.5: Một số kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của trang trại .................... 46 Hình 3.6: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại ................................ 51
  6. iv DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CS : Cơ sở đ : đồng ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long ĐVT : Đơn vị tính GO : (Gross Output) Giá trị sản xuất HQKT : Hiệu quả kinh tế IC : (Intermediate Cost) Chi phí trung gian KTTT : Kinh tế trang trại NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ NN – PTNT : Nông nghiệp – Phát triển nông thôn NQ-CP : Nghị quyết – Chính phủ QĐ-TTg : Quyết định – Thủ tướng STT : Số thứ tự TĂCN : Thức ăn chăn nuôi THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TT : Trang trại UBND : Ủy ban nhân dân VA : (Value Added) Giá trị gia tăng
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................iv MỤC LỤC ...................................................................................................................v Phần 1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 1.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3 1.2.1. Về chuyên môn .................................................................................................3 1.2.2. Về thái độ ..........................................................................................................3 1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ..................................................................3 1.3. Nội dung thực tập .................................................................................................4 1.4. Phương pháp thực hiện.........................................................................................4 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................4 1.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ........................................................6 1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại trang trại ...................................................................8 1.6. Thời gian thực tập ................................................................................................8 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................9 2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại ........................................................................9 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ...........................................9 và xây dựng nông thôn mới.......................................................................................12 2.1.2 Những chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại .....................14 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................19 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Bắc Sơn ................................21 2.2.2. Một số khái quát và những thành tựu đã đạt được của trang trại Hương Thực ..............................................................................................................24 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của trang trại Hương Thực .............................25 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................................19
  8. vi 3.1. Tóm tắt kết quả thực tập.....................................................................................20 3.1.1. Thông tin về Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO và cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Hương Thực...................20 3.1.2. Quy trình phòng dịch của trang trại ................................................................30 3.1.3. Chi phí xây dựng chuồng trại và mua trang thiết bị máy móc ban đầu của trang trại ....................................................................................................................39 3.1.4. Tình hình sử dụng vốn của trang trại Hương Thực.........................................42 3.1.5. Quy trình chăn nuôi gia công ..........................................................................43 3.1.6. Hệ thống đầu ra của trang trại .........................................................................44 3.1.7. Chi phí hàng năm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại .................47 3.1.8. Quy trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường của trang trại.............................50 3.1.9. Phân tích SWOT .............................................................................................52 3.2. Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại .............................................53 3.2.1. Tìm hiểu chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại ...................................................................53 3.2.2. Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại ..................................................................54 3.2.3. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gia công, hệ thống đầu vào của trang trại ...54 3.2.4. Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại ..........................................................54 3.2.5. Thảo luận, phân tích chi phí hàng năm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại Hương Thực ...............................................................................................55 3.2.6. Tìm hiểu quy trình phòng dịch của trang trại..................................................55 3.2.7. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại .........................................56 3.2.8. Thảo luận, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của trang trại ....................................................................................................................56 3.2.9. Tìm hiểu thông tin về Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO và cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Hương Thực ..............................................................................................................57 3.3. Bài học kinh nghiệm ..........................................................................................57 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI ...................................59
  9. vii 4.1. Đề xuất giải pháp ...............................................................................................59 4.1.1 Giải pháp chung ...............................................................................................59 4.1.2. Giải pháp đối với Công ty và trang trại...........................................................59 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................60 4.3 Kết luận ..............................................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................64
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện phát triển kinh tế theo định hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước, ngành nông nghiệp Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nông nghiệp là một ngành sản xuất tạo ra hàng hóa nông sản cung cấp và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trang trại là cơ sở sản xuất cơ bản trong chu trình sản xuất lương thực, ở Việt Nam, kinh tế trang trại tương đối phát triển. Trang trại có thể được sở hữu và điều hành bởi một cá nhân, cộng đồng, gia đình, Tổng công ty hoặc một công ty. Một trang trại có thể là một khu vực có kích thước tùy nghi từ một diện tích nhỏ cho đến vài chục nghìn ha. Một trang trại thường có đồng cỏ, ruộng, vườn, hồ nước và có hàng rào bao quanh, trong trang trại có thể có nhà để ở dành cho những người chủ trang trại hoặc người quản lý, lao động tại trang trại. Ngành chăn nuôi không đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế toàn cầu nhưng lại có nhiều ý nghĩa về chính trị - xã hội. Nó chiếm 40% tổng sản phẩm trong nền nông nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1,3 tỷ người lao động và sinh kế của hơn 1 tỷ người dần sống ở các nước nghèo. Đối với nước ta chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong ngành nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt). Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên ngành chăn nuôi cũng được coi là một trong 3 ngành tác động lớn đến môi trường. Ngành sản xuất nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến vững chắc từ sản xuất nông nghiệp lúa nước thuần túy sang sản xuất nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao. Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng
  11. 2 có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề lương thực đã giải quyết cơ bản. Nhưng do xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp nên tỷ trọng sản lượng chăn nuôi mới chiếm khoảng 35% trong tổng sản lượng nông nghiệp. Chăn nuôi hiện nay đang là một trong những mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa vật nuôi. Chăn nuôi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông dân. Ngành chăn nuôi trong những năm qua có những bước tiến đáng kể về năng suất, chất lượng và quy mô, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt về con giống và thức ăn đã được áp dụng trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân. Kinh tế trang trại của thị xã Phổ Yên nói chung và phường Bắc Sơn nói riêng đã được hình thành và phát triển từ lâu, ngày càng được chú trọng phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh đó vấn đề quy hoạch trang trại chăn nuôi còn giàn trải, chưa đồng bộ, việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi cũng gặp những không ít khó khăn: khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu vốn, lao động trang trại chưa qua đào tạo, thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra còn bấp bênh, thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro,... Việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại Hương Thực trên địa bàn phường Bắc Sơn không chỉ giải quyết vấn đề thực tiễn đóng góp kinh tế cho địa phương, mà còn nhận thức rõ vai trò to lớn của kinh tế trang trại trong tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Để thấy rõ tính ưu việt của hình thức tổ chức sản xuất trang trại cũng như mặt hạn chế cần khắc phục tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi lợn Hương Thực, phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên”.
  12. 3 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Về chuyên môn - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác tổ chức và hoạt động sản xuất trang trại chăn nuôi, kinh nghiệm phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và phường Bắc Sơn nói riêng. - Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại khi tham gia ký kết hợp đồng chăn nuôi gia công với Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO. - Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh theo mô hình chăn nuôi gia công của trang trại. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất trang trại chăn nuôi Hương Thực trên địa bàn phường Bắc Sơn - thị xã Phổ Yên trong những năm tới. - Nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho mỗi sinh viên trước khi ra trường. 1.2.2. Về thái độ - Ngoan ngoãn lễ phép với tất cả mọi người trong trang trại. - Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại. - Năng động, linh hoạt trong mọi công việc. - Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao. - Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng định được năng lực của bản thân sinh viên. 1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc * Kỹ năng sống - Tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọi công việc, có thể tự lập sau khi ra trường.
  13. 4 - Biết lắng nghe và học hỏi từ những người khác. * Kỹ năng làm việc - Nâng cao kỹ năng làm việc với cộng đồng. - Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu, làm việc một cách khoa học. - Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và quản lý công việc cho sinh viên. - Rèn luyện các kỹ năng thực hành, các công tác sản xuất chăn nuôi trong trang trại. 1.3. Nội dung thực tập - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Bắc Sơn. - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Hương Thực trên địa bàn Phường Bắc Sơn. - Tìm hiểu giá cả lợn hơi khi ký hợp đồng với Công ty TNHH đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO. - Tìm hiểu đầu vào đầu ra của trang trại. - Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại Hương Thực. - Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại Hương Thực. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất và hoạt động kinh doanh của trang trại chăn nuôi Hương Thực trên địa bàn phường Bắc Sơn - thị xã Phổ Yên. 1.4. Phương pháp thực hiện 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin * Thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập số liệu thứ cấp là: thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính
  14. 5 thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổng kết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định, quyết định,... * Thu thập số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Hương Thực trên địa bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trang trại chăn nuôi. Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau. + Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại: Phiếu điều tra có đủ thông tin về trang trại, những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại, trình độ văn hóa, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất. Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị. Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của trang trại. Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, giá cả thị trường. + Phương pháp điều tra cán bộ Công ty DABACO: Phiếu điều tra có đủ những thông tin cơ bản như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, số điện thoại liên hệ, trình độ văn hóa, thời gian công tác tại Công ty. Những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty DABACO như: yếu tố đầu vào, đầu ra Công ty cung cấp, hỗ trợ cho trang trại. + Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc lợn, kiểm cám, kiểm thuốc. + Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát thực tế mô hình trang trại khi tham gia các hoạt động phòng dịch của trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trang trại,
  15. 6 đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin mà chủ trang trại cung cấp. + Phương pháp thảo luận: Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật và những người lao động trực tiếp tại trang trại thảo luận và phân tích những thuận lợi, khó khăn của trang trại trong quá trình sản xuất, phân tích cơ hội và mối đe dọa của việc chăm nuôi heo thịt từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi, nắm bắt cơ hội và hạn chế nguy cơ. 1.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin * Phương pháp xử lý thông tin Xử lý thông tin là quá trình đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý, biên tập thông tin theo mục đích, yêu cầu xác định. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng thông tin, tránh sự quá tải, nhiễu thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý, tính toán kỹ càng. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. * Phương pháp phân tích thông tin Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra. Toàn bộ số liệu thu thập được tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả (chi phí xây dựng ban đầu, chi phí trang thiết bị, chi phí hàng năm, vốn, hiệu quả sản xuất,...). Hạch toán các khoản chi mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại. * Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là: + Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị
  16. 7 trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản lượng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau: GO = ∑ Pi.Qi Trong đó: GO: giá trị sản xuất Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i Qi: lượng sản phẩm thứ i + Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài. Chỉ tiêu này được tính như sau: IC = ∑ Cij Trong đó: IC: là chi phí trung gian Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j + Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: VA = GO – IC Trong đó: VA : giá trị gia tăng GO: giá trị sản xuất IC : chi phí trung gian * Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất + GO/IC + VA/IC * Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng: + Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm và được xác định theo công thức.
  17. 8 Nguyên giá tài sản cố định Mức trích khấu hao hàng năm = Thời gian trích khấu hao 1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại trang trại - Tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với trang trại (như là: dọn vệ sinh, cho lợn ăn, phòng dịch bệnh, tiêm vacxin...). Sẵn sàng đứng chuồng khi được sự cho phép của chủ trang trại và khi mà bản thân đã đủ khả năng. - Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trong trang trại để hoàn thành tốt các công việc chung. - Tích cực làm việc, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của chủ trang trại cũng như tất cả công nhân đang làm việc tại trang trại. - Khi được giao nhiệm vụ phải cố gắng hoàn thành cho thật tốt, phải tuân thủ đúng nội quy quy định ở trang trại cũng như mọi quy định mà chính quyền các cấp trên địa bàn phường Bắc Sơn đặt ra. - Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan, thu thập thông tin, xin số liệu liên quan để phục vụ viết đề tài. - Phụ giúp quét nhà, rửa bát, nấu cơm. - Xin giấy xác nhận thực tập tốt nghiệp. 1.6. Thời gian thực tập - Thời gian: Từ ngày 26/08/2018 đến ngày 24/12/2018. - Địa điểm: Trang trại Hương Thực - Phường Bắc Sơn - Thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên
  18. 9 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 2.1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra”. Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. 2.1.1.2 Khái niệm về trang trại Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn mới với các nước kinh tế phát triển và đang phát triển. Song cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau các nhà khoa học lại đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại. Theo một số nhà khoa học trên thế giới thì khái niệm về kinh tế trang trại như sau: Lênin đã phân biệt kinh tế trang trại “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt”.  Khái niệm kinh tế trang trại - Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại của Chính phủ, “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”. [1]
  19. 10 Có thể thấy, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. - Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; có việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới. - Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất đã hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.  Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi - Cũng như khái niệm về kinh tế trang trại nói chung, ta đi vào xem xét khái niệm cụ thể về kinh tế trang trại chăn nuôi. - Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm… Đó là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau. - Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp hoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
  20. 11 - Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản xuất khác: Lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnh hưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng của các trang trại. Sản phẩm của chăn nuôi nó phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số người dân trong cả nước 2.1.1.3 Tiêu chí xác định trang trại Theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. Thay đổi tiêu chí xác định kinh tế trang trại: Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm. 2.1.1.4 Các đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại 1. Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0