Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án
lượt xem 6
download
Khóa luận hướng tới mục đích tìm hiểu “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án” nhằm khẳng định tài năng toàn diện của nhà thơ, tìm hiểu sâu sắc hơn về con người, thái độ của Nguyễn Án qua thơ ca của ông - danh sĩ Thăng Long trong biến động “bể dâu”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHAN THỊ THU HÀ GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG PHONG LÂM MINH LẠI THI TẬP CỦA NGUYỄN ÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHAN THỊ THU HÀ GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG PHONG LÂM MINH LẠI THI TẬP CỦA NGUYỄN ÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. AN THỊ THÚY HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án”, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam cùng toàn thể thầy cô giáo khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và nhiệt tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại đây. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. An Thị Thúy đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Phan Thị Thu Hà
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung triển khai trong khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. An Thị Thúy. Kết quả thu được là trung thực và không trùng lặp với nghiên cứu của những tác giả khác. Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Phan Thị Thu Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5 7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5 NỘI DUNG.................................................................................................................... 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN ÁN....... 6 1.1. Tác giả Nguyễn Án .................................................................................... 6 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội, tư tưởng ....................................................... 6 1.1.2. Cuộc đời và con người ............................................................................ 8 1.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................... 10 Tiểu kết chương 1........................................................................................... 11 Chƣơng 2. PHONG LÂM MINH LẠI THI TẬP NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG..................................................................................................................12 2.1. Thiên nhiên cảnh vật trong Phong lâm minh lại thi tập .......................... 12 2.1.1. Di tích lịch sử văn hóa .......................................................................... 12 2.1.2. Danh lam thắng cảnh............................................................................. 18 2.2. Tâm sự của người trí thức nghèo ............................................................. 21 2.2.1. Nỗi buồn trước thời cuộc ...................................................................... 22 2.2.2. Nỗi buồn trước cuộc sống của bản thân ................................................ 27 2.3. Tình bạn - tri âm tri kỉ .............................................................................. 32 Tiểu kết chương 2........................................................................................... 37
