intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thương mại Vinexad

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thương mại Vinexad" được hoàn thành với mục tiêu nhằm mô tả, phân tích đánh giá hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại Vinexad. Từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hoạt động truyền thông hiệu quả của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thương mại Vinexad

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI VINEXAD Khóa luận tốt nghiệp ngành : Văn hóa truyền thông Ngƣời hƣớng dẫn : TS. Phạm Văn Đại Sinh viên thực hiện : Trần Trà My Mã số sinh viên : 2005VTTA027 Khóa : 2020 - 2024 Lớp : Văn hóa truyền thông 20A HÀ NỘI - 2024
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là Khóa luận độc lập của riêng cá nhân tôi. Những số liệu đƣợc sử dụng phân tích trong đề tài này có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc công bố chính xác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung trong đề tài Khóa luận tốt nghiệp. Hà Nội, tháng 04 năm 2024 Tác giả Trần Trà My
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn chân thành đến thầy/cô Học Viện Hành Chính Quốc Gia, đặc biệt là thầy/cô Khoa Quản lý xã hội của Học viện đã tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp kiến thức chuyên ngành cho em để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến giảng viên TS. Phạm Văn Đại là ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình, chỉ bảo chu đáo và tâm huyết nhất cho tôi để có thể hoàn thành tốt đƣợc đề tài này. Do kiến thức thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôn tại rất mong đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn để tôi hoàn thiện hơn nữa bài khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 04 năm 2024 Tác giả Trần Trà My
  4. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quá trình truyền thông ........................................................................ 14 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad .............................................................................. 26 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad ..................................................................................... 24 Bảng 2.2: Bảng số liệu phân tích hoạt động truyền thông nội bộ của công ty Vinexad. ............................................................................................................... 32 Bảng 2.3: Bảng số liệu hoạt động truyền thông .................................................. 52
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 6. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG... 6 1.1. Các khái niệm liên quan ......................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm về truyền thông .................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm về hoạt động truyền thông ................................................. 7 1.1.3. Khái niệm chiến dịch truyền thông...................................................... 8 1.1.4. Khái niệm về truyền thông doanh nghiệp............................................ 9 1.2. Phân loại truyền thông ............................................................................ 9 1.3. Phƣơng tiện truyền thông ..................................................................... 12 1.4. Mô hình truyền thông ........................................................................... 14 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 17 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI VINEXAD .......................................................................................................... 18 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad ........................................................................................................ 18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 18 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ..................................................................... 23 2.1.3. Một số ngành nghề kinh doanh.......................................................... 24
  6. 2.1.4. Các sản phẩm chính của công ty ....................................................... 25 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad ...................................................................... 26 2.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động truyền thông của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad ............................................... 27 2.2.1 Nhân tố vĩ mô ..................................................................................... 27 2.2.2 Nhân tố vi mô ..................................................................................... 28 2.3. Thực trạng hoạt động truyền thông của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad ...................................................................... 29 2.3.1 Truyền thông nội bộ............................................................................ 29 2.3.2 Truyền thông bên ngoài ...................................................................... 33 2.4. Đánh giá về hoạt động truyền thông của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad .................................................................. 53 2.4.1. Thành tựu đạt đƣợc ............................................................................ 53 2.4.2. Hạn chế .............................................................................................. 54 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 60 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢNG CÁO VÀ HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI VINEXAD .................................................... 61 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ...................................................................... 61 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad ................... 62 3.2.1. Giải pháp chung ................................................................................. 62 3.2.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................. 63 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 73 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .............................................................................. 75 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 78 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 80
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thƣơng hiệu của một công ty hay tổ chức doanh nghiệp và việc hiểu rõ về cách một công ty triển khai hoạt động truyền thông có thể giúp hiểu sâu hơn về chiến lƣợc kinh doanh và sự tƣơng tác với khách hàng và thị trƣờng. Việc nghiên cứu hoạt động truyền thông của một công ty có thể cung cấp thông tin quý báu về xu hƣớng thị trƣờng và cách mà các đối thủ cạnh tranh đang tiếp cận với khách hàng. Nghiên cứu về hoạt động của một công ty không chỉ mang lại kiến thức mà còn giúp phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đánh giá. Truyền thông là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo và hội chợ thƣơng mại. Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và tổ chức hội chợ thƣơng mại, là một trong những ngành công nghiệp đòi hỏi sự chuyên nghiệp và sáng tạo trong hoạt động truyền thông. Nghiên cứu về hoạt động truyền thông của Vinexad có thể cung cấp thông tin hữu ích về các chiến lƣợc và phƣơng pháp hiệu quả trong ngành này. Ngành công nghiệp quảng cáo và tổ chức hội chợ thƣơng mại là một ngành có sự cạnh tranh cao và thị trƣờng đang phát triển một cách nhanh chóng. Việc nghiên cứu về hoạt động truyền thông của Vinexad có thể cung cấp thông tin quý báu về các chiến lƣợc cạnh tranh và cách tiếp cận khách hàng trong môi trƣờng kinh doanh đầy thách thức. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trƣờng, các doanh nghiệp nhƣ công ty Vinexad đã phải liên tục điều chỉnh những chiến lƣợc truyền thông của mình để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng và tận dụng đƣợc những cơ hội mới. Nghiên cứu này có thể giúp hiểu rõ hơn về cách mà Vinexad đối phó với những thách thức và cơ hội này. Nghiên cứu về hoạt động truyền thông không chỉ mang lại giá trị thực tiễn cho công ty mà còn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp và các chuyên gia truyền thông khác trong việc hiểu rõ hơn về các xu hƣớng, thách thức và những cơ hội 1
  8. trong lĩnh vực này. Công ty Vinexad có thể có các dữ liệu và những thông tin độc quyền về những hoạt động truyền thông của mình, điều này có thể cung cấp cơ sở dữ liệu chất lƣợng cao cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực truyền thông. Việc hiểu rõ về cách công ty Vinexad thực hiện các chiến lƣợc truyền thông có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách họ tạo ra sự nhận biết về thƣơng hiệu thu hút khách hàng và tạo ra hiệu quả kinh doanh. Vinexad là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực của mình, có tầm ảnh hƣởng lớn đến cả ngành và thị trƣờng. Việc nghiên cứu về hoạt động truyền thông của Công ty Cổ phần quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad là cấp thiết vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho công ty mà còn đóng góp cho sự phát triển và hiểu biết của ngành công nghiệp truyền thông nói chung. Việc tìm hiểu về các hoạt động truyền thông của Vinexad có thể mở ra cơ hội hợp tác và học hỏi từ một công ty uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thƣơng mại Vinexad” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu Ngày nay, để phù hợp với tình hình thị trƣờng các doanh nghiệp không ngừng có những phát triển và đổi với về sản phẩm, dịch vụ hay cách xây dựng thƣơng hiệu thông qua các hoạt động marketing online, truyền thông trực tuyến,.... Tuy vậy, việc phát triển hoạt động truyền thông trực tuyến vẫn chƣa đƣợc khai thác tối đa và đẹm lại hiệu quả cao cho mỗi doanh nghiệp khi vẫn chƣa đào sau vào các trang mạng xã hội này nên hoạt động truyền thông vẫn còn nhiều khó khăn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cho đề tài “Hoạt động truyền thông ” nhƣng chƣa có đƣợc những đóng góp nhất định mà chỉ mới dừng lại ở mức doanh nghiệp. Một số nghiên cứu nhƣ: Trần Thị Ngọc Anh, Đặng Thị Hƣơng, 2020 về phƣơng tiện truyền thông trong quản lý mối quan hệ khách hàng của doanh nghiệp: “Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của phƣơng tiện truyền thông số trong quản lý mối quan hệ khách hàng của các doanh nghiệp. Nó xem xét cách mà các doanh nghiệp sử 2
  9. dụng email marketing, chat trực tuyến, mạng xã hội để tạo ra và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.” Phạm Thị Hồng, Nguyễn Văn Anh, 2023 nghiên cứu về vấn đề tối ƣu hóa chiến lƣợc truyền thông số trong marketing kỹ thuật số của doanh nghiệp: “Nghiên cứu này đề xuất các chiến lƣợc tối ƣu hóa phƣơng tiện truyền thông số trong marketing kỹ thuật số của các doanh nghiệp. Nó tập trung vào việc phân tích và đánh giá hiệu quả của các chiến lƣợc truyền thông số nhƣ SEO, quảng cáo PPC và email marketing, để đề xuất các phƣơng pháp cải thiện và tối ƣu hóa.” Nhóm tác giả Huỳnh Minh Trƣờng, Trần Trung Chuyển (2017) : “Tác động của hoạt động truyền thông đến nhận biết nhãn hàng giải độc gan Naturenz tại thành phố Cần Thơ đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn 176 ngƣời tiêu dùng ở TPCT. Kết quả phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính cho thấy các hoạt động truyền thông bao gồm: quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng, Marketing trực tiếp đều có tác động tích cực đến nhận biết nhãn hàng giải độc gan Naturenz của ngƣời tiêu dùng. Thông qua đó, đề xuất một số giải pháp liên quan đến các hoạt động truyền thông về quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán hàng, Marketing trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của nhãn hàng giải độc gan đối với ngƣời tiêu dùng.” Vì giới hạn bởi không gian nghiên cứu nên các nghiên cứu vẫn chƣa có đƣợc những kết quả góp phần hoạt động truyền thông một cách toàn diện đối với doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Do đó, tác giả muốn đóng góp một bài nghiên cứu về hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp kinh doanh sản xuất- thƣơng mại nói chung và của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả, phân tích đánh giá hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad. Từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp 3
  10. nâng cao hiệu quả công tác hoạt động truyền thông hiệu quả của công ty. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, ngƣời nghiên cứu tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau - Tìm hiểu cơ sở lý luận, lịch sử nghiên cứu, cơ sở thực tiễn về hoạt động phát triển hoạt động truyền thông. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thƣơng mại Vinexad - Đề xuất kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thƣơng mại Vinexad. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phƣơng thức truyền thông của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad. - Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad là không gian nghiên cứu của đề tài - Phạm vi thời gian: từ năm 2019 đến nay 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thƣơng mại Vinexad, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu: Để có thể thực hiện tốt đƣợc đề tài khóa luận cần phải sử phƣơng pháp quan trọng này. Những tài liệu có thể thu thập đƣợc từ tạp chí, báo cáo thống kê của công ty qua các năm, từ tôi chọn lọc, nghiên cứu và xử lý thông tin, sau đó đƣa ra những kết luận nghiên cứu về đề tài. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và thống kê: Áp dụng để phân tích dựa trên những tài liệu, thông tin thu thập đƣợc qua khảo sát thực tế tại công ty Vinexad. Vì lƣợng thông tin nhiều, đa dạng nội dung nên đòi hỏi sự phân tích tỉ 4
  11. mỉ, tổng hợp để rút ra đƣợc những nhận định, giải pháp đối với công tác hoạt động truyền thông của công ty. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục nội dung của đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của hoạt động truyền thông Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động truyền thông của Công ty cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad Chƣơng 3: Đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thƣơng mại Vinexad 5
  12. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về truyền thông Do quan điểm nghiên cứu mà hiện nay có rất nhiều các khái niệm về truyền thông tồn tại. Theo Dean C. Barnlund (1964): “Truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.” Theo Frank Dance (1970): “Truyền thông là quá trình làm cho cái trƣớc đây là độc quyền của một hoặc vài ngƣời trở thànhcái chung của hai hoặc nhiều ngƣời.” Mặc dù các định nghĩa, quan niệm khác nhau nhƣng vẫn có những điểm chung cơ bản về truyền thông. “Truyền” là truyền đạt. “Thông” là thông tin. Truyền thông đƣợc hiểu một cách đơn giản chính là quá trình truyền đạt hoặc truyền tải những thông tin nhằm tác động đến suy nghĩ, tƣ tƣởng của đối tƣợng mà chúng ta muốn hƣớng đến. Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững (2018): Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Nhƣ vậy, tóm lại truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến, ý tƣởng, và nhận thức giữa các cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng thông qua các phƣơng tiện và kênh giao tiếp. Khái niệm này bao gồm một loạt các hoạt động giao tiếp nhƣ truyền thông quảng cáo, truyền thông công cộng, truyền thông xã hội, truyền thông đối thoại, và nhiều hình thức truyền thông khác. Mục tiêu của truyền thông thƣờng là truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả nhất đến đối tƣợng mục tiêu, gây ảnh hƣởng đến ý thức, hành vi và suy nghĩ của họ. Trong một môi trƣờng ngày nay đầy cạnh tranh và phức tạp, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hình ảnh thƣơng hiệu, tƣơng tác với khách hàng, và tạo ra sự tiếp cận và hiểu biết. 6
  13. 1.1.2. Khái niệm về hoạt động truyền thông Hoạt động truyền thông là quá trình truyền tải thông tin từ một nguồn đến một đối tƣợng hoặc một tập hợp các đối tƣợng. Nó bao gồm sử dụng các phƣơng tiện truyền thông nhƣ truyền hình, radio, báo chí, Internet, và các nền tảng truyền thông xã hội để chia sẻ thông điệp, ý kiến, hoặc thông tin với một đám đông lớn. Hoạt động truyền thông có thể có mục tiêu khác nhau nhƣ thông tin, giải trí, quảng cáo, giáo dục, hoặc tạo dựng hình ảnh công ty. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ý thức, thay đổi hành vi, và xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, và cộng đồng. Hoạt động truyền thông là quá trình truyền tải thông điệp từ một bên sang một bên khác thông qua sử dụng các phƣơng tiện và kênh truyền thông khác nhau. Mục tiêu chính của hoạt động truyền thông là truyền đạt thông tin, ý kiến, ý tƣởng, hoặc tạo ra tƣơng tác giữa các đối tƣợng hoặc nhóm ngƣời. Các yếu tố quan trọng trong hoạt động truyền thông bao gồm: Nguồn thông tin: Đây là bên gửi thông điệp, thƣờng là tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan truyền thông, mong muốn truyền đạt thông điệp của mình đến đối tƣợng mục tiêu. Thông điệp: Nội dung cụ thể mà ngƣời gửi muốn truyền đạt. Thông điệp có thể là thông tin, quảng cáo, giáo dục, giải trí, hoặc các mục đích khác. Kênh truyền thông: Phƣơng tiện hoặc cách thức đƣợc sử dụng để truyền tải thông điệp, bao gồm truyền hình, radio, báo chí, mạng Internet, mạng xã hội, email. Đối tượng: Nhóm hoặc cá nhân mà thông điệp đƣợc hƣớng tới. Đối tƣợng có thể là khách hàng tiềm năng, cộng đồng, công chúng, hoặc một nhóm đặc biệt khác. Hiệu quả: Mức độ mà thông điệp đƣợc hiểu, chấp nhận, và ảnh hƣởng đến đối tƣợng mục tiêu. Hoạt động truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức thƣơng hiệu, tạo ra tƣơng tác xã hội, thúc đẩy bán hàng, tạo ra ý thức công 7
  14. cộng, và nhiều mục đích khác trong lĩnh vực kinh doanh, xã hội, và chính trị. Hoạt động truyền thông những nội dung chính và phổ biến nhƣ sau: Quan hệ báo chí Lập kế hoạch chiến lƣợc cho hoạt động truyền thông của tổ chức Tổ chức thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin cho công chúng Tổ chức sự kiện Truyền thông nội bộ Quan hệ cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội Quan hệ với chính phủ Quản lý vấn đề: nghiên cứu, theo dõi báo chí, điểm tin tức sự kiện,... Quản trị khủng hoảng Công vụ (tiếp xúc với những ngƣời tạo dƣ luận xã hội). 1.1.3. Khái niệm chiến dịch truyền thông Chiến dịch truyền thông là một chuỗi các hoạt động truyền thông đƣợc lên kế hoạch và thực hiện một cách bài bản, nhằm đạt đƣợc một mục tiêu cụ thể. Chiến dịch truyền thông có thể đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ ra mắt sản phẩm mới, quảng bá thƣơng hiệu, tăng nhận thức về một vấn đề xã hội... Các bƣớc xây dựng chiến dịch truyền thông: Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu cụ thể mà chiến dịch truyền thông muốn đạt đƣợc. Xác định đối tƣợng mục tiêu: Xác định đối tƣợng khách hàng mà chiến dịch truyền thông hƣớng đến. Lựa chọn kênh truyền thông: Lựa chọn những kênh truyền thông phù hợp để tiếp cận đối tƣợng mục tiêu. Lập kế hoạch nội dung: Lập kế hoạch nội dung truyền thông thu hút và thuyết phục đối tƣợng mục tiêu. Thực hiện chiến dịch: Thực hiện chiến dịch truyền thông theo kế hoạch đã đề ra. 8
  15. Đo lƣờng kết quả: Đo lƣờng kết quả của chiến dịch truyền thông và đánh giá hiệu quả. 1.1.4. Khái niệm về truyền thông doanh nghiệp Theo Paul A. Argenti (2016)- Corporate Communication đã nêu quan điểm của mình về truyền thông doanh nghiệp : “Truyền thông doanh nghiệp là quá trình tạo và duy trì các mối quan hệ giao tiếp giữa doanh nghiệp và các bên liên quan nhƣ khách hàng, cổ đông, nhà đầu tƣ và công chúng, nhằm xây dựng hình ảnh thƣơng hiệu, tăng cƣờng niềm tin và đồng thời thúc đẩy mục tiêu kinh doanh và tổ chức.” Với tác giả PGS.TS. Trần Văn Tùng (2017) trong cuốn Quản trị truyền thông doanh nghiệp: “Truyền thông doanh nghiệp là quá trình quản lý và duy trì mối quan hệ giao tiếp giữa doanh nghiệp và các bên liên quan nhƣ khách hàng, cổ đông, nhà đầu tƣ và cộng đồng. Mục tiêu là xây dựng và bảo vệ hình ảnh thƣơng hiệu, tăng cƣờng niềm tin và sự tƣơng tác, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững.”[6] TS. Nguyễn Thị Lan Anh (2018) trong nghiên cứu chiến lƣợc truyền thông doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại “Truyền thông doanh nghiệp là việc sử dụng các công cụ và kênh truyền thông để tạo ra, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác chiến lƣợc nhƣ khách hàng, cổ đông, nhà đầu tƣ và công chúng, nhằm xây dựng hình ảnh tích cực, nâng cao uy tín và hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh.”[11] Tóm lại, Truyền thông doanh nghiệp là quá trình tạo ra, duy trì và quản lý các mối quan hệ giao tiếp giữa doanh nghiệp và các bên liên quan nhƣ khách hàng, cổ đông, nhà đầu tƣ và cộng đồng, nhằm xây dựng và bảo vệ hình ảnh thƣơng hiệu, tăng cƣờng niềm tin và sự tƣơng tác, đồng thời hỗ trợ trong việc đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh và phát triển bền vững. 1.2. Phân loại truyền thông Hoạt động truyền thông có thể đƣợc phân ra nhiều cách khác nhau, dựa vào mục đích, phƣơng tiện sử dụng hay những hình thức truyền thông Truyền thông theo mục đích là việc sử dụng các hoạt động truyền thông 9
  16. nhằm đạt đƣợc một mục tiêu cụ thể. Mỗi hoạt động truyền thông đƣợc thiết kế và triển khai để đáp ứng một mục đích nhất định nhƣ xây dựng thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với khách hàng hay chăm sóc khách hàng. Các mục đích này thƣờng đƣợc xác định dựa trên những nhu cầu kinh doanh cụ thể của tổ chức và mục tiêu chiến lƣợc dài hạn. Truyền thông thƣơng hiệu giúp ta nhận thức về thƣơng hiệu, xây dựng và tăng cƣờng hình ảnh thƣơng hiệu, tạo nên sự tin caah và lòng trung thành từ phía khách hàng. Tập trung vào việc truyền đạt những giá trị, tôn vinh các giá trị cốt lõi thƣơng hiệu, thể hiện sự độc đáo và sự khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh khác. Truyền thông về sản phẩm, dịch vụ: Giới thiệu và quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới. Tạo ra nhƣ cầu và khích lệ khách mua hàng. Hơn thế nữa còn tập trung vào thông tin về sản phẩm, dịch vụ, những đặc điểm nổi bật, những ƣu điểm so với các sản phẩm và dịch vụ cùng loại trên thị trƣờng Truyền thông khuyến mãi: Giúp thông báo về các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá, dịch vụ ƣu đãi để kích thích nhu cầu mua sắm của mọi khách hàng. Chú trọng vào việc truyền tải thông tin về các chƣơng trình khuyến mãi, thời gian và điều kiện áp dụng kèm những lợi ích đến cho khách hàng. Truyền thông mối quan hệ: Giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo lòng tin và sự gắn kết giữa hai bên. Nhấn mạnh việc tạo ra sự tƣơng tác và giao tiếp hai chiều với khách hàng thông qua các kênh nhƣ mạng xã hội, sự kiện trực tiếp, email,.... Truyền thông chăm sóc khách hàng: Mục đích để duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm của mình, ,tạo ra sự hài lòng và tăng độ uy tín. Mỗi một hoạt động truyền thông sẽ đƣợc thiết kế và triển khai để đạt đƣợc một hoặc nhiều trong các mục đích trên, nó phụ thuộc vào những nhu cầu cụ thể của tổ chức và mục tiêu kinh doanh của họ Truyền thông theo phương tiện sử dụng: Truyền thông theo phƣơng tiện sử dụng là việc sử dụng các công cụ, kênh và phƣơng tiện khác nhau để truyền 10
  17. tải thông điệp đến đối tƣợng mục tiêu. Các phƣơng tiện này có thể là các công cụ truyền thông truyền thống nhƣ báo chí, truyền hình, mạng xã hội, email, radio. Mỗi một phƣơng tiện đều có đặc điểm và ƣu điểm riêng cùng với những sự lựa chọn phƣơng tiện sao cho phù hợp với từng mục tiêu chiến dịch của truyền thông Báo chí: Bao gồm báo in, tạp chí, các tờ báo trực tuyến. Những phƣơng tiện này thƣờng đƣợc sử dụng để đạt tới một lƣợng lớn ngƣời đọc và cung cấp một số thông tin chi tiết và chính xác cao. Truyền hình và radio: truyền hình và radio đều có khả năng truyền tải thông điệp bằng cả hình ảnh và âm thanh và giúp thu hút sự chú ý của đối tƣợng mục tiêu. Mạng xã hội gồm các nền tảng nhƣ Facebook, Tiktok, Instagram và mạng xã hội cho phép tƣơng tác hai chiều, tiếp cận một lƣợng lớn ngƣời tiêu dùng trên toàn thế giới. Website đƣợc coi là trung tâm của chiến lƣợc truyền thông trực tuyến, website cung cấp những thông tin chi tiết về tổ chức và sản phẩm, dịch vụ. Email thƣờng đƣợc sử dụng để gửi thông điệp trực tiếp đến các đối tƣợng mục tiêu nhƣ thông báo khuyến mãi, tin tức sản phẩm hay chăm sóc khách hàng. Truyền thông theo hình thức: Truyền thông theo hình thức là việc sử dụng những hình ảnh, đồ họa, biểu đồ, Infographic, Banner, video để truyền tải những thông điệp và sự chú ý của đối tƣợng mục tiêu. Phƣơng tiện truyền thông này tập trung vào việc sử dụng hình ảnh để truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả Quảng cáo là một hình thức để truyền thông. Phƣơng tiện này sử dụng hình ảnh và video để thu hút sự chú ý của khách hàng và truyền đạt thông điệp quảng cáo một cách sinh động nhất. Sản phẩm từ in ấn: Bao gồm các tài liệu marketing nhƣ những tờ rơi, tờ gấp, brochure, banner hay biển quảng cáo. Email marketing: Sử dụng hình ảnh để tạo nên các email marketing thu hút và chuyển đổi khách hàng Sử dụng video để truyền tải thông điệp một cách sinh động và hấp dẫn, từ 11
