intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Trải nghiệm và sáng tạo với chủ đề mực dẫn điện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ của khoá luận là nghiên cứu sở lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nghiên cứu nội dung kiến thức Vật lý có liên quan đến mạch điện, các chất dẫn điện. Xây dựng tiến trình các hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo về mực dẫn điện. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Trải nghiệm và sáng tạo với chủ đề mực dẫn điện

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ PHẠM THỊ THU HẰNG TRẢI NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ MỰC DẪN ĐIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý H NỘI
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ PHẠM THỊ THU HẰNG TRẢI NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ MỰC DẪN ĐIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lý Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Lê Thị Xuyến HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê Thị Xuyến ngƣời đã định hƣớng chọn đề tài và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khóa luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, thầy cô giáo trong khoa Vật lý đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong khuôn khổ của một bài khóa luận, do điều kiện thời gian, trình độ có hạn cũng nhƣ lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên bài khóa luận của em không tránh đƣợc những hạn chế, thiếu sót nhất định.Vì vậy em kính mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và toàn thể bạn đọc để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Thu Hằng
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của cô Lê Thị Xuyến, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý với đề tài: Trải nghiệm và sáng tạo với chủ đề: “Mực dẫn điện” đƣợc hoàn thành bởi nhận thức của bản thân em, không trùng khớp với bất kì công trình khoa học nào khác. Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này, em kế thừa các thành tựu của các nhà khoa học với lòng biết ơn trân trọng. Hà nội, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Thu Hằng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 2 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 8. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 3 Chƣơng : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO TRONG MÔN VẬT LÍ......................... 4 1.1. Tổng quan về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...................................... 4 1.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình trung học phổ thông .............................................................................................................. 4 1.1.2. Vị trí và vai trò của HĐTNST trong giáo dục....................................... 6 1.1.3. Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST trong nhà trường ............... 6 1.1.4. Quy trình thiết kế và triển khai HĐTNST ............................................ 8 1.1.5. Đánh giá trong tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..... 12 1.2. Lí luận về dạy học phát triển năng lực sáng tạo ................................. 15 1.2.1. Khái niệm năng lực sáng tạo ............................................................... 15 1.2.2. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo .................................................. 16 1.2.3. Các biện pháp phát triển năng lực sáng tạo ....................................... 17 .3. Điều tra thực tế về tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo môn Vật lí trong các trƣờng phổ thông hiện nay .......................................................... 19 1.3.1. Mục đích điều tra ................................................................................. 19 1.3.2. Phương pháp điều tra .......................................................................... 19 1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................. 19 1.3.4. Kết quả điều tra .................................................................................... 19
  6. Chƣơng : XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ: “MỰC DẪN ĐIỆN” ...................................... 23 2.1. Mục tiêu dạy học của chủ đề ................................................................. 23 2.2. Kiến thức Vật lý trong chủ đề mực dẫn điện ...................................... 23 2.2.1. Nội dung kiến thức Vật lý trong chủ đề .............................................. 23 2.2.2. Xây dựng một số thí nghiệm trong chủ đề .......................................... 25 2.2.2.1. Thí nghiệm 1: Mạch dẫn điện bằng giấy bạc .................................... 25 2.2.2.2. Thí nghiệm tạo mực dẫn điện ............................................................. 26 2.3. Tiến trình tổ chức dạy học theo chủ đề ................................................ 26 2.4. Vai trò phát triển NLST qua từng hoạt động...................................... 31 Chƣơng 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................. 36 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ........................................................... 36 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm .................................................... 36 3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm .......................................................... 36 3.4. Phƣơng thức thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 36 KẾT LUẬN .................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GV : Giáo viên HS : Học sinh HĐ TNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo TNST : Trải nghiệm sáng tạo THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở CMHS : Cha mẹ học sinh
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới đƣợc Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”[8] Và một trong những điểm mới là đƣa hoạt động trải nghiệm sáng tạo thành một hoạt động giáo dục bắt buộc. Trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trƣờng, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hƣớng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dƣới sự hƣớng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này nhƣ: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác. Các môn học khác cũng thay đổi chƣơng trình giáo dục, không còn mang nặng tính lý thuyết mà đã chú trọng đến việc hình thành các năng lực cho học sinh.[8] Vì vậy trong dự thảo chƣơng trình giáo dục môn Vật lý đã chỉ rõ: “Thiết kế chƣơng trình môn Vật lí chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lí của 1
  9. các đối tƣợng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hƣớng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tƣ duy khoa học dƣới góc độ vật lí, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cƣờng khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.’’ Vật lý là môn khoa học thực nghiệm nên một trong những thế mạnh của môn là tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm các kiến thức vật lý ngoài đời sống. Vì vậy việc nghiên cứu và tổ chức các hoạt động dạy học sao cho học sinh đƣợc trải nghiệm kiến thức thực tế là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu đó em lựa chọn đề tài: Trải nghiệm và sáng tạo với chủ đề “Mực dẫn điện” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng và tổ chức dạy học trải nghiệm với chủ đề: “Mực dẫn điện’’ nhằm tăng cƣờng tính trải nghiệm và tính sáng tạo cho học sinh THPT. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh THPT. - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức học sinh THPT sử dụng kiến thức Vật lý trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: “Mực dẫn điện”. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu sở lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. - Nghiên cứu nội dung kiến thức Vật lý có liên quan đến mạch điện, các chất dẫn điện. - Xây dựng tiến trình các hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo về mực dẫn điện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm. 2
  10. 6. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức đƣợc hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: “Mực dẫn điện” sẽ góp phần phát triển năng lực sáng tạo, làm việc nhóm, phát triển tƣ duy. 7. Đóng góp mới của đề tài -Về mặt lý luận: Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT. - Về mặt thực tiễn: + Xây dựng đƣợc hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: “Mực dẫn điện” cho học sinh THPT. + Là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên học sinh. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG MÔN VẬT LÝ Chƣơng 2: XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VỚI CHỦ ĐỀ: “MỰC DẪN ĐIỆN” Chƣơng 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3
  11. Chƣơng CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO TRONG MÔN VẬT LÍ 1.1. Tổng quan về hoạt động trải nghiệm sáng tạo 1.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình trung học phổ thông Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có định hƣớng của nhà giáo dục, đƣợc thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo dục tới ngƣời học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Khái niệm hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) dùng để chỉ các hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức ngoài giờ dạy học các môn học. Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) bao gồm: hoạt động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trƣờng, sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đƣợc tổ chức theo chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp (cấp THCS và THPT) giúp học sinh tìm hiểu và định hƣớng tiếp tục học tập và định hƣớng nghề nghiệp; hoạt động giáo dục nghề phổ thông (cấp THPT) giúp học sinh hiểu đƣợc một số kiến thức cơ bản về công cụ, kĩ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng đối với một số nghề phổ thông đã học; hình thành và phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; có một số kĩ năng sử dụng công cụ, thực hành kĩ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm đơn giản. Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 4
  12. Nhƣ vậy vậy hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó học sinh đƣợc trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trƣờng hoặc trong xã hội dƣới sự hƣớng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động đƣợc coi trong trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm riêng biệt hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau, kĩ năng khác nhau. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 giúp học sinh vận dụng những tri thức kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trƣờng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn đời sống một cách sáng tạo. Bên cạnh việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của chƣơng trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn tập trung hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh: năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lí cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực háo bản thân, năng lực định hƣớng và lựa chọn nghề nghiệp.[8]  Đặc điểm của HĐTNST là: + Trải nghiệm sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động. + Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao. + Hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng. + Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lƣợng giáo dục trong và nhà trƣờng. + Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp HS lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện đƣợc. 5
  13. 1.1.2. Vị trí và vai trò của HĐTNST trong giáo dục Tổ chức cho học sinh học tập thông qua tổ các các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã đƣợc nhiều tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra vai trò to lớn của nó trong giáo dục và dạy học. UNESCO cho rằng hoạt động học tập dựa trên sự trải nghiệm của học sinh sẽ tạo ra môi trƣờng học tập suốt đời cho HS. Còn J.Dewey và A.Balleux thì khẳng định chính hoạt động trải nghiệm sáng tạo là chất keo gắn kết nhà trƣờng với cuộc sống. Nhà giáo dục học M.Lindeman thì nhấn mạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hình thức đặt học sinh vào giải quyết các tình huống thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Các nhà khoa học J.Piaget và D.Kolb lại làm nổi bật vai trò phát triển năng lực sáng tạo của học sinh dựa vào môi trƣờng học tập, bởi vì chính cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh. Trong chƣơng trình giáo dục THPT mới các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng áp dụng các phƣơng pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trƣờng học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ đƣợc để phát triển. 1.1.3. Nội dung và hình thức tổ chức HĐTNST trong nhà trường a, Nội dung Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trƣờng cần đƣợc định hƣớng và nghiên cứu để tránh việc quá tải cho học sinh và tránh sự mất liên kết giữa hoạt động và mục tiêu giáo dục môn học. Các chƣơng trình của nhà trƣờng gắn với phát triển nghề nghiệp, gắn với định hƣớng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh: 6
  14. + Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đếncác vấn đề thời sự của địa phƣơng, đất nƣớc để bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. + Gắn với công văn chỉ đạo số 791, 3031, 5555, 1290, 7291 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra một số định hƣớng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trong nhà trƣờng nhƣ: + Xây dựng nghiên cứu khoa học - kĩ thuật trong nhà trƣờng; + Gắn với văn hóa, đời sống, xã hội và đặc điểm truyền thống của địa phƣơng, của cộng đồng. + Gắn với sản xuất, kinh doanh tiêu biểu của địa phƣơng, theo truyền thống gia đình Tuy nhiên, khi lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học cũng cần đảm bảo một số yêu cầu sau để tránh cho học sinh bị quá tải và làm mất đi tính giáo dục của học hoạt động, đó là: + Có tính thời sự, đƣợc truyền thông đăng tải nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định khi tổ chức chủ đề cho HS; + Đƣợc nhiều HS biết đến và HS phải có kiến thức, thông tin một cách khá hệ thống về vấn đề đó để thu hút toàn bộ HS trong hoạt động; + Gắn với một môn học cụ thể trong nhà trƣờng để GV bộ môn có thể là chuyên gia hƣớng dẫn, giảng giải kiến thức cho HS và gắn với hoạt động dạy học dạy học bộ môn để có thời gian, không gian trong chƣơng trình tổ chức; + Thiết thực với địa phƣơng nơi HS sinh sống, ngƣời học đã đƣợc thực hiện hoặc trải nghiệm về vấn đề đó; + Phù hợp với khả năng của HS, nghĩa là khi vận dụng các kiến thức trong nhà trƣờng, HS có thể giải quyết đƣợc chúng. 7
  15. b, Hình thức HĐTNST đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tƣơng tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lƣu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 1.1.4. Quy trình thiết kế và triển khai HĐTNST Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đƣợc tổ chức dƣới dạng hoạt động học cho học sinh. Trong đó, học sinh thực hiện trực tiếp các hoạt động học và trở thành chủ thể của hoạt động của quá trình học còn giáo viên sẽ phải là ngƣời tổ chức, ngƣời đặt mục tiêu cho các hoạt động. Trong dạy học bộ môn, sự trải nghiệm của học sinh vẫn phải đảm bảo sự tự chiếm lĩnh kiến thức mục tiêu của bài học bên cạnh các hoạt động mang tính giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Quy trình kỹ thuật để thiết kế một hoạt động TNST theo quan điểm hoạt động gồm 8 bƣớc sau:[6] Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu và chƣơng trình giáo dục, nhà giáo dục cần khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành. Xác định rõ đối tƣợng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh. Bước 2: Đặt tên cho hoạt động Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên đƣợc chủ đề, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra đƣợc sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra đƣợc trạng thái tâm lí đầy hứng 8
  16. khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên cho hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn. Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo yêu cầu sau: - Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. - Phản ánh đƣợc chủ đề và nội dung của hoạt động. - Tạo đƣợc ấn tƣợng ban đầu cho học sinh. Tên hoạt động đã đƣợc gọi ý trong bản kế hoạch trong kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhƣng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động. Giáo viên cũng có thể lựa chọn hoạt động khác ngoài hoạt động đã đƣợc gợi ý trong kế hoạch của nhà trƣờng, nhƣng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa dời mục tiêu. Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của chủ đề theo từng tháng nhƣng cũng có mục tiêu cụ thể của hoạt động đó Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trƣớc kết quả của mỗi hoạt động. Các mục tiêu hoạt động cần phải thực hiện rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh đƣợc các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hƣớng giá trị. Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có tác dụng là: - Định hƣớng cho hoạt động, là cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động - Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động - Kích thích tính tích cực của thầy và trò Tùy theo chủ đề của hoạt động trải nghiệm sáng tạo của mỗi tháng, đặc điểm học sinh và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ cụ thể hóa và mang màu sắc riêng. Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời câu hỏi sau: 9
  17. - Hoạt động này có thể hình cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lƣợng và chất lƣợng đạt đƣợc của kiến thức?) - Những kĩ năng nào có thể đƣợc hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt đƣợc khi tham gia hoạt động. - Những thái độ, giá trị nào có thể đƣợc hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động? Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp phương tiện, hình thức của hoạt động Mục tiêu có thể đặt đƣợc hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ nội dung và hình thức hoạt động. Trƣớc hết, căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trƣờng và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động cần thực hiện. Từ nội dung xác định cụ thể phƣơng pháp tiến hành, xác định những phƣơng tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tƣơng ứng. Có thể một hoạt động nhƣng nhiều hình thức khác nhau đƣợc thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ. Bước 5: Lập kế hoạch Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó chỉ là những ƣớc muốn và hy vọng, mặc dù có tính toán, nghiên cứu kĩ lƣỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch: - Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm kiếm các nguồn lực (nhân lực - vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. - Chi phí về tất cả các mặt phải đƣợc xác định. Hơn nữa phải tìm ra phƣơng án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi mục tiêu. Vì đạt đƣợc mục 10
  18. tiêu với chi phí ít nhất là để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công việc. Đó là điều mà bất kì ngƣời quản lí nào cũng mong muốn và cố gắng đạt đƣợc. - Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói cách khác đi, cân đối giữa các yêu cầu và khả năng đòi hỏi ngƣời giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả tiềm năng có thể thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tƣ cho mỗi mục tiêu theo một phƣơng án tối ƣu. Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy Trong bƣớc này cần phải xác định: - Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? - Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? - Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó nhƣ thế nào? - Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân. - Yêu cầu cần đạt đƣợc đƣợc của mỗi công việc. Để các lực lƣợng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế kế hoạch trên các cột. Ví dụ: TT Nội dung, Thời Lực Ngƣời Phƣơng Địa Yêu cầu Ghi tiến trình gian, lƣợng, chịu tiện điểm, cần đạt chú thời tham trách thực hình (hoặc sản hạn gia nhiệm hiện thức phẩm) chính chi phí 11
  19. Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động - Rà soát, kiểm tra nội dung và trình tự của các công viêc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp liy, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt đƣợc. - Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bƣớc nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chƣơng trình hoạt động và cụ thể hóa chƣơng trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh 1.1.5. Đánh giá trong tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm sáng tạo Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới là chƣơng trình hƣớng tới phát triển năng lực ngƣời học, bởi vậy việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục của HS chính là đánh giá năng lực của các em. Việc đánh giá năng lực của học sinh có thể đƣợc thực hiện chủ yếu bởi những ngƣời sẽ trực tiếp thực hiện mục đích của đánh giá năng lực học sinh. Trong khi đó, mục đích của đánh giá năng lực của học sinh là xác định xem các năng lực học sinh đang đạt ở mức nào để đƣa ra các quyết định, kiến nghị đúng đắn nhằm cải thiện, nâng cao mức độ và chất lƣợng thực hiện các công việc liên quan đến học sinh trong các hoạt động (học tập, sinh hoạt, giao tiếp...) hàng ngày. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá và sử dụng các kết quả sau đánh giá cần đƣợc những ngƣời liên quan trực tiếp là học sinh, giáo viên, phụ huynh của học sinh và cán bộ quản lí giáo dục thực hiện thì hiệu quả sẽ cao hơn. Đánh giá năng lực của học sinh là quá trình thu thập, phân tích, xử lí thông tin về các mặt năng lực của học sinh để tìm ra các năng lực vƣợt trội hoặc còn hạn chế nhằm có đƣợc các quyết định đúng đắn trong giáo dục với mục đích là phát huy các năng lực trội và khắc phục các năng lực hạn chế nhằm cải thiện, nâng cao mức độ và chất lƣợng thực hiện các công việc liên 12
  20. quan đến các hoạt động (học tập, sinh hoạt, giao tiếp...) hàng ngày của học sinh. Đánh giá kết quả HĐ TNST là một việc làm quan trọng nhằm xem xét, nhận định những kết quả đạt đƣợc về mặt kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ ứng xử, những tiến bộ và những hạn chế của giáo viên, học sinh sau mỗi quá trình hoạt động. Kết quả đánh giá sẽ là những cơ sở rất quan trọng để giáo viên điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp và đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Đặc biệt, nó tạo ra những động lực thúc đẩy sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi học sinh. Để thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động của HS một cách có hiệu quả, minh bạch cần chú trọng một số nguồn minh chứng sau đây: - ản kế hoạch giáo dục của giáo viên - Hồ sơ tổ chức hoạt động của giáo viên - Sổ biên bản sinh hoạt lớp - Sổ chủ nhiệm lớp - Hồ sơ tham gia hoạt động của học sinh - Các kĩ năng của học sinh sau khi tham gia hoạt động Nhận xét của đại diện CMHS, HS, GV bộ môn và các tổ chức chính trị xã hội (đối với các hoạt động phối hợp) Đánh giá kết quả hoạt động của HS nhằm thu thông tin ngƣợc và đƣa ra những quyết định nhằm cải thiện thực trạng, rút kinh nghiệm cho lần thực hiện hoạt động sau; đồng thời có tác dụng động viên, khuyến khích ngƣời thực hiện tích cực hơn.Việc kiểm tra đánh giá nên chú ý mục tiêu giáo dục và cơ hội để cho HS tự đánh giá và tự điều chỉnh; giúp giáo viên có cơ sở để đánh giá và điều chỉnh HS cũng nhƣ đánh giá, điều chỉnh chính mình. Do đó, cần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ TNST một cách nghiêm túc và khách quan. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2