Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang
lượt xem 10
download
Mục đích của Khoá luận nhằm xây dựng và đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỲ PHẠ PỨ Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb ) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỲ PHẠ PỨ Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ (Fallopia multiflora Thunb ) TẠI TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trần Thị Thu Hà THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nuyên, ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN PSG,TS. Trần Thị Thu Hà Lỳ Phạ Pứ XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN (Ký, họ và tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa lâm nghiệp - Trường đại học nông lâm là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm Khoa lâm nghiệp - Trường đại học nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà Thủ Ô Đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp, công ty cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: PGS.TS, Trần Thị Thu Hà đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa lâm nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2019 Sinh viên thực tập Lỳ Phạ Pứ
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất ................................... 12 Bảng 3.1. Bảng đánh giá chỉ tiêu sinh trưởng ............................................... 17 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn cây Hà thủ ô đỏ đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc .......... 19 Bảng 4.2. Kết quả tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc ........... 21 Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc.......... 23 Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tình hình sinh trường của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc ..................................................................... 24 Bảng 4.5. Các loại sâu hại chính đối với giống cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc ..................................................................... 26
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Một số hình ảnh của cây Hà thủ ô đỏ ......................................................... 5 Hình 2.2. Cây mô Hà thủ ô đỏ ................................................................................... 7 Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang ......................................... 9 Hình 3.1. Sơ đồ theo dõi .......................................................................................... 17 Hình 4.1. .... Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ tại thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang ………………………………………………...…21 Hình 4.2. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc .................................................................................................... 22 Hình 4.3. Một số hình ảnh đo đếm kích thước cây Hà thủ ô đỏ .............................. 25 Hình 4.4. Hình ảnh một số loài gây hại cho cây Hà thủ ô đỏ .................................. 27
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………………iii DANH MỤC CÁC HÌNH………………………………………..…………………iv MỤC LỤC ................................................................................................................... v Phần 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4 2.1. Giới thiệu chung cây Hà thủ ô đỏ ........................................................................4 2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và trong nước .........6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới ......................6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam .....................7 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................8 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................15 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................15 3.3.Nội dung nghiên cứu……………………………………………………15 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................15 3.4.1. Phương pháp triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ...............15 3.4.2. Phương pháp theo dõi tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc ...................................................................................................................16
- vi 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................19 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 19 4.1. Kết quả triển khai xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ..........................19 4.1.1. Kết quả lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ....19 4.1.2. Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Hà thủ ô đỏ ....................................................20 4.1.3. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ .................................................20 4.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc .......21 4.2.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc .........................21 4.2.2. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc .......23 4.3. Kết quả đánh giá tình hình sâu bệnh hại của cây Hà thủ ô đỏ trong vườn giống gốc ................................................................................................25 4.4. Một số bài học, giải pháp chăm sóc và phát triển vườn giống gốc Hà thủ ô đỏ ................................................................................................................27 4.4.1. Một số bài học chăm sóc vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ ............................27 4.4.2. Ý nghĩa của việc duy trì được vườn giống gốc ...............................................28 4.4.3. Giải pháp cụ thể để duy trì vườn giống gốc ....................................................28 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 29 5.1. Kết luận ..............................................................................................................29 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 31 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 32
- 1 Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có một hệ sinh thái phong phú đa dạng trong đó không thể không nói đến nguồn lâm sản ngoài gỗ, lâm sản ngoài gỗ từ xưa đến nay giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân từ trung du đến vùng núi. Hiện nay nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao đó là nguồn sống của một số hộ gia đình sống ở rừng và phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Ở các nước nghèo, nước đang phát triển cũng phụ thuộc vào nguồn lâm sản ngoài gỗ này để tiêu dùng và là nguồn thu nhập của người dân. Và trong nhóm lâm sản ngoài gỗ thì nhóm cây dược liệu cũng đang được người dân đặc biệt quan tâm. Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan…Ở Việt Nam, chúng thường mọc hoang ở rừng núi, nhiều đất ở Tây Bắc, Lai Châu, Lào Cai hay ở vùng thấp như Sài Sơn (Sơn Tây) hoặc ở Thanh Hoá, Nghệ - Tĩnh, ……Các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng thần kì của cây Hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe con người, nó trở thành cây thuốc quý có giá trị , Hà thủ ô bổ can thận, giúp tốc bạc lâu tăng cường sinh lực dưỡng huyết, bổ âm, giải độc, nhuận tràng thông tiện, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, táo bón, hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ huyết, xơ vữa động mạch, tăng tuổi thọ, tăng trí nhớ, ngừa bệnh Alhzeimer,, kháng khuẩn, trị bệnh ngoài da, hạ đường huyết, bảo vệ tế bào gan. Ngoài ra, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng, giải độc và giảm béo phì. Trước đây Hà thủ ô đỏ ở nước ta khá dồi dào nhưng dân số hiện nay ngày càng tăng, sinh ra nhiều bệnh, nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng tăng, hệ số nhân giống thấp, tốc độ phát triển phụ thuộc vào môi trường ngoại cảnh, khai thác quá mức nạn phá rừng dẫn đến không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy cần có các biện pháp nhân giống mở rộng khu vực trồng cây để đáp ứng
- 2 được nhu cầu thị trường, để chủ động công tác nhân giống cần có vườn giống cây mẹ đảm bảo. Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình vườn giống gốc cho cây Hà thủ ô đỏ là cần thiết nhằm cung cấp nguồn vật liệu nhân giống cho cây Hà thủ ô đỏ tốt nhất cả về sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dược liệu. Từ đó chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) tại tỉnh Hà Giang” làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát triển và nhân giống loài cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflorum Thunb) của tỉnh Hà Giang. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Xây dựng và đánh giá tình hình sinh trưởng cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Xây dựng được vườn giống gốc cho cây Hà thủ ô đỏ. - Đánh giá được tình hình sinh trưởng, sâu bệnh hại cây Hà thủ ô đỏ tại vườn giống gốc. -Một số bài học, giải pháp chăm sóc, phát triển vườn giống gốc cây Hà thủ ô đỏ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu cho các sinh viên, các nhà khoa học trên đối tượng cây Hà thủ ô đỏ, góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển loài này tại tỉnh Hà Giang và các tỉnh khác. - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Nhu cầu sử dụng các loại dược liệu để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe hiện
- 3 nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động miền núi rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi gây trồng sản xuất cây Hà thủ ô đỏ làm cơ sở cho việc hình thành vùng sản xuất, góp phần phát triển rừng, phát triển vùng cây dược liệu theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình. - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nhận biết được loài Hà thủ ô đỏ. Đồng thời bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống thích hợp, góp phần nhân giống nhanh cây Hà thủ ô đỏ, đáp ứng nhu cầu về dược liệu mà thực tiễn đặt ra. - Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về đa dạng sinh học thực vật, nguồn gen cây Hà thủ ô đỏ ở nước ta.
- 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu chung cây Hà thủ ô đỏ * Phân loại: Tên Khoa học: (Fallopia multiflora Thunb), tên đồng nghĩa (Fallopia multiflorum Thunb). Theo hệ thống phân loại học thực vật mới nhất, Hà thủ ô đỏ được phân loại như sau: Giới Thực vật (Plantae) Ngành (Division): Magnoliophita Lớp (Class): Eudicots Bộ (Ordo): Caryophyllales Họ (Familia): Polygonaceae Chi (Genus): Fallopia Loài (Species): Fallopia multiflora Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là: Mã ôn, Dạ giao đằng, Khua lình (Thái), Mán măng ón (Tày thổ) (Sách đỏ Việt Nam, 2007). * Hình thái học: Hà thủ ô đỏ là loài dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ, thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2.5 – 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hai mặt đều nhăn. Bẹ chia mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau, ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên (Võ Văn Chi, 1997). Rễ củ hình tròn, dài, không đều. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát. * Phân bố: Hà thủ ô đỏ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; thường mọc rải rác, leo trùm trên các cây bụi, cỏ cao ở ven rừng ẩm núi đá vôi, hai
- 5 bên bờ suối ở cửa rừng hay sót lại trong các bờ nương rẫy. Cây mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi độ cao từ 800 - 1.700m, từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình. Hiện nay, Hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Phú Thọ) và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định (Võ Văn Chi, 1997). * Đặc điểm sinh thái học: Hà thủ ô đỏ thích hợp với nhiệt độ thích hợp 20- .250C Ở miền núi, có năm nhiệt độ xuống thấp về mùa đông, cây vẫn tồn tại trong đất. Lượng mưa trung bình năm 1500-1800mm, pH = 5 - 6,5. Đất cao ráo, ẩm, thoát nước. Thời vụ trồng vào mùa thu (tháng 8 - 9) và mùa xuân (tháng 2 - 3). Vụ sau tốt hơn vì có mưa xuân, độ ẩm thích hợp. Trồng Hà thủ ô đỏ khoảng 2 - 3 năm là có thể thu hoạch. Hà thủ ô đỏ thường tái sinh chủ yếu bằng hạt; tái sinh từ thân củ (Võ Văn Chi, 1997). Hình 2.1. Một số hình ảnh của cây Hà thủ ô đỏ * Thành phần hóa học và tác dụng dược lý: Hà thủ ô đỏ chứa 1,7% antraglucosid trong đó có crysophanol, emodin, rhein, 1.1% protid, 42.2% tinh bột, 3.1% lipid, 4.5% chất vô cơ, 26.4% chất tan trong nước và nhiều chất khác (Dược điển Trung Quốc, 2000). Bộ phận được dùng làm thuốc là rễ củ phơi hay sấy khô, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Hà thủ ô đỏ được dùng chữa thận suy, yếu gan; thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém; sốt rét mãn tính, thiếu máu, ít sữa; các bệnh của phụ nữ sau khi đẻ, xích bạch đới; đau lưng, thấp khớp, di tinh, khí hư, đại tiện ra máu; đái buốt, đái dắt, đái ra
- 6 máu (lao lâm); mẩn ngứa, bệnh ngoài da, hạ Cholesterol, kháng viêm, tăng lưu thông máu (Lê Trần Đức, 1997) [2]. * Giá trị dược liệu: Thân rễ Hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, làm đen tóc, tác dụng thông tiểu, giải độc, chữa cho phụ nữ sau đẻ, tràng nhạc, bổ gan thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, tăng lực, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương. Chữa bệnh viêm da, mủ, lậu (John et al, 1999). * Tình hình thị trường: Hà thủ ô đỏ là cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao đang được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta. Giá bán trên thị trường Hà thủ ô đỏ dạng củ khô có giá trị 250.000 đồng/kg. Hà thủ ô đỏ dạng củ tươi có giá khoảng 150.000 đồng/kg. Nhu cầu sử dụng thảo dược trong những năm gần đây ngày càng tăng cao. Riêng công ty Traphaco mỗi năm có nhu cầu khoảng 100 tấn dược liệu Hà thủ ô đỏ để sản xuất thuốc, công ty TNHH Thái Hòa - Thành phố Kon Tum mỗi năm nhu cầu khoảng 20 tấn dược liệu Hà thủ ô đỏ để sản xuất và sử dụng phục vụ y học cổ truyền. Ngoài ra còn nhiều công ty dược khác cũng sản xuất thuốc Hà thủ ô đỏ, cộng với bốc thuốc thang. Tổng nhu cầu Hà thủ ô đỏ ở nước ta ước tính tới 500 tấn/năm, đứng thứ 24 trong tổng số 70 loài dược liệu được sử dụng nhiều nhất (Phạm Thanh Huyền, 2016). 2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ trên thế giới Hà thủ ô đỏ có thể được nhân giống hữu tính bằng hạt, hoặc vô tính bằng giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Một số nghiên cứu nhân giống nuôi cấy mô đã được công bố. Lin et al. (2003) đã nghiên cứu nhân giống invitro cây Hà thủ ô đỏ trên môi trường MS. Hệ số nhân đạt 4,7 chồi/mẫu trên môi trường MS bổ sung NAA (0,2 mg/l) và BA (2,0 mg/l), chiều dài chồi đạt 1,0 cm - 4,28 cm. Chang et al. (2003) đã nghiên cứu vi nhân giống Hà thủ ô đỏ cho thấy nhân chồi từ chồi nách cây Hà thủ ô đỏ với tỉ lệ mẫu đạt cụm chồi rất cao (97%) trên môi trường MS có bổ sung NAA 0.2mg/l và BA 2.0mg/l sau 06 tuần nuôi cấy, 80 - 100% số chồi tạo rễ khi được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung NAA hoặc IBA và xác định hoạt chất avthraquinunes emodin và physcion trong cây cấy mô. Kết quả cho thấy hàm
- 7 lượng hoạt chất trong cây cấy mô sau 3 tháng trồng đạt cao hơn đáng kể so với hàm lượng trong dược liệu trên thị trường tại Đài Loan. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây Hà thủ ô đỏ tại Việt Nam Hà thủ ô đỏ được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Trần Thị Liên (2004) đã nghiên cứu nuôi cấy đoạn thân cây Hà thủ ô đỏ trên môi trường MS chứa NAA (0,1 mg/l) + BAP (0,5 mg/l), số chồi đạt 7 lần sau 5 tuần nuôi cấy. Trương Thị Bích Phượng và cs. (2008) đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình nhân giống vô tính invitro và thu được số lượng chồi trung bình tạo thành trên một mẫu ở môi trường nhân chồi tốt nhất đạt trung bình 6,5 chồi. Hoàng Thị Kim Hồng (2011) đã nghiên cứu khả năng tái sinh chồi và cụm chồi trong môi trường MS + BAP 4 mg/l + NAA 0,1 mg/l (hệ số nhân đạt 8,54 lần). Nguyễn Xuyến Thành Thắng và cs (2012) đã xây dựng thành công quy trình nhân giống in vitro cây Hà thủ ô đỏ. Môi trường MS + BA 4mg/l + KIN 1,5 mg/l kích thích đoạn thân của chồi invitro cây Hà thủ ô đỏ tái sinh chồi tốt nhất, tỷ lệ tái sinh chồi là 88,88% và số chồi tái sinh là 3,33 chồi/mẫu. Các đoạn thân invitro cũng có khả năng tạo cụm chồi tốt trên môi trường MS + BA 4mg/l + NAA 0,5 mg/l. Hình 2.2. Cây mô Hà thủ ô đỏ
- 8 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22029’30’’B đến 23002’30’’B và 104023’30’’Đ đến 105009’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1.478,4095 km2. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên, nằm cách thành phố Hà Giang 20km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thành phố Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc.
- 9 Hình 2.3. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang * Thổ nhưỡng Tổng diện tích đất tự nhiên 147.840,95 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 126.506,41 ha, chiếm 85,57%; diện tích đất phi nông nghiệp 7.227,93 ha, chiếm 4,89%; đất chưa sử dụng 14.106,61 ha, chiếm 9,54% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
- 10 Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. Trên địa bàn huyện gồm những nhóm đất chính sau: - Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.998,57 ha chiếm 1,352% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các sông, suối lớn trong huyện. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ dốc dưới 30 là chủ yếu, đất có phản ứng chua vừa (PH KCl = 5,3 - 5,5), hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình, thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất đen (Đất đen các bo nát Rv):Có diện tích 76,88ha chiếm 0,052% diện tích tự nhiên. Kết cấu đất viên, hoặc cục nhỏ, đất tương đối tơi xốp, thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất đỏ vàng: + Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Có diện tích 6.862,68 ha, chiếm 4,642% đất tự nhiên, đất có độ dốc từ 8 - 150C, tầng đất dày 100 cm, có thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. + Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích 4.214,46 ha, chiếm 2,851% đất tự nhiên. Đất có nhiều đá lộ đầu, đá lẫn, nhiều tầng mỏng dưới 50 cm, thích hợp trồng ngô và các loại hoa màu như đậu tương. Những nơi tầng đất dầy 70 cm thích hợp trồng cà phê, chè và các loại cây ăn quả. + Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Có diện tích 55.805,88 ha, chiếm 37,747% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu các xã phía nam huyện trên địa hình đồi bát úp kéo dài, đất chủ yếu có thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp trồng chè, cây ăn quả và hoa màu lương thực + Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Có diện tích 32.667,03 ha, chiếm 22,096% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ dốc trên 150, (PHKCl = 4,5 - 5), đất có thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng chè, mơ mận và hoa màu.
- 11 + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có diện tích 12.534,59 ha chiếm 8,478% diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng địa hình bị chia cắt, độ dốc trên 15 0C. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo, những nơi có độ dốc cao nên bố trí nông lâm kết hợp hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 1.115,23 ha, chiếm 0,754% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có độ phì khá, phân bố chủ yếu ở độ dốc từ 8 - 150, thích hợp trồng chè và cây ăn quả. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Có diện tích 943,36 ha, chiếm 0,638% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, đây là loại đất được hình thành từ đất feralit trên các nền đá mẹ khác nhau như: Đá sét, đá biến chất, đá macma axít, đá cát kết....được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: + Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit (Ha): Có diện tích 10.682,96 ha, chiếm 7,226% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh + Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Có diện tích 498,55 ha, chiếm 0,337% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900m, nơi đất có độ dốc từ nhỏ hơn 250 thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng. + Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Có diện tích 2.356,36 ha, chiếm 1,594% diện tích tự nhiên. phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng. - Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A): Có diện tích 3.920,14 ha, chiếm 2,652% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 1800 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh và khoanh nuôi bảo vệ rừng - Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Có diện tích 1.776,27 ha, chiếm 1,201% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết các xã trong huyện, ở các thung lũng vùng đồi núi. Đất được hình thành do các sản phẩm bồi tụ từ trên các đồi núi xung quanh đưa xuống, tầng đất thường lẫn đá, nơi thấp thường có glay thích hợp với trồng lúa ở những nơi chủ động được nguồn nước, trồng hoa màu những nơi thiếu nước.
- 12 Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên phân theo các nhóm đất Ký TT Tên đất Diện tích Tỷ lệ % hiệu I Nhóm đất phù sa 1.998,57 1,352 1 Đất phù sa được bồi Pb 34,65 0,023 Đất Ps không được bồi không có tầng 2 P 104,93 0,071 glay và loang lỗ 3 Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng Pf 37,99 0,026 4 Đất phù sa ngòi suối Py 1.821,00 1,232 II Nhóm đất đen 76,88 0,052 5 Đất đen cacbo nát Rv 76,88 0,052 III Nhóm đất đỏ vàng 114.143,23 77,207 Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và 6 Fk 6.862,68 4,642 trung tính 7 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 4.214,46 2,851 8 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 55.805,88 37,747 9 Nhóm đất đỏ vàng trên đá macma axit Fa 32.667,03 22,096 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 12.534,59 8,478 11 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.115,23 0,754 12 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 943,36 0,638 IV Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao 13.537,87 9,157 13 Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit Ha 10.682,96 7,226 14 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 498,55 0,337 15 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 2.356,36 1,594 V Nhóm đất mùn trên núi cao 3.920,14 2,652 16 Đất mùn vàng nhạt trên núi cao A 3.920,14 2,652 Nhóm đất thung lũng do sản phẩm VI 1.119,94 0,758 dốc tụ 17 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 1.119,94 0,758 VII Núi đá Ô 11.268,05 7,622 VIII Sông suối, ao hồ 1.776,27 1,201 Tổng diện tích tự nhiên 147.840,95 100 (Nguồn: Bản đồ tỉnh Hà Giang)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong quá trình lên men tỏi đen và phân tích một số hoạt chất trong tỏi đen
51 p | 380 | 104
-
Đề cương Khóa luận Tốt nghiệp Đại học: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang Angimex
71 p | 705 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm sò trắng (Pleurotus florida) trên giá thể mùn cưa bồ đề
48 p | 326 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera
89 p | 288 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn Hóa học lớp 11 THPT theo hướng đổi mới
148 p | 186 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh
72 p | 201 | 27
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Quản lý rác thải tại bệnh viện đa khoa Thủ Đức hiện trạng một số giải pháp
20 p | 177 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ thông tin: Phân đoạn từ Tiếng Việt sử dụng mô hình CRFs
52 p | 191 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát khả năng hấp phụ Amoni của vật liệu đá ong biến tính
59 p | 134 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang
127 p | 179 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ sinh học: Khảo sát hiệu quả của thanh trùng lên một số chỉ tiêu chất lượng của rượu vang
53 p | 188 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hóa một số chỉ thị phân tử ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
47 p | 77 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Khảo sát hiệu ứng trùng phùng tổng trong đo phổ Gamam
74 p | 92 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xác định hoạt động phóng xạ trong mẫu môi trường bằng phương pháp FSA
65 p | 93 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng quy trình chế tạo mẫu chuẩn Uran và Kali để xác định hoạt độ phóng xạ trong mẫu đất
54 p | 110 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình mô phỏng vận chuyển Photon Electron bằng phương pháp Monte Carlo
71 p | 94 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu tình trạng methyl hoá chỉ thị phân tử SEPT9 ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng Việt Nam
84 p | 69 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Xây dựng chương trình hiệu chỉnh trùng phùng cho hệ phổ kế gamma
69 p | 104 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn