TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
KHOA HÓA HỌC – BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ<br />
<br />
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA<br />
CÂY CHÙM RUỘT<br />
PHYLLANTHUS ACIDUS (L.) SKEELS<br />
TỪ CAO ETHYL ACETATE<br />
THU HÁI Ở TỈNH BÌNH THUẬN<br />
<br />
Sinh viên thực hiện<br />
<br />
: NGUYỄN ĐÌNH PHƯỚC<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn : TS. BÙI XUÂN HÀO<br />
MSSV: K38.201.091<br />
<br />
TP. Hồ Chí Minh, 2016<br />
<br />
Nguyễn Đình Phước<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiêp<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br />
<br />
1.1 GIỚI THIỆU<br />
1.1.1 Giới thiệu về cây chùm ruột Phyllanthus<br />
acidus<br />
Thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae, chi<br />
Phyllanthus.<br />
Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.)<br />
Skeels. Tên thông thường: Cây chùm ruột, cây<br />
tầm ruột.<br />
<br />
Hình 1.1: Thân và quả cây chùm ruột<br />
<br />
Phân bố phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.<br />
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu<br />
Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu là cây chùm ruột Phyllanthus acidus<br />
(L.) Skeels (Euphorbiaceae) được thu hái ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.<br />
1.1.3 Mô tả thực vật<br />
Ở Việt Nam, một số cây thuộc chi Phyllanthus có trong danh mục từ điển cây<br />
thuốc Việt Nam. Theo Phạm Hoàng Hộ, Đỗ Tất Lợi, Đỗ Huy Bích và cộng sự, chùm ruột<br />
là loại cây nhỏ, cao 3-5 m, thân nhẵn, cành có vỏ màu xám nhạt, cành non màu lục nhạt,<br />
nhẵn; cành già màu xám có nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá chùm ruột thuộc loại lá<br />
kép, mọc so le, cuống dài, lá chét mỏng, mềm, dài 4-5 cm, rộng 18-20 mm. Gốc lá bầu,<br />
tròn, phần đầu phiến lá nhọn, mặt dưới màu xám nhạt, gân lá rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa<br />
mọc ở kẽ những lá đã rụng thành xim, dài 6-15 cm, cuống mảnh có cạnh; hoa nhỏ màu<br />
đỏ, hoa cái và hoa đực ở cùng một cây; hoa đực có đài 4 răng, 4 nhị, rời; hoa cái có 4 lá<br />
đài, bầu 4 ô, hoa mọc thành cụm từ 4-7 hoa ở mỗi mấu tròn. Quả chùm ruột mọng, có<br />
<br />
-1-<br />
<br />
Nguyễn Đình Phước<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiêp<br />
<br />
khía, 4 mảnh, đường kính khoảng 5 mm, cuống quả dài khoảng 7 mm. Khi quả chín có<br />
màu vàng nhạt, vị chua, hơi ngọt, ăn được.[32-34]<br />
1.1.4 Một số ứng dụng của cây chùm ruột Phyllanthus acidus trong y học<br />
Theo Đỗ Tất Lợi, Đỗ Huy Bích và cộng sự, trong y học cổ truyền các nước, những<br />
bộ phận khác nhau của cây chùm ruột được dùng làm thuốc chữa các bệnh ngoài da, như<br />
lá được dùng nấu nước tắm chữa lở ngứa và mề đay. Vỏ thân cây chùm ruột được dùng để<br />
tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm trừ tích ở phổi, dùng bôi ngoài, chữa ghẻ, loét, vết<br />
thương sứt da chảy máu; ngậm chữa đau răng, đau họng. Bột vỏ thân ngâm giấm, uống<br />
chữa bệnh trĩ. Rễ và vỏ cây chùm ruột có độc, người Malaysia dùng đun sôi, xông hít<br />
chữa ho và nhức đầu hay được người dân đảo Giava dùng chữa hen suyễn (dùng lượng<br />
rất nhỏ). Vỏ rễ sắc đặc hoặc ngâm rượu, bôi chữa vảy nến (Psoriasis).[32-33]<br />
1.2 HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÂY THUỘC CHI PHYLLANTHUS<br />
Cây chùm ruột thuộc chi Phyllanthus từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền<br />
các nước để điều trị bệnh về thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường ruột,<br />
bệnh tiểu đường và viêm gan siêu vi B. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học trên cao<br />
chiết các bộ phận của cây chùm ruột cũng khá phổ biến như hoạt tính kháng khuẩn<br />
(Menlendez và cộng sự, 2006),[18] kháng nấm (Satish và cộng sự, 2009),[24] kháng ký sinh<br />
trùng giun đũa trên thực vật (Mackeen và cộng sự, 1997),[17] bệnh sơ nang (Sousa và cộng<br />
sự, 2007),[28] chữa trị tổn thương gan (Nilesh và cộng sự, 2011),[10] giảm nhẹ mỡ ở các<br />
mô, tạng, giảm lipid trong huyết thanh và trong gan của chuột lang trong 6 tuần (Chongsa<br />
và cộng sự, 2014).[5] Ngoài ra, các hợp chất thuộc khung sườn norbisabolane chỉ được thử<br />
nghiệm độc tính tế bào và kháng virus viêm gan siêu vi B (Lv và cộng sự, 2014;<br />
Vongvanich và cộng sự, 2000).[16][30]<br />
1.2.1 Độc tính tế bào<br />
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây nhất cho thấy cao chiết từ các loài thuộc chi<br />
Phyllanthus như Phyllanthus amarus, Phyllanthus niruri, Phyllanthus urinaria,<br />
Phyllanthus watsonii, Phyllanthus emblica có độc tính đối với các dòng tế bào ung thư,<br />
-2-<br />
<br />
Nguyễn Đình Phước<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiêp<br />
<br />
bao gồm ức chế sự xâm lấn, di căn và kích hoạt sự chết theo chương trình của tế bào<br />
(apoptosis) (Tang và cộng sự, 2011).[29] Năm 2011, các nghiên cứu của Lee và cộng sự<br />
cho thấy cao chiết của bốn loài, gồm Phyllanthus niruri, Phyllanthus urinaria,<br />
Phyllanthus watsonii và Phyllanthus amarus đều có tác dụng ức chế sự di căn của dòng tế<br />
bào ung thư phổi A549 và dòng tế bào ung thư vú MCF-7, bằng cách kích hoạt quá trình<br />
apoptosis (Lee và cộng sự, 2011).[14] IC 50 của cao chiết methanol của các loài trên có giá<br />
trị khoảng 50-180 µg/ml, và của cao chiết nước khoảng 65-470 µg/ml. Trong thành phần<br />
cao chiết, các hợp chất polyphenol giữ vai trò quan trọng trong sự ức chế xâm lấn, di<br />
chuyển và gắn bám của các tế bào ung thư. Năm 2013, Sumalatha đã công bố cao chiết<br />
ethanol của loài Phyllanthus emblica có tác dụng chống oxy hoá và có hoạt tính ức chế<br />
dòng tế bào ung thư tá tràng HT-29 (Sumalatha, 2013).[27] Ngoài ra, cao chiết polyphenol<br />
của loài này còn cho thấy vai trò của nó trong việc ức chế sự phân bào và kích hoạt quá<br />
trình apoptosis ở tế bào ung thư cổ tử cung (Zhu và cộng sự, 2013).[31] Nhiều thử nghiệm<br />
độc tính tế bào in vitro của các loại cao chiết từ các bộ phận của cây chùm ruột và của các<br />
hoạt chất tinh khiết cô lập được trên các dòng tế bào ung thư, bao gồm tế bào ung thử<br />
phổi NCI-H460, ung thư cổ tử cung HeLa, ung thư vú MCF-7, tế bào ung thư gan HepG2.<br />
1.2.2 Tác dụng ức chế kí sinh trùng<br />
Tác dụng kháng ký sinh trùng của chi Phyllanthus vẫn chưa được nghiên cứu<br />
nhiều. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều loài thuộc chi Phyllanthus có tác<br />
dụng rất hiệu quả lên ký sinh trùng. Năm 2011, nghiên cứu của Ajala và cộng sự cho thấy<br />
cao chiết của loài P. amarus có tác động kháng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium yoelii in<br />
vivo trên chuột Swiss (Ajala và cộng sự, 2011).[3] Tác động kháng ký sinh trùng này của<br />
loài P. amarus tương đương với thuốc kháng ký sinh trùng tiêu chuẩn khi dùng ở liều<br />
1600 mg/kg thể trọng chuột/ngày. Một nghiên cứu khác trên ký sinh trùng sốt rét<br />
Plasmodium falciparum kháng thuốc chloroquine cho thấy cao chiết nước và cồn của loài<br />
P. amarus ức chế mạnh ký sinh trùng này ở mức độ in vitro với giá trị IC 50 là 11.7 µg/ml<br />
(Opong). Một nghiên cứu cho thấy cao chiết nước từ loài P. niruri có tác dụng làm tê liệt<br />
và chết sán bao tử (Paramphistomes) ở động vật nhai lại theo thứ tự khoảng 2 giờ và 4 giờ<br />
-3-<br />
<br />
Nguyễn Đình Phước<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiêp<br />
<br />
ở nồng độ 10 mg/ml (Jahan và cộng sự, 2013).[9] Ngoài ra, cao chiết từ chùm ruột có thể<br />
kháng ký sinh trùng giun đũa trên thực vật (Mackeen và cộng sự, 1997).[17] Các kết quả<br />
này cho thấy, chi Phyllanthus có thể là nguồn dược liệu chứa các hợp chất kháng nhiều<br />
loài ký sinh trùng.<br />
1.2.3 Hoạt tính kháng khuẩn<br />
Các bệnh về nhiễm khuẩn đang gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe<br />
con người. Escherichia coli (E. coli) là những vi khuẩn thường trú chính trong đường ruột<br />
của người và động vật, nhưng một số chủng E. coli lại có khả năng gây tiêu chảy nặng và<br />
nhiều bệnh ngoài đường ruột như viêm đường tiểu, nhiễm trùng máu. E. coli có liều gây<br />
bệnh thấp và lây truyền qua đường phân – miệng. Trên thế giới đã có nhiều dịch tiêu chảy<br />
do E. coli gây bệnh gây nên và dẫn đến nhiều thương vong. Theo nghiên cứu GEMS<br />
(Global Enteric Multi-Center Study), thì các chủng E. coli gây bệnh là một trong bốn tác<br />
nhân chính gây tiêu chảy ở Châu Phi và Nam Á. Trong đó, tỉ lệ thương vong cao nhất đối<br />
với EPEC (enteropathogenic E. coli) và ETEC (enterotoxigenic E. coli) (Kapper và cộng<br />
sự, 2004).[11] Bệnh lỵ trực trùng (bacilli dysentery), một trong vấn đề về sức khỏe đang<br />
được quan tâm trên toàn cầu, bệnh do nhiễm trùng đường tiêu hóa với những triệu chứng<br />
đặc trưng như sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy (đi phân lỏng kèm máu và dịch nhầy).<br />
Trực trùng Shigella được xác định là nguyên nhân chính gây bệnh. Bệnh lỵ trực trùng có<br />
khả năng lây lan cao từ người sang người qua đường phân – miệng, nguồn nước hoặc<br />
thực phẩm nhiễm Shigella. Trong tổng số các ca bị bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới, có<br />
khoảng 5-10% ca nhiễm được xác đinh do trực trùng Shigella gây ra. Cùng với đó, theo<br />
ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1999, số ca nhiễm Shigella chiếm đến<br />
164.7 triệu mỗi năm tại các quốc gia đang phát triển với gần 1.1 triệu ca tử vong và hơn<br />
1.5 triệu ca nhiễm hằng năm tại các quốc gia phát triển, trong đó có 61% các ca tử vong là<br />
trẻ em dưới 5 tuổi (Kotloff và cộng sự, 1999).[12] Cũng theo một báo cáo gần đây của<br />
Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm (CDC) - Mỹ, tỉ lệ nhiễm Shigella đến 7.6 ca<br />
trong tổng số 100 000 trong năm 1993.<br />
<br />
-4-<br />
<br />