- Chƣơng 3. PHONG LÂM MINH LẠI THI TẬP NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................................... 38 3.1. Hình ảnh thơ ............................................................................................. 38 3.1.1. Hình ảnh thiên nhiên cảnh vật............................................................... 38 3.1.2. Hình ảnh con người ............................................................................... 41 3.2. Ngôn ngữ thơ............................................................................................ 44 3.3. Thời gian, không gian nghệ thuật ............................................................ 48 3.3.1. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 48 3.3.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................... 53 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................58 KẾT LUẬN .................................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học trung đại Việt Nam trải qua quá trình hình thành và phát triển trong mười thế kỉ. Mỗi thời kì văn học lại gắn với những biến cố của lịch sử xã hội và thường được ghi lại với những dấu ấn sâu sắc trong các sáng tác. Văn học giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được coi là một trong những giai đoạn đỉnh cao, đạt nhiều thành tựu rực rỡ nhất trong văn học trung đại Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Nguyễn Án sống trong khoảng thời kì cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Đây được coi thời kì biến động dữ dội nhất của lịch sử dân tộc khi chế độ phong kiến đang khủng hoảng, bế tắc. Các nhà thơ, nhà văn đều đem tâm tư, tình cảm vào trong những trang thơ văn của mình. Qua tác phẩm của họ, người đời sau phần nào thấy được diện mạo chân thực của bức tranh hiện thực xã hội bấy giờ. Cũng như nhiều nho sĩ khác, chí hướng ban đầu của Nguyễn Án là mong muốn được đem tài năng ra hành đạo, để góp phần “trị quốc an dân”, nhưng thời thế đang có những biến chuyển dữ dội, cảnh “bể dâu” diễn ra ngay trước mắt qua từng tháng từng ngày khiến nhà thơ bi quan, thất vọng. Ông đành lui về ở ẩn, tìm niềm vui từ cuộc sống gần thiên nhiên, tìm chỗ dựa tinh thần trong triết thuyết Lão Trang, tìm niềm an ủi trong sự đồng cảm của bạn bè tri kỉ, nguyện đem ngọn bút phụng sự nhân sinh qua những trang văn thơ ghi lại thế sự, diễn tả nỗi lòng, mong muốn góp phần cảnh tỉnh thế tục. Mặc dù không được giảng dạy, nghiên cứu trong chương trình phổ thông nhưng Nguyễn Án cũng là tác giả được nhắc đến khá nhiều trong văn học giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX với thiên ký Tang thương ngẫu lục - viết chung với người bạn thân Phạm Đình Hổ. Đây được coi là tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của tác giả. 1
- Trong những năm qua, con người và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Án đã được giới nghiên cứu văn học quan tâm. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về Tang thương ngẫu lục, việc sưu tầm và nghiên cứu tập thơ Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án đã được quan tâm ít nhiều. Tuy nhiên, sự quan tâm đó đa phần là dừng lại ở việc giới thiệu văn bản. Giá trị nội dung và nghệ thuật được đề cập đến không nhiều và chưa toàn diện trong tập thơ này. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào riêng biệt dành cho tập thơ. Trên đây là những lí do khích lệ chúng tôi lựa chọn đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án”. Qua đó, chúng ta có những nhìn nhận, đánh giá đầy đủ hơn về con người và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ đồng thời khẳng định vai trò, đóng góp của ông đối với nền văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Xưa nay chúng ta thường chỉ nhắc đến Nguyễn Án với tư cách đồng tác giả Tang thương ngẫu lục, viết chung với Phạm Kiều Niên mà không chú ý là ông còn một tập thơ Phong lâm minh lại thi tập. Các công trình, tư liệu nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Án đến nay còn khá mỏng. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng với tập truyện ký Tang thương ngẫu lục, đã có khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm. Riêng tập thơ Phong lâm minh lại thi tập mới chỉ dừng lại ở giới thiệu văn bản.Với sự tìm hiểu hạn hẹp, chúng tôi đã sưu tầm được một số tư liệu nghiên cứu về Nguyễn Án cũng như tập thơ Phong lâm minh lại thi tập như sau: Tác giả Nguyễn Tư Uyển, Nguyễn Án trong Danh nhân Hà Nội tập I đã có những ghi chép giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của danh nhân. Khi giới thiệu về tập thơ Phong lâm minh lại thi tập tác giả viết: “Ngoài Thương tang ngẫu lục Nguyễn Án còn hay cùng các bạn bè đồng tâm đồng 2
- chí đi thăm các nơi danh làm thắng cảnh, di tích lịch sử rồi cùng nhau ngâm vịnh rồi ghi lại thành sách đặt tên là Phong lâm minh lãi thi tập” [15, tr.240]. Trong cuốn Danh nhân Hà Nội, Nxb Hà Nội, 2004, Phạm Ngọc Lan có bài viết với tiêu đề Nguyễn Án với những ghi chép về “cuộc tang thương” và những vần thơ tâm sự. Trong đó, tác giả đã có đôi nét giới thiệu với khái quát về danh nhân Nguyễn Án cùng với sự nghiệp sáng tác của ông. Đồng thời, tác giả cũng nhắc tới một số nội dung chính trong tập thơ và trích dẫn một số bài thơ trong tập Phong lâm minh lại thi tập. Trên báo Hà Nội mới, ngày 27/09/2010, tác giả Thi Thi có bài viết Bình văn thơ danh nhân Nguyễn Án: “Ngày 25 - 9 - 2010, nhân dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và kỷ niệm 240 năm ngày sinh Nguyễn Án, dòng họ Nguyễn gốc Lý tổ chức buổi bình văn thơ danh nhân Nguyễn Án tại làng Du Nội, Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Buổi bình thơ đã tập trung giới thiệu và ngâm một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Án như “Đáp thơ Phạm Kiều Niên”, “Qua nơi ở cũ của Nguyễn Trãi”, “Cảm hoài”,...” [14]. Cuốn Thơ văn Nguyễn Án do TS. Phạm Ngọc Lan, TS. Phạm Văn Ánh biên soạn và giới thiệu. “Cuốn sách lần đầu tiên công bố bản dịch tập thơ Phong lâm minh lại thi tập (Phạm Văn Ánh dịch và chú thích, PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh hiệu đính và dịch thơ kèm phụ lục nguyên bản Hán văn của Phong lâm minh lại thi tập)” [6, tr.9]. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp tương đối đầy đủ tư liệu tham khảo về thi sĩ Nguyễn Án và đề cập đến một số nội dung trong Phong lâm minh lại thi tập. Qua khảo sát các công trình, tư liệu nghiên cứu, giới thiệu về Nguyễn Án cũng như tập thơ Phong lâm minh lại thi tập chúng tôi thấy rằng: Những công trình, tư liệu nghiên cứu mới chỉ mang tính chất giới thiệu sơ lược, gợi mở, chưa đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ Phong lâm minh lại thi tập một cách hệ thống, đầy đủ hơn. 3
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận hướng tới mục đích tìm hiểu “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án” nhằm khẳng định tài năng toàn diện của nhà thơ. Đồng thời, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về con người, thái độ của Nguyễn Án qua thơ ca của ông - danh sĩ Thăng Long trong biến động “bể dâu”. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ, hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến phong cách và hồn thơ danh sĩ. Thứ hai, tìm hiểu về tập thơ Phong lâm minh lại thi tập, những kiến thức lí luận liên quan đến đề tài, tìm hiểu giá trị nội và hình thức nghệ thuật nổi bật trong tập thơ Phong lâm minh lại thi tập. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận khảo sát tập thơ Phong lâm minh lại thi tập in trong cuốn Thơ văn Nguyễn Án, 2017, Nxb Đại học Sư phạm. Cuốn sách do TS. Phạm Ngọc Lan và TS. Phạm Văn Ánh sưu tầm, biên soạn và giới thiệu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu nội dung và nghệ thuật trong tập thơ Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án để có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật qua một số bài thơ, đoạn thơ tiêu biểu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp sau: - Phương pháp văn học sử - Phương pháp sưu tầm và khảo cứu tài liệu 4
- - Phương pháp phân loại - Phương pháp hệ thống Ngoài các phương pháp nêu trên, để hoàn thành khóa luận tốt hơn, chúng tôi còn kết hợp một số thao tác: bình giảng, phân tích, chứng minh,... 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận tìm hiểu “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Phong lâm minh lại thi tập của Nguyễn Án”. Từ đó, có cái nhìn đầy đủ hơn về con người và sự nghiệp sáng tác của thi nhân. Đồng thời, thông qua đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng giúp giáo viên Ngữ văn có những kiến thức bổ trợ khi nghiên cứu, giảng dạy về văn học trung đại sau này. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận được bố cục theo ba chương: Chương 1: Khái quát về tác giả và tác phẩm Nguyễn Án Chương 2: Phong lâm minh lại thi tập nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Phong lâm minh lại thi tập nhìn từ phương diện nghệ thuật 5
- NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN ÁN 1.1. Tác giả Nguyễn Án 1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội, tư tưởng Để hiểu rõ hơn về nội dung trong Phong lâm minh lại thi tập, chúng tôi đã tìm hiểu đôi nét về yếu tố thời đại bấy giờ để phần nào thấy được sự tác động của hoàn cảnh lịch sử xã hội và tư tưởng tới hồn thơ, phong cách thơ của danh sĩ. Cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn có nhiều biến động dữ dội trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Giai cấp thống trị tranh giành quyền lực, chiến tranh xảy ra liên miên. Từ năm 1778 đến 1802, đất nước thay đổi đến mấy triều đại. Chế độ phong kiến bước vào giai đoạn khủng hoảng không có lối thoát, kinh tế, chính trị, tư tưởng có nhiều đổi thay. Về kinh tế: Nền kinh tế giai đoạn này suy sụp một cách trầm trọng và toàn diện. Nông nghiệp đình đốn. Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay địa chủ, quan lại, cường hào. Đến chính chúa Trịnh cũng phải công nhận rằng: “Ruộng đất tư của dân nghèo phần nhiều rơi vào tay hào phú, dân nghèo không còn miếng đất cắm rùi” [8, tr.91]. Tô thuế nặng, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp khiến cho đời sống nhân dân ngày càng khổ cực. Công thương nghiệp trì trệ, không phát triển. Chính quyền phong kiến hướng công thương nghiệp vào mục đích phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị. Thương nghiệp giai đoạn này cũng bị đình trệ, việc buôn bán của thương nhân bị chính quyền kìm hãm. 6
- Về chính trị: Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng và bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật là tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến. Thời Lê mạt, vua Lê chỉ là tên bù nhìn, còn quyền lực tập trung hết vào tay chúa Trịnh. Alêcxăngđrơ Rốt đã ghi lại thực trạng này trong cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967) như sau: “Cái xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai vua, nhưng một gọi là vua thì chỉ có tên mà thôi. Còn ông chúa kia thì có đủ quyền hành. Vua chỉ ra mắt những ngày nhất định nhưa những ngày đại lễ đầu năm. Ngoài ra nhà vua chỉ có du dú ở trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông chúa coi sóc các công việc chiến tranh và hòa bình” [8, tr.102]. Nhìn chung, chính quyền phong kiến giai đoạn này từ trung ương đến địa phương là một bộ máy quan liêu nặng nề, nạn tham ô, hối lộ thỏa sức phát triển. Xã hội loạn lạc, đời sống nhân dân khổ cực, phiêu bạt, bị dồn vào đường cùng, gia đình ly tán, hạn hán, mất mùa đói kém, bệnh dịch hoành hành, người chết vô số. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự phẫn nộ của quần chúng nhân dân và sự bùng nổ của phong trào nông dân khởi nghĩa. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa lớn sau: Năm 1737, khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng mở đầu cho phong trào khởi nghĩa nông dân ở giai đoạn này. Tiếp đến là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Vũ Trác Oánh ở Hải Dương. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Sơn Tây, khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở Sơn Nam. Đỉnh cao của phong trào nông dân khởi nghĩa là phong trào Tây Sơn. Năm 1771, Nguyễn Nhạc khởi nghĩa ở Quy Nhơn, Bình Định. Năm 1776, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đánh chiếm Gia Định, chúa Nguyễn phải bỏ chạy. Năm 1786 7
- Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long, phù Lê, diệt Trịnh. Năm 1787, nhà Tây Sơn lại cho quân ra Bắc Hà, diệt Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Năm 1792, Nguyễn Huệ mất, phong trào Tây Sơn từ đấy tan rã. Về tư tưởng: Thời kì này diễn ra sự phá sản của ý thức hệ phong kiến và sự ảnh hưởng của các tư tưởng nhân văn khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ. Nho giáo bị đả kích, lung lay, suy yếu và không còn đại diện cho tư tưởng tiến bộ của nhà nước phong kiến. Các nhà nho chân chính bị khủng hoảng về tư tưởng, mất niềm tin vào chính quyền nhà nước. Trong số đó, có người lui về ở ẩn hoặc từ quan lui về ở ẩn để giữ gìn, bảo toàn nhân cách của mình. Bên cạnh đó, đạo Phật và đạo Lão trỗi dậy, hòa cùng đạo Nho đã phần nào xoa dịu được nỗi đau trong lòng con người. Như vậy, nhìn vào hoàn cảnh lịch sử - xã hội nước ta thời bấy giờ, chúng ta có thể thấy Nguyễn Án đã sống và chứng kiến thời kì biến động dữ dội nhất của lịch sử dân tộc. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến con người cũng như phong cách sáng tác văn học của ông. 1.1.2. Cuộc đời và con người Nguyễn Án (1770 - 1815), tự là Kính Phủ, hiệu Ngu Hồ Khách và Kiếm Hồ Ngư Ẩn. Ngoài ra, có tài liệu khác ghi tự của ông là Thanh Ngọc, hiệu Bỉnh Trực. Ông là danh sĩ sống cuối Lê mạt đầu Nguyễn sơ. Quê gốc của Nguyễn Án ở làng Vân Điềm nhưng sau đó gia đình chuyển sang thôn Du Nội, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc xưa (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Nơi đây được coi là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Ông xuất thân trong dòng họ thuộc dòng dõi thế gia vọng tộc, nối đời khoa bảng và có danh tiếng. Đó là dòng họ Nguyễn gốc Lý, là hậu duệ của Lý 8
- Thái Tổ. Ông là hậu duệ của Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Thực, tiến sĩ Nguyễn Nghi, Tiến sĩ Nguyễn Thẩm. Ông nội của Nguyễn Án là tiến sĩ Nguyễn Thưởng từng làm quan và trải qua nhiều chức. Hơn nữa, dòng họ của Nguyễn Án có nhiều người từng đi sứ. Sau những chuyến đi sứ này, các vị tiền nhân đã giúp cho con cháu đời sau mở mang học vấn, kiến thức văn học qua việc mang những sách vở từ nước bạn về. Điều này lí giải vì sao dòng họ Nguyễn Án là dòng họ có truyền thống hiếu học, đỗ đạt khoa bảng. Cha của Nguyễn Án là Nguyễn Đường. Dù không đỗ đạt cao nhưng ông rất được chúa Trịnh Khải xem trọng. Năm Bính Ngọ (1786), quân Tây Sơn ra Bắc, ông rút lui về ở ẩn tại làng Du Lâm. Mẹ của Nguyễn Án là bà kế thất Trần Thị Từ Huệ. Từ thời thơ ấu, Nguyễn Án đã là một cậu bé thông minh, hiếu học nhưng do lớn lên giữa thời li loạn dẫn đến việc học hành lỡ dở. Khi gia đình chuyển cư sang Du Lâm, đang tuổi thanh niên nhưng ông đã giúp đỡ cha dạy học. Đến khi cha mất, Nguyễn Án tiếp tục nghề dạy học và chuyển cư ra Thăng Long để tiện đường học tập và giao thiệp với bạn bè. Hoàn cảnh xã hội đã tác động trực tiếp đến người thanh niên Nguyễn Án. Vì không đủ điều kiện theo đuổi con đường cung kiếm đồng thời còn mẹ già phải phụng dưỡng nên người thanh niên trí thức ấy đành mượn con đường ẩn dật để tiếp tục sự nghiệp văn chương và tìm cách giúp người, giúp đời. Sau khi ra đất Thăng Long, Nguyễn Án nhiều năm trú ngụ trên một mảnh đất thuê của người khác và sống cuộc đời nửa ẩn dật và mưu sinh vất vả. Để mưu sinh, ông phải làm nhiều nghề: dạy học, làm thuốc, rồi tìm niềm an ủi từ thiên nhiên và những người bạn văn chương (vì vậy ông có tên hiệu là Kiếm Hồ Ngư Ẩn). Nguyễn Án còn là một người con có hiếu với mẹ. Những năm đói kém, nghe lời mẹ, ông đã bán ruộng vườn, tài sản để cứu vớt người nghèo. 9
