Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và hình thành thói quen, tập quán ở mọi thành viên trong xã hội đối với việc khai thác, sử dụng thông tin, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn lực của cơ quan TT-TV trong xã hội; nâng cao khả năng của các cơ quan TT-TV trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi thành viên trong xã hội, nâng cao hiệu quả đầu của xã hội đối với các cơ quan TT-TV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Mục lục Mục lục ........................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 5. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 5 6. Cấu trúc khóa luận ................................................................................... 5 NỘI DUNG .................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1 ................................................................................................... 7 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ....................... 7 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG ....................... 7 VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING ....................... 7 1.1. Giới thiệu Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông ............................................................................... 7 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 7 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ .......................................................................... 7 1.1.2.1. Trung tâm có chức năng ................................................................. 7 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ..................................................... 10 1.1.4. Vốn tài liệu ......................................................................................... 11 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING ................ 18 TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN ..................................... 18 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG ..................... 18 2.1 Nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm .............. 18 2.1.2. Đặc điểm ngƣời dùng tin tại Trung tâm ..................................... 20 2.1.2 Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin ................................... 23 2.2 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trung tâm .......................... 27 2.2.1 Sản phẩm thông tin ........................................................................ 27 2.2.1.1. Sản phẩm thông tin truyền thống .................................................. 27 2.2.1.2. Sản phẩm TT-TV hiện đại .............................................................. 28 2.2.2. Hệ thống các dịch vụ tại Trung tâm ........................................... 31 2.2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu ............................................................... 31 2.2.2.2. Dịch vụ cung cấp Internet ............................................................ 34 2.3. Phân phối sản phẩm thông tin tới ngƣời dùng tin tại Trung tâm... 37 2.3.1. Phân phối sản phẩm thông tin tới người dùng tin tại chỗ .......... 38 2.3.2. Phân phối sản phẩm thông tin tới người dùng tin thông qua mạng (Hình 2) .......................................................................................... 42 2.4. Hoạt động truyền thông marketting các sản phẩm thông tin ........ 44 Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 46 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO .............. 46 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM ............ 46 THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ ........................ 46 BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG .................................................................... 46 3.1. Nhận xét về hoạt động marketing tại Trung tâm ............................. 46 3.1.1. Ƣu điểm.......................................................................................... 46 3.1.2. Hạn chế .......................................................................................... 49 3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Bƣu chính Viễn thông ........ 54 3.2.1 Nâng cao năng lực tổ chức quản lý ................................................... 54 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu người dùng tin.............. 56 3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin ....................... 57 3.2.4. Tăng cường ngân sách cho hoạt động ............................................. 61 3.2.5 Đa dạng hóa các phương thức truyền thông marketing................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................. 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 70 Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 2
- Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Marketing là một hoạt động xúc tiến, là những việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hay nói cách khác marketing là toàn bộ những gì cùng hƣớng đến mục tiêu là nhận diện nhu cầu thực tế của thị trƣờng khách hàng có mục tiêu, và tiến hành việc đáp ứng thị trƣờng này. Nhƣ vậy, marketing có liên quan đến việc nghiên cứu thị trƣờng trên khách hàng, phân tích nhu cầu của họ, xây dựng và thông qua các quyết định chiến lƣợc thiết kế, định giá chiêu thị v à phổ biến sản phẩm. Xét về vai trò của marketing trong các tổ chức, theo A. Dyan, marketing chính là nhằm giúp một tổ chức: - Tạo nên sự linh hoạt và mức thích ứng cao hơn với môi trƣờng mà nó hoạt động; - Đáp ứng nhu cầu cộng đồng khách hàng thông qua việc thiết lập cầu nối với môi trƣờng của tổ chức; - Tập trung những nỗ lực phát triển gắn với thị trƣờng hơn là hƣớng vào nội tại tổ chức; - Theo quan điểm định hƣớng dịch vụ hơn là định hƣớng đến sản phẩm - Có thái độ cởi mở đối với việc cạnh tranh; - Tổ chức linh hoạt hoạt động của mình nhằm tối ƣu hóa quá trình ra quyết định; Trong tình hình hiện nay, hoạt động thông tin, thƣ viện cũng cần phải tiến hành marketing. Bởi trong những nhiệm vụ của marketing trong hoạt động thông tin, thƣviện là nghiên cứu về sự vận động, thay đổi nhu cầu thông tin Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 3
- Khóa luận tốt nghiệp cũng nhƣ sự phân bố, phát triển lƣợng ngƣời dùng tin. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển của mỗi cơ quan thông tin, thƣ viện. Bên cạnh đó, Marketing cũng quan tâm giải quyết các vấn đề: sử dụng tối ƣu các nguồn lực hiện có của mỗi cơ quan thông tin, thƣ viện; tìm kiếm tạo lập và thu hút các nguồn lực bên ngoài; hỗ trợ, khuyến khích ngƣời dùng tin khai thác và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện; và cải thiện hình ảnh của hệ thống thông tin, thƣ viện. Mục đích và bản chất của hoạt động marketing trong hoạt động TT-TV là nhằm góp phần trực tiếp vào việc: - Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và hình thành thói quen, tập quán ở mọi thành viên trong xã hội đối với việc khai thác , sử dụng thông tin. - Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn lực của cơ quan TT-TV trong xã hội . - Nâng cao khả năng của các cơ quan TT-TV trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi thành viên trong xã hội. - Nâng cao hiệu quả đầu của xã hội đối với các cơ quan TT-TV Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông đƣợc thành lập theo quyết định số 397 /TCCB ngày 30/05/2006. Có chức năng quản lý chuyên môn, nghiệp vụ về thông tin – thƣ viện trong toàn học viện; Quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng trang thiết bị thí nghiệm – thực hành do Học viện giáo phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học; Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống mạng Internet, các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu và đào tạo của các cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong trƣờng. Tuy nhiên hiện nay trung tâm còn hoạt động chƣa đạt hiệu quả cao do các sản phẩm và nguồn lực thông tin của trung tâm còn chƣa đƣợc ngƣời dùng tin biết đến và khai thác sử dụng. Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 4
- Khóa luận tốt nghiệp Xuất phát từ các lý do trên, nên tôi chọn đề tài “ Hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học Viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông” làm đề tài niên luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học Viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động marketting - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trung tâm Thông tin- Thƣ viện Học Viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông tại cơ sở Hà Đông, Hà Nội 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: Tổng hợp tài liệu. Quan sát. Phỏng vấn. Thống kê số liệu. 5. Ý nghĩa của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài làm rõ một số khái niệm về sản phẩm thông tin và các khái niệm liên quan đến vấn đề marketting trong lĩnh vực thông tin – thƣ viện. - Về mặt thực tiễn: Là tài liệu để Trung tâm tham khảo trong việc nâng cao hoạt động marketing của mình 6. Cấu trúc khóa luận Báo cáo gồm ba phần: Phần 1: Phần mở đầu Phần 2. Phần nội dung Gồm 03 chƣơng Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 5
- Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng I: Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Học Viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông với hoạt động marketing. Chƣơng II: Thực trạng hoạt động marketting tại Trung tâm Thông tin- Thƣ viện Học Viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông. Chƣơng III: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động marketing tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông. Phần 3: Kết luận Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 6
- Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING 1.1. Giới thiệu Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Công Nghệ Bƣu Chính Viễn Thông 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Học viện CNBCVT thành lập theo Quyết định số 397/TCCB ngày 30/5/2006 của Giám đốc Học viện trên cơ sở sáp nhập bộ phận Thƣ viện của Phòng Quản lý đào tạo, Trung tâm Internet Plaza và Trung tâm Internet A3 thuộc Khoa Công nghệ Thông tin 1. Từ năm 2009, Trung tâm quản lý cả phòng Thí nghiệm - Thực hành của Học viện ở Cơ sở Hà Đông, Hà Nội. Trƣởng Trung tâm hiện nay: ThS. Nguyễn Văn Hành 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 1.1.2.1. Trung tâm có chức năng - Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ về thông tin – thƣ viện trong toàn học viện; tổ chức và quản lý công tác thông tin – thƣ viện phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại cơ sở Hà Đông. - Quản lý, tổ chức khai thác, sử dụng trang thiết bị thí nghiệm – thực hành do Học viện giao phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học tại cơ sở Hà Đông. Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 7
- Khóa luận tốt nghiệp - Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống mạng Internet, các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và đào tạo phía Bắc 1.1.2.2. Nhiệm vụ Trung tâm Thông tin - Thƣ viện có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chính sau: * Các nhiệm vụ chung: - Tham mƣu giúp Giám đốc Học viện xây dựng định hƣớng và quy hoạch công tác thông tin - thƣ viện trong toàn Học viện; công tác thí nghiệm - thực hành tại Cơ sở Hà Đông; xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống mạng Internet, các ứng dụng công nghệ thông tin tại Khối. - Xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, bảo dƣỡng trang thiết bị, các ứng dụng công nghệ thông tin, sách, giáo trình, tạp chí, vv.. tại Cơ sở Hà Đông. - Tổ chức, quản lý tài sản theo sự phân cấp của Giám đốc Học viện; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, trang thiết bị và tài sản khác; tiến hành thanh lọc, thanh lý các tài liệu lạc hậu, hƣ nát, các trang thiết bị đã hết khấu hao theo quy định. - Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện, công tác thí nghiệm - thực hành. - Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền và Học viện. - Xây dựng các quy định quản lý theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá, xử lý vi phạm văn bản quản lý đã đƣợc ban hành * Các nhiệm vụ về công tác thông tin - thư viện: - Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn công tác thông tin - thƣ viện tại Cơ sở Hà Đông. Tổ chức thực hiện khi đƣợc phê duyệt - Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin cho thƣ viện Cơ sở Hà Đông từ nguồn trong nƣớc và nƣớc ngoài đáp ứng những nhu cầu giảng dạy, học tập, Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 8
- Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện; thu nhận các tài liệu do Học viện xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu, tài liệu hội thảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, chƣơng trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Học viện, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thƣ viện - Tổ chức xử lý, sắp xếp, lƣu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lƣới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật - Tổ chức phục vụ, hƣớng dẫn cho ngƣời dùng tin khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thƣ viện thông qua các hình thức phục vụ của thƣ viện phù hợp với quy định của pháp luật - Hƣớng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ thông tin - thƣ viện trong toàn Học viện; tổ chức đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ làm công tác thông tin - thƣ viện trong toàn Học viện. * Các nhiệm vụ về công tác thí nghiệm - thực hành: - Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn công tác thí nghiệm thực hành tại Cơ sở Hà Đông. Tổ chức thực hiện khi đƣợc phê duyệt. - Quản lý và vận hành các phòng thí nghiệm - thực hành phục vụ giảng dạy thí nghiệm - thực hành và nghiên cứu khoa học. - Sửa chữa nhỏ trang thiết bị thí nghiệm - thực hành; Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho giảng dạy thí nghiệm - thực hành và nghiên cứu khoa học. - Lập và ghi sổ theo dõi giảng dạy thí nghiệm - thực hành tại các phòng thí nghiệm thực hành. Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 9
- Khóa luận tốt nghiệp * Các nhiệm vụ về công nghệ thông tin: - Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Khối. Tổ chức thực hiện khi đƣợc phê duyệt. - Tổ chức xử lý, khắc phục sự cố hệ thống mạng Internet và máy tính của các đơn vị tại Khối. - Vận hành hệ thống mạng máy tính và các thiết bị đa phƣơng tiện tại Trung tâm Internet phục vụ nhu cầu truy nhập thông tin điện tử trên mạng Internet của cán bộ, giảng viên và sinh viên Học viện; Hỗ trợ các lớp học, các hội thảo khoa học tổ chức tại Trung tâm - Phụ trách về mặt kỹ thuật trong việc quản trị và phát triển Website Học viện. - Quản trị và tổ chức triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Khối. Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan khác khi đƣợc Giám đốc Học viện giao. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ Cơ cấu tổ chức của trung tâm TTTV gồm lãnh đạo trung tâm và 3 tổ: Văn phòng; Thƣ viện; Quản trị Mạng và Thí nghiệm – Thực hành - Lãnh đạo Trung tâm: Trƣởng Trung tâm Th.S Nguyễn Văn Hành - Tổ Văn phòng: lập lịch công tác; soạn thảo và lƣu trữ công văn đi và đến; tổng hợp và báo cáo; thanh quyết toán; kiểm kê tài sản do Trung tâm quản lý. - Tổ Thƣ viện: + Phòng Nghiệp vụ: bổ sung, biên mục, thông tin-thƣ mục; thƣ viện điện tử. + Phòng mƣợn: phục vụ ngƣời dùng tin mƣợn tài liệu về nhà, chủ yếu là cho mƣợn giáo trình + Phòng Đọc: phục vụ ngƣời dùng tin tại chỗ. - Tổ Quản trị Mạng và Thí nghiệm - Thực hành: Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 10
- Khóa luận tốt nghiệp + Bộ phận quản trị Mạng và máy tính của Học viện tại cơ sở Hà Đông: quản lý hạ tầng cơ sở Data Center; phối hợp quản lý và khai thác các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý và đào tạo của Học viện; quản lý và phục vụ Trung tâm Internet Plaza; quản lý mạng VinaREN. + Bộ phận quản lý và phục vụ thí nghiệm-thực hành: phòng thí nghiệm Vật lý; phòng thí nghiệm viễn thông; phòng thí nghiệm công nghệ thông tin. Hiện số cán bộ của Trung tâm TTTV là 13 ngƣời. Phần lớn cán bộ trung tâm có trình độ Đại học, trên Đại học: 01 thạc sỹ chuyên ngành TTTV , 01 thạc sỹ CNTT, 02 cử nhân chuyên ngành TTTV , 10 đại học chuyên ngành khác đã đƣợc học lớp nghiệp vụ TTTV. 1.1.4. Vốn tài liệu Vốn tài liệu tại Trung tâm tƣơng đối phong phú, bao gồm - Sách, báo - tạp chí thuộc các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội. * Tài liệu sách : 5.648 tên tài liệu với 43.038 bản trong đó: + Tài liệu tiếng Việt: 3.647 tên tài liệu chiếm tỉ lệ 65% trong cơ cấu vốn tài liệu của Trung tâm + Tài liệu ngoại văn: 2.005 tên tài liệu, chiếm tỉ lệ 35% trong cơ cấu vốn tài liệu của Trung tâm. Tên tài liệu STT Lĩnh vực tài liệu Tài liệu Tài liệu Số bản Tỷ lệ % tiếng Việt Ngoại văn 1 Khoa học cơ bản 140 270 9.860 23% 2 Kỹ thuật điện tử 100 392 4.036 9,4% 3 Kỹ thuật viễn thông 136 670 8.243 19% 4 Công nghệ thông tin 213 329 3.436 8% Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 11
- Khóa luận tốt nghiệp 5 Quản trị kinh doanh 347 315 5.638. 13% 6 Đồ án, luận án, luận văn 1.500 2.022 4,7% 7 Chính trị xã hội 560 25 1.631 4% 8 Tài liệu tra cứu tổng hợp 92 142 0,3% Bài giảng do học viện 9 41 8.030 18,6% biên soạn 10 Tổng 5.648 43.038 100% * Tạp chí Tiếng Việt có 37 tên, tạp chí Ngoại văn có 12 tên 1.1.5. Cơ sở vật chất Hiện nay, Trung tâm có tổng diện tích là hơn 1000 m2 gồm: các phòng Đọc, Mƣợn và kho sách là 180 m2; phòng Nghiệp vụ và Văn phòng 70 m2; phòng máy chủ và các phòng Internet là 250 m2. Các phòng Thí nghiệm – Thực hành đặt tại tầng 5,6 nhà A3. Các thiết bị tin học gồm có: - Hệ thống máy chủ tại Data Centre - Trung tâm Internet A3: 50 máy tính - Trung tâm Internet Plaza: 50 máy tính - Phòng đọc, phòng mƣợn Thƣ viện: 5 máy tính - Phòng Nghiệp vụ và Văn phòng: 4 máy tính - Trung tâm đã tham gia mạng VinaREN từ năm 2009 - Các phòng thí nghiệm: hơn 100 máy tính. Tất cả các máy tinh đều đƣợc nối mạng LAN và Internet. Tại hệ thống các phòng chức năng đều đƣợc trang bị các thiết bị nhƣ máy in, máy Photocopy. Phòng đọc có 60 chỗ ngồi. Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 12
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Cơ sở lý luận về marketing trong lĩnh vực Thông tin – Thƣ viện 1.2.1. Khái niệm marketing Marketing xuất phát từ yêu cầu trong lĩnh vực kinh tế, hoạt động này thƣờng đƣợc xem nhƣ là một tập hợp các chiến lƣợc và kỹ thuật của các nhà quản trị kinh doanh . Hiện nay, trong mọi lĩnh vực của xã hội, bao gồm khu vực lợi nhuận nhƣ sản xuất, quản trị, kinh doanh… và cả khu vực phi lợi nhuận nhƣ chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó có hoạt động TT – TV, đều có liên quan đến quá trình marketing Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing. Học viện Marketing Chartered của Anh định nghĩa nhƣ sau: “Marketing là quá trình quản lý để xác định, dự báo và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ...”. Do đó bản chất của marketing liên quan đến việc tìm ra nhu cầu của ngƣời dùng, sau đó thiết lập các dịch vụ sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu này. Theo Philip Kotler và Sidney Levy: “Marketing đƣợc hiểu là chức năng của một tổ chức có thể giữ mối quan hệ thƣờng xuyên với khách hàng của tổ chức đó, hiểu đƣợc nhu cầu của họ, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thiết lập các chƣơng trình quảng bá thông tin nhằm thể hiện mục đích của tổ chức đó”. Và theo một định nghĩa đƣợc khá nhiều ý kiến cho là phổ biến, đó là định nghĩa của nhà kinh tế học P.Kotler: “ Marketing là hoạt động của con ngƣời hƣớng tới sự thỏa mãn nhu cầu và ƣớc muốn của mình thông qua tiến trình trao đổi.” Và để có một quá trình marketing, thì phải có các yếu tố là: - Con ngƣời với nhu cầu của mình - Cái có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đó của con ngƣời (sản phẩm) - Cách/ phƣơng thức để con ngƣời có đƣợc sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của mình (sự thỏa thuận, môi trƣờng diễn ra sự thỏa thuận đó và các quy định Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 13
- Khóa luận tốt nghiệp chung cho sự thỏa thuận giữa ngƣời cần và ngƣời có sản phẩm đƣợc đƣa ra trao đổi). Yếu tố trao đổi giữa một chủ thể (tổ chức, cá nhân…) và môi trƣờng của nó có thể đƣợc mô tả nhu một yếu tố thiết yếu của quá trình marketing. Định nghĩa về marketing mà P.Kotler đƣa ra mang tính chất tổng hợp. Định nghĩa đã nhấn mạnh vai trò và quan hệ của các chủ thể tham gia vào quá trình marketing. Có thể thấy qua định nghĩa này, markeiting đƣợc xem nhƣ: quá trình đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng/khách hàng thông qua tiến trình trao đổi. Marketing nói chung chính là tất cả những công việc đƣợc thực hiện để sao cho cùng với một chi phí, sẽ đạt đƣợc kết quả cao nhất, hoặc để đạt đƣợc một kết quả xác định, với một khoản chi phí thấp nhất. (Chi phí ở đây đƣợc hiểu bao gồm các yếu tố về: tài chính, thời gian nhân lực) Xét theo mối quan hệ nội tại của các hoạt động marketing, có thể hiểu Marketing không phải là một công việc biệt lập, mà là một quá trình liên tục bao gồm nhiều công đoạn, mỗi một công đoạn vừa là kết quả của một/ một số cái trƣớc nó, đồng thời lại tạo ra tiền đề cho một/ một số công đoạn sau nó. Có nhiều ý kiến coi thuật ngữ marketing là để chỉ một quá trình quảng cáo và/ hoặc việc bán một hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, G.Serraf cho rằng marketing là một hệ thống bao gồm 3 bộ phận có liên kết chặt chẽ với nhau là: nghiên cứu – xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch – triển khai kế hoạch, nhằm mục đích là nhận diện, dự đoán, tiếp xúc và triển khai khách hàng nhằm đối phó với những thay đổi và sự phát triển trên thị trƣờng. Đây chính là cách hiểu phân biệt sự khác nhau giữa marketing và quảng cáo. Bởi quảng cáo là làm tất cả mà một tổ chức đƣa đến khách hàng những sản phẩm của mình một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất, nhằm làm sao tổ chức đó ngày càng có vai trò rộng lớn trong cộng đồng khách hàng thông qua các sản phẩm đƣợc cung cấp. Nhƣ vậy, marketing là một khái niệm rộng hơn rất nhiều so với quảng cáo. Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 14
- Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2 Vai trò của marketing trong hoạt động thông tin thƣ viện Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, khi sự phát triển của các cơ quan truyền thông và tốc độ phát triển của thông tin đã khiến các cơ quan TT-TV tất yếu phải có các chiến lƣợc hoạt động nhằm duy trì sự tồn tại và sự phát triển, nâng cao giá trị, vị thế của mình đối với xã hội. Do vậy, các thƣ viện ngày nay cần phải tìm nhiều cách thức hiệu quả hơn để ngƣời dùng tin hiểu rõ về mình và từ đó thu hút đƣợc ngƣời dùng tin đến thƣ viện. Ngƣời dùng tin thƣờng phải tự tìm đến thƣ viện khi họ cần, những đôi khi họ không biết nên đến thƣ viện nào cho thích hợp. Ngƣời dùng tin cũng không biết rằng nguồn tin trong thƣ viện hữu ích và có giá trị hơn những nguồn tin khác nhƣ thế nào. Marketing sẽ giúp ngƣời dùng tin hiểu đƣợc vị trí, vai trò, và nguồn thông tin thƣ viện sẽ có thể đáp ứng cho nhu cầu đó của họ mà không phải là các cơ quan truyền thông khác. Vì vậy, marketing hƣớng đến việc nâng cao trình độ, kỹ năng của thƣ viện viên và làm thay đổi tất cả các hoạt động của thƣ viện theo hƣớng quan tâm tới ngƣời dùng tin. Hoạt động TT-TV chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách đầu tƣ của Nhà nƣớc, thông qua thƣ viện, nguồn ngân sách nhà nƣớc đƣợc sử dụng để tạo lập nguồn tin và phục vụ nhu cầu tin. Nhiệm vụ của thƣ viện là thực hiện tốt quá trình chuyển giao thông tin đến ngƣời dùng tin, tạo điều kiện cho ngƣời dùng tin tái sản xuất ra thông tin, từ đó phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do vậy, có nhiều lý do để các tổ chức phi lợi nhuận, trong đó có hoạt động TT-TV, cần phải quan tâm đến vấn đề marketing, nhằm tìm kiếm các nguồn lực duy trì sự tồn tại của mình ngoài nguồn ngân sách từ Nhà nƣớc. Hoạt động thông tin thƣ viện thuộc nhóm phi lợi nhuận, mang tính chất nhƣ một dịch vụ công. Sứ mệnh của các trung tâm thông tin thƣ viện là cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông tin để phát triển kiến thức, kỹ năng của một nhóm ngƣời dùng tin nhất định tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của thƣ viện đó. Lợi nhuận của hoạt động này không thể đo đếm đƣợc mà nó thể hiện thông qua sự phát triển của xã hội, văn Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 15
- Khóa luận tốt nghiệp hóa và trình độ ngƣời dùng tin. Bản chất của hoạt động thƣ viện là tạo lập và duy trì quá trình trao đổi thông tin, là cầu nối giữa nguồn tin và ngƣời dùng tin. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện có thể coi là hệ thống công cụ để phục vụ quá trình trao đổi đó. Nhƣng điều kiện tồn tại của các cơ quan này vẫn phải dựa trên các nguồn thu nhập để trang trải các chi phí quản lý và cung cấp sản phẩm dịch vụ. Thu nhập đó có đƣợc từ các nguồn thuế, viện trợ, các loại phí và lệ phí. Các tổ chức này có đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, và các tổ chức này vẫn phải cạnh tranh với nhau để thu hút các nguồn quỹ từ ngân sách, tài trợ hay chính từ khách hàng của họ. Nhƣ vậy có nghĩa là các cơ quan cũng cần phải khai thác tối đa nguồn lực sẵn có để giành đƣợc khách hàng, thông qua đó phát triển tổ chức của mình. Marketing chính là phƣơng thức hữu hiệu để thực hiện việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh theo cách của khu vực phi lợi nhuận. Nhƣ vậy, tầm quan trọng của marketing đối với hoạt động TT-TV đƣợc thể hiện qua những nội dung sau: Trƣớc hết, Marketing giúp cán bộ TT-TV có sự hiểu biết đầy đủ đặc điểm cũng nhƣ nhu cầu tin về ngƣời dùng tin của mình. Đồng thời, giúp cán bộ xác định đƣợc nhóm ngƣời dùng tin mục tiêu, hình thành công cụ quản lý ngƣời dùng tin của cơ quan mình. Từ đó cán bộ sẽ có sự chủ động trong việc đề ra chính sách lâu dài, cũng nhƣ kế hoạch hoạt động sao cho đạt kết quả cao nhất với những nguồn lực hiện có. Thứ hai, Marketing giúp các cơ quan TT-TV sử dụng tối đa nguồn lực hiện có, phát hiện ra các nguồn lực tiềm năng cơ quan có thể khai thác, thu hút đảm bảo cho hoạt động của cơ quan mình. Đồng thời, phát huy thế mạnh của cơ quan mình, học tập và cơ hội chia sẻ các kinh nghiệm công tác, cũng nhƣ từng bƣớc khắc phục những khó khăn hạn chế trong cơ chế hoạt động mà cơ quan còn tồn tại. Từ đó nâng cao và phát triển quy mô chất lƣợng hoạt động của cơ quan mình. Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 16
- Khóa luận tốt nghiệp Thứ ba, từ phía ngƣời dùng tin, Marketing giúp ngƣời sử dụng hiểu biết về vị trí, vai trò của thƣ viện, cũng nhƣ cán bộ TT-TV trong xã hội. Sự hiểu biết về những lợi ích khi sử dụng thƣ viện. Từ đó, ngƣời dùng tin có hình ảnh về thƣ viện, thấy đƣợc sự cần thiết sử dụng thƣ viện trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, marketing cũng giúp ngƣời dùng tin biết rõ các sản phẩm và dịch vụ mà cơ quan TT-TV cung cấp, từ đó có sự chủ động trong nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin cho bản thân, và hình thành thói quen, nhu cầu sử dụng thông tin từ các cơ quan TT-TV; giúp cơ quan TT-TV có chiến lƣợc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ ngƣời dùng tin một cách phù hợp nhất. Cuối cùng, Marketing giúp các cơ quan TT-TV có thể góp phần giải quyết vấn đề nguồn ngân sách hoạt động, tăng thêm nguồn tài chính và sự năng động của cơ quan trong nền kinh tế thị trƣờng. Từ đó, nâng cao hình ảnh, chất lƣợng hoạt động, vai trò và tăng cƣờng các mối quan hệ giữa cơ quan TT- TV với các cơ quan, tổ chức đầu tƣ. Nhƣ vậy, marketing không chỉ ảnh hƣởng tới lĩnh vực kinh doanh mà còn ảnh hƣởng sâu sắc đến công tác thông tin thƣ viện. Bất cứ thƣ viện nào muốn phát triển cũng đều phải quan tâm đến marketing . Marketing giúp chúng ta hiểu, giao tiếp và đem lại các giá trị cho ngƣời dùng tin. Marketing giúp thƣ viện tận dụng hiệu quả nguồn lực hiện có và phát triển các nguồn lực mới, cung cấp và giới thiệu các sản phâm dịch vụ hiện có và phát triển, mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngƣời dùng tin của mình, tạo ra một cộng đồng ngƣời dùng thƣ viện rộng lớn hơn. Từ đó tạo ra nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho thƣ viện. Marketing giúp các cơ quan TT- TV cạnh tranh với các đối thủ truyền thông và cơ quan thông tin khác để khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của mình, thoát khỏi sự lạc hậu, bị động và thích ứng với một thế giới công nghệ phát triển với nhịp độ nhanh chóng. Xuất phát từ những yêu cầu thiết yếu và tất yếu đó, marketing cần thiết cần đƣợc tiến hành tại các cơ quan TT-TV trong hiện tại và tƣơng lai. Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 17
- Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG 2.1 Nghiên cứu nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của marketing trong hoạt động TT- TV là nghiên cứu về đặc điểm nhu cầu thông tin cũng nhƣ sự vận động, thay đổi các nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin. Nghiên cứu các thông tin về ngƣời dùng tin cho phép biến tập hợp đối tƣợng ngƣời dùng không đồng nhất thành các nhóm ngƣời dùng tin đồng nhất có chung đặc điểm và nhu cầu tin. Việc phân loại và xác định trên nhằm tìm kiếm những đặc điểm chung về ngƣời dùng tin nhƣ: Trình độ học vấn, lứa tuổi, sở thích, giới tính.... Sự phân loại ngƣời dùng không chỉ giúp cho việc xác định những đòi hỏi về sản phẩm khác nhau của mỗi nhóm đối tƣợng ngƣời dùng tin, từ đó đƣa ra những chiến lƣợc hoạt động và truyền thông thích hợp. Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên hiện tại Trung tâm đã thực hiện một số hoạt động nhằm nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin, và nhu cầu tin theo các hình thức: * Lập và phát phiếu điều tra Mỗi năm Trung tâm tiến hành điều tra nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin tại Phòng Đọc, thời gian vào cuối năm học thông qua hình thức phát phiếu yêu cầu. Phiếu có các nội dung nhƣ sau: Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 18
- Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu về đặc điểm các nhóm ngƣời dùng tin, phiếu điều tra các nội dung về: - Mức độ thƣờng xuyên đến Trung tâm thông tin – thƣ viện của các nhóm ngƣời dùng tin. - Mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu của Trung tâm. - Các loại hình tài liệu đƣợc ngƣời dùng tin sử dụng - Các hình thức phục vụ nào của thƣ viện đƣợc ngƣời dùng tin sử dụng nhiều. Mức độ thỏa mãn của ngƣời dùng tin về chất lƣợng phục vụ của thƣ viện. - Nhu cầu về nguồn tài liệu còn chƣa đƣợc đáp ứng của ngƣời dùng tin. - Mức độ hiểu biết của ngƣời dùng tin về thƣ viện, các phƣơng tiện, cách thức ngƣời dùng tin tìm hiểu và sử dụng thƣ viện. Nghiên cứu về đặc điểm các nhóm ngƣời dùng tin, phiếu điều tra các nội dung về: Đối với nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ quản lý, giảng viên, nhà nghiên cứu, học viên cao học và nghiên cứu sinh gồm thông tin về: độ tuổi, giới tính, chức vụ chuyên môn, học hàm học vị.... Đối với nhóm ngƣời dùng tin là sinh viên có những thông tin nhƣ: sinh viên các khóa khác nhau, các chuyên ngành đào tạo, độ tuổi, giới tính, học lực… * Tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện Thông qua các “lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện” cán bộ thƣ viện có thể hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện ngƣời dùng tin là về cách sử dụng thƣ viện, cách khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm và các vấn đề Trung tâm chƣa đáp ứng cho ngƣời dùng tin …Mỗi năm Trung tâm tổ chức hai lần lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 19
- Khóa luận tốt nghiệp - Lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện ngƣời dùng tin dành cho tân sinh viên về nội quy và cách sử dụng thƣ viện, cách khai thác nguồn tin của Trung tâm vào đầu mỗi năm học - Lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện vào giữa kỳ các năm học, đồng thời thông qua đó cán bộ thƣ viện điều tra các nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng của ngƣời dùng tin, và các tài liệu ngƣời dùng tin mong muốn bổ sung vào kho tài liệu của Trung tâm. Qua đó Trung tâm điều tra các thông tin về nhu cầu tin, khả năng khai thác thông tin, cũng nhƣ mức độ đáp ứng các nhu cầu đó của Trung tâm, thông qua các câu hỏi trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra đƣợc lấy ngay trong các buổi lớp hƣớng dẫn sử dụng thƣ viện. 2.1.2. Đặc điểm ngƣời dùng tin tại Trung tâm Cuộc điều tra về ngƣời dùng tin của Trung tâm gần đây nhất là vào ngày 14/12/2010. Thông qua 100 phiếu điều tra phát ra, Trung tâm đã thu lại số phiếu và tổng hợp đƣợc kết quả điều tra nhƣ sau: * Đặc điểm người dùng tin: - Giới tính: Ngƣời dùng tin đến Trung tâm là nam chiếm phần nhiều hơn, chiếm 57,8% so với nữ 42,2% lƣợng ngƣời dùng tin. Tỷ lệ ngƣời dùng tin chênh lệch nhƣ vậy vì đặc trƣng đào tạo của Học viện phần lớn là các ngành kỹ thuật nên thu hút số lƣợng sinh viên và cán bộ là nam, số ngành đào tạo thuộc về kinh tế ít hơn nên số lƣợng sinh viên và cán bộ nữ theo học và giảng dạy là thấp hơn. Do vậy, nguồn tài liệu phục vụ chuyên ngành kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tài liệu chuyên ngành kinh tế và các lĩnh vực xã hội khác. - Độ tuổi: 98,9% ngƣời dùng tin có độ tuổi dƣới 30, và 1,2% ngƣời dùng tin có độ tuổi từ 40 trở lên. Có thể thấy ngƣời dùng tin của Trung tâm thuộc nhóm ngƣời dùng tin trẻ, phần lớn trong độ tuổi lao động của xã hội. Do vậy, nguồn tài liệu đƣợc ngƣời dùng tin sử dụng thƣờng mang tính khoa học, cập Vũ Thị Hiền – K52 TT-TV 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của Công ty Yamaha thực trạng và giải pháp
106 p | 1997 | 440
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing mix của công ty P&G Việt Nam
114 p | 1517 | 357
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing) trên thế giới và tại Việt Nam
109 p | 1377 | 206
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động quan hệ công chúng (PR) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
114 p | 805 | 94
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu cà phê tại công ty Generalexim
113 p | 622 | 85
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà nội - thực trạng và giải pháp
101 p | 331 | 84
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Thực trạng và giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập
99 p | 402 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm P & I đối với các công ty vận tải biển Việt Nam
98 p | 305 | 61
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
94 p | 248 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại một số nước có nền kinh tế thị trường và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
102 p | 221 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp
111 p | 441 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông - Tây
113 p | 211 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam
99 p | 210 | 45
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhập khẩu ô tô cũ và tác động của nó tới ngành sản xuất ô tô Việt Nam
109 p | 232 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2000-2007
88 p | 181 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam và thách thức đối với doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
107 p | 142 | 16
-
Khoá luận tốt nghiệp: Hoạt động chứng thực tại UBND Thị trấn Đình Cả, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
70 p | 30 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động của mạng Vinaren phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo ở Việt Nam
5 p | 108 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn