intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

31
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn; đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ quýt trên địa bàn xã Quang Thuận; đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây quýt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- BÙI TUẤN ANH TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUÝT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------- BÙI TUẤN ANH TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY QUÝT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG THUẬN, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K47-KTNN – N02 Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Thị Hòa THÁI NGUYÊN 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên cuối khóa, đây là giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực tri thức và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó còn giúp cho sinh viên có khả năng tổng hợp được kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên môn với đầy đủ tri thức lý luận và kỹ năng thực tiễn. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Hà Thị Hòa - Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa KT&PTNT, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Quang Thuận- huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn, các ban ngành đoàn thể, cán bộ khuyến nông, xây dựng địa chính xã Quang Thuận cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung của thầy cô và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,tháng 06 năm 2019 Sinh viên Bùi Tuấn Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 BQC Bình Quân Chung 2 CAQ Cây Ăn Quả 3 ĐVT Đơn Vị Tính 4 IPM Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp 5 NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 6 NSBQ Năng suất bình quân 7 THCS Trung học cơ sở 8 THPT Trung học phổ thông 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
  5. iii DANH LỤC BẢNG Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở cácđộ tuổi khác nhau ......................8 Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quang Thuận qua 3 năm (2016 - 2018) 19 Bảng 4.2. Sản xuất quýt tại xã Quang Thuận giai đoạn 2016 – 2018 ........................24 Bảng 4.3. Diện tích đất trồng quýt xã Quang Thuận giai đoạn 2016-2018 ................27 Bảng 4.4. Năng suất quýt trên xã Quang Thuận giai đoạn 2016- 2018 ......................29 Bảng 4.5: Một số đặc điểm của các hộ trồng quýt ......................................................33 Bảng 4.6. Sản xuất quýt của các hộ điều tra giai đoạn 2016- 2018 ............................34 Bảng 4.7: Các bước kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt ................................................35 Bảng 4.8: Tình hình sâu bệnh hại cây quýt trên địa bàn các xã ở nghiên cứu ................36 Bảng 4.9: Chi phí sản xuất 1ha quýt kinh doanh của các hộ điều tra năm 2018 quy mô lớn, vừa và nhỏ..............................................................................40 Bảng 4.10: Tình hình doanh thu sản xuất 1ha quýt của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu ..................................................................41 Bảng 4.11: Hiệu quả từ trồng quýt của các hộ điều tra theo quy mô .........................42
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................................ii DANH LỤC BẢNG .................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................... iv Phần 1.MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................................4 2.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................8 2.2.1. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam ...................................................................8 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............11 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................11 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................11 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................11 3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................11 3.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................11 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp ..............................................11 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.............................................................12 3.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin.......................................................................13 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 18 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quang Thuận .................18 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................18 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội. ..................................................................................21 4.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Quang Thuận ............................................21 4.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................22 4.1.5. Tình hình sản xuất quýt tại tỉnh Bắc Kạn .........................................................23 4.1.6. Tình hình sản xuất quýt trên địa bàn xã Quang Thuận .....................................24 4.1.7 Cây quýt đối với nền kinh tế của địa phương ....................................................25
  7. v 4.2. Thực trạng sản xuất quýt trên địa bàn xã Quang Thuận ......................................26 4.3. Tình hình sử dụng giống quýt ..............................................................................29 4.3.1. Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái ..............................................30 4.3.2. Tình hình tiêu thụ ..............................................................................................31 4.3.3. Đặc điểm của các hộ trồng quýt........................................................................33 4.3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt tại các hộ điều tra .........................................35 4.3.5. Thành phần sâu bệnh hại quýt tại các hộ điều tra .............................................36 4.4. Tình hình tiêu thụ quýt.........................................................................................37 4.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt tại các hộ điều tra .................................38 4.6. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sản xuất quýt tại xã Quang Thuận .............................................................................................43 4.6.1. Thuận lợi ...........................................................................................................43 4.6.2. Khó khăn ...........................................................................................................43 4.6.3. Cơ hội ................................................................................................................44 4.6.4. Thách thức ........................................................................................................44 PHẦN 5. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN ...................................................................... 45 5.1. Một số giải pháp phát triển cây quýt....................................................................45 5.1.1. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................45 5.1.3. Giải pháp về quản lý, chính sách ......................................................................46 5.1.4. Giải pháp về thị trường .....................................................................................46 5.1.5. Giải pháp về giống ............................................................................................46 5.1.6. Giải pháp về thu hoạch .....................................................................................47 5.1.7. Giải pháp về quy hoạch ....................................................................................47 5.2. Kết luận ................................................................................................................48 TÀI LI ỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 50
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú… Điều kiện tự nhiên đó đã ưu đãi cho nước ta rất nhiều loại cây trái đặc trưng của từng vùng khác nhau. Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người sản phẩm hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc dân cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ngoài sử dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến nước giải khát, đóng hộp. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, là cây góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập. Một trong số loại cây ăn quả đó là cây quýt Quýt là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi bởi đó mà cây quýt không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Những năm gần đây sản phẩm quýt trở thành hàng hóa được nhiều người tiêu dùng biết đến với màu vàng tươi, mùi thơm, vị ngọt đặc trưng được nhiều người ưa chuộng, cây cho quả sớm, sản lượng cao dễ tiêu thụ nên cây quýt đã chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn nói chung và của xã Quang Thuận nói riêng. Cây quýt đem lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương Quang Thuận có điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai thuận lợi
  9. 2 cho cây quýt sinh trưởng phát triển tốt. So với những cây trồng khác cây quýt là cây trồng cho thu nhập chủ yếu của người dân trong xã. Quýt khoảng 550 ha, diện tích đã cho thu hoạch khoảng 450 ha, chưa cho thu hoạch 100 ha và chuyện thu về mấy chục triệu đồng từ quýt đã không còn là chuyện xa lạ đối với người trồng quýt nơi đây nữa. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế của xã Quang Thuận thì cây quýt là cây đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với cây trồng khác. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng quả chưa thực sự cao so với tiềm năng thế mạnh của địa phương bởi gần đây do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu, suy thoái rừng đầu nguồn, giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác người dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư, cây quýt mới chỉ phát triển ở một số hộ trong xã chứ chưa mở rộng ra toàn xã. Để sản xuất quýt thực sự có hiệu quả đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp ngành. Từ chính những lý do trên em quyết định thực hiện đề tài “Giải pháp phát triển bền vững cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu sản xuất quýt đồng thời thấy được những tồn tại trong một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu sản xuất quýt đồng thời thấy được những tồn tại trong một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu *Mục tiêu chung - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây quýt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực tập
  10. 3 ở cơ sở; Tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức kỹ năng đã được học ở nhà trường vào thực tế. - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể. - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin. * Ý nghĩa thực tiễn - Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá được tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như nghề trồng quýt nói riêng của người dân xã Quang Thuận. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây quýt nói riêng hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
  11. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm phát triển bền vững – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và BVMT, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. – Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện tại, song không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả về môi trường cho thế hệ tương lai. – Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ. 2.1.1.1. Giá trị kinh tế cây quýt Cây quýt góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển nhanh, bền vững, thu nhập từ quýt chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập của huyện. Cây quýt góp phần tạo môi trường sinh thái trong lành, phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, rửa trôi nâng tỷ lệ độ che phủ rừng hàng năm của địa phương. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá nhanh như: Đường giao thông, hệ thống kênh mương thuỷ lợi, tưới tiêu các công trình thiết chế văn hoá, công trình công cộng... Thu nhập từ sản xuất quýt góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn các xã, người dân có khả năng chi trả nhiều hơn cho cuộc sống hàng ngày, có điều kiện tham gia văn hóa, vui chơi giải trí. Đến nay trên địa bàn không còn hộ
  12. 5 đói, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm, số hộ giàu, số hộ khá tăng lên. Sản phẩm từ cây quýt đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định cho nhân dân, cải thiện cơ bản đời sống đại bộ phận nhân dân, từng bước nâng cao mức sống dân cư nông thôn. Có thu nhập ổn định, nhân dân đã tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, phương tiện đi lại như xe máy, phương tiện sản xuất như máy gặt, máy tuốt. Mở mang phát triển văn hoá xã hội, giáo dục góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn của địa phương. Tác động cùng các ngành dịch vụ khác phát triển, tạo ý thức trong nhân dân về quản lý, tu bổ phát triển rừng trồng, góp phần thiết thực, hiệu quả trong công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. * Các yếu tố ảnh hưởng để sản xuất và tiêu thụ quýt. Quýt Quang Thuận vào vụ thu hoạch khá thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ. Đầu vụ tư thương vào mua tận vườn, người dân chỉ việc hái. Đến chính vụ nhu cầu của thị trường có phần được đáp ứng đủ hơn thì người dân thu hoạch và vận chuyển từ đồi xuống đến đường giao thông. Quýt được các tư thương mua và chở đi lên Cao Bằng, Thái Nguyên. Đầu vụ giá bán quýt dao động từ 15 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng, đến chính vụ giá quýt có phần giảm xuống từ 10 nghìn đồng đến 12 nghìn đồng tùy từng loại quả, đến cuối vụ giá quýt được nâng lên đến 15-17 nghìn đồng. Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất quýt nên năng suất cao, sản lượng quả lớn dẫn tới việc tư thương ép giá, giá cả bấp bênh - đó là một nỗi lo cho người nông dân. Để người dân an tâm sản xuất, mở rộng diện tích góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải có sự chung tay góp sức của các cấp ngành để nâng cao giá trị của quýt, ổn định thị trường đầu ra. Làm ra sản phẩm đã là một khó khăn nhưng điều quan trọng hơn cả là phải làm như thế nào để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng. Tuy nhiên để làm sao sản phẩm của mình bán được giá cao không phải là điều đơn giản, khá nhiều bài học trong nông nghiệp về việc được mùa thì giá rẻ mà mất mùa thì giá cao.
  13. 6 Sản phẩm cung ứng cho thị trường là quả tươi, chính vì vậy nếu không có được đầu ra ổn định cùng với một mức giá phù hợp thì người dân sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, HQKT sẽ giảm sút thậm chí có nhiều hộ gia đình sẽ bị nợ nần. Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tại địa phương về tình hình tiêu thụ quýt của huyện thì tôi được biết quýt được tiêu thụ qua hai con đường đó là trực tiếp bán cho người tiêu dùng và tiêu thụ gián tiếp. 2.1.2. Cây Quýt (Citrus reticulata) 2.1.2.1. Nguồn gốc Quýt thuộc chi Cam chanh (Citrus) là một chi thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương (Rutaceae), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông nam châu Á. Là giống cây ăn quả có múi trồng nhiều nhất ở Việt Nam có tên khoa học là citrus reticulata. Cây quýt là một cây nhỏ, mép có răng cưa nhỏ mau, lá nhẵn thơm, vỏ cây cũng có mùi thơm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín màu vàng cam đỏ, vỏ mọng, nhẵn bóng, hơi lồi lõm dễ bóc, trong có những múi xếp hình nan hoa bánh xe. Khi chín ăn ngọt ngon. Trong múi có chứa nhiều hạt. 2.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng Quả quýt dùng để ăn tươi, vắt lấy nước uống, là loại quả có giá trị dinh dưỡng phong phú, trong 100g thực phẩm hấp thụ hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần, hàm lượng photpho gấp 5,5 lần, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần lê. Các thành phần dinh dưỡng trong quýt chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim. Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch, phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên người xơ cứng mạch máu và thiếu vitamin C nên thường xuyên uống
  14. 7 nước vỏ quýt ngâm. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dịch, chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. 2.1.2.3. Đặc tính kỹ thuật của cây quýt Quýt là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất đến trồng, chăm sóc, bón phân, thu hoạch,vận chuyển…và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Bởi vậy, phát triển cây quýt cần có sự đầu tư hợp lý và loại bỏ những phong tục, tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả. Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của cây quýt. * Nhân tố về điều kiện tự nhiên - Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây quýt từ 12 - 39 độ nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 29 độ, nơi có nhiệt độ bình quân năm là 150 độ là trồng được quýt. - Nước: Lượng mưa hàng năm là 1000 - 1500mm và phân bố đều là trồng quýt tốt. - Ánh sáng: Quýt ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó phân hóa mầm hoa, ít quả dẫn đến năng suất thấp. Cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 đến 15.000 lux. - Đất đai: Vùng có tầng đất dày >1m, thoát nước tốt nhất trong mùa mưa và có mực nước ngầm thấp, độ PH 4 - 8 tốt nhất 5,5 đến 6,5. * Nhân tố kỹ thuật - Giống: Chọn giống sạch bệnh, những giống cây đã được tuyển chọn tốt. - Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn để cây sinh trưởng, phát triển tốt.
  15. 8 Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây quýt ở cácđộ tuổi khác nhau Năm Phân chuồng Đạm Lân Kali Vôi bột tuổi (kg/cây) (g/cây) (g/cây) (g/cây) (kg/cây) 1-2 25-30 80-150 100-150 100-150 0,5 4-5 35-40 200-250 150-200 150-250 0,7-0,8 6-7 45-50 300-400 250-300 300-400 1,0 Trên 10 50-60 400-800 350-400 240 (Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bạch Thông) - Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng xen các cây khác (cây họ đậu) vào thời kỳ cây chưa khép tán để giữ ẩm, làm đất tơi xốp mặt khác lại giúp tăng thêm thu nhập từ các cây ngắn ngày đó. Các cây trồng xen phải cách gốc quýt từ 0,8 - 1m. - Tạo tán cây con: Tạo hình trong 2 - 3 năm cắt ngọn để cây phân cành, để lại 3 - 4 tầng cành, các tầng cách nhau từ 50 - 60 cm, mỗi tầng cành chọn lấy 3 cành mập, khoẻ, đều nhau, phân bố đều ra các hướng, những cành chọn để lại hàng năm bấm ngọn cho ra nhiều cành ngang để có tán to và thấp. Cắt tỉa cành đã có quả: + Cành quả hàng năm thường cho chồi ngọn và chồi nách lá ở gần ngọn phát triển thành, do đó không được cắt bớt cành nụ. + Những cành đã có quả rồi phần lớn năm sau không ra quả nữa, nên cắt bớt 1/3 cho mọc ra cành mới để năm sau ra quả. + Những cành cắt bỏ: Cắt bỏ những cành khô, cành tăm, cành mọc thẳng đứng, cành bị sâu bệnh nặng, những cành mọc dầy để tạo cho tán thoáng, ánh sáng có thể xuyên qua. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình sản xuất quýt ở Việt Nam Là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nghề trồng cây ăn quả. Ở Việt Nam cây quýt là một trong những cây ăn
  16. 9 quả dài ngày có năng suất cao, dễ khai thác,được trồng nhiều ở nhiều nơi trong cả nước như Bắc Kạn, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Trà Vinh, Nghệ An,... Từ sản xuất quýt bà con nông dân đã có thêm công ăn việc làm và có thu nhập cao. Bên cạnh đó góp phần tích cực vào cảnh quan môi trường sinh thái ở Việt Nam. Sản phẩm từ quýt chủ yếu được dùng để ăn tươi và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và một số được xuất khẩu sang nước khác. + Vùng miền núi Phía Bắc Vùng này có các tỉnh trồng quýt với diện tích lớn đó là: ở Bắc Sơn - Lạng Sơn, Bạch Thông - Bắc Cạn, Bắc Sơn – Lạng Sơn, tại những vùng này cam quýt trở thành thu nhập chính của hộ nông dân,đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các loại cây trồng khác trên cùng loại đất. Do loại hình sinh thái phong phú dẫn đến có nhiều loại cam quýt, đặc biệt ở vùng núi phía bắc là nơi chứa đựng tập đoàn giống cam quýt đa dạng. Cam quýt của nước ta phong phú về chủng loại giống, có nhiều giống nổi tiếng đặc trưng cho vùng. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích cam quýt còn gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp , kéo dài và không có giá trị, đó là do điều kiện thời tiết thất thường, cơ sở hạ tầng yếu kém, tiếp cận thị trường khó khăn, trình độ thâm canh thấp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm chạp do trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm chu đáo, công tác tuyển chọn giống và sản xuất cây giống chất lượng chưa được chú trọng đúng mức .Hàng năm diện tích và sản lượng cam quýt ở nước ta tăng nhanh nhưng năng suất còn khá khiêm tốn do điều kiện khí hậu thời tiết, do kỹ thuật chưa được áp dụng.v.v... Quýt vàng Bắc Sơn đã trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Cây quýt đã giúp nhiều hộ thoát nghèo vươn lên có cuộc sống khá giả. Toàn huyện Bắc Sơn hiện có 646 ha quýt được trồng ở hầu hết các xã, sản lượng trung bình mỗi năm từ 1.300 đến 1.600 tấn quả. Hiện nay toàn xã có 86ha quýt với gần 35.000 cây. Thị trường quýt có giá, đầu mùa còn có thể bán được 20.000 đến 30.000 đồng một kg nhưng vào chính vụ giá chỉ còn 10.000 đồng một kg. Tính
  17. 10 trung bình 1ha quýt thu hoạch 2,5 - 3 tấn quả thì sản lượng quýt toàn xã đạt trên 200 tấn/năm thu về tiền tỷ cho bà con. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, tại một số xã, vườn quýt đã bị thoái hoá, sâu bệnh dẫn đến năng suất, chất lượng giảm. Huyện Cao Phong có những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cây ăn quả có múi trong đó chủ lực là cây quýt. Trên địa bàn huyện loại cây này đã được trồng từ những năm 1960, đến nay trở thành cây trồng mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế nổi bật so với nhiều loại cây trồng khác. Hiện, trong tổng diện tích trên 1.100 ha cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong, có khoảng 920 ha trồng cam, quýt, diện tích trong thời kỳ kinh doanh khoảng 500 ha. Toàn bộ diện tích này đang được trồng các loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, điển hình như cam Xã Đoài, cam V2, cam CS1, cam đường canh, quýt Ôn Châu… Với giá bán trung bình từ 25.000 đồng đến 28.000 đồng.Do đó cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, mang lại mức thu bình quân khoảng 500-600 triệu đồng/ha. Dự kiến đến năm 2020, toàn huyện sẽ có khoảng 1.800 ha cam, quýt các loại được trồng ở tất cả các xã với sản lượng 20.000 tấn trở lên. Với giá trị kinh tế nổi bật, sự phát triển mạnh của cây cam và quýt được kỳ vọng sẽ là bước đột phá quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của huyện Cao Phong. Quýt Cao Phong Hòa Bình được trồng nhiều ở huyện Tân Lạc, huyện Cao phong Hòa Bình. Quýt Cao Phong Hòa Bình chủ yếu gồm 3 loại: quýt ngọt, quýt có vị hơi chua và quýt dẹt bánh xe. Quýt Hòa Bình có vỏ mỏng, ăn rất ngọt do địa thế nơi đây phù hợp với trồng cam quýt, cho năng suất cao và được thị trường ưa chuộng. Quýt Hòa Bình được trồng nhiều ở nông trường, chăm bón chủ yếu tự nhiên, không sâu bệnh, cung cấp cho thị trường loại trái cây giàu dinh dưỡng và an toàn
  18. 11 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Trên địa bàn xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Tại 3 thôn: Boóc Khún, Nà Thoi, Nà Vài xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - Thời gian: + Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2019, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2016-2018 + Đề tài được triển khai nghiên cứu đánh giá từ ngày 20/2/2019 tới ngày 20/05/2019 3.2. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn liên quan đến sản xuất quýt. - Đánh giá thực trạng trong sản xuất quýt và tiêu thụ quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ quýt trên địa bàn xã Quang Thuận. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao phát triển bền vững quýt. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập qua sách báo, qua website, qua các báo cáo có liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, qua các báo cáo tổng kết hàng năm, các tài liệu thống kê của xã Quang Thuận, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể, bao gồm:
  19. 12 - Số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - Quang Thuận qua các báo cáo cuối năm 2016, 2017, 2018. - Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng quýt của huyện, của các xã, được thu thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban tại phòng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông và tại các xã điều tra. - Các số liệu về diện tích, năng suất bình quân, sản lượng đạt được của cây quýt qua các năm trên Thế giới và Việt Nam qua các website. Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất tại địa phương mà người dân gặp phải. 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin, số liệu được thu thập từ các nguồn điều tra thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ địa phương. Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ có điều kiện kinh tế, diện tích trồng quýt khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất quýt nói riêng Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây quýt trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt của xã Quang Thuận. - Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ... Tình hình sản xuất quýt tại nông hộ như diện tích trồng quýt, chi phí trồng quýt, tổng thu nhập từ cây quýt, nơi cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất quýt. Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua
  20. 13 những câu hỏi “ đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ. * Phương pháp chuyên gia Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương như trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, người lãnh đạo, những người dân có uy tín tại địa phương. Phương pháp này cho phép khai thác thông tin bản địa của người dân địa phương. Thông tin, số liệu được thu thập từ các nguồn điều tra thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ địa phương. Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ có điều kiện kinh tế, diện tích trồng quýt khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất quýt nói riêng. Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thông tin, đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nông dân, cơ cấu cây quýt trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của cây quýt của xã Quang Thuận. - Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin cơ bản về nông hộ chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ... Tình hình sản xuất quýt tại nông hộ như diện tích trồng quýt, chi phí trồng quýt, tổng thu nhập từ cây quýt, nơi cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất quýt. Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua những câu hỏi “ đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ. * Phương pháp chuyên gia Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phương như trưởng thôn, hội trưởng hội nông dân, người lãnh đạo, những người dân có uy tín tại địa phương. Phương pháp này cho phép khai thác thông tin bản địa của người dân địa phương. 3.3.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 3.3.3.1. Đối với thông tin thứ cấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2