- Về sau, triều Tây Sơn suy vong, nhà Nguyễn lên thay. Năm Gia Long thứ 4 (1805), do được tiến cử, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Phù Dung (nay thuộc huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên), nhưng chỉ làm một năm thì xin từ quan. Năm Gia Long thứ 6 (1807), nhà Nguyễn mở khoa thi Hương đầu tiên ở Bắc Thành, ông cùng con trai trưởng Nguyễn Siêu Tôn lều chõng dự thi. Nguyễn Án đỗ Hương cống (Cử nhân) còn con trai trưởng thì đỗ Sinh đồ. Năm Gia Long thứ 7 (1808), Nguyễn Án được bổ nhiệm làm Tri huyện Tiên Minh, thuộc phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (tức huyện Yên Lãng, thành phố Hải Phòng ngày nay). Năm 1815, sau sáu năm làm quan, ông mất tại nhiệm sở, thọ 46 tuổi. Cuộc đời Nguyễn Án gắn với những biến động bão táp của thời đại. Ông xuất thân trong gia đình gốc quan lại. Bản thân lại là người có cá tính, thông minh, hiếu học nhưng đường công danh lận đận. Trong con người thi nhân vừa có tình yêu thiên nhiên, vừa có phẩm chất thanh cao và vừa có tâm sự của nhà nho trước thời vận. 1.2. Sự nghiệp sáng tác Là một người thông minh, ham học lại sống trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động nên những điều tai nghe mắt thấy của Nguyễn Án rất nhiều. Sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Án tiêu biểu gồm có thiên ký Tang thương ngẫu lục và tập thơ chữ Hán Phong lâm minh lại thi tập. Ngoài ra, ông còn viết lời tựa cho Đông Dã Học ngôn thi tập của Phạm Đình Hổ và tập Thủ khâu tàn mặc của cậu ruột là Trần Văn Đối. Tang thương ngẫu lục (Ghi chép tình cờ trong cuộc bể dâu) là tập ký bằng chữ Hán được Nguyễn Án viết chung với Phạm Đình Hổ vào khoảng Lê mạt - Nguyễn sơ. Tác phẩm gồm 90 thiên ký và thơ đề sau tập truyện được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết bằng chữ Hán đã góp phần mang lại sắc thái mới mẻ cho thể loại ký. Trong đó, có 34 thiên ký ghi rõ tên tác giả là Kính Phủ (tức Nguyễn Án), một số thiên là của Phạm Đình Hổ và còn một số 10
- thiên không đề tác giả. Đây là tác phẩm mang giá trị to lớn cả về văn học lẫn giá trị lịch sử. Nội dung của nó giúp phơi bày hiện thực với những mặt xấu xa đến tột cùng của đời sống xã hội phong kiến Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng chứa đựng những mẩu chuyện vặt, giai thoại về nhân vật lịch sử, những sự tích kì lạ hoang đường lưu truyền trong dân gian và triều đình. Trong các thiên của mình, Nguyễn Án viết rất nhiều mẩu chuyện hay có, dở có và cả ma quỷ. Khá nhiều thiên là những ghi chép chuyện “người thật việc thật” của cuộc sống và xã hội ở thành Thăng Long. Phong lâm minh lại thi tập (Tập thơ Sáo ngân rừng gió), có tài liệu ghi là Phong lâm minh lãi thi tập. Đây là thi tập được Nguyễn Án viết bằng chữ Hán gồm 75 bài thơ nhưng chỉ có 73 bài thơ của Nguyễn Án, 02 bài thơ và 01 bài Tự là của Thanh Phái hầu Lê Thụy Tâm. Phong lâm minh lại thi tập là kết quả của những chuyến du hành của nhà thơ với những người bạn qua các di tích lịch sử và những danh lam thắng cảnh. Đồng thời, nó cũng chứa đựng những vần thơ tâm sự của người trí thức nghèo trước thời thế suy loạn, góp phần giúp chúng ta hiểu sâu hơn con người và thời đại ở một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước - giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Tiểu kết chương 1 Xã hội cuối Lê mạt - đầu Nguyễn sơ chứng kiến sự loạn lạc, nhiễu nhương nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Sống trong thời đại đó, Nguyễn Án trải nghiệm những bi kịch của thời đại, bi kịch của kẻ sĩ - làm quan nhưng không mấy thanh thản. Ngoài ra, sự đan xen của nhiều luồng tư tưởng khác nhau ảnh hưởng đến tư tưởng của nhà nho. Sáng tác thơ ca của Nguyễn Án vừa là đời, vừa là cá tính, vừa là số phận của chính ông. 11
- Chƣơng 2. PHONG LÂM MINH LẠI THI TẬP NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG Phong lâm minh lại thi tập giúp tái hiện phần nào chân dung thi nhân. Ở chương này, khóa luận trình bày những nội dung chính trong thi tập: Thiên nhiên cảnh vật, tâm sự của người trí thức nghèo và tình bạn - tri âm tri kỉ. 2.1. Thiên nhiên cảnh vật trong Phong lâm minh lại thi tập Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Án đầy thi vị, sinh động và gợi tình. Nguyễn Án đi nhiều, nhìn ngắm nhiều nên cảnh vật đi vào trong thơ dễ dàng, nhẹ nhàng như bản chất chính nó vậy. Tâm hồn hòa với thiên nhiên cảnh vật, cuộc đời và đi tới đâu ông cũng có thơ. Nguyễn Án họa thơ ở mọi lúc mọi nơi, khi buổi sáng sớm, về đêm, làm thơ dưới ánh trăng thanh, khi lên núi, chùa chiền, hang động... Ông ghi lại nơi này một con sông, nơi kia ngọn núi rồi nơi khác lại là một ngôi chùa cổ,... Nhờ những chuyến du sơn ngoại cảnh, tham quan di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh của non sông đất nước đã khơi gợi trong nhà thơ nhiều bài thơ vịnh cảnh, thắng tích. Thiên nhiên cảnh vật trong tập thơ Phong lâm minh lại thi tập nổi bật là di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. 2.1.1. Di tích lịch sử văn hóa Di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm vật chất nhưng mang trong mình những yếu tố phi vật chất thể hiện thông điệp, sự sáng tạo, ý thức xã hội, đời sống tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau. Nguyễn Án là người luôn mang trong mình ý thức trách nhiệm sâu sắc, ngòi bút của nhà thơ luôn trăn trở việc lưu giữ, bảo vệ các giá trị di tích lịch sử văn hóa của dân tộc. Nhà thơ không quên ghi lại những ấn tượng của mình về vẻ đẹp của đất nước mà ông có dịp chiêm ngưỡng. Ông đã dựng lại những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của đất nước mà trên đường mình có dịp gặp gỡ. 12
- Với mảng đề tài di tích lịch sử, nhà thơ chủ yếu viết về nét nghiêm trang mà giản dị, siêu thoát mà chân chất của những chùa chiền, đền miếu và những di tích gắn liền với cách mạng, anh hùng dân tộc, danh nhân đất nước như chùm thơ Tây hành tạp vịnh có: Phật Tích sơn Thiên Phúc tự (Chùa Thiên Phúc trên núi Phật Tích), Thiên Phúc biệt tự (Chùa Thiên Phúc), Thiên thị phong (Đỉnh chợ Trời), Bối Am tự (Chùa Bối Am), Câu Lậu sơn Tây Phương tự (Chùa Tây Phương trên núi Câu Lậu), Phỏng Tế Văn hầu từ đường (Thăm nhà thờ Tế Văn hầu)... Viết về những di tích chùa chiền, Nguyễn Án mang đến cho người đọc cảnh đẹp chốn tu hành thiền không. Thu vào đôi mắt nhà thơ, chùa Phật hiện ra với vẻ đẹp linh thiêng, thanh tịnh, đắc đạo: “Cám vũ vân khai ỷ thúy bình, Lâu đài đảo trám bích ba tình. Nhị Tiên kiều để du ngư hí, Phong động hà hoa tình nhật minh.” (Chùa phật mở ra trong mây, dựa vào bình phong màu cánh chả, Lâu đài lộn bóng in xuống làn sóng xanh biếc. Dưới hai cây cầu Tiên, cá bơi đùa, Gió lay động hoa sen, ngày tạnh ráo, ánh mặt trời trong sáng) (Phật Tích sơn Thiên Phúc tự - Chùa Thiên Phúc trên núi Phật Tích) Bằng nhãn quan và cảm nhận tinh tế, Nguyễn Án đã vẽ ra trước mắt người đọc bức tranh phong thủy về ngôi chùa cổ kính. Đó là vẻ đẹp vừa giản dị, đơn sơ, vừa lung linh, huyền ảo của chốn tu hành. Chùa giống như tòa lâu đài ẩn hiện sau lớp mây mơ màng “mở ra trong mây” với địa thế dựa núi nhìn sông, hòa với “màu cánh chả” của ngọn núi, “xanh biếc” của làn sóng. Điểm xuyết trong khung cảnh là “cá bơi đùa” phơi phới đáng yêu dưới hai cây cầu 13
- Nhật Nguyệt. Cảnh chùa gió mát, sông nước trong xanh cùng với hương sen hòa quyện tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình vừa huyền bí lại vừa đơn sơ. Đến vãn cảnh chùa dường như con người có cảm giác thoát tục, như lạc vào bức sơn họa thủy chốn bồng lai tiên cảnh. Người làm thơ phải cái nhìn bao quát, tinh tế mới khám phá được nét đẹp bí ẩn mà tạo hóa ban tặng. Cái nhìn toàn diện của nhà thơ thể hiện khi tái hiện vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ mà tinh tế nơi chùa môn thanh tịnh: “Huề cung lâm cổ tự, Tề kính triệp dương trường. Nham thạch câu y liệt, U lan phác tị hương. Viên nhu phan tiêu bích, Tiết lệ ẩn cao tường. Nhật noãn điểu thanh toái, Khô tăng ngột tọa vương (vong).” (Chống gậy lên chùa cổ, Đường đi gấp khúc như ruột dê. Vách đá móc rách áo, Hoa lan nơi thâm u tỏa hương nức mũi. Vượn núi vin trèo trên vách đá, Cỏ tiết cỏ lệ giấu mình lên tường cao. Trời ấm áp, tiếng chim vỡ òa, Vị sư như cây khô ngồi sững, quên hết mọi sự.) (Thiên Phúc biệt tự - Chùa Thiên Phúc) Chống gậy lên chùa cổ, nhà thơ có dịp quan sát tỉ mỉ khung cảnh xung quanh: đường lên khúc khuỷu “gấp khúc như ruột dê” tạo nên độ hiểm trở, vách đá sắc nhọn khiến người leo rách áo, hương lan ngào ngạt, thấp thoáng 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
99 p | 870 | 173
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
101 p | 464 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị du lịch: Đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách sạn Nhật Bản tại khách sạn Hà Nội
30 p | 260 | 33
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược Marketing – Mix cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 586 chi nhánh Cần Thơ
75 p | 38 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Thực trạng và giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng K.T.T
101 p | 30 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị doanh nghiệp du lịch: Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Paris Nha Trang, Khánh Hòa (Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Gia Bảo Minh)
49 p | 47 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện các hoạt động marketing mix ở Công ty PepsiCo Việt Nam chi nhánh Cần Thơ
83 p | 45 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SX&TM Tân Hưng
91 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình quản trị nhân sự tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Năm Thu
79 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ nhà ở tại Khu dân cư thương mại 586 Hậu Giang
86 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
77 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay tiểu thương chợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hậu Giang
94 p | 16 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Gò Quao
85 p | 23 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cái Tắc – Tỉnh Hậu Giang
92 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu sưu tập ảnh “chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa, nghệ thuật giai đoạn 1951-1969" lưu giữ tại kho cơ sở bảo tàng Hồ Chí Minh
11 p | 99 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị văn hóa thể hiện trong các ấn phẩm lịch hiện nay
8 p | 70 | 3
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị văn hoá trong các ấn phẩm lịch Việt Nam hiện nay
8 p | 59 | 3
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Giá trị văn hóa của sách kinh thánh trong đời sống người giáo dân giáo phận Vinh
10 p | 76 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn