Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam
lượt xem 25
download
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trình bày tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Thực trạng về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam. Định hướng và giải pháp kiến nghị nhằm phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------------***-------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Nguyễn Trà My Lớp : Anh 2 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hiền Hà Nội, tháng 05 năm 2010
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. 0 LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ........................................................................................................ 5 1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ................................ 5 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu............................................ 5 1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu ......................................................... 5 1.1.2. Phân loại tín dụng xuất khẩu............................................................... 5 1.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ............................................. 9 1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm ......................................................................... 9 1.2.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ....................................... 11 1.3. Vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ............................................... 15 1.3.1. Giúp các nhà doanh nghiệp an tâm hơn trước các rủi ro .................. 16 1.3.2. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy sản xuất phát triển ........................................................................ 17 1.3.3. Mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp trong nước .................. 18 2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ....... 20 2.1. Nhân tố vĩ mô ......................................................................................... 20 2.2. Nhân tố vi mô ......................................................................................... 22 3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới trong việc phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và bài học cho Việt Nam.................................. 24 3.1. Kinh nghiệm của Brazil .......................................................................... 24 3.1.1. Chính sách phát triển ngoại thương của Brazil ................................. 25 3.1.2. Hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Brazil từ năm 1962 đến năm 1992 .................................................................................................... 26
- 3.1.3. Mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu mới của Brazil (từ năm 1992 đến nay) ............................................................................................................ 27 3.2. Kinh nghiệm của Mỹ .............................................................................. 32 3.2.1. Khái quát chung ................................................................................ 32 3.2.2. Vai trò của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ ....................................... 32 3.2.3. Chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ....................................... 33 3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam................................................... 35 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............... 39 1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua ........ 39 1.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ quý I/2007 đến quý I/2010 ...................................................................................................... 39 1.2. Một số hạn chế còn tồn tại ..................................................................... 43 1.2.1. Về năng lực sản xuất hàng xuất khẩu ................................................ 43 1.2.2. Về hoạt động xuất khẩu ..................................................................... 44 1.3. Nguyên nhân của những hạn chế và kết luận ....................................... 45 1.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế....................................................... 45 1.3.2. Kết luận ............................................................................................ 46 2. Thực trạng của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ........................... 46 2.1. Môi trường pháp lý ................................................................................. 46 2.1.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ...................................................................................... 46 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ............................................................................................................... 53 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu .......................................... 53 2.2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ........................... 59 CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................................... 64
- 1. Dự báo tình hình phát triển của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trong thời gian tới ............................................................................................ 64 1.1. Cơ sở dự báo ........................................................................................... 64 1.1.1. Cơ hội đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ...................... 64 1.1.2. Thách thức đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ............... 65 1.2. Dự báo .................................................................................................... 66 2. Định hƣớng triển khai và phát triển thị trƣờng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .................................................................................................................. 67 2.1. Mục tiêu .................................................................................................. 67 2.2. Định hướng cho mô hình công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Nhà nước............................................................................................................... 68 2.2.1. Về hình thức tổ chức ......................................................................... 68 2.2.2. Về cơ chế tài chính ............................................................................ 69 2.2.3. Về sản phẩm cung cấp....................................................................... 70 2.2.4. Về cơ chế phí bảo hiểm ..................................................................... 71 2.2.5. Về cơ chế bồi thường ........................................................................ 72 3. Những giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ............................................................ 73 3.1. Giải pháp vĩ mô....................................................................................... 73 3.2. Giải pháp vi mô....................................................................................... 74 3.2.1. Giải pháp cho khách hàng sử dụng (các doanh nghiệp xuất khẩu) .... 74 3.2.2. Giải pháp cho các nhà cung cấp dịch vụ ........................................... 75 4. Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ........ 76 4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................. 76 4.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước ................... 76 4.3. Kiến nghị đối với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ....................................................................................................................... 78 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. a PHỤ LỤC ................................................................................................................ i
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt TẮT WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới L/C Letter of Credit Thư tín dụng D/P Documents Against Payment Nhờ thu trả ngay (nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ) D/A Documents Against Acceptance Nhờ thu trả chậm (nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ) EC European Commission Uỷ ban châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu IRB Brazilian Reinsurance Institute Viện tái bảo hiểm Brazil CAMEX Chamber of Foreign Trade Phòng Ngoại Thương COFIG Council of Financing and Hội đồng Tài trợ và Bảo lãnh Guarantee FGE Exports Guarantee Fund Quỹ bảo lãnh xuất khẩu SBCE Brazilian Export Credit Hãng bảo hiểm tín dụng xuất Insurance Agency khẩu Brazil CCC Commodity Credit Corporation Tập đoàn tín dụng thương mại OPIC Overseas Private Investment Tập đoàn đầu tư tư nhân nước Corporation ngoài
- NAC National Advisory Council on Hội đồng tư vấn quốc gia về International Monetary and các chính sách tài chính và Finance Policy tiền tệ quốc tế ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức VDB Vietnam Development Bank Ngân hàng Phát triển Việt Nam OECD Organization for Economic Co- Tổ chức Hợp tác và phát triển operation and Development kinh tế SCM Agreement on Subsidies and Hiệp định về trợ cấp và các Countervailing Measures biện pháp đối kháng
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 1: Xuất khẩu từ quý I/2007 đến quý I/2010 .................................................. 39 Bảng 2: Doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu qua 3 năm từ 2007 đến 2009 .......... 53 Bảng 3: Cơ cấu doanh số cho vay theo thị trường .................................................. 54 Hình 1: Sơ đồ quy trình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đơn giản ............. 12 Hình 2: Sơ đồ quy trình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện đại .............. 13 Hình 3: Biểu đồ về tình hình kim ngạch xuất khẩu cả nước trong giai đoạn từ quý I/2007 đến quý I/2010 ........................................................................................... 40 Hình 4: Sơ đồ bộ máy hoạt động chính của mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 69
- 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Cùng với những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quá trình hội nhập thương mại giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới ngày càng diễn ra với tốc độ chóng mặt. Nhiều cơ hội giao dịch thương mại hấp dẫn được mở ra cho các cường quốc kinh tế lớn cũng như các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa các quốc gia tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế phải tự khẳng định vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh có tính quốc tế ngày càng diễn ra gay gắt với các công ty và doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các doanh nghiệp là tất yếu. Tuy nhiên, khi thị trường xuất khẩu của Việt Nam mở rộng, trong quá trình cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, việc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro trong hoạt động mua bán quốc tế là không thể tránh khỏi. Do vậy, việc tìm ra và áp dụng các hình thức hỗ trợ xuất khẩu mới thông qua việc hạn chế các rủi ro xảy ra trong hoạt động thương mại có tính toàn cầu như hiện nay tại Việt Nam là một yêu cầu hết sức cần thiết. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chính là một trong những hình thức đó. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã xuất hiện trên thế giới từ khá sớm. Hiện nay, hình thức này được rất nhiều nước ưa chuộng, đặc biệt là ở Châu Âu (thể hiện ở 80% hàng hóa xuất khẩu tham gia loại hình bảo hiểm này) 1. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn còn là một hình thức bảo hiểm mới mẻ, chưa mấy phát triển. Việc thúc đẩy hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển mặt hàng và thị trường xuất khẩu, yên tâm hơn khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu nhiều rủi ro. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam hiện còn ở quy mô rất nhỏ và hoạt động còn chưa đáng kể. Hiện nay, loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn chưa phát triển và mới chỉ ở dạng các sản phẩm bảo hiểm đơn giản. Số lượng doanh 1 http://www.gic.com.vn/index.php?mod=news&t=news210320081612281470&catid=cat2210200714310686 1&c=cat22102007143106861
- 2 nghiệp xuất khẩu áp dụng dịch vụ này vẫn còn hạn chế. Từ phía Nhà nước và các Bộ ngành, Việt Nam vẫn chưa chính thức ban hành chính sách và kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Đề án phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Xuất phát từ chính nhu cầu thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Giải pháp phát triển cho hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam” làm đề tài nghiên với hi vọng sẽ đưa ra được một cái nhìn tổng quan đối với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay và từ đó đưa ra những dự báo, định hướng phát triển cùng với giải pháp cho loại hình hoạt động này trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu nước ngoài về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Hiện nay, trên thế giới, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một trong những hình thức hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Do vậy đã xuất hiện khá nhiều những bài báo, bài viết và tài liệu nghiên cứu về loại hình bảo hiểm này. Trong số đó, phải kể đến một số công trình nghiên cứu được đánh giá cao như “The Handbook of International Trade and Finance” của Ander Grath hoặc “Credit Management Handbook” của Burt Edward… Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những lý luận chung về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở một số quốc gia trên thế giới, chứ chưa đi sâu phân tích kĩ về loại hình này ở một thị trường cụ thể nào. 2.2. Nghiên cứu trong nước về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Tại Việt Nam hiện nay, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu vẫn còn là một hoạt động mới mẻ, chưa thực sự phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong quá trình mua bán quốc tế của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước với đối tác quốc tế. Bên cạnh đó, những tài liệu nghiên cứu về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nước ta vẫn còn khá hạn chế, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra cái nhìn tổng quát về loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, chứ chưa đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển lâu dài hoạt động này tại Việt Nam trong tương lai.
- 3 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện với ba mục đích chính: Thứ nhất, làm rõ các khái niệm về bảo hiểm, tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như những đặc điểm cơ bản và vai trò của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm đưa lại cái nhìn tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và kinh nghiệm của một số nước phát triển hoạt động này trên thế giới; Thứ hai, nghiên cứu thực trạng của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời làm rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong việc áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam; Cuối cùng, trên cơ sở các phân tích trên, sẽ đưa ra những dự báo, định hướng phát triển cùng với giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, vốn còn rất mới mẻ tại Việt Nam này trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt đi sâu phân tích kinh nghiệm của một số nước được coi là có hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phát triển mạnh trên thế giới, qua đó rút ra những bài học cũng như ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế đến cách thức, quy mô của hoạt động này trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2005 trở lại đây. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng chọn một số nước phát triển hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm so sánh, phân tích và đánh giá những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở các nước này, qua đó có thể rút ra kinh nghiệm cho hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam. Khi lựa chọn một số nước phát triển để phân tích, đề tài cũng giới hạn sự lựa chọn chỉ ở hai nước là Brazil và Mỹ. Đây là hai trong số
- 4 những thị trường có tốc độ phát triển mạnh trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích - thống kê, tổng hợp khảo sát, hệ thống hoá và luận giải nhằm rút ra được những luận cứ logic nhất từ đó tổng hợp đánh giá đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp so sánh cũng được áp dụng để nêu bật những điểm mạnh và cơ hội của hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam so với hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại một số nước phát triển trên thế giới. 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Kết quả dự kiến của đề tài là đề xuất được các nhóm biện pháp trên nhiều phương diện (vĩ mô, vi mô, pháp lý), mang tính thực tiễn cao, có khả năng áp dụng trực tiếp vào thực tế, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển trong tương lai thông qua hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đang ngày càng trở nên phổ biến này, đồng thời làm cơ sở nghiên cứu cho các quyết định của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc vạch ra hướng đi và các giải pháp cụ thể hơn phù hợp với mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Chƣơng 2: Thực trạng về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp kiến nghị để phát triển và nâng cao hiệu quả thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
- 5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 1. Tổng quan về hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm về tín dụng xuất khẩu Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyển sử dụng vốn từ người cho vay sang người đi vay trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định (được gọi là lãi vay). Dựa trên khái niệm tín dụng nêu trên, có nhiều cách thức để phân chia hoạt động tín dụng thành các loại khác nhau như: tín dụng thương mại, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng…Tuy nhiên phạm vi đề tài chỉ đề cập đến tín dụng xuất khẩu. “Tín dụng xuất khẩu” là khoản tín dụng dùng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, cụ thể là khoản tín dụng của người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu hoặc khoản cho vay trung và dài hạn mà ngân hàng dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. 1.1.2. Phân loại tín dụng xuất khẩu 1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng a. Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu Tín dụng xuất khẩu do Nhà nước cấp được chia thành 2 loại sau: Nhà nước cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu nước ngoài: Nhà nước trực tiếp cho nước ngoài vay với lãi suất ưu đãi để sử dụng số tiền đó mua hàng của nước cho vay. Nguồn vốn cho vay thường lấy từ Ngân sách Nhà nước. Việc cho vay này thường kèm theo các điều kiện kinh tế và chính trị có lợi cho nước cho vay vốn là những quốc gia có tiềm lực kinh tế. Hình thức này có tác dụng giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh được xuất khẩu vì có sẵn thị trường đồng thời giải quyết được tình trạng dư thừa hàng hoá ở trong nước. Nhà nước cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thường rất lớn. Người xuất
