intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng thiazole từ 3-acetyl-6- iodocoumarin

Chia sẻ: Huyền Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của đề tài là: Đi từ chất đầu là Salicyaldehyde tiến hành tổng hợp 2-hydroxy-5- iodobenzaldehyde. Tiếp tục vòng hóa tạo 3-acetyl-6-iodo-2H-chromen-2-one và 3-(2- bromacetyl)-6-iodo-2H-chromen-2-one. Sau đó tổng hợp nên các hợp chất chứa dị vòng thiazole qua phản ứng của 3-(2-bromacetyl)-6-iodo-2H-chromen-2-one với thioure hoặc các thiosemicarbazone; nghiên cứu cấu trúc và tính chất của các hợp chất tổng hợp được thông qua việc xác định nhiệt độ nóng chảy, ghi và phân tích phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ proton. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng thiazole từ 3-acetyl-6- iodocoumarin

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ ĐỀ TÀI: TRẦN THỊ DƯỠNG TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ ĐỀ TÀI: Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ DƯỠNG TP.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
  3. Lời cảm ơn Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tiến Công, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. Bên cạnh đó em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đang công tác tại khoa Hóa, các thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Sư phạm TP.HCM đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn được thuận lợi. Cuối cùng xin được cảm ơn các bạn sinh viên phòng tổng hợp hữu cơ, các bạn lớp Hóa 4C đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG I:MỞ ĐẦU ....................................................................................................7 CHƯƠNG II:TỔNG QUAN ...........................................................................................7 II.1. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO.........................................................................................9 II.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÒNG CUMARIN ...............................10 II.2.1. Tổng hợp cumarin theo phương pháp ngưng tụ Perkin ...........................10 II.2.2. Tổng hợp cumarin theo phương pháp Pechmann ....................................10 II.2.4. Tổng hợp cumarin theo phương pháp Wittig ..........................................11 II.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP DỊ VÒNG THIAZOLE .......................14 II.4.1. Phương pháp 1: Tổng hợp Hantzsch ......................................................14 II.4.3. Phương pháp Cook-Heibron ....................................................................15 II.4.2. Phương pháp 3 .........................................................................................15 II.4.4. Phương pháp 4 .......................................................................................15 II.5. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT THIAZOLE CÓ CHỨA KHUNG COUMARIN ..................................................................................................16 CHƯƠNG III:THỰC NGHIỆM....................................................................................20 III.1. SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG ............................................................................................20 III.2. Tổng hợp 2-hydroxy-5-iodobenzaldehyde (A) ....................................................21 III.3. Tổng hợp 3-acetyl-6-iodo-2H-chromen-2-one (B) ..............................................22 II.3. Tổng hợp 3-(2-bromacetyl)-6-iodo-2H-chromen-2-one (C) .................................23 II.4. Tổng hợp 3-(amino-1,3-thiazol-4-yl)-6-iodo-2H-chromen-2-one (D) ..................24 II.5. Tổng hợp 3-{2-[2-(5-bromo-2-hydroxybenzylidene)hydrazinyl]thiazol-4-yl}-6- iodo-2H-chromen-2-one (D 1 ) ........................................................................................25 II.6. Tổng hợp 3-{2-[2-(2-nitrobenzylidene)hydrazinyl]thiazol-4-yl}- 6-iodo-2H- chromen-2-one (D 2 ) ......................................................................................................27 II.7. Tổng hợp 3-{2-[2-(4-chlorobenzylidene)hydrazinyl]thiazol-4-yl}- 6-iodo-2H- chromen-2-one (D 3 ) ......................................................................................................28 II.8. Tổng hợp 3-{2-[2-(4-methoxybenzylidene)hydrazinyl]thiazol-4-yl}-6-iodo-2H- chromen-2-one (D 4 ) ......................................................................................................29 II.9. Tổng hợp các dẫn xuất của thiosemicarbazone……………….............................31 CHƯƠNG IV:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................33 IV.1. Tổng hợp 2-hydroxy-5-iodobenzaldehyde (A) ....................................................33 IV.1.1. Phương trình phản ứng: .........................................................................33
  5. IV.1.2. Cơ chế phản ứng: ...................................................................................33 IV.1.3. Nghiên cứu cấu trúc ...............................................................................35 IV.1.3.1. Phổ hồng ngoại...................................................................................35 IV.1.3.2. Phổ 1H-NMR ......................................................................................36 IV.2. Tổng hợp 3-acetyl-6-iodo-2H-chromen-2-one (B) ..........................................37 IV.2.1. Phương trình phản ứng ..........................................................................37 IV.2.2. Cơ chế phản ứng: ..................................................................................37 IV.2.3. Nghiên cứu cấu trúc ...............................................................................38 IV.2.3.1 Phổ hồng ngoại....................................................................................38 IV.2.3.2. Phổ 1H-NMR .......................................................................................39 III.3. Tổng hợp 3-(2-bromacetyl)-6-iodo-2H-chromen-2-one (C) ..........................40 IV.3.1. Phương trình phản ứng: .........................................................................40 IV.3.2. Cơ chế phản ứng.....................................................................................40 IV.3.3. Nghiên cứu cấu trúc ...............................................................................42 IV.3.3.1. Phổ hồng ngoại...................................................................................42 IV.3.3.2. Phổ 1H-NMR .....................................................................................43 IV.4. Tổng hợp 3-(amino-1,3-thiazol-4-yl)-6-iodo-2H-chromen-2-one (D) ...........44 IV.4.1. Phương trình phản ứng: .........................................................................44 IV.4.2. Cơ chế phản ứng: ...................................................................................44 IV.4.3. Nghiên cứu cấu trúc ...............................................................................45 IV.4.3.1. Phổ hồng ngoại.....................................................................................45 IV.4.3.2. Phổ 1H-NMR ........................................................................................46 IV.5. Tổng hợp các dẫn xuất của thiosemicarbazone……………………………...48 IV.5.1. Phương trình phản ứng...........................................................................48 IV.5.2. Cơ chế phản ứng………………………………………………………48 IV.6. Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng thiazole từ 3-acetyl-6-iodocumarin với các dẫn xuất của semicarbazone ..........................................................................48 IV.6.1. Phương trình phản ứng ...........................................................................48 IV.6.2. Cơ chế phản ứng: ...................................................................................48 IV.6.3. Nghiên cứu cấu trúc ...............................................................................49 IV.6.3.1. Phổ hồng ngoại.....................................................................................49 IV.6.3.2. Phổ 1H-NMR .......................................................................................51 CHƯƠNG V:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................60
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61
  7. CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Trong những thập kỷ gần đây ngành hóa học, đặc biệt là hoá học hữu cơ đã có những bước phát triển kỳ diệu. Rất nhiều hợp chất phức tạp có cấu trúc tinh vi đã được tổng hợp và nghiên cứu. Trong các quá trình đó cũng đã phát minh ra nhiều phương pháp tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao. Những hướng nghiên cứu này đã đạt được thành tựu to lớn về các ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Trong những hướng phát triển mũi nhọn hiện nay là tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống lại các căn bệnh nguy hiểm đang ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, cũng như phục vụ tốt hơn các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Các dị vòng cumarin, thiazole và các dẫn xuất của chúng đã được phát hiện và tổng hợp từ khá sớm với nhiều ứng dụng rộng rãi, do chúng là các hợp chất khá hoạt động, thích nghi cho nhiều quá trình tổng hợp, tồn tại trong tự nhiên ở dạng độc lập hay liên kết với các hợp chất khác. Hiện nay các hợp chất chứa dị vòng Thiazole, đặc biệt là dị vòng thiazole gắn với khung cumarin đã và đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả bởi chúng mang những dược tính có khả năng ứng dụng trong ngành dược liệu như: hoạt tính kháng khuẩn, chống HIV, chống đông tụ và chống dị ứng. Ngoài ra một số dẫn xuất chứa dị vòng thiazole gắn với khung cumarin cũng được thấy có thuộc tính chữa bệnh như: thuốc chống vi trùng, chống tăng huyết áp, ngăn chặn sự chuyển đổi canxi, ngăn chặn sự đông tụ máu và ảnh hưởng tới động mạch vành… [1- 3]; các dẫn xuất này cũng còn được thấy có những ứng dụng khác trong đời sống và sản xuất như dùng làm thuốc nhuộm, làm chất phụ gia làm bền chất dẻo... [1]. Từ những ứng dụng quan trọng trên, với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu thêm về cấu tạo và hoạt tính của dị vòng thiazol chứa khung cumarin chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng thiazole từ 3-acetyl-6- iodocoumarin”.
  8. Nhiệm vụ của đề tài là: Đi từ chất đầu là Salicyaldehyde tiến hành tổng hợp 2-hydroxy-5- iodobenzaldehyde. Tiếp tục vòng hóa tạo 3-acetyl-6-iodo-2H-chromen-2-one và 3-(2- bromacetyl)-6-iodo-2H-chromen-2-one. Sau đó tổng hợp nên các hợp chất chứa dị vòng thiazole qua phản ứng của 3-(2-bromacetyl)-6-iodo-2H-chromen-2-one với thioure hoặc các thiosemicarbazone. Nghiên cứu cấu trúc và tính chất của các hợp chất tổng hợp được thông qua việc xác định nhiệt độ nóng chảy, ghi và phân tích phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ proton.
  9. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN II.1. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO Thiazole là tên gọi của dị vòng 5 cạnh trong phân tử có chứa 1 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử lưu huỳnh ở các vị trí 1,3 với nhau. Hợp chất thiazole có đồng phân isothiazole (các nguyên tử nitơ và lưu huỳnh ở các vị trí 1, 2 với nhau). N3 N 2 S1 S1 isothiazole thiazole Theo tài liệu [4] dị vòng thiazole có cấu tạo phẳng chứa 6 electron π liên hợp, bao gồm 2 electron π của liên kết C=C, 2 electron π của liên kết C=N và cặp electron p của nguyên tử lưu huỳnh. Theo quan điểm của phương pháp cặp hóa trị, cấu trúc của dị vòng thiazole được xem như sự lai tạo cộng hưởng của một dãy các cấu trúc giới hạn như sau: N N N N N S S S S S Dưới đây đưa ra các dữ kiện về sự phân bố mật độ electron và độ dài liên kết trong phân tử thiazole [4]. 0.569 -0.103 -0.328 N N 0.756 0.697 -0.070 +0.023 +0.478 0.590 0.589 S S Độ dài liên kết Mật độ electron Từ sự mô tả cấu trúc ở trên ta thấy trên dị tố nitơ của vòng còn một cặp electron tự do không tham gia vào sự ổn định hóa vòng thơm. Chính cặp electron tự do này làm cho thiazole có tính bazơ và tạo ra các liên kết mới.
  10. Như đã trình bày ở phần mở đầu, trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp các hợp chất của dị vòng thiazole có nhóm thế chứa khung cumarin ở vị trí số 4. II.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÒNG CUMARIN II.2.1. Tổng hợp cumarin theo phương pháp ngưng tụ Perkin Cumarin có thể được tổng hợp bằng phản ứng giữa Salicyaldehyde và anhidrit axetic với xúc tác là natri axetat. Đây là phương pháp đơn giản và thuận tiện nhất để tổng hợp cumarin [5]. CHO CH3COONa (CH3CO)2O CH3COOH toC OH O O Phản ứng của anđehit salixylic với este malonat tạo thành dẫn xuất cumarin [5]. CHO COOC2H5 COOC2H5 + piperidine axetat OH COOC2H5 - C2H5OH, toC O O Phản ứng ngưng tụ Knoevenagel giữa các dẫn xuất của anđehit salixylic và etylcacboxylat với xúc tác là piperiđin dưới tác dụng của sóng điện từ cũng tạo thành dẫn xuất cumarin [6]. CHO R3 R3 piperidine + R1 OH R1 O O COOC2H5 R2 R2 II.2.2. Tổng hợp cumarin theo phương pháp Pechmann Phương pháp Pechmann tổng hợp cumarin đi từ phenol và axit cacboxylic hoặc este chứa nhóm β-cacbonyl, thông thường hay được sử dụng là etyl axetoaxetat dưới tác dụng của axit sunfuric [5].
  11. CH3 OH COCH3 H2SO4 C2H5OH o 100 C COOC2H5 O O Phản ứng loại này xảy ra trong các điều kiện rất khác nhau tuỳ thuộc vào cấu tạo của phenol và loại xúc tác. Nhưng tốt hơn cả là thực hiện phản ứng với phenol có khả năng phản ứng lớn nhất là resoxinol [5]. CH3 COCH3 H2SO4 C2H5COOH 20oC, 24 h HO OH COOC2H5 HO O O ( 85%) II.2.4. Tổng hợp cumarin theo phương pháp Wittig Hai tác giả Mali và Yadav đã tổng hợp các dẫn xuất của cumarin theo phương pháp Wittig sử dụng chất đầu là dẫn xuất của salicyaldehyde phản ứng với Ph 3 P=C(R 1 )(R 2 ) [7]: R3 CHO CO2R1 R3 CO2R1 Ph3P R2 OH R2 OH R3 R2 O O R1 = CH3, C2H5 R2 = CH3, H R3 = Cl, NO2, H Theo tài liệu tham khảo [8] các tác giả Rama Ganesh CK, Yadav D Bodke và Venkatesh KB đã tổng hợp một số dẫn xuất của cumarin theo sơ đồ sau:
  12. O CHO COOEt Piperidin, MeOH OEt OH COOEt O O 1 2 3 NH2NH2, MeOH refluxed f or 4 hr R O O NH2 N R CHO N N H H O O EtOH O O 5a-e 4 SHCH2COOH ZnCl2 / DMF O O S N N R = H (a), -OCH3 (b), -Cl (c), -OH (d), -CH3 (e) H O O 6a-e R Bảng 1.1: Kết quả thử hoạt tính chống vi trùng của các hợp chất 6a-e Giới hạn ảnh hưởng (mm) Hợp chất Gram (+) Gram (-) S.aureus B.subtilis K.pneumoniaes E.coli 6a 16 20 13 14 6b 14 12 11 09 6c 12 13 16 11 6d 07 05 09 06 6e 11 09 17 12 < 8 mm: không tác động; 8-12 mm: tác động yếu; 13-15 mm: tác động vừa phải; >16 mm: tác động mạnh.
  13. Rao VR tổng hợp thành công một số dẫn xuất chứa khung cumarin có hoạt tính diệt vi khuẩn diệt nấm mốc [9]. O CH2 Cl CH2Br CH2Br O O O O NO2 3-(2-bromoacetyl)-8-nitro- 3-(3-bromoprop-1-en-2-yl)- 2H -chromen-2-one 6-chloro-2H -chromen-2-one Jayashree BS, Sahu AR, Murthy SM và Venugopala KN đã tổng hợp, xác định tính chất và hệ số phân bố của một số triazolothiadiazinyl bromocoumarin và dẫn xuất của chúng có hoạt tính chống vi trùng cao [10]. S N N Br N N Ar O O Ar = C6H5, 3-Br C6H4, 4-Br C6H4, 2-OH C6H4, 2-Cl C6H4 Hansch C tổng hợp thành công dẫn xuất chứa khung cumarin có hoạt tính trừ giun sán [11]. CH3 Cl OC2H5 S P O O OC2H5 O,O-diethyl (3-chloro-4-methyl-2-oxo-2H -chromen-7- yl)methylphosphonothioate Kumar VP và Rao VR đã tổng hợp thành công một số dẫn xuất chứa khung coumarin có hoạt tính kháng độc, chống ung thư, chống bệnh lao [9].
  14. S N S N N N N N R N N R2 R2 O O O O R1 R1 R = H, Cl, Br R1 = H, OCH3, Cl, NO2 R2 = -CH2-SH, HS-CH-CH3, -CH2-CH2-SH II.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP DỊ VÒNG THIAZOLE II.4.1. Phương pháp 1: Tổng hợp Hantzsch Đây là phương pháp đơn giản, hữu ích và toàn diện để tổng hợp thiazole, trong phương pháp này phản ứng giữa một α-halogen cacbonyl với một thioamid. Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp điều chế các hợp chất chứa vòng thiazole có nhóm chức ở vị trí số 2 [4]. H3C O H NH N C6H6 H3C C C toC , -H2O H2C Cl S CH3 CH3 S Khi dùng thioure thay cho thioamide (R= NH 2 ) phản ứng đóng vòng xảy ra nhanh và thu được 2-aminothiazole có nhóm thế ở vị trí 4 và 5 với hiệu suất tốt cả trong môi trường acid là môi trường mà thioamid không bền vững. Theo tài liệu tham khảo [12] các tác giả đã điều chế được 2-aminothiazol với hiệu suất tốt mà không cần sử dụng α-halogen cacbonyl mà dùng thẳng hỗn hợp ceton và thioure với một chất oxi hóa bất kỳ để đưa halogen vào ( I 2 hay SO 2 Cl 2 ). R S S I2 R COCH3 H2N C NH2 H2N N R= Ph, p-Cl-Ph, p-OCH3-Ph
  15. II.4.3. Phương pháp Cook-Heibron Phản ứng xảy ra giữa α-aminonitril với carbon disulfide tạo thành 5-amino-2- mercaptothiazole [13]. NH2 R CS2 S N R NH2 HS N II.4.2. Phương pháp 3 Phản ứng xảy ra giữa α-halogenoceton với thiocyanat kim loại (Na, K, Ba) tạo ra α-thiocyanatceton là sản phẩm trung gian. Phản ứng đóng vòng nội phân tử hợp chất trung gian này cho 2-aminothiazole trong điều kiện có NH 4 OAc và Al 2 O 3 làm xúc tác trong benzen ở 80oC [13]. O O Br S N KSCN/ SiO2 R Benzen, 80oC R NH4OAc/ Al2O3 Benzen, 80oC S NH2 N R= 4-OCH3, 3-OCH3, 2-OCH3, 4-Cl R II.4.4. Phương pháp 4 Đóng vòng hóa các hợp chất 1,4-đicacbonyl mà giữa 2 nhóm đó là dị tố S. Về nguyên tắc phương pháp này tương tự tổng hợp các đơn dị vòng 5 cạnh 1 dị tố theo phương pháp Paal-Knorr [4]. HN CH2 N P2S5 CHCl3 , toC H3C CH3 H3C CH3 S O O
  16. II.5. HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT THIAZOLE CÓ CHỨA KHUNG COUMARIN Theo tài liệu [2] hai tác giả Deepthi Kini và Man Junath Ghate đã tổng hợp thành công và thử hoạt tính sinh học của các hợp chất 3-[5’-methyl-2’-aryl-3’-(thiazol- 2’’-ylamino)thiazolidin-4’-one]coumarin cho thấy chúng có tác dụng giảm mỡ. Công trình nghiên cứu của hai tác giả trên được thực hiện theo sơ đồ sau: O S O R N C Br C N NH2 Br2 H H CH3 CH3COOH Ethanol O O O O R R HC N N HN S HN SH N OH N O H3C CH3 S S O ZnCl2 / Dioxan O O O O R = 4-Cl , 4-OH , 4-F, 4-NO2 Theo tài liệu tham khảo [14] ba tác giả người Ấn Độ là Nadeem Siddiqui, M.Faiz Arshad and Suroor A. Khan tiến hành tổng hợp một số hợp chất mới của vòng cumarin kết hợp với thiazolyl semicarbazones có hoạt tính chống co giật. Việc tổng hợp các chất trong công trình nghiên cứu này được thực hiện theo như sơ đồ sau:
  17. O CHO COCH3 piperidine CH3 COOC2H5 ethanol OH O O 1 Br2 /CHCl3 NH2 S N O S Br H2N NH2 O O O O 3 2 NaCNO NHCONH2 NHCONHNH2 N N S S NH2-NH2 / H2O t oC O O O O 4 5 aromatic / heteromatic aldehydes and ketones R1 NHCONHN R2 N S a : R1 = C6H5 , R2 = CH3 O O b : R1 = 4-Cl.C6H4 , R2 = CH3 c : R1 = 2,4-Cl.C6H3 , R2 = CH3 6 a-d d : R1 = 3,4-Cl.C6H3 , R2 = CH3
  18. Bảng 1.2: Kết quả thử hoạt tính chống co giật của các hợp chất 6a-d Hợp MES scPTZ Neurotoxicity %Mortality chất 0.5h 4h 0.5h 4h 0.5h 4h 6a 100 (-) 100 (-) 300 (-) 33 6b (-) (-) X X X X X 6c 100 300 300 (-) 100 300 66 6d 30 300 100 (-) (-) (-) 33 Rao VR tổng hợp thành công một số dẫn xuất của dị vòng thiazole có chứa khung cumarin. Các hợp chất này đã được thử hoạt tính sinh học và cho kết quả về khả năng diệt vi khuẩn và diệt nấm mốc cao [9]. S S CH3 N CH3 N O O O O NO2 3-(2-methylthiazol-4-yl)-8-nitro- 3-(2-methylthiazol-4-yl)-2H -chromen-2-one 2H -chromen-2-one S S Br CH3 CH3 N N O O O O CH3 Br 8-methyl-3-(2-methylthiazol-4-yl) 6,8-dibromo-3-(2-methylthiazol-4-yl) -2H -chromen-2-one -2H -chromen-2-one Venugopala KN và Jayashree BS tổng hợp thành công các bazơ Schiff dùng làm thuốc giảm đau, tác nhân chống cháy là dẫn xuất của aminothiazolyl bromocumarin [15].
  19. R R1 S Br N C R2 H N R3 O O R = R1 = R2 = R3 = H, Cl, NO2, OCH3, N(CH3)2 Siddiqui N tổng hợp thành công hợp chất chứa khung cumarin gắn với thiazolyl semicarbazone có hoạt tính chống co giật [16]. O S N R2 N N H H N R1 O O R1 = C6H5, 4-Cl-C6H4 R2 = CH3 Từ những tài liệu tổng hợp ở trên cho thấy các dẫn xuất của dị vòng thiazole ngày càng được tổng hợp nhiều và có ứng dụng rộng rãi đặc biệt là trong nghành dược phẩm. Với mong muốn tổng hợp những hợp chất mới chứa dị vòng thiazole và những nhóm thế khác nhau góp phần vào việc nghiên cứu cấu trúc cũng như hoạt tính của chúng, chúng tôi đã tổng hợp và nghiên cứu một số hợp chất chứa dị vòng thiazole từ 3-acetyl-6-iodocoumarin.
  20. CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM III.1. SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG Các hợp chất của dị vòng thiazole có gắn khung chromen và dẫn xuất của nó được chúng tôi tiến hành tổng hợp theo sơ đồ phản ứng sau O CHO 1.KI, NaClO I CHO I 2.HCl Ethyl acetoacetate CH3 0-50C piperidine OH OH O O (A) (B) Br2 / Dioxan NH2 N S O I Br S I H2N NH2 O O O O (C) ( D) S X N C C N NH2 H H H C HN N X N S I O O (D1)X = o-OH, m-Br (D3) X = p-Cl (D2) X = o-NO2 (D4) X = p-OCH3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2