intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân" sẽ tập trung làm rõ các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của định tố tính từ được thể hiện trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA: 2015 – 2016 ĐỊNH TỐ TÍNH TỪ TRONG NGÔN NGỮ TÁC PHẨM “VANG BÓNG MỘT THỜI” CỦA NGUYỄN TUÂN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Sang Lớp: D12NV03 Khoá: 2012 - 2016 Hệ: Chính quy ---o0o--- Bình Dƣơng, 04/ 2016
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHOÁ: 2015 – 2016 ĐỊNH TỐ TÍNH TỪ TRONG NGÔN NGỮ TÁC PHẨM “VANG BÓNG MỘT THỜI” CỦA NGUYỄN TUÂN Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Hoàng Thị Thắm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Sang Lớp: D12NV03 Khóa: 2012 - 2016 Hệ: Chính quy ---o0o--- Bình Dương, tháng 04 năm 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣờng đại học Thủ Dầu Một là ngôi nhà chung của những ngƣời có đam mê, có nỗ lực và có niềm tin vào một tƣơng lai tốt đẹp. Thời gian em đƣợc gắn bó với ngôi trƣờng đại học Thủ Dầu Một là cơ hội quý báu nhất để từng bƣớc em thực hiện ƣớc mơ của mình. Ƣớc mơ của em đã và đang đƣợc chắp cánh bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, vững tri thức, sâu chuyên môn và đầy nhiệt thành. Đƣợc sự dìu dắt, truyền dạy của quý thầy, cô ở trƣờng đại học Thủ Dầu Một, đó vừa là niềm may mắn vừa là nguồn động lực để em cố gắng học tập, phấn đấu noi theo gƣơng của quý thầy, cô. Em luôn khắc ghi câu nói của nhà văn nổi tiếng Tagore: “Những đám mây đen thành đóa hoa trời khi được ánh sáng đến hôn”. Và giờ đây, em tin vào sức mạnh của giáo dục bởi sau gần bốn năm vào học môi trƣờng đại học, điều quý giá nhất mà em nhận đƣợc là những bài học thiết thực về một ngƣời giáo viên “vừa hồng vừa chuyên”. Từ đó, em không ngừng học tập, rèn luyện để hoàn thiện đạo đức và chuyên môn của mình. Mặc dù kinh nghiệm còn non trẻ nhƣng nhờ vào sự giúp đỡ của quý thầy, cô, em có cơ hội để thử sức mình trên một hƣớng đi mới, đó là việc nghiên cứu khoa học cho đề tài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp và ngay trong chƣơng trình học của học sinh phổ thông; đồng thời, nhờ vào sự chỉ bảo, gợi ý tận tình của quý thầy, cô hƣớng dẫn thuộc chuyên ngành ngôn ngữ của trƣờng đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt là cô Hoàng Thị Thắm; em đã nỗ lực để hoàn thành bài nghiên cứu về đề tài: Định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Thay cho lòng tri ân sâu sắc, em xin đƣợc kính gửi đến Ban giám hiệu nhà trƣờng, quý thầy, cô lời cảm ơn chân thành nhất và em hứa sẽ không ngừng phấn đấu học tập để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của quý thầy, cô đã tiếp sức cho em thực hiện ƣớc mơ của mình.
  4. Với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, vì vậy, em rất mong sẽ nhận đƣợc những lời góp ý chân thành từ phía hội đồng chấm khóa luận, từ phía quý, thầy cô trực tiếp hƣớng dẫn để giúp em hoàn thiện tốt bài nghiên cứu của mình. Một lần nữa, em xin chân thành biết ơn!
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác. Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Sang
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................5 3.1. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................5 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................5 3.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................6 5. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................8 1.1. Khái quát về tính từ...........................................................................................8 1.1.1. Khái niệm tính từ ........................................................................................8 1.1.2. Đặc điểm ngữ pháp của tính từ ..................................................................9 1.1.3. Phân loại tính từ .......................................................................................10 1.2. Định tố và định tố tính từ ................................................................................11 1.2.1. Khái niệm định tố .....................................................................................11 1.2.2. Định tố tính từ ..........................................................................................12 1.3. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Vang bóng một thời” ............29 1.3.1. Tác giả Nguyễn Tuân ...............................................................................29 1.3.2. Tác phẩm “Vang bóng một thời” .............................................................32 CHƢƠNG 2: THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI ĐỊNH TỐ TÍNH TỪ TRONG NGÔN NGỮ TÁC PHẨM “VANG BÓNG MỘT THỜI” CỦA NGUYỄN TUÂN .............35 2.1. Thống kê .........................................................................................................35 2.2. Phân loại .........................................................................................................35 2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp...................................................................................35
  7. 2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa .................................................................................40 2.2.3. Đặc điểm ngữ dụng ..................................................................................49 2.2.4. Phân loại định tố tính từ theo đặc điểm trƣờng nghĩa của danh từ trung tâm ......................................................................................................................57 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA ĐỊNH TỐ TÍNH TỪ TRONG NGÔN NGỮ TÁC PHẨM “VANG BÓNG MỘT THỜI” CỦA NGUYỄN TUÂN ................................63 3.1. Định tố tính từ trong cách xây dựng nhân vật ................................................63 3.2. Định tố tính từ trong miêu tả không gian nghệ thuật......................................70 3.3. Định tố tính từ trong miêu tả thời gian nghệ thuật .........................................75 KẾT LUẬN ...............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƢ LIỆU KHẢO SÁT .....................82
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ 1 ĐTTTHĐ Định tố tính từ hạn định 2 ĐTTTPL Định tố tính từ phân loại 3 ĐTTTKPL Định tố tính từ không phân loại 4 ĐTTTMT Định tố tính từ miêu tả 5 ĐTTTMTCT Định tố tính từ miêu tả cá thể 6 ĐTTTMTCL Định tố tính từ miêu tả chủng loại 7 ĐTTTCV Định tố tính từ chiếu vật 8 ĐTTTTT Định tố tính từ thông tin 9 ĐTTTCTT Định tố tính từ chuyên thông tin 10 ĐTTTKTT Định tố tính từ kiêm thông tin 11 ĐTTTHY Định tố tính từ hàm ý 12 ĐTTTCHY Định tố tính từ chuyên hàm ý 13 ĐTTTKHY Định tố tính từ kiêm hàm ý 14 ĐTTTTrT Định tố tính từ trang trí 15 ĐTTTCTrT Định tố tính từ chuyên trang trí 16 ĐTTTKTrT Định tố tính từ kiêm trang trí
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU SỐ STT TÊN BẢNG TRANG 1 Đối chiếu định tố tính từ trên bình diện ngữ nghĩa 21 2 Phân loại ĐTTTCV theo khả năng chiếu vật 23 3 Phân loại ĐTTTTT 24 4 Phân loại ĐTTTHY dựa vào nội dung và phạm vi biểu hiện 26 5 Phân loại ĐTTTTrT dựa theo chức năng mà nó đảm nhiệm 27 6 Đối chiếu các loại định tố tính từ trên bình diện ngữ dụng 28 7 Phân loại định tố tính từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp 35 Bảng tóm tắt kết quả thống kê, phân loại định tố tính từ về vị trí 8 40 và cấu tạo 9 Phân loại ĐTTTHĐ dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa 41 10 Phân loại ĐTTTMT dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa 44 11 Phân biệt ĐTTTHĐ và ĐTTTMT 49 12 Phân loại định tố tính từ dựa vào đặc điểm ngữ dụng 50 Phân loại định tố tính từ có chức năng là trƣờng nghĩa của danh 13 57 từ trung tâm Các đặc điểm của định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm 14 61 “Vang bóng một thời” Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTHĐ 15 85 (ĐTTTPL) Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTMT 16 103 (ĐTTTMTCT) Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTHĐ 17 110 (ĐTTTKPL) Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTMT 18 112 (ĐTTTMTCL) Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTHĐ 19 113 (ĐTTTPL) và ĐTTTMT (ĐTTTMTCT) Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTMT 20 (ĐTTTMTCT và ĐTTTMTCL) và ĐTTTHĐ (ĐTTTPL và 115 ĐTTTKPL) có chức năng trang trí, chiếu vật, biểu đạt thông tin Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTMT 21 (ĐTTTMTCT) và ĐTTTHĐ (ĐTTTPL) có chức năng biểu thị 117 hàm ý Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTMT 22 118 (ĐTTTMTCT và ĐTTTMTCL) dùng để biểu đạt thông tin Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTMT 23 (ĐTTTMTCT) và ĐTTTHĐ (ĐTTTKPL) dùng để biểu đạt 119 thông tin và chiếu vật
  10. Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTHĐ 24 120 (ĐTTTPL và ĐTTTKPL) Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTHĐ 25 121 (ĐTTTPL) có vị trí trƣớc, sau danh từ trung tâm Bảng tóm tắt kết quả thống kê các đặc điểm của ĐTTTMT 26 (ĐTTTMTCT) và ĐTTTHĐ (ĐTTTPL) có vị trí trƣớc, sau danh 122 từ trung tâm
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mặc dù có rất nhiều xu hƣớng nghiên cứu về ngữ pháp ra đời kể từ khi ngôn ngữ trở thành ngành khoa học, nhƣng vấn đề từ loại vẫn là một nội dung quan trọng của ngữ pháp truyền thống lẫn ngữ pháp hiện đại. Với tính chất là cơ sở của một cơ cấu ngữ pháp nhất định, hệ thống từ loại đƣợc xem là phƣơng diện đầu tiên khi tiếp xúc với một ngôn ngữ. Chính vì thế, vấn đề từ loại không thể tách rời với bất cứ công trình nào nghiên cứu về ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng. Xuất hiện với một số lƣợng lớn, tính từ đƣợc xem là một trong những từ loại thực từ đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong tất cả ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, tính từ chỉ đứng sau danh từ và động từ về mặt số lƣợng nhƣng xét về vị trí, cấu tạo, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp, tính từ không thể nhầm lẫn với bất cứ từ loại nào khác, mà đặc biệt là ở chức vụ làm thành tố phụ điển hình cho danh từ trong danh ngữ thì không có từ loại nào có thể thay thế tính từ. Khi tính từ đảm nhiệm chức vụ làm thành tố phụ cho danh từ, chúng ta có thể xem tính từ với vai trò là một định tố. Định tố này tuy là một đơn vị ngữ pháp phụ thuộc trong danh ngữ nhƣng nó lại đƣợc biểu hiện rất đa dạng về mặt cấu trúc và chức năng trong ngôn bản. Sự đa dạng về cấu trúc, linh hoạt trong khả năng biểu nghĩa và bao giờ cũng gắn với những giá trị ngữ dụng nhất định chính là cơ sở để tính từ trong chức năng làm định tố trở thành địa hạt nghiên cứu nhiều tiềm năng và vô cùng thú vị. Mặt khác, chất liệu của tác phẩm văn chƣơng chính là ngôn từ, ngôn từ đƣợc sử dụng một cách nghệ thuật. Hơn ai hết, nhà văn, nhà thơ là những ngƣời sản sinh và thể nghiệm các đơn vị từ vựng mới, các cách dùng từ mới, trong đó chắc chắn có tính từ. Với tƣ cách là thành tố phụ điển hình của danh từ và trong cấu trúc biểu niệm của tính từ bao giờ cũng tồn tại thành phần ý nghĩa đặc thù, đó chính là sự đánh giá chủ quan, do đó, tính từ trở thành một phƣơng tiện hữu ích để hạn định và miêu tả đối tƣợng. Vì vậy, việc nghiên cứu tính từ và định tố tính từ trong tác phẩm 1
  12. văn học là một vấn đề cần thiết để hiểu thêm về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả cũng nhƣ giá trị của cách sử dụng ngôn từ ấy. Điều này góp phần không nhỏ giúp cho sự cảm nhận/ cảm thụ văn học đạt đƣợc hiệu quả nhất định. Với một phong cách nghệ thuật độc đáo và lối dùng từ sáng tạo, Nguyễn Tuân đƣợc xem là ngƣời nghệ sĩ tài hoa, là bậc thầy về nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Các tác phẩm của nhà văn luôn đạt đến sự hoàn thiện, hoàn mĩ cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, trong đó đặc biệt là tập truyện “Vang bóng một thời”. Trong tập truyện này, tác giả sử dụng các định tố tính từ với tần số dày đặc để xây dựng nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật. Chính vì thế, để hiểu thêm về vai trò và giá trị của định tố tính từ, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu về định tố tính từ trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn là vấn đề rất cần thiết. Mặc dù Nguyễn Tuân thành công nhiều ở thể loại tùy bút nhƣng tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” với 12 truyện đặc sắc của ông đã để lại tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam từ trƣớc cách mạng tháng Tám đến nay. Vì vậy, việc nghiên cứu về định tố tính từ trong tập “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là một cách để giữ gìn giá trị văn học, đồng thời, đó cũng là một sự tiếp nối, phát huy những tinh hoa mà văn học đã mang lại cho thế giới tinh thần và cuộc sống của con ngƣời bằng chính nghệ thuật ngôn từ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về tính từ không còn là vấn đề mới trong nghiên cứu Việt ngữ. Bất cứ công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt nào tất yếu phải xem xét đến tính từ từ các bình diện ngữ pháp: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp, phân loại tính từ dựa trên khả năng kết hợp hoặc ý nghĩa. Có nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp và từ loại tiếng Việt, trong đó tiêu biểu là công trình nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt của nhóm tác giả Diệp Quang Ban (chủ biên) và Hoàng Văn Thung. Hai tác giả này đã làm rõ vấn đề ngữ pháp học trên các phƣơng diện: cấu tạo từ, từ loại tiếng Việt, cụm từ, câu. Đặc biệt, trong phần từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu rõ về tiêu chuẩn phân định từ loại tiếng Việt dựa vào ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp, từ đó phân 2
  13. định rõ ràng ba loại từ loại thực từ trong tiếng Việt với các đặc trƣng cơ bản của nó: danh từ, động từ và tính từ. Hầu hết trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, từ loại tiếng Việt khi đề cập đến tính từ đều nhấn mạnh đến khả năng làm thành tố phụ của tính từ: làm định tố cho danh từ, làm bổ tố cho động từ hay tính từ khác. Điển hình là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt; Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại); Chu Bích Thu (1996), Những đặc trưng ngữ nghĩa của tính từ tiếng Việt hiện đại; Nguyễn Văn Thành (2001), Ngữ pháp tiếng Việt; Chu Bích Thu (2006), Tính từ tiếng Việt hiện đại từ cách tiếp cận từ vựng – ngữ nghĩa – ngữ dụng. Các công trình này chỉ nhắc đến chức năng làm định tố của tính từ một cách khái quát, sơ lƣợc. Chỉ đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhung với đề tài Định tố tính từ trong tiếng Việt, chức năng làm định tố của tính từ mới đƣợc nghiên cứu tƣờng tận, triệt để. Trong chuyên luận này, tác giả đã trình bày đầy đủ các đặc điểm của tính từ tiếng Việt xét về mặt ý nghĩa, khả năng kết hợp, đặc biệt là chức năng làm định tố cho danh từ của tính từ xét trên các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Về nhà văn Nguyễn Tuân và tập “Vang bóng một thời”, các công trình nghiên cứu văn học đã làm rõ cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân và những giá trị đặc sắc về nội dung – nghệ thuật trong tập “Vang bóng một thời” của ông. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân và tập “Vang bóng một thời”, chúng ta có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này trên các bình diện nội dung, nghệ thuật và thi pháp học. Về phƣơng diện nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, các chuyên luận nghiên cứu đa số tập trung vào các đề tài đƣợc nhà văn sáng tác trƣớc cách mạng tháng Tám nhƣ “Đề tài quá khứ trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng” do tác giả Phạm Thị Hồng Ngọc nghiên cứu, bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” trong tập “Vang bóng một thời”; đề tài “Văn hóa truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Tuân” của tác giả Phạm Thị Nhài chủ yếu tập trung nghiên cứu về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trƣớc cách mạng 3
  14. tháng Tám đƣợc Nguyễn Tuân tô đậm trong tập “Vang bóng một thời”; đề tài “Cái đẹp trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám” đƣợc tác giả Bùi Thanh Thảo nghiên cứu, bài nghiên cứu này chủ yếu làm rõ quan điểm thẩm mĩ về “cái đẹp” trong một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân trƣớc cách mạng, đặc biệt là tác phẩm “Vang bóng một thời”. Về phƣơng diện nghệ thuật, công trình nghiên cứu “Đặc sắc tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân” đƣợc tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân nghiên cứu, tác giả đã làm rõ những đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân về không gian, thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật trần thuật. Bên cạnh đó, tác giả Võ Văn Hà cũng nghiên cứu về “Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám 1945” để làm rõ hơn về ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm Nguyễn Tuân. Ở phƣơng diện thi pháp học, đề tài “Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng” của tác giả Trần Văn Trọng đã làm rõ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và cách xây dựng nhân vật từ góc nhìn thi pháp học trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân. Có thể thấy trong giới nghiên cứu về văn học – nghệ thuật, Nguyễn Tuân và tập “Vang bóng một thời” đƣợc đề cập rất nhiều trong những chuyên luận khoa học. Nghiên cứu về những sáng tác của Nguyễn Tuân giai đoạn trƣớc cách mạng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu luôn tập trung để làm rõ những giá trị tinh túy, đặc sắc và độc đáo nhất mà Nguyễn Tuân đã để lại trong các tác phẩm của ông, tiêu biểu là tập “Vang bóng một thời”. Tính từ là một từ loại đƣợc sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Trong các tác phẩm văn học Việt Nam, việc sử dụng tính từ lại càng phổ biến hơn, bởi văn chƣơng là một nghệ thuật ngôn từ thì tất yếu nghệ thuật ấy không thể thiếu cách sử dụng từ loại trong lối hành văn, đặc biệt là việc sử dụng tính từ ở chức năng làm định tố trong câu. Gần đây nhất, đề tài nghiên cứu về “Định tố tính từ trong truyện loài vật của Tô Hoài” đƣợc nghiên cứu bởi tác giả Trần Thị Trúc Ny đã làm rõ đƣợc vai trò của định tố tính từ ở chức năng đặc trƣng – hạn định, miêu tả biểu thị tình thái. 4
  15. Còn việc nghiên cứu về định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, vẫn đƣợc xem là một đề tài mới chƣa đƣợc nghiên cứu. Việc nghiên cứu về đề tài này sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc sự biểu hiện đa dạng về chức năng định tố của tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm Nguyễn Tuân. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm Nguyễn Tuân sẽ là tiền đề cho việc khám phá thế giới ngôn ngữ độc đáo của nhà văn qua vốn từ loại tính từ, và góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu về ngôn ngữ văn học từ góc nhìn từ loại với chức năng đa dạng của nó. Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu định tố tính từ trong văn học vẫn còn là một vấn đề mới. Để tiếp tục phát huy những công trình đi trƣớc và góp phần vào việc tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ trong văn học, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Bài nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của định tố tính từ đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Qua việc nghiên cứu định tố tính từ trên các bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng, chúng tôi còn chỉ ra những tác dụng của việc sử dụng định tố tính từ trong việc xây dựng nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tập “Vang bóng một thời”. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Sáng tác của Nguyễn Tuân đƣợc chia thành hai giai đoạn: trƣớc và sau cách mạng tháng Tám. Mỗi chặng đƣờng sáng tác của nhà văn là một sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, nhƣng đó không phải là sự đổi mới một cách hoàn toàn. Lối sử dụng từ ngữ của Nguyễn Tuân bao giờ cũng hết sức độc đáo. Tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật độc đáo, lối sử dụng từ ngữ điêu luyện mang đậm cá tính sáng tạo riêng của nhà văn là văn phẩm “Vang bóng một thời”. 5
  16. Chính vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu mà chúng tôi đề cập và tập trung làm rõ là định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Số lƣợng định tố tính từ trong các sáng tác của Nguyễn Tuân xuất hiện khá nhiều và đƣợc biểu hiện rất đa dạng về mặt cấu trúc – chức năng, nhƣng vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu định tố tính từ trong tác phẩm “Vang bóng một thời” của nhà văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đối với đề tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: + Phƣơng pháp thống kê đƣợc áp dụng để thu thập các câu có sử dụng định tố tính từ trong tác phẩm “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. + Phƣơng pháp miêu tả đồng đại đƣợc sử dụng để miêu tả các đặc trƣng của định tố tính từ xét trên bình diện cấu trúc nhƣ vị trí của định tố tính từ trong tƣơng quan với thành tố trung tâm, số lƣợng định tố tính từ trong một danh ngữ, khả năng kết hợp với thành tố khác của định tố tính từ trong danh ngữ. Còn trên bình diện chức năng, định tố tính từ đƣợc miêu tả theo từng loại với chức năng mà nó đảm nhiệm, đó là chức năng ngữ nghĩa và chức năng ngữ dụng. + Phƣơng pháp phân tích nét nghĩa đƣợc sử dụng để phân tích ý nghĩa của từ. + Phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh đƣợc sử dụng để phát hiện ra chức năng của định tố tính từ trong các đơn vị giao tiếp cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp. 5. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu nhƣ: tính từ và đặc điểm của tính từ; định tố, định tố tính từ và các đặc điểm của định tố tính từ; tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Vang bóng một thời”. 6
  17. Chƣơng 2: Thống kê, phân loại định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ thống kê số lƣợng định tố tính từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm “Vang bóng một thời”. Sau đó, chúng tôi sẽ tiến hành phân loại định tố tính từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ dụng của nó. Trong quá trình phân loại, chúng tôi còn đƣa ra một số đánh giá về đặc điểm của định tố tính từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm “Vang bóng một thời”. Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê, phân loại để tìm hiểu thêm về đặc điểm của định tố tính từ trong chức năng là trƣờng nghĩa của danh từ trung tâm. Chƣơng 3: Giá trị của định tố tính từ trong ngôn ngữ tác phẩm “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ phân tích để làm rõ giá trị của định tố tính từ trong chức năng là trƣờng nghĩa của danh từ trung tâm. 7
  18. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái quát về tính từ 1.1.1. Khái niệm tính từ Khi ngôn ngữ trở thành phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con ngƣời thì hệ thống từ loại đƣợc xem nhƣ là cơ sở ngữ pháp vững chắc cho một ngôn ngữ nhất định. Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, tính từ là một trong các loại thực từ, thuộc về nhóm từ vựng cơ bản và nó là đối tƣợng nghiên cứu của ngữ pháp học, từ vựng học. Khi nghiên cứu về từ loại tính từ trong tiếng Việt, tính từ đƣợc định nghĩa theo nhiều quan niệm khác nhau của các nhà Việt ngữ học. Trƣớc hết, tính từ đƣợc nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến định nghĩa nhƣ sau: “Tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất, có thể đứng sau từ rất và thƣờng làm vị ngữ hay định ngữ trong câu” [5; 272]. Quan niệm này đã bao hàm các đặc trƣng ngữ pháp của tính từ xét từ ý nghĩa khái quát là chỉ tính chất đến khả năng kết hợp với phụ từ chỉ mức độ rất và chức vụ làm vị ngữ hay định ngữ trong câu. Nhằm nhấn mạnh vị trí và vai trò của tính từ trong tiếng Việt, Đinh Văn Đức đƣa ra quan niệm: “Tính từ là từ loại có vị trí quan trọng trong các thực từ, sau danh từ và động từ. Tính từ có số lƣợng lớn và nhƣ lệ thƣờng, đƣợc coi là từ loại có ý nghĩa chỉ tính chất, rộng hơn, là chỉ các đặc trƣng nói chung” [6; 148]. Còn trong công trình nghiên cứu Định tố tính từ trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thị Nhung đã đồng nhất quan niệm của mình về tính từ với các tác giả trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt: “Tính từ là từ có nghĩa khái quát về tính chất” [24; 70]. Chúng tôi cũng đồng nhất với quan niệm về tính từ của nhóm tác giả này. Tóm lại, các quan niệm về tính từ đƣợc nói đến ở trên đa số dựa vào các đặc trƣng ngữ pháp của tính từ. Khái niệm tính từ chỉ cần đƣợc khẳng định ở hai khía cạnh: tính từ là một loại từ loại, nó có bản chất ý nghĩa dùng để chỉ tính chất. Ý nghĩa khái quát của tính từ là thứ ý nghĩa chung nhất của lớp từ này và nó luôn chỉ rõ đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng. Hay nói cách khác, ý nghĩa khái quát của tính 8
  19. từ là thứ ý nghĩa đi kèm với từ (đi kèm với danh từ và động từ). Chính vì vậy, bao giờ tính từ cũng là một thành tố phụ dùng để bổ sung nghĩa cho thành tố chính trong một nhóm từ nhất định. 1.1.2. Đặc điểm ngữ pháp của tính từ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ đƣợc xét trên ba phƣơng diện: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp. Các phƣơng diện này cũng chính là cơ sở ngữ pháp để phân định từ loại tiếng Việt. Theo nhóm tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, đặc điểm ngữ pháp của tính từ đƣợc nêu cụ thể nhƣ sau: - “Ý nghĩa đặc trƣng đƣợc biểu hiện trong tính từ thƣờng có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất chỉ mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ)” [1; 115]. - “Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ, nhƣng không kết hợp đƣợc với “hãy”, “đừng”, “chớ” (đối lập với động từ). Tính từ cũng có thể kết hợp đƣợc với thực từ đi kèm (để bổ nghĩa cho tính từ). Trong tính từ, có bộ phận không thể dùng kèm phụ từ, đó là những tính từ chỉ ý nghĩa đặc trƣng ở thang độ tuyệt đối” [1; 115]. - “Làm vị ngữ trong câu đƣợc coi là chức năng chính của tính từ, nhƣng tính từ cũng đƣợc dùng kèm với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hay động từ” [1; 115]. Trên cơ sở lý luận về các đặc điểm ngữ pháp của tính từ tiếng Việt nêu trên, chúng tôi xin trình bày tóm tắt những đặc điểm ngữ pháp nhất định và phổ biến của tính từ tiếng Việt nhƣ sau: - Tính từ có ý nghĩa khái quát chỉ tính chất của sự vật, hiện tƣợng. Ý nghĩa khái quát này phản ánh đặc trƣng khách quan, đồng thời, nó còn bị chi phối bởi cách nhìn, cách thức nhận xét của ngƣời bản ngữ. Khi tính từ chỉ ý nghĩa đặc trƣng đã mang tính chất tuyệt đối thì không thể kết hợp với các phụ từ đi kèm, ví dụ: trắng phau, đen sì, thơm phức, xanh ngắt, đỏ lòm…; ngƣợc lại, khi tính từ biểu thị ý nghĩa 9
  20. đƣợc hình thành do cách thức phản ánh đặc trƣng của ngƣời bản ngữ thì nó có thể kết hợp với các phụ từ đi kèm, ví dụ: Hoa còn tươi. Cô gái rất đẹp. Bé ngoan lắm. - Tính từ có khả năng kết hợp với các phụ từ, tiểu từ tình thái, nhƣng phụ từ chuyên dụng của tính từ là những phụ từ chỉ mức độ đặc trƣng. Trƣờng hợp tính từ làm vị ngữ, nó sẽ biểu thị đặc trƣng của sự tình, mà sự tình thì biến động, do vậy, tính từ dễ dàng tiếp nhận các tiêu chí thời thể và gắn với yếu tố về thời gian nhƣ diễn tiến của động từ, ví dụ: Hoa này còn tươi. Nhà nó còn nghèo. Nam đang buồn vì chuyện gia đình. Anh ta sẽ đau buồn khi biết bạn gái của anh ta đã qua đời. Trƣờng hợp tính từ kết hợp với các tiểu từ tình thái giúp cho phát ngôn có tính thông báo, ví dụ: Hoa Lan đẹp nhỉ! Hoa hồng rực rỡ quá! Trƣờng hợp tính từ kết hợp với các phụ từ chuyên dụng của nó nhằm chỉ mức độ, đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng, ví dụ: Lan rất béo. Kẻ độc ác nhất. Nam thông minh nhất. Hồng xinh lắm!. - Tính từ có thể làm vị ngữ nhƣ động từ, nhƣng chức năng làm định tố cho danh từ là chức năng “điển hình” của tính từ, vì khi nói đến một danh từ chỉ sự vật, rộng hơn là thực thể, thì ta sẽ nhận diện ngay đối tƣợng đó bằng thuộc tính đa dạng của nó, và thuộc tính đó do tính từ biểu thị. Chính vì thế, chức vụ làm định tố cho danh từ là chức vụ phổ biến nhất của tính từ. Ví dụ: Lá trầu xanh là đầu câu chuyện kết tóc se duyên. Miếng xôi thơm là tình nghĩa cƣu mang dành cho những ngƣời nghèo khổ. Con bƣớm trắng lƣợn quanh đám hoa cúc vàng. 1.1.3. Phân loại tính từ Có rất nhiều cách phân loại tính từ dựa vào ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp của nó. Theo tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tính từ bao gồm các loại: tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật, tính từ chỉ đặc tính bên trong và trạng thái của sự vật, tính từ miêu tả. Còn theo cách phân loại của tác giả Nguyễn Kim Thản, tính từ đƣợc phân thành hai loại: tính từ không trình độ và tính từ có trình độ. Chúng tôi đồng nhất quan niệm với cách phân loại tính từ của nhóm tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt. Theo nhƣ quan điểm này, tính từ đƣợc chia thành hai lớp: lớp chỉ đặc trƣng không xác định 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2