  18. video quảng cáo ngắn cho đến những video demo sản phẩm, hƣớng dẫn sử dụng sản phẩm. 1.3. Phƣơng tiện truyền thông Theo Toponseek Phƣơng tiện truyền thông là: Phƣơng tiện truyền thông Phƣơng tiện truyền thông là phƣơng tiện để doanh nghiệp truyền tải tất cả hình ảnh, nội dung, sản phẩm đến khách hàng nhằm tăng doanh số và tỷ lệ chuyển đổi. Các loại phƣơng tiện truyền thông phổ biến và đƣợc sử dụng rộng rãi có thể kể đến truyền hình, báo chí, mạng xã hội,… Việc sử dụng truyền thông Marketing đúng thời điểm và đúng cách để nhận lại những phản hồi tích cực của khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định kế hoạch Marketing của doanh nghiệp có thành công hay không. Theo trang NextX crm Phƣơng tiện truyền thông là: Phƣơng tiện truyền thông là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp truyền đi thông điệp, hình ảnh và sản phẩm của họ đến đối tƣợng khách hàng. Nhằm tăng doanh số bán hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Các công cụ truyền thông phổ biến và phổ biến rộng rãi. Bao gồm truyền hình, báo chí, và nhiều nền tảng khác. Việc sử dụng truyền thông tiếp thị đúng thời điểm và cách thức phù hợp là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng. Tạo sự tƣơng tác và nhận đƣợc phản hồi tích cực từ họ. Điều này có thể ảnh hƣởng đến việc kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp có thành công hay không. Nhƣ vậy có thể tóm gọn lại, Phƣơng tiện truyền thông là tập hợp các công cụ đƣợc doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông tin và sản phẩm/dịch vụ tới nhóm đối tƣợng khách hàng mục tiêu. Một số phƣơng tiện truyền thông đƣợc sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm báo chí, mạng xã hội, truyền hình, các diễn đàn hoặc cộng đồng trực tuyến,… Phƣơng tiện truyền thông có thể đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau, bao gồm phân loại dựa trên phƣơng thức truyền tải thông tin, định dạng thông tin, và công nghệ sử dụng. Dƣới đây là một số cách phân loại phổ biến: 12
  19. Theo phƣơng thức truyền tải thông tin: Phƣơng tiện truyền thông trực tiếp: Bao gồm các phƣơng tiện mà thông tin đƣợc truyền tải một cách trực tiếp từ nguồn thông tin đến ngƣời tiêu dùng mà không cần sự trung gian nhiều. Ví dụ: truyền hình, radio, trực tiếp trên internet. Phƣơng tiện truyền thông gián tiếp: Bao gồm các phƣơng tiện mà thông tin đƣợc truyền tải thông qua một hoặc nhiều phƣơng tiện trung gian. Ví dụ: báo chí, mạng xã hội, email. Theo định dạng thông tin: Phƣơng tiện truyền thông dữ liệu: Bao gồm các phƣơng tiện mà thông tin đƣợc truyền tải dƣới dạng dữ liệu số. Ví dụ: truyền hình số, radio số, website, ứng dụng di động. Phƣơng tiện truyền thông truyền thống: Bao gồm các phƣơng tiện mà thông tin đƣợc truyền tải dƣới dạng dữ liệu analog. Ví dụ: truyền hình analog, radio analog, báo chí in. Theo công nghệ sử dụng: Phƣơng tiện truyền thông truyền thống: Bao gồm các phƣơng tiện sử dụng công nghệ truyền thống nhƣ sóng điện từ, in ấn, và các phƣơng tiện truyền thông cơ học nhƣ sách, tạp chí. Phƣơng tiện truyền thông số: Bao gồm các phƣơng tiện sử dụng công nghệ số nhƣ internet, email, truyền hình số, radio số, và các ứng dụng di động. Theo mục đích sử dụng: Phƣơng tiện truyền thông giải trí: Bao gồm các phƣơng tiện đƣợc thiết kế để giải trí và thƣ giãn, nhƣ truyền hình, radio, điện ảnh, và các trò chơi điện tử. Phƣơng tiện truyền thông thông tin: Bao gồm các phƣơng tiện đƣợc sử dụng để truyền tải thông tin, tin tức, và kiến thức, nhƣ báo chí, website tin tức, và radio tin tức. Phân loại phƣơng tiện truyền thông giúp ta hiểu rõ hơn về tính chất và đặc điểm của từng loại phƣơng tiện, từ đó có thể áp dụng một cách hiệu quả trong các chiến lƣợc truyền thông.. 13
  20. 1.4. Mô hình truyền thông Mô hình truyền thông là một dạng thức biểu hiện cụ thể, cô đúc lý thuyết truyền thông, phản ánh mối quan hệ của các yếu tố trong quá trình truyền thông bao gồm: Nguồn; Thông điệp, Kênh truyền thông, Ngƣời nhận, Phản hồi/Hiệu lực, hiệu quả; Nhiễu. Hình 1.1: Quá trình truyền thông (Nguồn Philip Kotler (2008), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội) Giải thích cái yếu tố trong mô hình cùng ví dụ đi kèm về sản phẩm mới của một công ty cung cấp sản phẩm làm đẹp để làm rõ từng yếu tố tham gia: Ngƣời gửi: là chủ thể của quá trình truyền thông marketing. Đó là doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông marketing hƣớng tới khách hàng. Ví dụ người gửi (Sender): Công ty Sản Phẩm Chăm Sóc Sắc Đẹp. Thông điệp chủ định: Thông điệp chủ định là thông điệp nhằm mục đích tác động vào khách hàng mục tiêu để mong nhận đƣợc điều gì đó ở khách hàng theo chủ định của ngƣời gửi tin. Ví dụ thông điệp (Message): Quảng cáo trên truyền hình và mạng xã hội miêu tả sản phẩm chăm sóc da mới của Công ty Sản Phẩm Chăm Sóc Sắc Đẹp, 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2