- 6 khẩu cần có một số vốn cả trước khi giao hàng và sau khi giao hàng để thực hiện một số hợp đồng xuất khẩu. Nhiều khi người xuất khẩu cũng cần có thêm vốn để kéo dài các khoản tín dụng ngắn hạn mà họ dành cho người mua nước ngoài. Đặc biệt, khi áp dụng phương thức bán chịu, thu tiền hàng xuất khẩu sau thì việc cấp tín dụng xuất khẩu trước khi giao hàng hết sức quan trọng. Hiện nay, nhiều chương trình phát triển xuất khẩu không thể thiếu được việc cấp tín dụng của Chính phủ theo các điều kiện ưu đãi. b. Ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu: Các ngân hàng thường hỗ trợ cho các chương trình xuất khẩu bằng cách cung cấp tín dụng ngắn hạn trong giai đoạn trước và sau khi giao hàng, chủ yếu dưới hai hình thức là chiết khấu các giấy tờ có giá hoặc tạm ứng theo các chứng từ hàng hóa. Trên cơ sở đó, nhà xuất khẩu có thể nhận bộ chứng từ hàng hoá có kèm hối phiếu chấp nhận trả tiền của nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng hoặc cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, nhà nhập khẩu sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển séc hoặc bằng kỳ phiếu trả tiền ngay cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng. c. Tín dụng do nhà xuất khẩu cấp Lấy thời điểm chuyển giao hàng hoá làm mốc, tín dụng do nhà xuất khẩu cấp hàm ý người bán (hay nhà xuất khẩu) giao hàng trước và thu tiền sau, hay nói cách khác, người bán cung cấp cho người mua (hay nhà nhập khẩu) một khoản tín dụng theo sự thoả thuận giữa hai bên. Ngoài ra, tín dụng do nhà xuất khẩu cấp có thể hiểu là tín dụng dưới hình thức nhà xuất khẩu bán chịu, nhà nhập khẩu trả chậm với lãi suất ưu đãi mà người xuất khẩu dành cho người nhập khẩu. d. Tín dụng do nhà nhập khẩu cấp Tín dụng do nhà nhập khẩu cấp được hiểu là nhà nhập khẩu phải trả cho nhà xuất khẩu toàn bộ hoặc một phần tiền hàng trước khi nhà xuất khẩu chuyển giao hàng hoá dưới quyền định đoạt của người mua hoặc trong khoảng thời gian từ khi nhà xuất khẩu chấp nhận đơn hàng cho đến trước khi nhà xuất khẩu thực hiện đơn
- 7 hàng của nhà nhập khẩu. Việc ứng trước tiền phụ thuộc vào tầm quan trọng của hàng hoá, thời hạn sản xuất của hàng hoá, mối quan hệ giữa các bên giao dịch và tập quán trong ngành buôn bán có liên quan. Số tiền ứng trước chính là khoản tín dụng mà nhà nhập khẩu cung cấp cho nhà xuất khẩu. Do được cấp tín dụng nên vị thế tài chính của nhà xuất khẩu được củng cố, đồng thời nhà xuất khẩu chắc chắn bán được hàng. 1.1.2.2. Căn cứ vào quy trình xuất khẩu a. Tín dụng trước khi giao hàng (trước xuất khẩu) Loại tín dụng ngân hàng này cần cho người xuất khẩu để đảm bảo các khoản chi phí sau: - Mua nguyên vật liệu; - Sản xuất hàng xuất khẩu; - Sản xuất bao bì cho xuất khẩu; - Chi phí vận chuyển hàng ra đến cảng, sân bay... để xuất khẩu; - Trả tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, thuế... Lãi suất tín dụng xuất khẩu là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của người xuất khẩu. Vì vậy, nhiều nước đã cấp tín dụng với mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thương mại để người xuất khẩu có thể bán được sản phẩm với giá thấp, từ đó tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ nội địa ở thị trường nước ngoài. Lãi suất càng thấp thì chi phí xuất khẩu càng giảm và khả năng cạnh tranh của người xuất khẩu càng tăng. b. Tín dụng xuất khẩu sau khi giao hàng (sau xuất khẩu) Đây là loại tín dụng do ngân hàng cấp dưới hình thức mua (chiết khấu) hối phiếu xuất khẩu hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hoá. Loại hối phiếu này cùng với các điều kiện thanh toán do người xuất khẩu và nhập khẩu thoả thuận là những cơ sở quan trọng để ngân hàng cấp tín dụng sau khi giao hàng. Tín dụng sau khi giao hàng thường được vay cho các khoản tín dụng trước khi giao hàng. Mặt khác, nó còn được vay cho các khoản tiền thuế sẽ được hoàn lại trong tương lai cho người xuất khẩu.
- 8 Như vậy, tín dụng xuất khẩu trước và sau khi giao hàng theo mức lãi suất ưu đãi không đơn giản chỉ giúp người xuất khẩu thực hiện được chương trình xuất khẩu của mình, mà còn giúp họ giảm chi phí về vốn cho hàng xuất khẩu cũng như giảm giá thành xuất khẩu. Ngoài ra, tín dụng xuất khẩu còn giúp cho người xuất khẩu có khả năng bán hàng của mình theo điều kiện dài hạn đồng thời tăng sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trước sản phẩm của đối thủ trên thị trường nước ngoài. Người xuất khẩu cần nhận được các loại đảm bảo về tài chính từ phía ngân hàng bằng các loại trái phiếu, hoặc sự bảo lãnh của ngân hàng... có nghĩa là cần có sự bảo lãnh đối với hầu hết các dịch vụ xuất khẩu một cách gián tiếp. Điều đó cũng phụ thuộc vào khả năng và uy tín của người xuất khẩu. 1.1.2.3. Căn cứ vào sự đảm bảo a. Tín dụng xuất khẩu có bảo đảm Là hình thức cấp tín dụng nhằm phục vụ, liên quan đến hoạt động xuất khẩu dựa trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác, có thể là ngân hàng hoặc Nhà nước. Nếu xảy ra rủi ro đối với khoản tín dụng trên thì bên thứ ba sẽ phải chịu trách nhiệm. Thông thường Nhà nước phát hành bảo lãnh dưới hai hình thức là bảo lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu và bảo lãnh trước khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu thực hiện cấp cho nhà nhập khẩu. Trong khi đó, các ngân hàng phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh nhằm cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn hoặc bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. b. Tín dụng xuất khẩu không có bảo đảm Là hình thức cấp tín dụng có liên quan hoặc nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu mà không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba và chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
- 9 1.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu 1.2.1 Khái niệm về bảo hiểm Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng chúng ta vẫn có nguy cơ gặp phải rủi ro bất ngờ xảy ra, ảnh hưởng đến tình hình tài chính cũng như ảnh hưởng đến đời sống của mỗi cá nhân. Rủi ro luôn xảy ra một cách bất ngờ, và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Con người không thể loại trừ được hoàn toàn rủi ro, mà chỉ có thể dự đoán và đưa ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế những tác động xấu và thiệt hại gây ra bởi rủi ro. Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp đối phó như: Tránh né rủi ro: Ví dụ: để tránh tai nạn giao thông, hạn chế đi lại; tránh tai nạn lao động, người ta chọn những nghề không nguy hiểm… Ngăn ngừa tổn thất: tức là đưa ra các hành động nhằm làm giảm tổn thất hoặc giảm mức thiệt hại do tổn thất gây ra. Ví dụ: phòng chống hoả hoạn, người ta thực hiện tốt phòng cháy chữa cháy; phòng tránh tai nạn, tham gia giao thông phải đúng luật… Chấp nhận rủi ro chủ động bằng cách lập quỹ dự phòng tài chính như tích luỹ để dành (tiết kiệm). Tuy nhiên giải pháp này chỉ áp dụng đối với những người có thu nhập cao và khả năng tích luỹ lớn, thường chỉ đáp ứng được những thiệt hại tài chính có quy mô nhỏ vì yêu cầu về chi phí để lập quỹ dự phòng rất lớn, thường chiếm khoảng 70-80% giá trị tổn thất dự tính. Tương trợ nhau: Hình thức này ban đầu được hình thành một cách tự phát, sau này phát triển dần lên thành các tổ chức có quy định và quản lý chặt chẽ được gọi là hội tương hỗ. Đây chính là hình thức sơ khai của bảo hiểm. Như vậy, đứng trên góc độ tài chính, bảo hiểm là hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc hoàn trả có điều kiện và không tương đương giữa những người góp vốn thành lập quỹ dự phòng chung (hay còn gọi là quỹ bảo hiểm) nhằm mục đích khắc phục hậu quả của những rủi ro bất ngờ, từ đó ổn định kinh doanh và đời sống.
- 10 Với cơ chế hoạt động là tạo ra một “sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít” trên cơ sở quy tụ nhiều người có cũng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những tổn thất, hoạt động bảo hiểm luôn gắn chặt, xoay quanh việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm. Nguồn thu hình thành quỹ bảo hiểm càng lớn khi số lượng người tham gia bảo hiểm càng đông. Số người tham gia bảo hiểm lớn hơn rất nhiều so với số người tham gia bảo hiểm gặp rủi ro. Quỹ bảo hiểm trước hết và chủ yếu được sử dụng để bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm khi xảy ra các rủi ro được bảo hiểm. Ngoài ra, quỹ bảo hiểm còn được sử dụng để trang trải cho một số chi phí khác. Đối với người tham gia gặp phải rủi ro thì phí bảo hiểm nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền bồi thường. Vai trò của bảo hiểm là hết sức to lớn đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, xã hội. Bảo hiểm có nhiều lợi ích khác nhau, trong đó phải kể đến những tác dụng quan trọng sau đây: Ổn định kinh doanh và đời sống bằng cách hạn chế rủi ro và mức độ tổn thất xảy ra: Bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về tài chính do rủi ro bất ngờ gây nên. Từ đó giúp mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hay doanh nghiệp khôi phục lại điều kiện kinh tế ban đầu, ổn định sản xuất kinh doanh và chính sự ổn định của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức sẽ tạo ra sự ổn định chung cho toàn xã hội. Đây có thể coi là vai trò quan trọng nhất của bảo hiểm xét trên phạm vi vĩ mô của nền kinh tế. Các công ty bảo hiểm sẵn sàng thanh toán các chi phí hợp lý đối với người thứ ba tham gia hạn chế tổn thất, vì vậy sẽ khuyến khích mọi người tích cực tham gia cứu chữa, do đó sẽ hạn chế được tổn thất có thể xảy ra. Góp phần tăng tỷ lệ tiết kiệm trong xã hội và phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán: Đứng trên góc độ của toàn nền kinh tế quốc dân, mỗi một cá nhân hay tổ chức khi tham gia bảo hiểm cũng có nghĩa đã thực hiện tiết kiệm để tăng tích luỹ vốn đầu tư phát triển nền kinh tế. Với việc thu phí bảo hiểm theo nguyên tắc ứng trước, các công ty bảo hiểm chiếm giữ một quỹ tiền tệ tạm thời nhàn rỗi rất lớn của người tham gia bảo hiểm, thể hiện cam kết của họ đối với người tham gia bảo hiểm này. Do vậy, các công ty bảo hiểm có thể sử dụng số tiền nhàn rỗi này đầu tư sinh lời mua trái phiếu, cổ phiếu, gửi tại ngân hàng hoặc
- 11 đầu tư vào thị trường bất động sản. Hiện nay trong số các tổ chức trung gian tài chính, bảo hiểm chỉ đứng vị trí thứ 2 sau các ngân hàng thương mại trong việc huy động và cung cấp vốn cho thị trường tài chính2. Tiết kiệm chi, tăng thu Ngân sách Nhà nước: Trước những tổn thất do thiên tai hoặc những rủi ro gây ra trên phạm vi diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định kinh tế xã hội, các công ty bảo hiểm sẽ gánh bớt cho Ngân sách Nhà nước những khoản chi trợ cấp cho các đối tượng tham gia bảo hiểm trong trường hợp gặp phải rủi ro. Bên cạnh đó, xét trên phạm vi của một quốc gia, khi bảo hiểm cung cấp dịch vụ cho các công ty đầu tư nước ngoài hay thực hiện bảo hiểm ra nước ngoài (xuất khẩu bảo hiểm) cũng có nghĩa là bảo hiểm góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước. 1.2.2. Tổng quan về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và những tác động xấu của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự ổn định tài chính cho các doanh nghiệp, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đã ra đời với vai trò là một công cụ hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại cho nhà nhập khẩu nước ngoài hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung hoặc dài hạn nhằm phục vụ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu. Nói cách khác, mục đích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là giúp các doanh nghiệp cũng như ngân hàng cấp tín dụng tránh được các rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng. Có hai loại rủi ro xảy ra đối với khoản tín dụng: Rủi ro kinh tế (hay còn gọi là rủi ro thương mại): khả năng tài chính của người mua không đủ để thanh toán tín dụng (phá sản, thua lỗ kéo dài…); Rủi ro chính trị: những sự kiện xảy ra ngòai khả năng tài chính khiến cho người mua không thể thanh toán được khoản tín dụng (chiến tranh, khủng bố, đình công…). 2 Frederic S. Mishkin, Columbia University: “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets”, Third Edition, Harper Collins Publishers, New York 1992.
- 12 Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được khuyến khích sử dụng cho những hợp đồng chấp nhận phương thức thanh toán ghi sổ hoặc trả chậm, và các hoạt động tài trợ vốn lưu động xuất khẩu. Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn thất do không thanh toán những khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán hoặc những khoản cho vay trung - dài hạn khi có các rủi ro chính trị hay kinh tế như đã trình bày ở trên. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được chia thành 2 loại: Ngắn hạn: có thời hạn 12 tháng, là loại bảo hiểm cam kết bù đắp một tỷ lệ phần trăm nhất định giá trị hóa đơn khi xảy ra rủi ro kinh tế hoặc chính trị dẫn đến việc người mua không trả được tiền. Phần trăm bù đắp rủi ro thường dao động từ 80-95% tùy theo từng đối tượng cung cấp bảo hiểm (các công ty bảo hiểm tư nhân hoặc các ngân hàng xuất nhập khẩu của từng quốc gia). Trung – dài hạn: bù đắp một tỷ lệ phần trăm nhất định giá trị hợp đồng ròng, thường đối với những hợp đồng máy móc hoặc vốn lớn có thời hạn trên 1 năm đến 10 năm, tùy quy định của từng công ty cung cấp bảo hiểm. Hình 1: Sơ đồ quy trình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đơn giản Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai nhằm cải thiện cán cân thanh toán, phát triển kỹ năng tài chính của người xuất khẩu, nâng cao nhận thức của các
- 13 ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu vì lợi ích quốc gia cũng như tăng cường hoạt động hối đoái nhờ sự hỗ trợ của các khoản đầu tư nước ngoài. Hình 2: Sơ đồ quy trình hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu hiện đại (1) Hợp đồng xuất nhập khẩu được ký kết. (2) Nhà nhập khẩu phải ứng trước một khoản đảm bảo (nếu Ngân hàng cho vay yêu cầu). (3) Ngân hàng cho vay mua bảo hiểm tín dụng tại một Tổ chức tín dụng xuất khẩu. (4) Nhà xuất khẩu thoả thuận các điều kiện và cam kết với Ngân hàng cho vay. (5) Thoả thuận cho vay giữa Ngân hàng cho vay và nhà nhập khẩu được ký kết. Số tiền cho vay chính bằng giá trị lô hàng trong hợp đồng xuất nhập khẩu. (6) Ngân hàng cho vay thanh toán cho nhà xuất khẩu giá trị lô hàng được mua bán. (7) Nhà nhập khẩu phải trả cho Ngân hàng cho vay số tiền đã vay (giá trị lô hàng sau khi trừ đi số tiền đảm bảo ban đầu, nếu có) và tiền lãi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hệ thống Logistics toàn cầu (2010)
97 p | 220 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh Chợ Lớn - Nguyễn Thị Mỹ Duyên
105 p | 205 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối lốp ô tô tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng
75 p | 159 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may Việt Nam
86 p | 184 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Võ Lao, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
104 p | 58 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
81 p | 134 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hoạt động markeing mix cho Công ty TNHH Jollibee Việt Nam chi nhánh Hải Phòng
63 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam tại phòng giao dịch Lạch Tray
73 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Hạnh Huyên
105 p | 13 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty TNHH Hợp Tác Kinh Tế Đại Việt
68 p | 21 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Thiết bị xây dựng Hoàng Minh trên thị trường nội địa
80 p | 11 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing giúp phát triển Trung tâm Anh ngữ Newton
66 p | 14 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại Công ty cổ phần DOHA Logistics
87 p | 13 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động Marketing mix tại Công ty TMCP Ngũ Phúc
75 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hoạt động marketing tại Công ty giải trí Vhunter
97 p | 11 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nước mắm Lương Hải
77 p | 16 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp thu hút nguồn nhân lực tuyển dụng cho các doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Tìm kiếm và Phát triển nguồn nhân lực Gjobs
78 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Nhà hàng lẩu nướng Gogi House Lê Hồng Phong
72 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn