Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 65
download
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm trình bày về những lý luận chung về đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm và các mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ====o0o==== KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Người thực hiện : Hoàng thị hải như Lớp : A14 – 41D – KTNT Người hướng dẫn : T.S VŨ THỊ KIM OANH HÀ NỘI, 2006
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Mục Lục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU Chương một: Những lý luận chung về đầu tư mạo hiểm................................... 4 I. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của đầu tư mạo hiểm .......................................... 4 II. Các yếu tố cấu thành đầu tư mạo hiểm .............................................................. 7 1. Vốn mạo hiểm ................................................................................................... 7 2. Chủ thể tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm .................................................... 9 a. Các nhà đầu tư ........................................................................................... 9 b. Các nhà quản lý vốn mạo hiểm ................................................................... 10 c. Các doanh nhân khởi nghiệp ....................................................................... 10 3. Quy trình đầu tư mạo hiểm ................................................................................ 10 a. Lựa chọn dự án ........................................................................................... 10 b. Phân đoạn cấp vốn ...................................................................................... 11 c. Kết thúc đầu tư ........................................................................................... 12 III. Quỹ đầu tư mạo hiểm và các mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm ............................ 15 1. Quỹ đầu tư mạo hiểm ........................................................................................ 15 2. Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm ................................................................... 16 3. Chức năng của quỹ đầu tư mạo hiểm ................................................................. 17 a. Nhóm chức năng tài chính .......................................................................... 17 b. Nhóm chức năng phi tài chính .................................................................... 18 4. Các mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm .................................................................... 20 a. Mô hình Limited partnership ........................................................................ 20 b. Mô hình đơn vị tín thác ................................................................................ 21 c. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn .......................................................... 22 d. Mô hình công ty cổ phần .............................................................................. 22 IV. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển kinh tế ................................ 23 1. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp ...................................... 23 2. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với thị trường tài chính ................................... 25 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 3. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với quá trình đổi mới công nghệ ..................... 26 Chương Hai: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á .................. 29 I. Sự ra đời và phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới ................................... 29 II. Đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á.......................................................... 32 1. Đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc ...................................................................... 32 2. Đầu tư mạo hiểm tại Ấn Độ ............................................................................... 35 a. Tình hình chung............................................................................................. 35 b. Nhận xét ........................................................................................................ 39 3. Đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan ........................................................................... 41 a. Các kết quả đạt được .................................................................................... 42 b. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan ....... 44 4. Đầu tư mạo hiểm tại Singapore .......................................................................... 46 a. Bối cảnh chung ............................................................................................ 46 b. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Singapore ...... 49 III. Một số kết luận rút ra từ hoạt động đầu tư mạo hiểm tại các nước châu Á........ 51 1. Sự hình thành đầu tư mạo hiểm ......................................................................... 51 2. Mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế hoạt động đầu tư mạo hiểm ................ 53 3. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm ................................. 55 Chương Ba: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam ............................................................... 58 I. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam ....... 58 II. Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam .......................................... 60 1. Giai đoạn từ 1990 – 2002................................................................................. 60 2. Giai đoạn từ 2002 đến nay ............................................................................... 64 3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua ..................................................................... 68 a. Thuận lợi ..................................................................................................... 68 b. Khó khăn ..................................................................................................... 69 III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 71 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1. ĐTMH chỉ có thể phát huy vai trò của nó đối với nền kinh tế khi được phát triển dựa trên nhu cầu của thị trường ............................................................................. 72 2. Lĩnh vực mà các quỹ ĐTMH hướng đến trong giai đoạn đầu là lĩnh vực công nghệ cao ................................................................................................................ 72 3. Khu vực kinh tế tư nhân, lớp doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chính của quỹ ĐTMH ........................................................................................................... 73 4. Mô hình tổ chức quỹ ĐTMH được coi là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mô hình quỹ – công ty cổ phần ............................................................ 73 5. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của ĐTMH ............................................................................. 74 6. Phát triển ĐTMH là cả quá trình, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế ................................................ 77 IV. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam ....... 79 1. Hoàn thiện môi trường thể chế khuyến khích phát triển hình thức đầu tư mạo hiểm ...................................................................................................................... 79 a. Xây dựng khung khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm .................. 79 b. Hoàn thiện các thể chế trên thị trường vốn nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm ............................................................................................................ 81 c. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền.................. 83 d. Khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động đầu tư mạo hiểm .................... 84 e. Nâng cao tinh thần kinh doanh trong xã hội ................................................. 84 2. Các biện pháp khuyến khích về tài chính dành cho nhà đầu tư mạo hiểm .......... 85 a. Đầu tư của nhà nước vào các quỹ đầu tư mạo hiểm ...................................... 85 b. Tín dụng đầu tư mạo hiểm ........................................................................... 85 c. Các ưu đãi về thuế........................................................................................ 86 d. Trợ cấp ........................................................................................................ 86 3. Xúc tiến đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam .............................................................. 87 a. Xây dựng Website chung về hoạt động đầu tư mạo hiểm ............................. 87 b. Đào tạo, phổ biến kỹ năng đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao ......... 88 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam c. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường vốn mạo hiểm ở Việt Nam ..................................................................................................... 88 4. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đầu tư mạo hiểm ................................ 89 5. Phát triển các mạng lưới hỗ trợ đầu tư mạo hiểm ............................................... 90 a. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin ................................................................. 90 b. Phát triển các mô hình vườn ươm công nghệ……………………………… 91 c. Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn .............................................................. 92 d. Thành lập hiệp hội đầu tư mạo hiểm ............................................................ 92 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐTMH: Đầu tư mạo hiểm R& D: Research and development: Nghiên cứu và phát triển ĐTNN: Đầu tư nước ngoài ROI: Return on investment: Suất sinh lời của vốn đầu tư LBI: Leverage buy in: Mua lại nhờ vốn vay KHCN: Khoa học công nghệ CNC: Công nghệ cao KCNC: Khu công nghệ cao CNTT: Công nghệ thông tin CTCP: Công ty cổ phần TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TTCK: Thị trường chứng khoán GDP: Tổng sản phẩm quốc nội MPDF: Chương trình phát triển dự án Mekong OECD: Tổ chức hợp tác vàphát triển quốc tế WB: Ngân hàng thế giới 1 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới, khái niệm đầu tư mạo hiểm không còn là một khái niệm mới mẻ, và hoạt động đầu tư mạo hiểm thì đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung cũng như thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Tại châu Á, đầu tư mạo hiểm tuy ra đời chưa lâu nhưng ngày càng được quan tâm hơn bởi các nhà đầu tư cũng như chính phủ. Các nước khác trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, v.v…. cũng đã quan tâm đến vấn đề này. Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động đầu tư mạo hiểm đang được manh nha hình thành với một số Quỹ đầu tư mạo hiểm đã được thành lập. Tuy nhiên sự thành công của các quỹ này và nhất là tác động của các quỹ đó tới sự phát triển của nền kinh tế, và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân là rất hạn chế. Như vậy, thực chất, để phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, Việt nam có cần phải thúc đẩy sự hình thành và phát triển của đầu tư mạo hiểm không? Việt Nam nên lựa chọn những giải pháp nào, đâu là những yếu tố quan trọng để góp phần tạo ra thành công cho hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, v.v…? Những câu hỏi này đang cần được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đã chính thức gia nhập ngôi nhà Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang đặt ra những tiềm năng cũng như thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc mở cửa nền kinh tế sẽ kéo theo những tác động dây chuyền lan toả tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Và đầu tư mạo hiểm không nằm ngoài mối quan hệ đó. Thực tế của hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới nói chung và ở châu Á nói riêng đã chứng minh được những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế và cũng đã cho thấy tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển ĐTMH. Do vậy việc nghiên cứu những đặc điểm của ĐTMH cũng như vai trò của nó tới nền kinh tế sẽ giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của nó để áp dụng cho phù hợp với tình hình hiện nay của Việt Nam. Để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, em đã chọn đề tài là “Hoạt động đầu tƣ mạo hiểm tại một số nƣớc châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp cho mình. 2 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nhiệm vụ chính của khoá luận là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề sau: Hệ thống hoá những nội dung lý luận cơ bản của đầu tư mạo hiểm và hoạt động đầu tư mạo hiểm gắn liền với quỹ đầu tư mạo hiểm Phân tích thực trạng đầu tư mạo hiểm của một số nước châu Á Phân tích thực trạng đầu tư mạo hiểm của Việt nam thời gian qua, Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực tế hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm trong thời gian tới. Khoá luận sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp từ các tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp thống kê. Các số liệu sử dụng trong khoá luận chủ yếu tổng hợp từ các nghiên cứu đã được thực hiện về các vấn đề liên quan mà không qua khảo sát và điều tra riêng. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm ba chương: Chương Một: Những lý luận chung về đầu tư mạo hiểm Chương Hai: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á Chương Ba: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam Trong đó, chương Một đề cập đến các vấn đề có tính chất tổng quan về đầu tư vốn mạo hiểm cũng như các kiến thức cơ bản về hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm và vai trò của đầu tư vốn mạo hiểm đối với nền kinh tế nói. Chương Hai sẽ đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á, qua đó đưa ra một số nhận xét về hoạt động đầu tư mạo hiểm ở châu Á nói chung. Và chương Ba, sau khi nghiên cứu thực trạng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như các yếu tố tác động đến đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm và tổng hợp một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian tới. 3 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh, Bộ môn Đầu tư nước ngoài, Khoa Kinh tế ngoại thương, người đã trực tiếp hướng dẫn Em tận tình trong suốt thời gian qua cũng như toàn thể các thầy - cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt cho Em những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đồng thời, Em cũng chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đặng Thị Thu Hoài, cán bộ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cũng như các anh chị cán bộ và nhân viên Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam và Công ty giải pháp phần mềm Hoà Bình Peacesoft đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và trả lời các câu hỏi liên quan tới khoá luận của Em. Đầu tư mạo hiểm là một đề tài mới và khó, phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, những kiến thức liên quan tới vấn đề này cũng chưa được hệ thống hoá và có tính “giáo khoa”. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, tác giả thực hiện Khoá luận này với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư mạo hiểm tại châu Á và Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, xin trân trọng biết ơn và tiếp nhận sự góp ý chân tình của thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này. 4 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam CHƢƠNG MỘT NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM I.Khái niệm, đặc điểm, bản chất của đầu tƣ mạo hiểm Mặc dù đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) đã xuất hiện từ lâu và không còn mới mẻ đối với nhiều người nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất ĐTMH là gì. Hơn nữa do đặc thù kinh doanh của từng khu vực trên thế giới có sự khác biệt nên có khá nhiều cách hiểu tương đối khác nhau về ĐTMH. Về mặt ngữ nghĩa học, ĐTMH là được sử dụng từ tiếng Anh là “Venture Capital”. Thuật ngữ venture có nghĩa tổng quát là một hành vi dám chấp nhận rủi ro, được gọi là mạo hiểm. ngoài ra, “venture” cũng được hiểu tương đương với một hành vi đầu tư dưới các hình thức của đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta cần thiết gọi tên loại hình đầu tư này là “ đầu tư mạo hiểm” là để phân biệt với hoạt đông đầu tư trực tiếp thông thường, là để nhấn mạnh tới tính rủi ro cao hơn mà các nhà đầu tư phải chấp nhận khi tiến hành đầu tư cho các dự án nhiều tính sáng tạo. Về mặt kinh tế học: ĐTMH là một thuật ngữ chung nhằm miêu tả việc đầu tư cho các dự án công nghệ hay khoa học đặc bịêt đang trong tình trạng “khát vốn”, điển hình là các công ty vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn khởi sự, có ý tưởng hay kế hoạch kinh doanh tốt. Nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ phần hay lợi nhuận nếu công ty đó phát triển tốt, ngược lại nếu công ty thất bại, nhà đầu tư bị mất phần đã đầu tư vào. Do đó, ĐTMH nhìn chung là một hoạt động mang tính rủi ro rất lớn nhưng đồng thời cũng hàm chứa tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. ĐTMH ở từng khu vực mà có cách hiểu khác nhau Tại châu Á: thuật ngữ này đề cập đến việc đầu tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa được niêm yết chứng khoán và ở mức độ nào đó, có sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình quản lý công ty. Tại châu Âu: theo ngân hàng Natwest – Anh Quốc thì ĐTMH là một hoạt động được quản lý bởi các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư dài hạn với độ rủi ro tài chính cao cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đã phát triển, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng có tiềm năng tăng trưởng. Đây là 5 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cách hiểu chung của các nước châu Âu về ĐTMH và được coi là cách hiểu theo nghĩa rộng, bởi vì: xét về giai đoạn đầu tư, nó bao gồm cả khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã tăng trưởng rồi (tức là không chỉ đầu tư cho doanh nghiệp từ lúc khởi đầu) và thậm chí cả khoản đầu tư mua lại công ty (MBOs, MBIs)1; về lĩnh vực đầu tư, ĐTMH có thể đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, kể cả những lĩnh vực không phải là những ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới. Tại Mỹ, theo Hiệp hội ĐTMH Mỹ: ĐTMH là đầu tư vốn vào doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có khả năng tăng trưởng nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ. Điểm khác biệt trong quan niệm về ĐTMH giữa Mỹ và châu Âu đó là: theo quan điểm của Mỹ, ĐTMH không bao gồm những khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã phát triển và mua quyền quản lý công ty như ở châu Âu, và lĩnh vực đầu tư chủ yếu là những ý tưởng sáng tạo mới và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao2. Đây được coi là cách hiểu theo nghĩa hẹp và được nhiều người chấp nhận. Nhƣ vậy, có thể tổng quát lại và đƣa ra một khái niệm về ĐTMH nhƣ sau: “ĐTMH là sự kết hợp giữa hoạt động đầu tư và tài chính. Nó không chỉ hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao mà còn bao gồm cả mọi hoạt động khác trong nền kinh tế. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình thương mại hoá để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện cả quá trình thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết chứng khoán, công ty có thể phải chịu rủi ro rất lớn, nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, sau vài năm thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp nhất và chuyển nhượng cổ phần để thu được sự hoàn vốn đầu tư với mức cao”. 1 MBOs: Management buy out – Mua laị từ đối tác bên ngoài MBOIs: Management buy in - Mua lại trong nội bộ 2 Lĩnh vực được coi là công nghệ cao trên thế giới bao gồm: Công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học, công nghệ vũ trụ, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nước châu Á thì CNC còn bao gồm cả lĩnh vực tự động hoá. 6 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ĐTMH có hai đặc điểm nhƣ sau: (1) ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn. Các nhà tư bản mạo hiểm cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp mới khởi sự, thường là trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính đổi mới mạnh mẽ, có khả năng tăng trưởng cao. Tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có thể rất cao, tới 80 – 90%, tức là tỉ lệ thành công hoàn toàn của nó thấp hơn 30%. Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ cho lợi nhuận càng lớn. Do đó, ĐTMH là một hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao nhưng hàm chứa tiềm năng lợi nhuận lớn. - Khác với ngân hàng và các quỹ tương hỗ, các nhà cung cấp vốn mạo hiểm không thu hồi vốn và lãi của công ty tiếp nhận vốn đầu tư mà thoát vốn bằng cách bán cổ phần khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại hay sáp nhập công ty. - ĐTMH là một khoản đầu tư mang tính chất lâu dài, là một loại hình đầu tư mang tính chất “động” hay có thể nói là mang tính chu kỳ. Tính chu kỳ của nó thể hiện ở chỗ các khoản đầu tư sẽ kết thúc trong một thời gian nhất định (thường là 7 đến 10 năm). Nếu quỹ đó hoạt động tốt, đội ngũ quản lý có năng lực thì có thể gọi vốn thêm, hoặc công ty quản lý quỹ thu hút thêm vốn đầu tư lập nên những quỹ mới. (2) Nhà cung cấp vốn mạo hiểm không chỉ đầu tư vốn mà còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sao cho tốt hơn. Thay vì thu hồi vốn và lãi của khoản đầu tư, nhà cung cấp vốn mạo hiểm chỉ yêu cầu nắm giữ một số cổ phần, đôi lúc kiểm soát tổ chức và chiến lược kinh doanh của công ty nhận vốn. - ĐTMH là quá trình làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư không những bằng tài sản hữu hình mà còn bằng tài sản vô hình là chủ yếu, do đó yếu tố then chốt trong quá trình đầu tư là con người. Tức là các nhà ĐTMH quan tâm trước hết để một doanh nghiệp nhận được vốn mạo hiểm đó là ý tưởng kinh doanh khả thi, là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và song song với quá trình cung cấp vốn sẽ là việc đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp đó. Đây là một đặc điểm nổi bật của loại hình ĐTMH. 7 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Như vậy, thực chất, ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn, trong đó người có vốn thông qua một người có kinh nghiệm quản lý đầu tư để đầu tư vào những doanh nghiệp chưa trưởng thành và có khả năng thu lợi nhuận cao. Xét về khả năng cung cấp vốn, ĐTMH chỉ là một hình thức cấp vốn mang tính chất bổ sung, không thể thay thế các loại hình cấp vốn khác (như cấp vốn qua ngân hàng, vốn từ ngân sách Nhà nước, v.v.). Bảng 1 Sự khác biệt giữa ĐTMH và đầu tư từ vay ngân hàng Đầu tư từ Các tiêu chí so sánh ĐTMH vay ngân hàng Mục tiêu Tối đa hoá tỷ suất thu hồi vốn Thu lãi ngắn và dài Thời gian 2-5 năm hạn Qui định về thế chấp Không Có Quyền sở hữu của chủ Có Không đầu tư Bán cổ phần trên thị trường chứng Thu hồi vốn Cách thu hồi vốn khoán, bán cho bên thứ ba, bán cho vay chủ doanh nghiệp Có cung cấp những dịch vụ như: lập kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh; tuyển những vị trí quản lý chủ chốt; vay từ ngân hàng và các thể chế Dịch vụ gia tăng trong tài chính khác; tiếp cận với thị trường Không có quá trình đầu tư mới và công nghệ mới; điều hành các hoạt động marketing và sản xuất kinh doanh; niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán Nguồn: Sunil Mani and Anthony Bartzokas, 2002, tr.16 8 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam II.Các yếu tố cấu thành ĐTMH 1. Vốn mạo hiểm Theo Ronald J.Gibson và Bernard Black – Journal of Applied Corporate Finance (Page 36 – 48, mùa đông 1999) thì “vốn mạo hiểm là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hoá thực hiện tới những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao và thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hoặc tăng trưởng”. Khái niệm vốn mạo hiểm, theo một số tài liệu giáo khoa và nghiên cứu, được dùng để chỉ các nguồn vốn chuyên dụng được quản lý một cách độc lập, tập trung đầu tư vào vốn cổ phần hoặc liên quan đến vốn cổ phần của các công ty tư nhân tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về bản chất, vốn mạo hiểm có thể hiểu một cách đơn giản là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời gian tối thiểu là một vài năm. Đầu tư vốn mạo hiểm là sự vận động của vốn (mạo hiểm) từ những người có tiền, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, dù ở mức độ khá cao, để tìm kiếm lợi nhuận sang những người có ý tưởng, cơ hội kinh doanh nhưng không có khả năng tự biến ý tưởng đó thành hiện thực. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, luồng chu chuyển vốn này sẽ không xuất hiện và đó chính là những yếu tố cơ bản phân biệt vốn mạo hiểm với các nguồn vốn đầu tư thông thường khác. Vốn mạo hiểm có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó cách phổ biến nhất là phát hành cổ phiếu. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển với những đặc thù của nghành công nghiệp vốn mạo hiểm ở mỗi nơi khác nhau mà có sự tham gia ở mức độ khác nhau của các nhà đầu tư. Cho tới nay, một phần đáng kể nguồn vốn mạo hiểm trên thế giới là xuất phát từ các quỹ hưu trí, các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó chính phủ ngày càng có những tác động tích cực vào thị trường vốn đầu tư mạo hiểm thông qua việc cung cấp các khoản vay giá rẻ cho có công ty kinh doanh nhỏ để các công ty này đem cho các doanh nhân mà họ thấy xứng đáng vay lại hoặc góp vốn trực tiếp cho các quỹ đầu tư mạo hiểm với tư cách như là một cổ đông nhưng được tư nhân quản lý một cách chuyên nghiệp. Sự can thiệp của chính phủ sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển 9 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và đến lược nó thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp khởi sự Cách thức huy động vốn tuỳ thuộc vào việc quỹ mạo hiểm được thành lập theo hình thức tổ chức pháp lý nào, thông thường là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, v.v… Quy mô vốn mạo hiểm: theo kinh nghiệm tổ chức của nhiều quỹ ở Mỹ và các nước Tây Âu, một quỹ mạo hiểm trung bình chỉ đủ khả năng cung cấp vốn và tham gia quản lý danh mục đầu tư vào khoảng 15 – 20 doanh nghiệp với tổng mức vốn cấp trên một doanh nghiệp khoảng 2 -3 triệu USD. Như vậy, tính trung bình quy mô vốn hoạt động của một quỹ mạo hiểm ước tính khoảng 30 – 50 triệu USD. Quy mô của các quỹ mạo hiểm nhỏ chỉ khoảng 10 triệu USD hoặc ít hơn, cũng có một số rất ít quỹ có vốn lớn, lên đến hàng tỷ USD. Các quỹ mạo hiểm do nhà nước thành lập thường có số vốn rất lớn. Như vậy các nguồn tài trợ cho quỹ đầu tư mạo hiểm rất đa dạng. Tính đa dạng cũng như tỷ trọng của từng loại nguồn vốn của quỹ phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các định chế tài chính, sự phát triển của các ngành công nghệ cao và sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân cũng như của chính phủ đối với hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm ở từng quốc gia. 2. Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH Tham gia trực tiếp vào quá trình ĐTMH có 3 đối tượng chủ yếu: Các nhà đầu tư: Họ có thể là những nhà tư bản cá nhân giàu có (angle capitalist), có thể là những tổ chức lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, v.v…) hoặc phi tài chính (các tập đoàn sản xuất). Họ có lượng tiền lớn sẵn sàng để đầu tư và chấp nhận rủi ro cao, hy vọng đạt được mức lợi nhuận lớn. - Cá nhân tự đầu tư: Theo cách này, sự chủ động của người đầu tư rất cao. Họ có thể tự đánh giá các cơ hội, ý tưởng và lựa chọn đối tượng nhận đầu tư thích hợp, tự đưa ra các quyết điịnh cần thiết trong quá trình đầu tư, đồng thời được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được sau này mà không phải chia sẻ với ai. Tuy nhiên, 10 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam phương pháp này có rất nhiều nhược điểm. Trên thực tế, một cá nhân khó có thể có một lượng vốn lớn cũng như được trang bị những kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đủ để thu được thành công. Hơn nữa, đầu tư một mình có nghĩ là phải gánh chịu toàn bộ rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai. - Tổ chức đầu tư: Trong trường hợp này, nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn với nhau để thực hiện đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu chung. Ưu điểm của hình thức này thể hiện rõ nhất ở khả năng phân tán và chia sẻ rủi ro. Sự kết hợp này có thể diễn ra dưới nhiều dạng: hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập công ty liên doanh, thành lập quỹ ĐTMH, v.v…Quỹ ĐTMH tuy xuất hiện sau song càng ngày càng chứng minh được nhiều điểm nổi trội so với những phương thức đầu tư vốn mạo hiểm có tổ chức khác. Các vấn đề về quỹ ĐTMH sẽ được xem xét kỹ hơn ở phần sau. Các nhà quản lý vốn mạo hiểm: Họ là những người hành nghề đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp, vừa có tri thức về công nghệ, vừa có tài năng quản trị, họ đảm nhiệm chức năng huy động vốn từ các nhà đầu tư, tìm kiếm và đánh giá cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư theo những chiến lược nhất định để làm tăng giá trị cho công ty nhận đầu tư, và cuối cùng là thực hiện thoát vốn để thu hồi vốn và lợi nhuận, hoàn trả cho các nhà đầu tư. Các doanh nhân khởi nghiệp: Họ là những kỹ sư, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu,v.v…đang muốn biến những ý tưởng, phát minh khoa học của mình thành sản phẩm thành công trên thương trường. Để nhận được những khoản vốn ĐTMH, họ không chỉ cần có ý tưởng có tính khả thi, mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn, mà còn phải tuân theo những quy định của các quỹ đầu tư cũng như phải thực hiện những cam kết về phân chia lợi nhuận và chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với quản lý vốn mạo hiểm. Tại các nước có kênh lưu thông vốn mạo hiểm, mối quan hệ giữa ba đối tượng này được xử lý theo những mô hình tổ chức và hoạt động khác nhau. Một mô hình thành công là mô hình đảm bảo được những lợi ích hài hoà của cả ba đối tượng trên, nhờ đó đạt được ba mục tiêu là: (1) khuyến khích và duy trì nguồn ý tưởng sáng tạo và tinh thần kinh doanh (duy trì nhu cầu về vốn mạo hiểm), (2) tạo động lực cho 11 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam người có vốn bỏ ra ĐTMH và lặp lại hành động đó (phát triển nguồn cung), (3) phát huy triệt để năng lực đặc biệt của các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp (đảm bảo hiệu quả đầu tư). 3. Quy trình ĐTMH a. Lựa chọn dự án Cách thức tuyển chọn dự án Thực chất, hiệu quả hoạt động của ĐTMH phụ thuộc vào sự thành công của các dự án đầu tư. Hay nói một cách khác, những người đầu tư và nhà quản lý sẽ được hưởng lợi nhuận nếu những dự án công nghệ mà họ đầu tư hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận lớn. Dự án công nghệ tốt sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà quản lý từ đó sẽ khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham gia cung cấp vốn cho ĐTMH và nhiều doanh nghiệp muốn nhận được nguồn vốn mạo hiểm. Chính vì vậy, việc lựa chọn dự án đầu tư rất được chú trọng. Quỹ ĐTMH sẽ căn cứ vào những tiêu chí nhất định để lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao. Thường thường, những dự án được tài trợ phải có ý tưởng rõ ràng về công nghệ mới/sản phẩm mới và về thị trường. Các tiêu chí thẩm định dự án - Mức độ hấp dẫn của thị trường (hay quy mô thị trường) - Tính độc đáo của sản phẩm - Năng lực của đội ngũ quản lý - Quy mô vốn đầu tư - Rủi ro và lợi nhuận b. Phân đoạn cấp vốn Cơ chế này giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Quỹ ĐTMH. Quỹ ĐTMH không tài trợ một lần cho dự án mà giai đoạn đầu sẽ tài trợ một phần cho dự án, nếu công ty thấy khoản đầu tư mang lại những kết quả theo đúng nhận định/cam kết thì sẽ tiếp tục đầu tư trong giai đoạn tiếp theo. Có thể chia quá trình đầu tư đầy 12 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đủ thành 5 giai đoạn3: tài trợ vốn mồi/ươm tạo, tài trợ khởi động, tài trợ giai đoạn đầu, tài trợ mở rộng và tài trợ tăng tốc. Trong đó: Tài trợ vốn mồi, ươm tạo (seed financing): Quỹ cấp vốn cho những doanh nghiệp để phát triển ý tưởng sáng tạo/phát minh sáng chế của mình, hoặc cấp vốn để hỗ trợ phát triển sản phẩm. Vốn cấp ở giai đoạn này thường không lớn. Tài trợ khởi động (start-up financing): cấp vốn để phát triển sản phẩm và hoạt động tiếp thị khởi đầu. Vốn này cấp cho những công ty mới được thành lập, chưa lần nào giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Những doanh nghiệp như vậy thường đã có bộ máy quản lý, có kế hoạch kinh doanh và đã có nghiên cứu thị trường. Tài trợ giai đoạn đầu (First-stage financing): tài trợ cho công ty thiếu vốn để sản xuất hàng hoá và tung ra thị trường. Tài trợ giai đoạn mở rộng sản xuất (expansion financing): Quỹ ĐTMH tài trợ cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mở rộng phạm vi thị trường; hoặc phát triển nâng cấp một sản phẩm và tài trợ cho công ty chuẩn bị niêm yết lần đầu trong vòng 6 tháng đến 1 năm tới. Đồng thời Quỹ cũng giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý của doanh nghiệp. Giai đoạn này đã bắt đầu mang lại lợi nhuận tài chính cho các bên, kể cả lợi ích về xây dựng năng lực công nghệ cao, cho nền kinh tế. Giai đoạn tài trợ tăng tốc: là giai đoạn đưa doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường bằng các hoạt động kinh doanh tăng tốc, tạo sản phẩm mới. Thị trường chứng khoán thường đóng vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường trong giai đoạn này. 3 Lawrence Rausch, 2002, tr8. Việc phân chia chỉ mang tính tương đối và tuỳ thuộc vào quyết định của từng quỹ. Phân chia càng nhỏ sẽ càng giảm mức độ rủi ro cho quỹ nhưng trong nhiều trường hợp có thể không cần thiết. Có tài liệu chỉ chia thành 3 giai đoạn tài trợ trong đó gộp thành giai đoạn khởi động và giai đoạn đầu làm một, giai đoạn mở rộng và giai đoạn tăng tốc làm một 13 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bảng 2 Rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong quy trình vốn mạo hiểm Khả năng rủi ro Cao nhất Thấp nhất Giai đoạn Ươm tạo công nghệ Phát triển sản phẩm LBO4 % ROI5 dự kiến 50% 40% 30% Cao nhất Thấp nhất Khả năng lợi nhuận c. Kết thúc đầu tư (hay còn gọi là thoát vốn) Vốn mạo hiểm hoạt động theo chu kỳ, và mỗi chu kỳ thường kết thúc bằng một đợt thoát vốn, tức là việc các nhà tư bản mạo hiểm tiến hành thanh lý các khoản đầu tư, thu hồi vốn và lãi (nếu có) để phân phối cho các bên tham gia. Thoát vốn là một khâu quan trọng, không chỉ bởi vì nó thoả mãn những lợi ích của các bên tham gia mà còn vì nó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn đóng góp tài chính và phi tài chính của các nhà tư bản mạo hiểm do việc quay vòng vốn để hỗ trợ cho một thế hệ công ty khởi nghiệp mới. Chính vì vậy đây là một nét đặc thù của kênh dẫn vốn này. Thoát vốn cũng có tác động tới mối quan hệ giữa một quỹ mạo hiểm và các nhà đầu tư vào quỹ. Thoát vốn đáp ứng ba vấn đề trong mối quan hệ nhà tư bản mạo hiểm – nhà cung cấp vốn. Một là, những người cung cấp vốn cần có một phương thức để đánh giá kỹ năng của nhà tư bản mạo hiểm, để còn quyết định sẽ cung cấp những lượng tiền mới cho những nhà quản trị nào. Hai là, những người cung câp vốn cần phải đánh giá rủi ro và lợi nhuận trên các khoản đầu tư vốn mạo hiểm trong tương quan với các khoản đầu tư khác, để quyết định có đầu tư hay không và đầu tư bao nhiêu. Ba là, các nhà cung cấp vốn cần có khả năng rút lại vốn từ các nhà quản trị kém thành công. Việc các quỹ mạo hiểm thoát vốn khỏi những danh mục đầu tư cụ thể sẽ tạo ra một tiêu chuẩn so sánh cho phép những nhà cung cấp vốn đánh giá cả kỹ năng của nhà tư bản mạo hiểm khác nhau cũng như khả năng thu lợi nhuận của vốn mạo hiểm so với những khoản đầu tư khác. Đồng thời, việc thanh toán số tiền nhận được sau khi thoát vốn cho các nhà cung cấp vốn sẽ cho phép họ quay 4 LBO: Leverage buy ouy – Mua lại nhờ vốn vay 5 ROI: Return on investment – Suất sinh lời của vốn đầu tư 14 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước Châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam vòng quỹ từ những nhà quản trị vốn mạo hiểm ít thành công sang các nhà quản trị thành công hơn. Các kênh thoát vốn - Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO): là việc một công ty lần đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán và bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng. Nếu một công ty trẻ phát đạt và cần thêm vốn cổ phần thì đây là một việc đáng làm Kênh thoát vốn này, mặc dù đòi hỏi những khoản chi phí không nhỏ, là kênh được ưa thích vì nói chung, nó đem lại sự định giá cao nhất đối với công ty trong khi vẫn bảo toàn được tính độc lập của ban quản lý. Tiềm năng thoát vốn thông qua hình thức IPO cho phép người khởi nghiệp và quỹ vốn mạo hiểm tham gia vào một hợp đồng ngầm tự động có hiệu lực đối với vấn đề kiểm soát, trong khi đó quỹ vốn mạo hiểm thoả thuận trả lại quyền kiểm soát cho doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, bằng cách thoát vốn thông qua hình thức IPO với giả định là người khởi nghiệp sẽ giữ lại quyền kiểm soát đối với một khối lượng cổ phần đủ lớn. Thông qua hình thức IPO, phần đóng góp của quỹ mạo hiểm bị giảm đi và doanh nghiệp tiếp nhận vốn sẽ không còn bị phụ thuộc vào sự tài trợ theo giai đoạn của nhà tư bản mạo hiểm nữa. IPO giảm bớt những hạn chế về tính thanh khoản của doanh nghiệp khởi nghiệp và thị trường cổ phiếu giảm bớt nhu cầu về sự giám sát chặt chẽ của nhà tư bản mạo hiểm. Cuối cùng, hợp đồng công khai giữa quỹ mạo hiểm và công ty tiếp nhận vốn đảm bảo rằng những quyền kiểm soát quan trọng mà lúc đầu được trao cho quỹ sẽ mất đi sau khi áp dụng hình thức IPO, bất kể quỹ có bán cổ phần hay không. - Bán thương mại: là kênh thoát vốn khá phổ biến, nhất là ở châu Âu nơi mà đa số các quốc gia đều có thị trường tài chính dựa vào ngân hàng là chính. Đó là việc bán (hoặc sáp nhập) một công ty mới cho công ty khác lớn hơn. Cách này hấp dẫn cả các thành viên hợp danh hữu hạn và thành viên quản lý đầu tư vốn, bởi nó là sự hoàn trả tiền hoặc các chứng khoán dễ mua bán, và kết thúc sự tham gia của thành viên hợp danh vào quỹ mạo hiểm. So với kênh thoát vốn chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), bán thương mại được coi là phương thức nhanh và rẻ hơn. 15 Hoàng Thị Hải Như - A14K41D - KTNT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của Công ty Yamaha thực trạng và giải pháp
106 p | 1993 | 440
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của công ty P&G Việt Nam
114 p | 1503 | 357
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing) trên thế giới và tại Việt Nam
109 p | 1368 | 206
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động quan hệ công chúng (PR) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
114 p | 797 | 94
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim
113 p | 620 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà nội - thực trạng và giải pháp
101 p | 330 | 84
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm P & I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam
98 p | 291 | 61
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
94 p | 248 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp phát triển
99 p | 209 | 54
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại một số nước có nền kinh tế thị trường và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
102 p | 216 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp
111 p | 439 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây
113 p | 206 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
99 p | 208 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô Việt Nam
109 p | 232 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007
88 p | 179 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008)
120 p | 155 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp: Hoạt động chứng thực tại UBND Thị trấn Đình Cả, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
70 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của mạng Vinaren phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam
5 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn