intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

133
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tìm hiểu thực tiễn hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp về việc áp dụng nhượng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tìm ra một hướng đi hiệu quả trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp việt nam Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình Sinh viên thực hiện: Phạm Bảo Thanh Lớp: Anh 6 Khóa: K42B - KT & KD QT HÀ NỘI, 10/2007
  2. MôC LôC i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG..........................................................5 NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH ...............................................................................5 I. TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH................................... 5 1. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh ..............................................................5 1.1. Lịch sử nhượng quyền kinh doanh..................................................................5 1.2. Một số cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh trên thế giới .........................6 1.3. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh .............................................................9 2. Một số khái niệm liên quan ............................................................................. 10 2.1. Thương hiệu ..................................................................................................10 2.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu ............................................ 11 2.3. Hệ thống kinh doanh ..................................................................................... 13 2.4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh .............................. 13 3. Phân loại nhượng quyền kinh doanh .............................................................. 14 3.1. Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ....................................................... 15 3.2. Nhượng quyền kinh doanh hệ thống ............................................................. 15 3.3. So sánh hai loại hình nhượng quyền ............................................................. 17 4. Qui trình thực hiện nhượng quyền kinh doanh.............................................. 20 4.1. Giai đoạn chuẩn bị......................................................................................... 20 4.1.1. Xây dựng một mô hình kinh doanh chuẩn ..................................................... 20 4.2.2. Lên chương trình đào tạo ............................................................................. 22 4.2. Thực hiện nhượng quyền kinh doanh ........................................................... 23 4.2.1. Soạn thảo hợp đồng ..................................................................................... 23 4.2.2. Mở rộng nhượng quyền kinh doanh.............................................................. 24 4.3. Giai đoạn duy trì và phát triển hệ thống ........................................................ 25 4.3.1. Bên nhượng quyền hỗ trợ cho bên nhận quyền ............................................. 25 4.3.2. Quản lý chất lượng của cả hệ thống ............................................................. 26 Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
  3. MôC LôC ii II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP QUỐC TẾ ................................................................................ 26 1. Lợi ích của nhượng quyền kinh doanh ........................................................... 26 1.1. Những lợi ích đối với bên nhượng quyền ...................................................... 27 1.2. Những lợi ích đối với bên nhận quyền........................................................... 29 2. Ý nghĩa của nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp .......................................................................................... 30 2.1. Phát triển hệ thống kinh doanh ..................................................................... 30 2.2. Xuất khẩu thương hiệu ra thị trường quốc tế ................................................ 31 2.3. Nâng cao vị thế của các doanh nghiệp tham gia ........................................... 32 CHƯƠNG II ................................................................................................................... 33 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ...................................................... 33 I. CÁC CƠ SỞ PHÁP L‎ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH Y DOANH .......................................................................................................................... 33 1. Kinh nghiệm pháp luật một số nước trong việc qui định về nhượng quyền kinh doanh .......................................................................................................... 33 1.1. Pháp luật Hoa Kỳ về nhượng quyền kinh doanh ........................................... 34 1.2. Pháp luật châu Âu về nhượng quyền kinh doanh ......................................... 37 2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam .............................................................................................................. 38 2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam . ............................................................................................................................. 38 2.2. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu .............................................................................................................................. 40 II. TÌNH HÌNH NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA................................................................................. 41 1. Tình hình nhượng quyền kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua ....................................................................................................... 41 1.1. Hiểu biết của các doanh nghiệp về nhượng quyền kinh doanh và ý nghĩa của nó trong quá trình hội nhập quốc tế .............................................................. 41 1.2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
  4. MôC LôC iii Nam trong thời gian qua....................................................................................... 43 2. Một số điển hình thành công và thất bại trong nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam ........................................................................................................... 44 2.1. Cà phê Trung Nguyên – người đi tiên phong thành công ............................. 44 2.2. Phở 24 – một dấu ấn nhượng quyền ở Việt Nam........................................... 48 2.3. Chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động Nettra – một bài học về nhượng quyền kinh doanh................................................................................... 49 CHƯƠNG III ................................................................................................................. 53 XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP .................... 53 I. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ................................................................ 53 1. Một số điển hình về nhượng quyền kinh doanh trên thế giới ........................ 53 1.1. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s ................................................ 53 1.2. Chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven .................................................................56 2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ................................... 58 2.1. Kinh nghiệm về qui định phí nhượng quyền ................................................. 58 2.2. Bài học kinh nghiệm về đào tạo trong hệ thống nhượng quyền kinh doanh............................................................................................................... 60 II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP.................................................. 61 1. Những triển vọng và thách thức ...................................................................... 61 2. Xu hướng phát triển của nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam ................. 65 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ...................................................................................... 68 1. Nhóm giải pháp vĩ mô ...................................................................................... 68 1.1. Xây dựng một hành lang pháp lý hiệu quả hơn cho hoạt động nhượng quyền kinh doanh ........................................................................................................... 68 1.2. Hỗ trợ và xúc tiến hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nước ........................................................................................................... 70 1.3. Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến hoạt động nhượng quyền Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
  5. MôC LôC iv kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài .................. 71 2. Nhóm giải pháp vi mô ...................................................................................... 72 2.1. Đối với các doanh nghiệp nhượng quyền ...................................................... 72 2.1.1. Xây dựng một chiến lược nhượng quyền kinh doanh chuẩn .......................... 72 2.1.2. Có chiến lược bảo vệ tài sản trí tuệ cho hệ thống nhượng quyền kinh doanh..………………………………………………………..........73 2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống nhượng quyền kinh doanh................. 74 2.1.4. Những giải pháp khác .................................................................................. 75 2.2. Đối với doanh nghiệp nhận quyền .................................................................76 2.2.1. Tìm hiểu kỹ càng về khả năng thành công khi nhận quyền............................ 77 2.2.2. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng nhượng quyền kinh doanh ..................................... 77 2.2.3. Đúc rút kinh nghiệm và học hỏi cách thức kinh doanh từ hệ thống nhượng quyền kinh doanh ..................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 81 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ................................................................. 83 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 84 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................... 87 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................... 93 Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
  6. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Lời nói đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất hiện trong khoảng chục năm trở lại đây, nhƣợng quyền kinh doanh đã từ lâu không còn là một khái niệm xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Những thƣơng hiệu có tên tuổi nhƣ cà phê Trung Nguyên, Phở 24, thời trang Foci, hay bánh kẹo Kinh Đô… là những điển hình thành công trong việc áp dụng mô hình kinh doanh này ở nƣớc ta. Thị trƣờng nhƣợng quyền Việt Nam đang nóng lên khi mà không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nƣớc, các doanh nghiệp nhƣợng quyền Việt Nam đang dần có những bƣớc tiến ra thị trƣờng thế giới. Bên cạnh đó, các nhà nhƣợng quyền nƣớc ngoài cũng bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam. Kinh nghiệm về nhƣợng quyền kinh doanh ở các nƣớc đã chỉ ra rằng phƣơng thức kinh doanh nhƣợng quyền là một con đƣờng tốt để các thƣơng hiệu lớn vƣơn tầm ra thế giới. Tại Mỹ, nhƣợng quyền kinh doanh đóng góp gần 10% cho khu vực kinh tế tƣ nhân, chiếm 50% doanh thu từ hoạt động bán lẻ ở Mỹ và là một trong những kênh quan trọng khẳng định sức mạnh của nền kinh tế Mỹ trên thế giới. Nghiên cứu cơ cấu nền kinh tế châu Âu cho thấy rằng nhƣợng quyền kinh doanh đƣợc xem là một cơ chế linh hoạt trong việc phát triển kinh doanh1. ở khu vực châu á, Nhật Bản là quốc gia phát triển hệ thống nhƣợng quyền kinh doanh mạnh nhất với giá trị ƣớc tính khoảng 67 tỷ đô la Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đƣợc biết đến là nƣớc phát triển nhƣợng quyền kinh doanh nhanh nhất thế giới với tốc độ phát triển nhƣợng quyền kinh doanh là 38% một năm. 2 Vậy tại sao Việt Nam lại không chuẩn bị để sẵn sàng bƣớc đi trên con đƣờng này? 1 TS Phớ Trọng Hiển, “Vai trũ và lợi ớch của cỏc ngõn hàng thưong mại khi cung cấp dịch vụ cho cỏc bờn thực hiện nhượng quyền thương hiệu”, tạp chớ Ngõn hàng, số 10/2006, trang 41 2 Franchise đang “núng”, theo vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2006/10/619672/ Phạm Bảo Thanh 1 A6 – K42B – KT & KD QT
  7. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Với một cơ cấu hơn 90% các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, nhƣợng quyền kinh doanh là một cách thức tiếp cận quốc tế hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam3. Tham gia vào thị trƣờng với vai trò là những nhà nhận quyền kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm thiểu đáng kể những rủi ro có thể gặp phải, ví dụ nhƣ rủi ro về việc kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản. Đồng thời, phát triển kinh doanh trên một thƣơng hiệu hoặc một hệ thống sẵn có tên tuổi, nhất là những thƣơng hiệu và hệ thống kinh doanh có tầm vóc quốc tế sẽ mang lại vô số lợi ích về vốn và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp còn non trẻ hoặc còn hạn chế tiềm lực kinh doanh. Mặt khác, với vị thế bên nhƣợng quyền, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng kinh doanh, xuất khẩu thƣơng hiệu và quan trọng hơn là định vị đƣợc mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã áp dụng hay đang cân nhắc trƣớc hƣớng đi nhƣợng quyền cũng đều gặp phải không ít những vƣớng mắc, mà trƣớc hết là những hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật nhƣợng quyền kinh doanh và những bài học kinh nghiệm để phát triển nhƣợng quyền kinh doanh ở Việt Nam. Với những lý do trên, việc nghiên cứu về “Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam” là một vấn đề cần thiết, mang tính lý luận và thực tiễn cao. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh; - Tìm hiểu thực tiễn hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua; 3 Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghiep_nho_va_vua/ Phạm Bảo Thanh 2 A6 – K42B – KT & KD QT
  8. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp về việc áp dụng nhƣợng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tìm ra một hƣớng đi hiệu quả trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh và thực tiễn việc áp dụng mô hình này ở các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nhƣợng quyền ra nƣớc ngoài. Nhƣợng quyền kinh doanh về bản chất là một hoạt động thƣơng mại liên quan đến việc nhƣợng quyền sử dụng thƣơng hiệu hoặc hệ thống kinh doanh để phân phối hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, nhƣợng quyền kinh doanh là một phạm trù rộng lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả sẽ chỉ đề cập tới các nguyên tắc và những yếu tố kỹ thuật của nhƣợng quyền kinh doanh. Đề tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu về nhƣợng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian 5 năm, từ 2002 cho tới nay, đây là khoảng thời gian chứng kiến sự tăng trƣởng đột biến của nhƣợng quyền kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam. Việc nghiên cứu về thƣơng hiệu, mô hình kinh doanh, các văn bản quốc tế và Việt Nam, hay bất cứ vấn đề nào khác có liên quan chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn đối tƣợng nghiên cứu của đề tài. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc tiến hành dựa trên các phƣơng pháp truyền thống nhƣ: thống kê, tổng hợp và phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa… Đồng thời các phƣơng pháp khác nhƣ điều tra xã hội học, phỏng vấn các chuyên gia, liên hệ trực tiếp… cũng đã góp phần hoàn thiện đề tài. Phạm Bảo Thanh 3 A6 – K42B – KT & KD QT
  9. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về hoạt động nhượng quyền kinh doanh Chƣơng II: Thực tiễn hoạt động nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Chƣơng III: Xu hướng và giải pháp phát triển nhượng quyền kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập Phạm Bảo Thanh 4 A6 – K42B – KT & KD QT
  10. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam CHƢƠNG I: Cơ sở lý luận về hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh I. tổng quan về nhƣợng quyền kinh doanh 1. Khái niệm nhƣợng quyền kinh doanh 1.1. Lịch sử nhượng quyền kinh doanh Nhƣợng quyền kinh doanh là khái niệm đƣợc dịch ra từ một thuật ngữ tiếng Anh gọi là Franchising. Trên thế giới, nhƣợng quyền kinh doanh đã có một thời gian tồn tại và phát triển khá lâu dài. Theo nghiên cứu, nhƣợng quyền kinh doanh đã manh nha xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVII – XVIII tại châu Âu nhƣng câu chuyện về nhƣợng quyền kinh doanh chỉ thực sự đƣợc biết đến lần đầu tiên ở hãng sản xuất máy khâu Singer – Hoa Kỳ vào những năm 1850. Khi nhà máy Singer không có đủ tiền để trả lƣơng cho nhân viên, Isaac Isanov - chủ hãng này đã nảy ra ý tƣởng vừa kêu gọi đƣợc thêm vốn lại vừa làm lợi cho hoạt động kinh doanh của hãng, đó là thiết lập một mạng lƣới những nhà buôn máy khâu Singer. Những đối tác tham gia vào mạng lƣới này sẽ phải trả cho Singer một khoản phí kinh doanh, đổi lại họ sẽ đƣợc tiến hành kinh doanh ở một số địa điểm đặc biệt và thu lợi nhuận từ việc độc quyền bán những chiếc máy khâu hiệu Singer. Mô hình mạng lƣới các nhà buôn máy khâu Singer chính là khởi điểm của hình thức kinh doanh nhƣợng quyền trên thế giới và những hợp đồng mà ông chủ hãng máy khâu đã ký kết với các đối tác vào thời điểm đó chính là mẫu hợp đồng nhƣợng quyền kinh doanh sơ khai nhất. Đƣợc đánh giá là một trong những thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực thƣơng mại của các nƣớc phƣơng Tây, nhƣợng quyền kinh doanh là mô hình kinh doanh tiêu biểu ở các nƣớc phát triển trên khắp thế giới nhƣ Mỹ, Anh, Pháp… Doanh thu từ hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh ở Anh - một trong Phạm Bảo Thanh 5 A6 – K42B – KT & KD QT
  11. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam những quốc gia điển hình về phát triển nhƣợng quyền kinh doanh đƣợc minh họa bằng bảng 1 dƣới đây. Bảng 1: Doanh thu từ hệ thống nhượng quyền kinh doanh ở Anh qua các năm Đơn vị: tỉ euro 1997 1999 2001 2003 2006 Doanh thu 3.97 5.71 10.2 12.72 20.99 Tăng 55% 43% 79% 24% 69% Nguồn: http://www.franchisedirect.co.uk/icentre/survey2006.html Với những ƣu điểm nổi trội của mình, nhƣợng quyền kinh doanh đã nhanh chóng trở thành một hiện tƣợng “nóng” trên toàn thế giới. Ngày nay nhƣợng quyền kinh doanh đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vẫn không ngừng mở rộng hơn nữa. Theo ƣớc tính của Hiệp hội nhƣợng quyền kinh doanh quốc tế, doanh thu từ hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh trên thế giới trong năm 2006 là hơn 5.000 tỉ đô la. Không quá khi nói rằng chƣa có một mô hình kinh doanh nào có sức phát triển mạnh mẽ và rộng rãi nhƣ mô hình nhƣợng quyền. 4 Nhƣợng quyền kinh doanh thâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1990. Với hình ảnh chuỗi các cửa hàng cà phê Trung Nguyên từ Nam ra Bắc, lần đầu tiên ngƣời Việt Nam đã biết đến và thực hiện nhƣợng quyền kinh doanh. Thị trƣờng nhƣợng quyền của Việt Nam hiện nay đang phát triển khá mạnh mẽ. Không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nƣớc, các nhà nhƣợng quyền Việt Nam đã từng bƣớc thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc khác. Các nhà nhƣợng quyền nƣớc ngoài danh tiếng nhƣ KFC, Hard Rock Café, Chili’s, Jollibee… cũng đã tiếp cận Việt Nam nhƣ là một nơi đầu tƣ đầy tiềm năng. 1.2. Một số cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh trên thế giới 4 Theo bỏo cỏo của Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh thế giới, http://www.franchise.org/ Phạm Bảo Thanh 6 A6 – K42B – KT & KD QT
  12. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Là một mô hình đƣợc ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nƣớc trên thế giới nên nhƣợng quyền kinh doanh không tránh khỏi có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong cách hiểu chung nhất của Hiệp hội nhƣợng quyền kinh doanh quốc tế (The International Franchise Association) thì: “Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, theo đó bên nhượng quyền đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận quyền trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận quyền hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận quyền đang, hoặc sẽ đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.5 Định nghĩa này chỉ ra một cách rõ ràng rằng nhƣợng quyền kinh doanh thực chất là một hợp đồng giữa hai bên: bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền kinh doanh. Đối tƣợng đƣợc nhƣợng quyền là nhãn hiệu hàng hóa, phƣơng thức, phƣơng pháp kinh doanh. Trách nhiệm của hai bên tham gia nhƣợng quyền cũng đƣợc đề cập tới. Tuy nhiên, định nghĩa này chƣa thật sự bao quát đƣợc hết các khía cạnh của hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh trên thực tế. Chính bởi bản chất của nhƣợng quyền kinh doanh là một mối quan hệ theo hợp đồng nên cũng có nhiều cách hiểu về nhƣợng quyền kinh doanh thông qua việc định nghĩa về hợp đồng nhƣợng quyền. Theo ủy ban Thƣơng mại Liên bang Hoa Kỳ (The U.S. Federal Trade Committee): “Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó bên nhượng quyền: 5 Theo www.franchise.org/ Phạm Bảo Thanh 7 A6 – K42B – KT & KD QT
  13. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - Hỗ trợ đáng kể cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên nhận quyền; - Cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho bên nhận quyền để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên nhượng quyền; - Yêu cầu bên nhận quyền thanh toán cho bên nhượng quyền một khoản phí tối thiểu.” 6 Định nghĩa này chú trọng vào phƣơng diện thực tiễn tiến hành nhƣợng quyền. Bằng việc cụ thể hóa hợp đồng nhƣợng quyền, nhƣợng quyền kinh doanh có thể đƣợc hiểu một cách rõ ràng hơn. Việc định nghĩa theo hợp đồng cũng chỉ rõ trách nhiệm cũng nhƣ quyền lợi của các bên tham gia. ở Việt Nam, khái niệm về nhƣợng quyền kinh doanh cũng vừa đƣợc thông qua trong Luật Thƣơng mại 2005: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện dưới đây: 1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.” 7 Thuật ngữ “nhượng quyền thương mại” trong Luật Thƣơng mại 2005 đƣợc hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ “nhượng quyền kinh doanh” đƣợc dùng xuyên suốt trong đề tài này. Bản thân thuật ngữ Franchising có nguồn gốc từ tiếng Anh nên việc chuyển thể sang tiếng Việt có nhiều dị bản. Cùng nói về 6 Theo www.journal-a-day.com/Business 7 Điều 284, Mục 8, Luật Thương mại 2005 Phạm Bảo Thanh 8 A6 – K42B – KT & KD QT
  14. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam một hoạt động Franchising ở Việt Nam hiện nay vẫn đang song song tồn tại hai cách gọi nhƣợng quyền kinh doanh và nhƣợng quyền thƣơng mại. Tuy nhiên cụm từ “thương mại” chỉ mang hàm nghĩa buôn bán, giao dịch nói chung và không bao quát bằng cụm từ “kinh doanh”. Mặt khác, với những định nghĩa về Franchising trên thế giới có thể rút ra hoạt động nhƣợng quyền không chỉ đơn thuần là việc buôn bán mà còn liên quan tới cả việc chuyển nhƣợng những yếu tố vô hình nhƣ thƣơng hiệu, bí mật kinh doanh, giải pháp kinh doanh… Do vậy, cách dùng “nhượng quyền kinh doanh” có phần chính xác hơn. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về nhƣợng quyền kinh doanh trên thế giới nhƣng đây chỉ là những sự khác biệt mang tính hình thức và do quan điểm tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Dù đƣợc diễn đạt theo cách này hay cách khác thì nhƣợng quyền kinh doanh vẫn cần phải hội tụ đủ 3 yếu tố cơ bản: Thứ nhất, chủ thể tham gia vào nhƣợng quyền kinh doanh gồm có bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền kinh doanh. Thứ hai, bên nhận quyền đƣợc quyền sử dụng thƣơng hiệu (hay nhãn hiệu hàng hóa) hoặc quyền kinh doanh theo một mô hình sẵn có của bên nhƣợng quyền. Thứ ba, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia: Bên nhƣợng quyền sẽ cấp quyền sử dụng thƣơng hiệu hoặc mô hình kinh doanh của mình cho bên nhận quyền. Đồng thời bên nhƣợng quyền phải có trách nhiệm hỗ trợ bên nhận quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. Bên nhƣợng quyền sẽ đƣợc nhận phí nhƣợng quyền từ bên nhận quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên. Ngƣợc lại, bên nhận quyền sẽ đƣợc quyền kinh doanh trên thƣơng hiệu hoặc mô hình kinh doanh của bên nhƣợng quyền. Bên nhận quyền sẽ đƣợc Phạm Bảo Thanh 9 A6 – K42B – KT & KD QT
  15. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam nhận sự hỗ trợ và có quyền yêu cầu sự quan tâm thích đáng từ bên nhƣợng quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ đóng góp cho bên nhƣợng quyền các khoản phí định kỳ cùng một tỷ lệ phần trăm nhất định trích từ doanh thu của mình cho bên nhƣợng quyền tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. 1.3. Khái niệm nhượng quyền kinh doanh Dựa trên những điểm căn bản của một hoạt động nhƣợng quyền kinh doanh và xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này nhƣợng quyền kinh doanh sẽ đƣợc hiểu nhƣ sau: “Nhượng quyền kinh doanh là một hợp đồng thương mại hình thành giữa hai bên: bên nhượng quyền kinh doanh và bên nhận quyền kinh doanh. Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được quyền kinh doanh trên thương hiệu hoặc theo mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhượng quyền kinh doanh theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên”. 2. Một số khái niệm liên quan Nhƣ đã trình bày ở trên, đối tƣợng của nhƣợng quyền kinh doanh là thƣơng hiệu hoặc hệ thống kinh doanh của bên nhƣợng quyền. Để có một cái nhìn thật rõ ràng về nhƣợng quyền kinh doanh, trƣớc hết chúng ta cần tìm hiểu về thƣơng hiệu và hệ thống kinh doanh là gì và tại sao việc nhƣợng quyền chúng lại đƣợc quan tâm đến thế. Dễ thấy thƣơng hiệu và hệ thống kinh doanh là những yếu tố vô hình, vậy làm thế nào để chuyển nhƣợng đƣợc chúng, hay nói cách khác chuyển nhƣợng thƣơng hiệu và hệ thống kinh doanh thực chất là chuyển nhƣợng cái gì. 2.1. Thương hiệu Phạm Bảo Thanh 10 A6 – K42B – KT & KD QT
  16. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Thương hiệu là một thuật ngữ đặc trƣng của thị trƣờng mà không có mặt trong các văn bản pháp quy ở Việt Nam. Dù vậy, do thói quen sử dụng ngôn ngữ và sự mặc nhiên thừa nhận của xã hội mà thuật ngữ thương hiệu ngày càng đƣợc chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, việc định ra một cách hiểu thống nhất về thương hiệu còn đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi ở nƣớc ta. Để thuận tiện cho công việc nghiên cứu và cũng xuất phát từ thực tiễn khảo sát, trong đề tài này thương hiệu đƣợc hiểu một cách gần gũi với khái niệm nhãn hiệu hàng hóa. Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”. 8 Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Interllectual Property Organisation - WIPO) định nghĩa“nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu phân biệt để chỉ ra sản phẩm, dịch vụ được sản xuất hay cung cấp bởi một chủ thể nào đó và để phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” 9. Cũng theo cách hiểu của WIPO, nhãn hiệu hàng hóa có thể đƣợc tạo bởi những từ, những chữ, con số riêng biệt hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Nhãn hiệu có thể bao gồm hình ảnh, biểu tƣợng, dấu hiệu ba chiều, nó cũng có thể là những dấu hiệu âm thanh nhƣ âm nhạc, tiết nhạc, dấu hiệu mùi hƣơng, màu sắc đƣợc sử dụng nhƣ những đặc tính phân biệt. Thương hiệu đƣợc hiểu là một khái niệm ở mức cao hơn nhãn hiệu hàng hóa. Ngoài những yếu tố vật chất hoặc phi vật chất cấu thành nên nhãn hiệu hàng hóa, thƣơng hiệu còn bao hàm cả giá trị của nhãn hiệu hàng hóa đó. 8 Điều 72, Luật Sở hữu trớ tuệ Việt Nam 2005 9 Theo www.wipo.int/treaties/en/ip/tlt/ Phạm Bảo Thanh 11 A6 – K42B – KT & KD QT
  17. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Nói một cách khác, thƣơng hiệu gồm có hai phần. Phần có thể nhận biết đƣợc là những hình ảnh, con số, màu sắc… tạo nên biểu tƣợng riêng cho doanh nghiệp; phần không nhìn thấy đƣợc nhƣng vô cùng quan trọng là giá trị của nhãn hiệu hàng hóa – giá trị đƣợc đo lƣờng bằng sự tin tƣởng và ƣa thích mà khách hàng dành cho nhãn hiệu hàng hóa đó. Thƣơng hiệu do vậy không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là giá trị của doanh nghiệp. Sở hữu một thƣơng hiệu nổi tiếng tức là doanh nghiệp đã có ƣu thế và tiềm năng kinh doanh. Đây là yếu tố lý giải tại sao việc chuyển nhƣợng thƣơng hiệu lại là một vấn đề đƣợc các doanh nghiệp quan tâm đến thế. 2.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu Quyền sở hữu công nghiệp là một tập hợp các quyền theo luật định đối với những đối tƣợng thuộc sở hữu công nghiệp. Theo Bộ luật Dân sự 2005, đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: “sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý” 10. Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tƣợng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trong đó qui định rằng: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa ly, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.11 Qui định này hoàn toàn phù hợp với cách hiểu đƣợc nêu ra trong Bộ luật Dân sự 2005. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đƣợc xác định tùy theo từng loại đối tƣợng sở hữu công nghiệp khác nhau và đƣợc trình bày cụ thể trong các văn bản pháp luật tƣơng ứng. Quyền sở hữu công nghiệp sẽ đƣợc xác lập trên 10 Điều 750, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005 11 Điều 4, Luật Sở hữu trớ tuệ Việt Nam 2005 Phạm Bảo Thanh 12 A6 – K42B – KT & KD QT
  18. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam cơ sở quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tƣợng trên theo qui định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 12 Nhƣợng quyền kinh doanh thƣơng hiệu thực chất là nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp đối với thƣơng hiệu đó. Theo qui định trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với thƣơng hiệu (hay là nhãn hiệu hàng hóa) sẽ bao gồm:  Sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trong kinh doanh;  Cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình 13. Để thực hiện nhƣợng quyền thƣơng hiệu một cách đúng đắn thì việc xác lập căn cứ pháp luật cho thƣơng hiệu là việc làm đầu tiên đối với bên nhƣợng quyền, tức là bên nhƣợng quyền phải có quyền sở hữu công nghiệp đối với thƣơng hiệu của mình. Điều này chỉ có khi bên nhƣợng quyền tiến hành đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu của mình. Tại Việt Nam, các qui định cụ thể về thủ tục đăng ký bảo hộ đối với thƣơng hiệu nằm trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thƣơng mại 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Mặc dù việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không phải là qui định bắt buộc nhƣng đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam nên thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình và tránh những tranh chấp có thể phát sinh, đồng thời cũng dần phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Một điều lƣu ý là nếu bên nhƣợng quyền đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa hay thƣơng hiệu của mình trên phạm vi quốc tế theo Thỏa ƣớc Madrid thì quyền sở hữu công nghiệp đối với thƣơng hiệu ấy sẽ phát sinh khi có chấp nhận bảo hộ của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. 2.3. Hệ thống kinh doanh 12 Điều 752, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005 13 Điều 751, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005 Phạm Bảo Thanh 13 A6 – K42B – KT & KD QT
  19. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Hệ thống kinh doanh có thể đƣợc hiểu là một tổng thể bao gồm những yếu tố vật chất nhƣ cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị cho tới những yếu tố phi vật chất nhƣ ý tƣởng sáng tạo của con ngƣời, bí mật kinh doanh, bí quyết kỹ thuật… nhằm thực hiện quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Hệ thống kinh doanh cũng là một trong những đối tƣợng của nhƣợng quyền kinh doanh và trên thực tế, nhƣợng quyền kinh doanh hệ thống là hình thức nhƣợng quyền phát triển mạnh nhất. 2.4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh Quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh chính là tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tƣợng của sở hữu công nghiệp có mặt trong hệ thống kinh doanh nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, bí mật kinh doanh, bí quyết kỹ thuật… Nhƣ thế nghĩa là trong quyền sở hữu công nghiệp đối với hệ thống kinh doanh có bao hàm nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với thƣơng hiệu đã trình bày ở trên và quyền sở hữu công nghiệp với những đối tƣợng khác nữa. Theo Bộ luật Dân sự 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh bao gồm:  Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh;  Cho phép hoặc cấm ngƣời khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh. 14 Qui định này cũng có thể hiểu và áp dụng với những bí quyết kỹ thuật trong hệ thống nhƣợng quyền kinh doanh. 3. Phân loại nhượng quyền kinh doanh 14 Khoản 2, Điều 751, Bộ luật Dõn sự Việt Nam 2005 Phạm Bảo Thanh 14 A6 – K42B – KT & KD QT
  20. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong quá trình thâm nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Tùy theo từng tiêu chí khác nhau mà nhƣợng quyền kinh doanh đƣợc phân thành những loại khác nhau. Dựa trên tiêu chí ngành nghề kinh doanh, nhƣợng quyền kinh doanh có 3 loại:  Nhƣợng quyền kinh doanh sản xuất  Nhƣợng quyền kinh doanh phân phối  Nhƣợng quyền kinh doanh dịch vụ Nhƣợng quyền kinh doanh sẽ đƣợc phân chia thành 3 loại nếu dựa theo các hình thức nhƣợng quyền:  Nhƣợng quyền đơn vị  Nhƣợng quyền khu vực  Nhƣợng quyền phụ Nếu căn cứ vào đối tƣợng chuyển nhƣợng thì nhƣợng quyền kinh doanh có 2 loại:  Nhƣợng quyền kinh doanh thƣơng hiệu  Nhƣợng quyền kinh doanh hệ thống Dù có nhiều cách phân loại khác nhau thì xét đến cùng yếu tố đƣợc quan tâm nhất trong hợp đồng nhƣợng quyền kinh doanh vẫn là đối tƣợng đƣợc chuyển nhƣợng. Do vậy, đề tài sẽ đi sâu vào phân tích hoạt động nhƣợng quyền theo tiêu chí này. 3.1. Nhượng quyền kinh doanh thương hiệu Nhƣợng quyền kinh doanh thƣơng hiệu là việc bên nhƣợng quyền cho phép bên nhận quyền đƣợc quyền kinh doanh sản phẩm mang thƣơng hiệu sẵn có của bên nhƣợng quyền. Đối tƣợng đƣợc nhƣợng quyền chính là quyền sử dụng thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền. Do đó, giá trị của một hợp đồng nhƣợng quyền kinh doanh thƣơng hiệu đƣợc quyết định bởi giá trị của chính thƣơng hiệu đó. Phạm Bảo Thanh 15 A6 – K42B – KT & KD QT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2