
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4, 5
lượt xem 1
download

Khóa luận tốt nghiệp đại học "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4, 5" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho học sinh lớp 4, 5; Ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho học sinh lớp 4, 5; Thực nghiệm sư phạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4, 5
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: TIỂU HỌC – MẦM NON ---------- ĐỖ THỊ HẢI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016
- Để hoàn thành được khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô giáo ở trường Đại học Quảng Nam cũng như tại trường Tiểu học và bạn bè cùng khóa. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến cô giáo Th.S Đinh Thị Ngàn Thương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận, tôi còn được sự góp ý chân thành, nhiệt tình của quý thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở trường Tiểu học Kim Đồng thành phố Tam Kỳ - tỉnh Quảng Nam, trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ xã Điện Phương - thị xã Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi điều tra, nghiên cứu thực trạng. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân trong gia đình, bạn bè đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ và động viên. Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực hết sức mình nhưng do điều kiện thời gian và khả năng của bản thân có hạn, tôi chắc rằng đề tài khóa luận của mình không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, những lời nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn chính là điều kiện để khóa luận ngày một hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 Người thực hiện Đỗ Thị Hải
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP Cao đẳng Sư phạm CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản NĐC Nhóm đối chứng NTN Nhóm thực nghiệm Tr Trang THSP Trung học Sư phạm SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên YTHH Yếu tố hình học
- DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ, SỐ LIỆU STT Tên bảng Trang Bảng 1 Nhận thức của GV về khái niệm công nghệ thông tin. 28 Bảng 2 Nhận thức của GV về việc ứng dụng công nghệ thông 29 tin trong dạy học các yếu tố hình học. Bảng 3 Mức độ thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin 29 trong dạy học các yếu tố hình học. Bảng 4 Khó khăn nhấ t khi ứng du ̣ng công nghệ thông tin vào 30 da ̣y các yế u tố hınh ho ̣c cho ho ̣c sinh. ̀ Biểu đồ 1 Khó khăn khi ứ ng dụng công nghệ thông tin vào dạy 30 các yếu tố hı̀nh học. Bảng 5 Thời điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 31 học các yếu tố hình học. Biểu đồ 2 Thời điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 31 học các yếu tố hình học. Bảng 6 Phần mềm để thiết kế các hoạt động dạy học các yếu 31 tố hình học. Bảng 7 Lý do sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học các 32 yếu tố hình học. Bảng 8 Thái độ của phụ huynh với việc cho trẻ học các yếu tố 32 hình học có ứng dụng công nghệ thông tin. Bảng 9 Mức độ hứng thú của học sinh khi học các yếu tố hình 33 học có ứng dụng công nghệ thông tin Biểu đồ 3 Mức độ hứng thú của học sinh khi học các yếu tố hình 33 học có ứng dụng công nghệ thông tin
- Bảng 10 Mức độ nhận thức của học sinh khi hình thành các 34 biểu tượng hình học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Bảng 11 Kết quả học tập của học sinh học kỳ I vừa qua. 34 Bảng 12 Hứng thú của học sinh khi học toán về yếu tố hình học 34 Bảng 13 Khó khăn của học sinh khi học các yếu tố hình học. 35 Bảng 14 Mức độ thường xuyên của HS tiếp xúc với công nghệ 35 thông tin khi học các yếu tố hình học. Bảng 15 Hứng thú của HS trong việc học các bài toán về yếu tố 36 hình học có ứng dụng công nghệ thông tin. Biểu đồ 4 Hứng thú của HS trong việc học các bài toán về yếu tố 36 hình học có ứng dụng công nghệ thông tin. Bảng 16 Lý do học sinh thích học các bài toán về yếu tố hình 37 học có ứng dụng công nghệ thông tin. Bảng 17 Kế t quả đa ̣t đươ ̣c sau khi ho ̣c sinh làm phiế u thực 68 nghiê ̣m Biểu đồ 5 So sánh kết quả của NĐC và NTN 69
- MỤC LỤC PHẦN A. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ..................................................................... 3 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn........................................................... 3 4.3. Phương pháp thống kê toán học ...................................................................... 3 5. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 4 6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 5 7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 5 PHẦN B. NỘI DUNG ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG...... 6 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5..................................................................................... 6 1.1. Vai trò của công nghệ thông tin ....................................................................... 6 1.1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học.............................................. 6 1.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ............ 6 1.2. Giới thiệu phần mềm thường được sử dụng trong dạy học các yếu tố hình học ...... 8 1.2.1. Phần mềm PowerPoint ................................................................................. 8 1.2.2. Phần mềm Geometer’s Sketchpad 5.0 ....................................................... 12 1.2.3. Phần mềm Macromedia Flash MX ............................................................ 16 1.3. Đă ̣c điể m nhận thức lứa tuổ i học sinh lớp 4, 5 ............................................. 21 1.3.1. Tri giác ....................................................................................................... 21 1.3.2. Chú ý .......................................................................................................... 21 1.3.3. Trí nhớ ........................................................................................................ 21 1.3.4. Tưởng tươ ̣ng ............................................................................................... 22 1.3.5. Tư duy ........................................................................................................ 22
- 1.4. Mục tiêu, nội dung dạy học các yếu tố hình học lớp 4, 5 ............................. 23 1.4.1. Mục tiêu của việc dạy các yếu tố hình học lớp 4, 5 ................................... 23 1.4.1.1. Hình thành những biểu tượng chính xác về hình học thông dụng .......... 23 1.4.1.2. Rèn luyện kĩ năng thực hành và phát triển tư duy .................................. 23 1.4.1.3. Tích lũy những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống và học tập của học sinh.... 23 1.4.2. Nô ̣i dung da ̣y ho ̣c các yế u tố hınh ho ̣c lớp 4, 5 .......................................... 25 ̀ 1.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học các yếu tố hình học ........................................................................................................................ 26 1.5.1. Mục đích điều tra ....................................................................................... 26 1.5.2. Đối tượng điều tra ...................................................................................... 26 1.5.3. Nội dung điều tra ........................................................................................ 26 1.5.3.1. Giáo viên ................................................................................................. 26 1.5.3.2. Học sinh .................................................................................................. 26 1.5.4. Phương pháp điều tra ................................................................................. 27 1.5.4.1. Phương pháp Ankét (phiếu điều tra) ....................................................... 27 1.5.4.2. Phương pháp đàm thoại........................................................................... 27 1.5.4.3. Phương pháp quan sát ............................................................................. 27 1.5.5. Kết quả điều tra và kết luận về kết quả ...................................................... 28 1.5.5.1. Kết quả điều tra ....................................................................................... 28 1.5.5.1.1. Giáo viên .............................................................................................. 28 1.5.5.1.2. Học sinh ............................................................................................... 34 1.5.5.2. Kết luận về kết quả điều tra .................................................................... 37 1.5.5.2.1. Thuận lợi .............................................................................................. 37 1.5.5.2.2 Khó khăn ............................................................................................... 38 CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5..................................... 40 2.1. Khai thác công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4, 5 ...... 40 2.2. Căn cứ để thiết kế hoạt động dạy học các yếu tố hình học có ứng dụng công nghệ thông tin ....................................................................................................... 44 2.2.1. Mục tiêu dạy học toán ở tiểu học ............................................................... 44
- 2.2.3. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ................................................................................................................ 45 2.2.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5 ................................................. 45 2.3. Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế hoạt động dạy học ...... 46 2.4. Thiết kế một số bài học ................................................................................. 48 2.4.1. Trên Geometer’s Sketchpad 5.0 ................................................................. 48 2.4.2. Trên Power Point........................................................................................ 51 2.4.3. Trên phần mềm Macromedia Flash MX 2004 ........................................... 56 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................ 64 3.1. Mô tả thực nghiệm ........................................................................................ 64 3.1.1. Mu ̣c đıch thực nghiê ̣m sư pha ̣m ................................................................. 64 ́ 3.1.2. Đố i tươ ̣ng thực nghiê ̣m .............................................................................. 64 3.1.3. Địa điểm thực nghiê ̣m ................................................................................ 64 3.1.4. Thời gian thực nghiệm ............................................................................... 65 3.1.5. Chuẩn bị thực nghiệm ................................................................................ 65 3.2. Tiêu chı́ đánh giá ........................................................................................... 65 3.3. Tiế n hành thực nghiê ̣m.................................................................................. 66 3.4. Kế t quả thực nghiê ̣m ..................................................................................... 67 3.5. Kết luận về thực nghiệm sư phạm................................................................. 69 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 71 1. Kế t luâ ̣n ............................................................................................................ 71 2. Kiế n nghi .......................................................................................................... 72 ̣ 3. Hướng nghiên cứu sau đề tài............................................................................ 72 PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 73
- PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”, và cũng đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Để làm được điều này thì công tác giáo dục đào tạo phải hết sức chú trọng đến việc giáo dục và đào tạo nhân tài ngay từ lúc còn trẻ, nhất là cấp tiểu học. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh (HS) là cấp thiết hiện nay, với một công cụ hỗ trợ đắc lực là công nghệ thông tin (CNTT). CNTT là một lĩnh vực đột phá có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng trong cuộc sống, đảm bảo an ninh quốc phòng và khả năng đi trước đón đầu để thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đối với giáo dục, ứng dụng CNTT có tác động mạnh làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, những năm gần đây, với việc sử dụng CNTT để công nghệ hóa quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường. Đây là một phương tiện dạy học hiện đại, hữu ích và hiệu quả trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Toán tiểu học nói riêng. Môn Toán ở chương trình tiểu học là một trong hai môn học công cụ có vị trí khá quan trọng. Đặc biệt những kiến thức về hình học là những kiến thức có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là lĩnh vực có tính thực tiễn rất lớn: khả năng nhận biết mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực góp phần phát triển tư duy, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; hình thành các phẩm chất cần thiết cho HS – những con người lao động 1
- mới. Từ việc đo đạc, tính toán một số hình đơn giản và việc nhận dạng hình cũng giúp các em bước đầu tiếp xúc và làm quen với công tác tính toán, xây dựng. Hay qua việc lắp ghép các hình cũng làm tư duy trừu tượng của các em phát triển. Nhờ đó các em có thể liên hệ vận dụng tốt trong việc học tập các môn học khác như thủ công, hội họa,…Vì vậy, bên cạnh mạch kiến thức trọng tâm về số học thì các kiến thức về yếu tố hình học (YTHH) cũng gắn bó chặt chẽ và cần được chú trọng trong quá trình dạy và học môn Toán. Đồng thời việc lựa chọn cách thức tổ chức, phương pháp dạy các YTHH ở cấp tiểu học cũng là một vấn đề mà chắc rằng mỗi GV trước khi đến lớp phải suy nghĩ và trăn trở, phải làm như thế nào để đưa các em lĩnh hội kiến thức hình học một cách nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất. Với hy vọng bước đầu có những biến đổi đáng kể trong giảng dạy, cũng như kết quả học tập của HS, dẫn dắt HS lĩnh hội các YTHH một cách chính xác hơn, trọn vẹn hơn bằng con đường nhanh hơn và thuận lợi hơn, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học cho học sinh lớp 4, 5” 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài vận dụng CNTT trong thiết kế các hoạt động dạy học các YTHH trong môn Toán lớp 4, 5 nhằm giúp HS lĩnh hội các YTHH một cách chính xác và hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế các hoạt động có ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Một số vấn đề lí luận liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH lớp 4, 5. - Cơ sở thực tiễn: + Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy và học các YTHH trong môn Toán lớp 4, 5 của giáo viên (GV) ở trường Tiểu học Kim Đồng – 2
- thành phố Tam Kỳ và trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ - xã Điện Phương – thị xã Điện Bàn. + Thực nghiệm ứng dụng CNTT trong việc dạy học các YTHH tại trường tiểu học Kim Đồng – thành phố Tam Kỳ năm học 2015 – 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm luận cứ cho việc ứng dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH lớp 4, 5. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra thực tế: Xây dựng phiếu điều tra gồm hệ thống các câu hỏi về việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH của GV và hứng thú của HS. - Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi để người được phỏng vấn trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân họ đối với một sự kiện hoặc vấn đề được hỏi. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non và thầy cô giáo tại trường Kim Đồng để có định hướng đúng đắn trong quá trình nghiên cứu, góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Quan sát trong các tiết dạy học các YTHH và các tiết có sử dụng CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Kim Đồng. - Phương pháp thực nghiệm: Ứng dụng CNTT để dạy thử một số tiết về các YTHH nhằm kiểm chứng hiệu quả của CNTT trong dạy học và mức độ hứng thú của HS. 4.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này dùng để phân tích và xử lí các kết quả thu được qua điều tra và khảo sát. 3
- 5. Lịch sử nghiên cứu Trong những năm 1990 – 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình cung cấp 500 máy tính cho các Sở giáo dục, tiếp đó cung cấp máy tính cho các trường học trên toàn quốc. Thời gian đầu, các trường mới chỉ sử dụng máy tính để dạy môn Tin học, việc sử dụng máy tính với tư cách là phương tiện dạy học còn mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề mới này chỉ có một số cá nhân và tổ chức tham gia. Có thể nêu ra một số kết quả nghiên cứu đầu tiên như: Phần mềm Tutor Euclide và Geometry Tools để trợ giúp giảng dạy trong hệ thức lượng, hình học không gian,…Trên một số tạp chí của ngành giáo dục và trường đại học xuất hiện một số bài báo đề cập đến những vấn đề lý luận sử dụng phần mềm trong dạy học như: Luận án tiến sĩ của Đỗ Thị Hồng Anh về “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học tiếp cận các phương pháp của trí tuệ nhân tạo để trợ giúp dạy học giải toán về hệ thức lượng giác”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Sĩ Đức về “Xây dựng và sử dụng phần mềm vi tính hỗ trợ dạy học môn toán lớp 2”, Luận văn thạc sĩ của Đào Quang Trung về “Xây dựng và sử dụng phần mềm vi tính hỗ trợ dạy học môn Toán 3” Trong những năm gần đây, đã có những tác giả nghiên cứu vấn đề ứng dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH như: Ứng dụng CNTT trong dạy học toán ở trường Tiểu học (Vũ Hồng Trường), Ứng dụng các phần mềm trong dạy học Toán ở Tiểu học (Lê Minh Cường), Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học kiến thức hình học ở tiểu học (Hoàng Văn Nhân)… Đặc biệt đề tài nghiên cứu của Hoàng Văn Nhân “Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học kiến thức hình học ở tiểu học”. Trong công trình này, tác giả đã xây dựng được hệ thống các hình động bằng Geometer Sketchpad để hỗ trợ việc dạy học khái niệm hình học của HS lớp 4, 5 và sử dụng Director để xây dựng các bài tập trên máy tính nhằm hỗ trợ kiểm tra đánh giá kiến thức hình học ở lớp 4,5. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên, các tác giả chỉ đề xuất hướng dẫn sử dựng phần mềm mà chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách trọn vẹn và hệ thống một quy trình sử dụng chung và ứng dụng vào thiết kế các bài toán về các YTHH cụ thể. 4
- 6. Đóng góp của đề tài Về lí luận: Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về việc ứng dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH cho HS lớp 4, 5: tìm hiểu phần mềm, lập kế hoạch vận dụng CNTT. Về thực tiễn: - Điều tra thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Kim Đồng – thành phố Tam Kỳ và trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ - xã Điện Phương - thị xã Điện Bàn. - Tiến hành thực nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho HS lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Kim Đồng – thành phố Tam Kỳ. - Thiết kế một số tiết học có các hoạt động có sử dụng các phần mềm trong dạy học các YTHH, hướng dẫn sử dụng các phần mềm. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho học sinh lớp 4, 5 Chương 2. Ứng dụng CNTT trong dạy học các YTHH cho học sinh lớp 4, 5 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 5
- PHẦN B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 1.1. Vai trò của công nghệ thông tin 1.1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học Viê ̣c đưa công nghê ̣ thông tin vào nhà trường sẽ góp mô ̣t phầ n đă ̣c biêṭ quan tro ̣ng trong viê ̣c cải tiế n môi trường da ̣y ho ̣c. Nế u sử du ̣ng công nghê ̣ thông tin trong nhà trường sẽ cải tiế n đươ ̣c quá trı̀nh ho ̣c tâ ̣p rấ t hữu hiê ̣u, video, phầ n mề m máy tı́nh… là những phương tiên giúp đỡ tıch cực để thu hút sự chú ý của ho ̣c ̣ ́ sinh vào quá trình ho ̣c tâ ̣p. Ngoài ra âm thanh, màu sắ c và những hoa ̣t đô ̣ng sẽ kıch thıch ho ̣c sinh ta ̣o nên đô ̣ng cơ, hứng thú ho ̣c tâ ̣p. Bởi sự hỗ trơ ̣ của công ́ ́ nghê ̣ thông tin cho phép ho ̣c sinh tım hiể u đươ ̣c nhiề u khái niê ̣m phức ta ̣p trong ̀ cuô ̣c số ng, khuyế n khı́ch ho ̣c sinh tı̀m tòi, luyê ̣n tâ ̣p những kı ̃ năng cầ n thiế t và năng lực sử du ̣ng thông tin để giải quyế t vấ n đề . Như vâ ̣y, người ho ̣c có đươ ̣c mô ̣t môi trường thuâ ̣n lơ ̣i để phát triể n tınh sáng ta ̣o, khả năng tư duy, cách giải ́ quyế t vấ n đề , phương pháp ho ̣c tâ ̣p và cách thức làm viê ̣c hơ ̣p tác. Công nghê ̣ thông tin có khả năng cung cấ p mô ̣t lươ ̣ng thông tin khổ ng lồ . Điể m nổ i bâ ̣t của phương pháp giảng da ̣y bằ ng công nghê ̣ thông tin so với phương pháp giảng da ̣y truyề n thố ng là sự đa da ̣ng trong viê ̣c cung cấ p thông tin, tài liê ̣u cho người ho ̣c thông qua hınh ảnh, chữ viế t, âm thanh số ng đô ̣ng, video, ̀ mô phỏng,…làm cho người ho ̣c thıch thú hơn, dễ tiế p thu và ghi nhớ kiế n thức ́ hơn và qua đó tác đô ̣ng mô ̣t cách tıch cực tới sự phát triể n trı́ tuê ̣ của người ho ̣c. ́ Bên ca ̣nh đó, công nghê ̣ thông tin còn có vai trò quan tro ̣ng trong công tác quản lı́ của trường ho ̣c, hỗ trơ ̣ giáo viên thực hiê ̣n viê ̣c thiế t kế bài giảng, đổ i mới phương pháp da ̣y ho ̣c và tổ chức quá trınh da ̣y ho ̣c ở tấ t cả các môn ho ̣c. ̀ 1.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học các yếu tố hình học ́ Ưng du ̣ng công nghê ̣ thông tin là mô ̣t yêu cầ u quan tro ̣ng của viêc đổ i mới ̣ phương pháp da ̣y ho ̣c và cầ n đươ ̣c quan tâm trong da ̣y ho ̣c tấ t cả các bô ̣ môn trong đó có môn Toán. Nô ̣i dung da ̣y ho ̣c các YTHH ở lớp 4, 5 có rấ t nhiề u vấ n 6
- đề trừu tươ ̣ng, vı́ du ̣ các da ̣ng bài về hınh ho ̣c, các da ̣ng bài triể n khai hınh, các ̀ ̀ cách sắ p xế p hı̀nh, sơ đồ ,…Để hỗ trơ ̣ viê ̣c da ̣y ho ̣c các nô ̣i dung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiề u hınh ảnh minh ho ̣a. Nhiề u giáo viên tâm huyế t cũng đã ̀ sưu tầ m và sử du ̣ng thêm các phương tiê ̣n hỗ trơ ̣ như tranh, ảnh, sơ đồ ,….Giáo viên hướng dẫn ho ̣c sinh quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thıch, với mu ̣c đıch ́ ́ giúp cho ho ̣c sinh hiể u bài hơn. Tuy nhiên, những nô ̣i dung khó như khi mô tả các da ̣ng bài về diên tıch, thể tıch của mô ̣t hınh,…dù giáo viên dùng lời nói và ̣ ́ ́ ̀ hınh ảnh tĩnh để minh ho ̣a thı̀ ho ̣c sinh vẫn gặp khó khăn trong việc hình thành ̀ biểu tượng, viê ̣c tiế p thu bài của các em vẫn ha ̣n chế . Nhiề u ho ̣c sinh làm đươ ̣c bài nhưng không hiể u đươ ̣c bản chấ t của bài dẫn đế n kı ̃ năng vâ ̣n du ̣ng thực tế vẫn chưa tố t. Vı̀ vâ ̣y, công nghê ̣ thông tin là mô ̣t công cu ̣ giúp làm nâng cao hiê ̣u quả ho ̣c tâ ̣p các bài ho ̣c về yế u tố hınh ho ̣c. ̀ Trong sách giáo khoa, hı̀nh ảnh đồ dùng trực quan chı̉ là những ảnh, vâ ̣t tınh, kı́ch thước nhỏ, thiếu sinh đô ̣ng. Công nghê ̣ tiên tiế n của máy tınh có thể ̃ ́ khai thác nhiều hình ảnh sinh động, có kèm theo âm thanh,...tách, ghép đươ ̣c các hınh, ta ̣o sự chuyể n đô ̣ng,…với tiện ích của CNTT. Khác với các phương tiê ̣n ̀ truyề n thố ng, công nghê ̣ thông tin đã ta ̣o ra trước mắ t ho ̣c sinh mô ̣t thế giới thu nhỏ sinh đô ̣ng, góp phầ n nâng cao chấ t lươ ̣ng công cu ̣, thiế t bi ̣da ̣y ho ̣c trong nhà trường và phù hơ ̣p với ho ̣c sinh tiểu ho ̣c. Vı̀ vâ ̣y không thể phủ nhâ ̣n vai trò của CNTT trong dạy học các YTHH ở lớp 4, 5. 7
- 1.2. Giới thiệu phần mềm thường được sử dụng trong dạy học các yếu tố hình học 1.2.1. Phần mềm PowerPoint Giao diện chính của chương trình PowerPoint 2010 Các thành phần trên cửa sổ PowerPoint 2010 - Thanh tiêu đề (Title bar): Thể hiện tên của chương trình đang chạy là PowerPoint và tên của bài trình diễn hiện hành. Nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì ta có thể dùng chuột kéo Title bar để di chuyển cửa sổ. - Ribbon: Chức năng của Ribbon là sự kết hợp giữa thanh thực đơn và các thanh công cụ, được trình bày trong các ngăn (tab) chứa nút và danh sách lệnh. - Quick Access Toolbar: Chứa các lệnh tắt của các lệnh thông dụng nhất. Bạn có thể thêm bớt các lệnh theo nhu cầu sử dụng. - Nút Minimize: Thu nhỏ cửa sổ ứng dụng vào thanh tác vụ (Taskbar) của Windows; nhấp vào nút thu nhỏ của ứng dụng trên Taskbar để phóng to lại cửa sổ ứng dụng. - Nút Maximize/Restore: Khi cửa sổ ở chế độ toàn màn hình, khi chọn nút này sẽ thu nhỏ cửa sổ lại, nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì khi chọn nút này sẽ phóng to cửa sổ thành toàn màn hình. 8
- - Nút Close: Đóng ứng dụng lại. Có thể nhận được thông báo lưu lại các thay đổi của bài trình diễn. - Khu vực soạn thảo bài trình diễn: Hiển thị Slide hiện hành. - Ngăn Slide: Hiển thị danh sách các Slide đang có. - Ngăn Outline: Hiển thị dàn bài của bài trình diễn. - Thanh trạng thái (Satus bar) : Báo cáo thông tin về bài trình diễn và cung cấp các nút lệnh thay đổi chế độ hiển thị và phóng to, thu nhỏ vùng soạn thảo. * Ribbon - Ribbon được tổ chức thành nhiều ngăn theo chức năng trong quá trình xây dựng bài thuyết trình. Trong mỗi ngăn lệnh lại được tổ chức thành nhiều ngăn lệnh nhỏ, giúp người dùng dễ hiểu và dễ sử dụng các chức năng của chương trình. Các ngăn chứa lệnh (Tabs) Ngăn lệnh theo ngữ cảnh Nhóm lệnh Mở hộp thoại Hình 2. Ngăn Home trên Ribbon - File: Mở thực đơn Flie từ đó ta có thể truy cập các lệnh mở (open), lưu (save), in (print), tạo mới (new) và chia sẻ bài trình diễn. - Home: Chứa các nút lệnh thường xuyên sử dụng trong quá trình soạn thảo bài thuyết trình như các lệnh về sao chép, cắt, dán, chèn slide, bố cục slide, phân chia section, định dạng văn bản, vẽ hình và các lệnh về tìm kiếm, thay thế… - Insert: Thực hiện các lệnh chèn, thêm các đối tượng mà PowerPoint hỗ trợ như bảng biểu, hình ảnh, SmartArt, đồ thị, văn bản, đoạn phim, âm thanh… 9
- Hình 3. Ngăn Insert - Design: Thực hiện các lệnh về định dạng kích cỡ và chiều hướng của các Slide, áp dụng các mẫu định dạng và các kiểu hình nền cho slide. Hình 4. Ngăn Design - Transitions: PowerPoint 2010 tổ chức Transitions thành một ngăn mới trên Ribbon giúp chúng ta có thể áp dụng và thiết lập các thông số cho các hiệu ứng di chuyển slide rất nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, chúng ta có thể xem trước hiệu ứng di chuyển slide ngay trong chế độ soạn thảo. Hình 5. Ngăn Transitions - Animations: Danh mục các hiệu ứng áp dụng cho các đối tượng trên slide, sao chép các hiệu ứng trên các đối tượng, thiết lập thời gian cũng như các sự kiện cho các hiệu ứng. Hình 6. Ngăn Animations - Slide Show: Chuẩn bị các thiết lập cho bài thuyết trình trước khi trình diễn, tùy biến về mặt nội dung của bài thuyết trình trong các tình huống báo cáo, broadcast bài thuyết trình cho các khán giả theo dõi từ xa và thiết lập các thông số cho các màn hình hiển thị khi trình diễn. 10
- Hình 7. Ngăn Slide Show - Review: Ghi chú các slide show trong bài thuyết trình, so sánh và trộn nội dung giữa các bài thuyết trình và công cụ kiểm tra lỗi chính tả. Hình 8. Ngăn Review - View: Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị, cho hiển thị hoặc ẩn thanh thước, các đường lưới, điều chỉnh kích thước vùng soạn thảo, chuyển đổi giữa các chế độ màu hiển thị, sắp xếp các cửa sổ,… Hình 9. Ngăn View - Developer: Ngăn này mặc định được ẩn. Để mở ngăn này nhấn vào nút File > Options > Customize Ribbon > Developer. Hình 10. Ngăn Developer - Add-Ins: Ngăn này chỉ xuất hiện khi cài đặt thêm các tiện ích cho Power Point. Hình 11. Ngăn Add-In 11
- 1.2.2. Phần mềm Geometer’s Sketchpad 5.0 - Thanh tiêu đề: Chứa tên file, nút phóng to thu nhỏ, đóng cửa sổ. - Thanh thực đơn: Chứa danh sách các lệnh. - Thanh công cụ: Chứa các công cụ khởi tạo và thay đổi các đối tượng Geometric, các công cụ này tương tự như compa, thước kẻ, bút viết hàng ngày của chúng ta. - Vùng Sketch: Là vùng làm việc chính của chương trình, là nơi để xây dựng, thao tác với đối tượng hình học - Con trỏ: Chỉ ra vị trí hiện thời trên của sổ. Nó sẽ di chuyển khi bạn di chuyển con chuột. - Thanh cuốn: Di chuyển vùng sketch hiện thời. * Mở một sketch mới - Nhấn chuột kép vào biểu tượng GeoSpd (hay tệp Gsketchp.exe). Xuất hiện màn hình: 12

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán: Vận dụng nguyên lí khởi đầu cực trị và nguyên lí Dirichlet để giải các bài toán thi học sinh giỏi Trung học phổ thông
52 p |
2 |
2
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tích vô hướng của hai vector và ứng dụng
43 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Sử dụng thơ, truyện thiết kế hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non
112 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Lý thuyết kiến tạo và ứng dụng dạy học chương phương trình hệ phương trình – Đại số 10
98 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Yếu tố thực tiễn trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ở Việt Nam và xây dựng tình huống tăng cường yếu tố thực tiễn trong dạy học Đại số - Giải Tích ở trường THPT
78 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học đại lượng và đo đại lượng trong môn Toán lớp 3
118 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Bài toán tối ưu đa mục tiêu và ứng dụng xây dựng chương trình lập thời khóa biểu
71 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Điều tra hứng thú học tập của sinh viên sư phạm vật lý trường đại học Quảng Nam trong các học phần vật lý đại cương
80 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Dạy học đại lượng và đo đại lượng cho học sinh lớp 4 theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện
108 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Đại lượng và đo Đại lượng trong môn Toán lớp 5
107 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thực trạng sinh viên sử dụng Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Nam
75 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Tân Hoàng Hải NB
130 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm: Ứng dụng của phương pháp quy nạp toán học trong giải toán ở trường trung học phổ thông
82 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Minh Trang
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH May Áo cưới thời trang chuyên nghiệp
120 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Kế toán: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Hải Nam
140 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Giáo dục mầm non: Thực trạng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
94 p |
1 |
1
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Vận dụng phương pháp học theo góc vào dạy học môn Khoa học lớp 5
103 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
